Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Tìm kiếm nhanh

ListBaiViet

Kinh Trung Bộ 143.Kinh Giáo Giới Cấp Cô Ðộc (Anāthapindikovāda sutta)

2023-10-28 15:40:31

(P. Anāthapiṇḍikovādasuttaṃ, H. 教給孤獨經) tương đương Giáo hóa bệnh kinh.132 Nhằm giúp Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Độc) vượt qua cơn đau nhức kinh khủng, Tôn giả Sāriputta và Ānanda hướng dẫn cách thực tập vô ngã đối với 6 giác quan, 6 đối tượng, 6 xúc, 6 nhận thức; địa, thủy, hỏa, phong, không, thức; thế giới này, thế giới khác. Sau khi thực tập có kết quả, Anāthapiṇḍika đã nhẹ nhàng ra đi và tái sinh vào cõi lành.

218

Kinh Trung Bộ 142.Kinh Phân Biệt Cúng Dường (Dakkhināvibhanga sutta)

2023-10-28 15:39:38

(P. Dakkhiṇāvibhaṅgasuttaṃ, H. 施分別經) tương đương Cù-đàm-di kinh.131 Dựa vào giá trị đạo đức và sự đóng góp tích cực cho đời, những bậc đáng được cúng dường bao gồm đức Phật, bậc Độc Giác, bậc A-la-hán, bậc Bất lai, bậc Nhất lai, bậc Dự lưu, người đang hướng đến quả Thánh là Tăng Ni và những người đức hạnh. Nhân đây, đức Phật dạy cách cúng dường và bố thí thanh tịnh đối với người cho và người nhận.

222

Kinh Trung Bộ 141.Kinh Phân Biệt Về Sự Thật (Saccavibhanga sutta)

2023-10-28 15:38:53

(P. Saccavibhaṅgasuttaṃ, H. 諦分 別經) tương đương Phân biệt Thánh đế kinh.130 Phương pháp chấm dứt khổ đau của đức Phật gồm 4 bước: (i) Nhận diện khổ đau của thân và tâm; (ii) Truy tìm nguyên nhân khổ đau từ tham ái, sân hận và si mê; (iii) Trải nghiệm Niết-bàn khi khổ và nguyên nhân khổ đã kết thúc; (iv) Tu Bát chánh đạo gồm sự hoàn thiện trí tuệ, đạo đức và thiền định; nhờ đó, chứng đắc giác ngộ và giải thoát ở hiện đời

214

Kinh Trung Bộ 140.Kinh Giới Phân Biệt (Dhātuvibhanga sutta)

2023-10-28 15:37:18

(P. Dhātuvibhaṅgasuttaṃ, H. 界分別經) tương đương Phân biệt lục giới kinh.129 Để vượt qua mọi chấp thủ, đức Phật khuyên mọi người phát triển 4 siêu việt gồm tôn trọng chân lý, phát triển trí tuệ, chia sẻ tuệ giác và trải nghiệm sự tịch tịnh; nhận thức rõ địa, thủy, hỏa, phong, không vốn không phải là tôi, của tôi và tự ngã của tôi; chuyển hóa cảm xúc, vọng tưởng, tham ái, sân hận, vô minh và vượt qua mọi chấp thủ, đạt được giác ngộ và giải thoát.

237

Kinh Trung Bộ 139.Kinh Vô Tránh Phân Biệt (Aranavibhanga sutta)

2023-10-28 15:36:25

(P. Araṇavibhaṅgasuttaṃ, H. 無諍分 別經) tương đương Câu-lâu-sấu vô tránh kinh.128 Để giúp mọi người vượt qua khổ đau do nghiệp và thói quen tranh chấp, đức Phật dạy kỹ năng tán dương mặt tích cực của người khác, góp ý khéo và đúng lúc, chú tâm vào sự an lạc của thanh tịnh và giác ngộ, giao tiếp bằng lời từ ái, không chấp dính ngôn ngữ và hành xử của người khác, thực tập hỷ xả và bao dung

230

Kinh Trung Bộ 138.Kinh Tổng Thuyết Và Biệt Thuyết (Uddesavibhanga sutta)

2023-10-28 15:35:39

(P. Uddesavibhaṅgasuttaṃ, H. 總說分別經) tương đương Phân biệt quán pháp kinh.127 Tôn giả Mahākaccāna giải thích lời Phật dạy về cách vượt qua sự dao động tâm, không chấp dính, không còn khổ về sanh, già, chết. Khi giác quan tiếp xúc ngoại trần cảnh, không đuổi theo tướng ngoài. Tu tập 4 thiền định để không vướng dính nội trần. Không chấp ngã, tự ngã, ngã sở hữu trong thân thể và sắc pháp, nhờ đó, không còn khát ái, không sợ hãi, không bị khủng bố, đạt được an lạc và giải thoát

222

Kinh Trung Bộ 137.Kinh Phân Biệt Sáu Xứ (Salāyatanavibhanga sutta)

2023-10-28 15:34:39

(P. Saḷāyatanavibhaṅgasuttaṃ, H. 六處 分別經) tương đương Phân biệt lục xứ kinh.126 Phật giảng về 6 giác quan, 6 đối tượng, 6 xúc, 6 thức, 18 ý hành (6 khổ, 6 ưu, 6 xả), 36 loại hữu tình (18 ý hành tại gia, 18 ý hành xuất gia), 3 cảm thọ, 3 niệm của Đạo sư và Vô thượng điều ngự. Phật khích lệ tu 8 giải thoát: Nội có sắc quán ngoại sắc, nội không sắc quán ngoại sắc, chú tâm trên thanh tịnh, Hư không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ và Diệt thọ tưởng định.

223

Kinh Trung Bộ 136.Ðại Kinh Nghiệp Phân Biệt (Mahākammavibhanga)

2023-10-28 15:33:35

(P. Mahākammavibhaṅgasuttaṃ, H. 大業分別經) tương đương Phân biệt đại nghiệp kinh.125 Đức Phật dạy rằng tùy theo bản chất tích cực hay tiêu cực của nghiệp mà cảm giác hạnh phúc hay khổ đau có mặt. Do tác động của duyên, sự trổ quả của nghiệp là có thật. Người sống tà kiến, gieo nhiều bất hạnh sẽ bị khổ đau ở hiện tại hoặc bị đọa lạc cảnh giới thấp trong kiếp tương lai. Có người gieo nghiệp xấu ở hiện tại nhưng do tác động của nghiệp tốt trong quá khứ của bản thân nên chậm trổ quả. Nhân quả là có thật nhưng chuyển nghiệp được nên không có số phận và định mệnh.

219

Kinh Trung Bộ 135.Tiểu Kinh Nghiệp Phân Biệt (Cūlakammavibhanga sutta)

2023-10-28 15:22:41

(P. Cūḷakammavibhaṅgasuttaṃ, H. 小業分別經) tương đương Anh Vũ kinh.124 Giải thích nguyên nhân thế giới có thiên sai vạn biệt. Đức Phật khẳng định rằng con người là chủ nhân, thai tạng, quyến thuộc, điểm tựa và người kế thừa nghiệp. Theo đó, nhan sắc, sức khỏe, tuổi thọ, tài sản, vị thế, quyền uy, lối sống của con người là do hành vi và thói quen của con người. Ngài khuyến khích con người nỗ lực chuyển nghiệp bằng cách gieo trồng nghiệp mới tích cực thì các nghiệp xấu ác trong quá khứ sẽ trở nên vô hiệu quả.

229

Kinh Trung Bộ 134.Kinh Lomasakangiya Nhất Dạ Hiền Giả (Lomasakangiyabhaddekaratta sutta)

2023-10-28 15:21:58

(P. Lomasakaṅgiyabhaddekarattasuttaṃ, H. 盧夷強耆一夜賢者經) tương đương Thích trung thiền thất tôn kinh.123 Tôn giả Lomasakaṅgiya trả lời thiên tử Candana về chánh niệm hiện tiền theo cách được đức Phật dạy trong các bài kinh 131, 132, 133.

232

Kinh Trung Bộ 133.Kinh Ðại Ca-chiên-diên Nhất Dạ Hiền Giả (Mahākaccānabhaddekaratta sutta)

2023-10-28 15:21:18

(P. Mahākaccānabhaddekarattasuttaṃ, H. 大迦旃延一夜賢者經) tương đương Ôn tuyền lâm thiên kinh.122 Kinh này được Ngài Mahākaccāna giảng tại thành Vương Xá rằng chánh niệm hiện tiền là hạnh phúc dài lâu.

229

Kinh Trung Bộ 132.Kinh A-nan Nhất Dạ Hiền Giả (Anandabhaddekaratta sutta)

2023-10-28 15:16:35

(P. Ānandabhaddekarattasuttaṃ, H. 阿難一夜賢者經) tương đương A-nan thuyết kinh.121 Phật giảng kinh này tại tinh xá Kỳ Viên với nội dung tương tự kinh 131, đề cao vai trò chánh niệm hiện tiền trong việc giải phóng khổ đau.

216

Kinh Trung Bộ 131.Kinh Nhất Dạ Hiền Giả (Bhaddekaratta sutta)

2023-10-28 15:14:56

(P. Bhaddekarattasuttaṃ, H. 一夜賢者 經). Tại tinh xá Kỳ Viên, đức Phật dạy rằng cốt lõi của tu thiền là thực tập chánh niệm trong giây phút hiện tại và tại đây. Không hồi ức, sống với kinh nghiệm quá khứ đối với 5 thủ uẩn, 6 giác quan, 6 đối tượng giác quan. Không ước vọng, lo lắng, căng thẳng, sợ hãi về những chuyện chưa xảy ra đối với các đối tượng nêu trên. Không bị vọng niệm hiện tại lôi cuốn vào sự chấp tự ngã. An trụ tâm vào hiện tại tỉnh thức, vượt qua mọi khổ đau trên đời.

215

Kinh Trung Bộ 130.Kinh Thiên Sứ (Devadūta sutta)

2023-10-28 15:13:48

(P. Devadūtasuttaṃ, H. 天使經) tương đương Thiên sứ kinh.120 Luật nhân quả chi phối mọi thứ ở kiếp này và quyết định sự tái sinh kiếp sau với các cảnh giới, làm người hay vật, hưởng hạnh phúc hay chịu khổ đau. Kẻ gây ác nghiệp sẽ bị trừng phạt bởi luật pháp và luật nhân quả. Quán chiếu tiến trình sự sống bắt đầu từ ấu nhi, thanh xuân, già, bệnh, chết như các thiên sứ nhắc nhở về vô thường để bản thân sống tốt hơn, tu học Phật pháp, chuyển hóa khổ đau

232

Kinh Trung Bộ 129.Kinh Hiền Ngu (Bālapandita sutta)

2023-10-28 15:12:42

(P. Bālapaṇḍitasuttaṃ, H. 賢愚經) tương đương Si tuệ địa kinh.119 Phật dạy kỹ năng phân biệt kẻ ngu và người trí. Đặc điểm của người trí là nghĩ lành, nói lành, làm lành; vui với sự từ bỏ các ác hành; tự xét mình không làm ác và không bị trừng trị; được an ổn và không sợ hãi; khi chết, tái sinh cõi trời, hưởng thiên lạc hơn vua chúa; khi tái sinh làm người thì sinh trong gia đình quyền quý, giàu có, sống hữu ích và hạnh phúc

215

Kinh Trung Bộ 128.Kinh Tùy Phiền Não (Upakkilesa sutta)

2023-10-28 15:11:40

(P. Upakkilesasuttaṃ, H. 隨煩惱經) tương đương Trường Thọ Vương bổn khởi kinh.118 Nhằm giúp mọi người vượt qua nghiệp tranh chấp, đức Phật dạy cách đề cao chánh niệm để phòng phi, không xem mình là nạn nhân của khổ đau, dùng từ bi chuyển hóa hận thù, kết bạn với người trí; sống hòa hợp như nước với sữa, ứng xử bằng tâm từ ái, thiện cảm, quan tâm, tương trợ; tôn trọng và học hỏi sở trường của người khác; thực tập thiền quán để vượt qua các phiền não.

220

Kinh Trung Bộ 127.Kinh A-na-luật (Anuruddha sutta)

2023-10-28 15:10:43

(P. Anuruddhasuttaṃ, H. 阿那律經) tương đương Hữu Thắng Thiên kinh.117 Tôn giả Anuruddha (A-na-luật) giải thích 2 sự giải thoát. Cùng tu tập từ, bi, hỷ, xả, nếu “tâm giải thoát đại hành” chỉ biến mãn một khu vực, khi chết hành giả sẽ tái sinh vào cõi trời Thiểu Quang, còn “tâm giải thoát vô lượng” biến mãn khắp mười phương, không hận sân, khi chết hành giả sẽ tái sinh vào cõi trời Vô Lượng Quang, Thiểu Tịnh, Vô Lượng Tịnh.

215

Kinh Trung Bộ 126.Kinh Phù-di (Bhūmija sutta)

2023-10-28 15:09:56

(P. Bhūmijasuttaṃ, H. 浮彌經) tương đương Phù- di kinh.116 Đề cập đến giá trị trị liệu và thiết thực của Phật giáo, đức Phật giải thích kết quả của việc thực tập Bát chánh đạo trong hiện đời là hạnh phúc, giác ngộ và giải thoát, bất luận có ước nguyện hay không. Theo phương pháp đúng, cũng như ép hạt lấy dầu, vắt sữa từ vú bò cái, khuấy sữa làm bơ, và dùng cây khô để nhóm lửa, người thực tập chắc chắn được như ước nguyện.

225

Kinh Trung Bộ 125.Kinh Ðiều Ngự Địa (Dantabhūmi sutta)

2023-10-28 14:54:22

(P. Dantabhūmisuttaṃ, H. 調御地經) tương đương Điều ngự địa kinh.115 Nhân câu chuyện Vương tử Jayasena không tin người tu xa lìa được 5 dục lạc, đức Phật dùng ẩn dụ con voi chưa được thuần hóa và ẩn dụ người ở đỉnh núi kể phong cảnh đó cho người dưới chân núi để mô tả cảnh giới lìa ái dục của bậc chân tu, giải phóng khổ đau. Đức Phật khuyến khích các đệ tử sống đạo đức, phòng hộ 6 giác quan, tiết độ ăn uống, chú tâm cảnh giác, vượt khỏi chướng ngại, chánh niệm trong các uy nghi, dứt 5 trói buộc tâm, tu 4 niệm xứ, chứng đắc 4 thiền, đạt được giác ngộ.

221

Kinh Trung Bộ 124.Kinh Bạc-câu-la (Bakkula sutta)

2023-10-28 14:53:04

(P. Bakkulasuttaṃ, H. 薄拘羅經) tương đương Bạc-câu-la kinh.114 Tôn giả Bakkula (Bạc-câu-la) tự sự về 80 năm tu hành đặc biệt của Ngài: (i) Không có dục tưởng, sân tưởng và hại tưởng; (ii) Không nhận y phục từ cư sĩ, may y, nhận y Kathina; (iii) Không đi Trai Tăng; (iv) Không để ý tướng chung, tướng riêng của người nữ, không đến chỗ người nữ, không giảng pháp cho người nữ; (v) Không làm Bổn sư và Y chỉ sư của ai; (vi) Không tắm trong nhà tắm, không ốm đau, không dùng thuốc, không nằm giường; không đi an cư mùa mưa tại trú xứ gần làng; (vii) Chỉ mắc nợ thí chủ trong 7 ngày mới xuất gia. Sau đó, Ngài giác ngộ, giải thoát, nhập Niết-bàn trong tư thế thiền tọa bất động.

206

Kinh Trung Bộ 123.Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp (Acchariya-abbhūtadhamma sutta)

2023-10-28 14:52:09

(P. Acchariyaabbhutadhammasuttaṃ, H. 希有未曾有法經) tương đương Vị tằng hữu pháp kinh.113 Tôn giả Ānanda thuật lại 18 điều mầu nhiệm về sự kiện Phật đản: (i) An trú trọn thọ mạng tại cung trời Ðâu-suất một cách chánh niệm; (ii) Vào thai mẹ trong chánh niệm; (iii) Ánh sáng thần diệu xuất hiện khi qua đời tại cõi trời Đâu-suất; (iv) Khi vào thai mẹ, có 4 thiên nhân hộ vệ mẫu thân; (v) Trong thai, tác động mẹ sống đức hạnh; (vi) Trong thai, mẹ không có dục tưởng; (vii) Trong thai, mẹ hưởng 5 dục công đức đầy đủ; (viii) Thai nhi đủ các bộ phận, mẹ không mệt mỏi; (ix) Mẹ tái sinh cõi trời Đâu-suất sau 7 ngày sinh; (x) Trụ thai đúng 10 tháng; (xi) Mẹ sinh trong tư thế đứng; (xii) Khi sinh được chư thiên đỡ Ngài sau đó mới đến loài người; (xiii) Khi sinh, thân Ngài không chạm đất; (xiv) Khi sinh ra không bị lấm bẩn máu mủ; (xv) Khi sinh ra có 2 dòng nước nóng, lạnh tắm 2 mẹ con; (xvi) Khi sinh ra, đi 7 bước hướng Bắc, tuyên bố sự độc tôn của Ngài; (xvii) Khi sinh ra, hào quang sáng ngời các cõi; (xviii) Cảm thọ được biết đến lúc sinh khởi, lúc trú và diệt, các ý tưởng và tư duy cũng thế.

223

Kinh Trung Bộ 122.Kinh Ðại Không (Mahāsunnata sutta)

2023-10-28 14:50:26

(P. Mahāsuññatasuttaṃ, H. 空大經) tương đương Đại không kinh.120 Kinh dạy kỹ năng vượt qua ngã mạn, chấm dứt sự nhiễm đắm các sự vật, hiện tượng, sống thiểu dục, đề cao tâm viễn ly, thực tập nội tĩnh, chánh niệm, tỉnh thức, trải nghiệm các hỷ lạc do ly dục, do tu định, do diệu lạc và do xả niệm. Để tiến bộ trong tu học, người tu tập dù gặp nghịch cảnh, không chán nản, bỏ cuộc; dù gặp nhiều người quý trọng, không sanh tâm cống cao; với mọi người, không có tâm thù nghịch; đề cao lòng bi mẫn mang lại lợi lạc cho mọi người.

240

Kinh Trung Bộ 121.Kinh Tiểu Không (Cūlasunnata sutta)

2023-10-28 14:48:44

(P. Cūḷasuññatasuttaṃ, H. 空小經) tương đương Tiểu không kinh.119 Bằng kinh nghiệm bản thân, đức Phật dạy Tăng đoàn quán tính “không thực thể”, tu tập Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ và Vô tướng tâm định… để không vướng tâm tưởng vào con người, làng xã, nhà cửa, đại địa, núi, sông; phối hợp với quán vô thường và vô ngã, chấm dứt các lo lắng và khổ đau liên hệ đến tưởng; tâm được giải thoát.

210

Kinh Trung Bộ 120.Kinh Hành Sanh (Sankhārupapatti sutta)

2023-10-28 14:16:42

(P. Saṅkhārupapattisuttaṃ, H. 行生經) tương đương Ý hành kinh.112 Đức Phật dạy điều kiện tái sinh theo ý muốn gồm đầy đủ chánh tín, đạo đức, bố thí, đa văn, trí tuệ; chú tâm vào cảnh giới và nơi muốn tái sinh, nhất là lúc gần qua đời. Ngoài những điều trên, nếu chú tâm vào Tâm giải thoát và Tuệ giải thoát, người tu tập sẽ chấm dứt khổ đau, chứng đắc quả Thánh.

214

Kinh Trung Bộ 119.Kinh Thân Hành Niệm (Kāyagatāsati sutta)

2023-10-28 14:15:29

(P. Kāyagatāsatisuttaṃ, H. 身行念經) tương đương Niệm thân kinh.111 Đức Phật dạy kỹ năng chánh niệm về thân (thân hành niệm), gồm làm chủ hơi thở ra vào; tỉnh giác trong khi đi, đứng, nằm, ngồi, co, duỗi, nói, im lặng, động, tịnh, thức, ngủ; quán thân thể gồm 32 yếu tố bất tịnh; quán thi thể bị trương sình và chỉ còn xương, tro, bụi; nhờ đó, không còn chấp dính vào thân, ngã, ngã sở hữu và những thứ liên hệ đến thân. Như vậy, tu và chứng 4 thiền định để chấm dứt khổ đau.

218

Kinh Trung Bộ 118.Kinh Quán Niệm Hơi Thở (Anāpānasati sutta)

2023-10-28 14:14:35

(P. Ānāpānassatisuttaṃ, H. 入 出息念經).110 Đức Phật dạy 16 kỹ năng thở thiền mang lại an lạc, giải thoát, gồm: (i) Chánh niệm thân: Với hơi thở ra vào, biết rõ hơi thở dài hơi thở ngắn, cảm giác toàn thân, và an tịnh thân hành; (ii) Chánh niệm cảm giác: Làm chủ hoan hỷ, hạnh phúc, cảm nhận tâm hành và an tịnh tâm hành; (iii) Chánh niệm tâm: Cảm nhận tâm, tâm hân hoan, tâm định tĩnh, tâm giải thoát; (iv) Chánh niệm về pháp: Quán vô thường, quán ly dục, quán tịch diệt và quán xả ly. Phối hợp với 7 yếu tố giác ngộ, người tu thiền sẽ đạt sự giải thoát khỏi khổ đau.

216

Kinh Trung Bộ 117.Ðại Kinh Bốn Mươi (Mahācattārīsaka sutta)

2023-10-28 14:13:42

(P. Mahācattārīsakasuttaṃ, H. 大四十經) tương đương Thánh đạo kinh.115 Đức Phật giảng chi tiết về Bát chánh đạo, gồm (i) Tầm nhìn chân chánh; (ii) Tư duy chân chánh; (iii) Lời nói chân chánh; (iv) Hành động chân chánh; (v) Nghề nghiệp chân chánh; (vi) Siêng năng chân chánh; (vii) Chánh niệm hiện tiền; (viii) Đại định nhất tâm, cũng như mối quan hệ giữa trí tuệ, đạo đức và thiền định. Tu tập Bát chánh đạo thông thường sẽ trở thành chân nhân, hưởng phúc báo. Tu tập rốt ráo Bát chánh đạo sẽ chứng quả Thánh nhân, kết thúc luân hồi

219

Kinh Trung Bộ 116.Kinh Thôn Tiên (Isigili sutta)

2023-10-28 14:12:01

(P. Isigilisuttaṃ, H. 仙吞經).109 Tại núi Tiên (Isigili), Vương Xá, đức Phật ca ngợi vị Độc Giác, nhờ tu chánh đạo, trọn vẹn đạo đức, thiền định và trí tuệ, nên đã dứt sạch tham ái, nhổ mũi tên khổ đau, và tự chứng trí tuệ, đạt được giải thoát, đoạn tận tái sinh

221

Kinh Trung Bộ 115.Kinh Ða Giới (Bahudhātuka sutta)

2023-10-28 14:09:28

(P. Bahudhātukasuttaṃ, H. 多界經) tương đương Đa giới kinh.108 Sau khi khẳng định người trí hiểu sâu về 6 giác quan, 6 đối tượng giác quan, 6 nhận thức giác quan và thuyết tương duyên, đức Phật chỉ ra lý do người ngu dễ bị sợ hãi, thất vọng và hoạn nạn trong khi người trí thì không. Người trí hiểu rõ lạc, khổ, hỷ, ưu, xả, vô minh; vượt qua dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng; thành tựu chánh kiến, không phạm tội lỗi, nhất là 5 tội trọng; thấy rõ vô thường và vô ngã, nhờ đó, sống an vui trong

225

Kinh Trung Bộ 114.Kinh Nên Hành Trì, Không Nên Hành Trì (Sevitabba-asevitabba sutta)

2023-10-28 14:07:14

(P. Sevitabbaasevitabbasuttaṃ, H. 應習不應習經).107 Phật dạy tiêu chí đánh giá bản chất hành động trên nền tảng giá trị và tác hại, từ đó, nên làm và không nên làm. Bất cứ hành động thân, lời nói và các ý tưởng, hoặc khi các giác quan tiếp xúc trần cảnh mà làm tăng trưởng điều bất thiện, gây tạo khổ đau như thương tổn mạng sống, lấy của không cho, tà hạnh ngoại tình, nói láo, nói chia rẽ, nói thô ác, nói phù phiếm, vướng dính tham ái, giận dữ và tâm hãm hại…, con người nên nỗ lực từ bỏ, vượt qua. Ngược lại, đối với các hành động mang lại hạnh phúc và giá trị cho đời, con người nên theo đuổi như lý tưởng sống

214

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state