Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Chùa Quán Sứ ( Hoàn Kiếm , Hà Nội )
Chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỷ 15. Nguyên xưa ở phường Cổ Vũ chưa có chùa, chỉ có mấy gian nhà tranh ở phía Nam, dân làng dùng làm chỗ tế thần cầu yên gọi là xóm An Tập. Theo sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí, vào thời vua Lê Thế Tông, các nước Chiêm Thành, Ai Lao thường cử sứ giả sang triều cống Việt Nam. Nhà vua cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng Long. Vì sứ thần các nước này đều sùng đạo Phật nên lại dựng thêm một ngôi chùa cũng nằm trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ. Thời gian đã xóa đi dấu khu nhà Quán Sứ nhưng ngôi chùa thì vẫn tồn tại.
Tìm kiếm nhanh

ID:16 Chùa Quán Sứ ( Hoàn Kiếm , Hà Nội )

student dp

ID:16

Class:4

Section:A

General Information

Tên gọi

:

Chùa Quán Sứ ( Hoàn Kiếm , Hà Nội )

Academic Year : 2020
Gender : Không xác định
Religion : Group
blood : B+

Other Information

Chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỷ 15. Nguyên xưa ở phường Cổ Vũ chưa có chùa, chỉ có mấy gian nhà tranh ở phía Nam, dân làng dùng làm chỗ tế thần cầu yên gọi là xóm An Tập. Theo sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí, vào thời vua Lê Thế Tông, các nước Chiêm Thành, Ai Lao thường cử sứ giả sang triều cống Việt Nam. Nhà vua cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng Long. Vì sứ thần các nước này đều sùng đạo Phật nên lại dựng thêm một ngôi chùa cũng nằm trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ. Thời gian đã xóa đi dấu khu nhà Quán Sứ nhưng ngôi chùa thì vẫn tồn tại.

Chùa Quán Sứ ( Hoàn Kiếm , Hà Nội )

Nguồn : https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_Qu%C3%A1n_S%E1%BB%A9

Chùa Quán Sứ (舘使寺) là một ngôi chùa ở số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạoquận Hoàn Kiếmthành phố Hà Nội. Trước đây, địa phận này thuộc thôn An Tập, phường Cổ Vũ, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là tổng Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỷ 15. Nguyên xưa ở phường Cổ Vũ chưa có chùa, chỉ có mấy gian nhà tranh ở phía Nam, dân làng dùng làm chỗ tế thần cầu yên gọi là xóm An Tập. Theo sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí, vào thời vua Lê Thế Tông, các nước Chiêm ThànhAi Lao thường cử sứ giả sang triều cống Việt Nam. Nhà vua cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng Long. Vì sứ thần các nước này đều sùng đạo Phật nên lại dựng thêm một ngôi chùa cũng nằm trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ. Thời gian đã xóa đi dấu khu nhà Quán Sứ nhưng ngôi chùa thì vẫn tồn tại.

Theo bài văn của Tiến sĩ Lê Duy Trung khắc trên tấm bia dựng năm 1855, vào đầu đời Gia Long (1802-1819) chùa gần đồn Hậu Quân. Đến năm 1822, chùa được sửa sang để làm chỗ lễ bái cho quân nhân ở đồn này. Khi quân ở đồn này rút đi, chùa được trả lại cho dân làng. Nhà sư Thanh Phương trụ trì ở chùa lúc đó mới làm thêm các hành lang, tô tượng, đúc chuông. Tiền đường của chùa thờ Phật, còn hậu đường thờ vị quốc sư Minh Không thời Nhà Lý.

Năm 1934, Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập, chùa Quán Sứ được chọn làm trụ sở trung ương. Năm 1942 chùa đã được xây dựng lại theo bản thiết kế của hai kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng do chính Tổ Vĩnh Nghiêm duyệt.

Kiến trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Tam quan của chùa có ba tầng mái, nằm giữa là lầu chuông. Qua tam quan là một sân rộng lát gạch, bước lên 11 bậc thềm là tới chánh điện cao, hình vuông, xung quanh có hành lang. Điện Phật được bài trí trang nghiêm, các pho tượng đều khá lớn và thếp vàng lộng lẫy. Phía trong cùng, thờ ba vị Tam thế Phật trên bậc cao nhất. Bậc kế tiếp thờ tượng Phật A-di-đà ở giữa, hai bên có tượng Quan Thế Âm và Đại Thế Chí. Bậc dưới đó, ở giữa thờ Phật Thích ca, hai bên là A-nan-đà và Ca-diếp. Bậc thấp nhất, ở ngoài cùng có tòa Cửu Long đứng giữa tượng Quan Âm và Địa Tạng. Gian bên phải chánh điện thờ Lý Quốc Sư (tức Thiền sư Minh Không) với hai thị giả, gian bên trái thờ tượng Đức Ông và tượng Châu SươngQuan Bình.

Phía Đại Hùng Bảo Điện là nhà thờ Tổ, nơi thời Lịch Đại Tổ Sư của Phật giáo Việt Nam. Đây là ngôi chùa hiếm có trên đất bắc Việt Nam, tuy xây từ lâu đời nhưng luôn gìn giữ chính pháp và đặc biệt " không thờ mẫu tam tứ phủ " trong chùa vì đây là một dạng tín ngưỡng bản địa không thuộc Phật giáo.

Hai bên và đằng sau sân là các dãy nhà dùng làm thư viện, giảng đường, nhà khách và tăng phòng.

Chùa Quán Sứ có lẽ là một trong rất ít ngôi chùa ở Việt Nam mà tên chùa cũng như nhiều câu đối đều được viết bằng chữ quốc ngữ. Phải chăng vì ngôi chùa được xây dựng lại vào giữa thế kỷ 20 và vì chùa đã trở thành trụ sở trung tâm của Tổng hội Phật giáo Bắc Việt, nay là của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngôi Quốc tự chung của các thiện nam tín nữ trên đất Việt. Phân viện Nghiên cứu Phật học thuộc Giáo hội và văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình (ở Việt Nam) cũng đặt ở đây.

Nửa thế kỷ nay, chùa Quán Sứ đã chứng kiến nhiều hoạt động quan trọng của Phật giáo Việt Nam, trong đó có sự thống nhất tổ chức Phật giáo trong nước và sự hòa nhập của Phật giáo Việt Nam với Phật giáo thế giới. Chính nơi đây vào ngày 13 tháng 5 năm 1951 (mồng 8 tháng 4 năm Tân Mão) lần đầu tiên lá cờ Phật giáo thế giới do Thượng tọa Thích Tố Liên mang về từ Colombo đã xuất hiện trên bầu trời Hà Nội.

Danh Tăng Tổ Đình[sửa | sửa mã nguồn]

Danh Tăng năm sinh - mất sơn môn pháp phái chức vụ, giáo vụ thời gian trụ trì Ghi chú
Thanh Phương Thiền Sư       1822 Sư Trùng Tu chùa, tô tượng, xây gác chuông năm 1822
Tổ Vĩnh Nghiêm

Hòa thượng Thích Thanh Hanh

1840 -1936 Tông Lâm Tế Đệ Nhất Thiền Gia pháp chủ 1934 -1936  
Hòa thượng Thích Thanh Tường 1858 Tông Lâm Tế Đệ nhị Thiền Gia Pháp Chủ 1938  
Tổ Trung Hậu

Hòa thượng Thích Trừng Thanh

1861 - 1940 Tông Lâm Tế, Kỳ Túc Đạo Sư   Sư là Chánh Đốc Công trùng tu chùa quán sứ giai đoạn 1938 - 1940
Tổ Bằng Sở

Hòa thượng Phan Trung Thứ

1871 - 1942   Kỳ Túc Đạo Sư, chủ bút tờ Đuốc Tuệ   sư là người trùng tu chùa quán Sứ năm 1940
Tổ Tuệ Tạng

Hòa thượng Thích Tâm Thi

1889 -1959   Thượng Thủ Tăng già 1945 sư là giám viện quán sứ năm 1935
Hòa thượng Thích Mật Ứng 1889 - 1957 Tông Tào Động Thiền Gia Pháp Chủ 1951  
Hòa thượng Thích Tố Liên 1903 - 1977 Sơn Môn Hương Tích Tổng thư ký giáo hội tăng già Bắc Việt 1954  
Hòa thượng Thích Trí Hải 1906 - 1979 Sơn Môn Tế Xuyên Đệ Nhất Phó Hội Chủ Tổng Hội PGVN

Trị Sự Trưởng

  Sư là người vẽ thiết kế và tái thiết chùa QS năm 1936
Hòa thượng Thích Trí Độ 1894 - 1979 Tông Lâm Tế Ủy viên ban Thường vụ Quốc hội nước CHXHCNVN

Ủy viên Đoàn Chủ tịch TWMTTQVN

Ủy viên Uỷ ban Liên Việt

Ủy viên Ủy ban VN bảo vệ hòa bình TG

Hội Trưởng Hội PG thống Nhất

Hiệu Trưởng trường tu học Phật Pháp TW

1954 - 1955  
Hòa thượng Thích Đức Nhuận 1897 - 1993 Tông Tào Động Đệ Nhất Pháp Chủ GHPGVN

Hội Trưởng Hội PG Thống Nhất VN

1955 - 1969  
Hòa thượng Thích Tâm An 1892 - 1982   Phó Hiệu Trưởng Trường Tu Học Phật Pháp Trung ương 1969 - 1982  
Hòa thượng Thích Tâm Tịch 1915 - 2005 Tông Lâm Tế Phó Pháp Chủ Kiêm Chánh Thư ký Hội đồng Chứng Minh

Đệ Nhị Pháp Chủ GHPGVN

1982 - 2005  
Hòa thượng Thích Thanh Tứ 1927 - 2011   Đại biểu QH nước CHXHCNVN khóa XI, XII

Uỷ viên Đoàn Chủ tịch TW Mặt Trận TQ VN

Thành viên Hội đồng Chứng Minh GHPGVN

Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị Sự TƯ GHPGVN

2005 - 2011  
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu 1952   Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị Sự TƯ GHPGVN    
           
Thượng tọa Thích Thanh Điện     Phó Tổng Thư ký Hội đồng Trị Sự

Chánh văn Phòng I. TƯ. GHPGVN

  Chánh Đương Gia

Trường Cao Cấp Phật Học Trung Ương[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1981 sau khi thống nhất các tổ chức Phật giáo và thành lập Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, nhiệm vụ cấp bách khi đó là đào tạo tăng tài nên giáo hội đã thành lập Trường Cao Cấp Phật Học Trung Ương tại Hà Nội có cơ sở là Chùa Quán Sứ. Đây chính là tiền thân của Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội sau này. Trường tổ chức chiêu sinh khóa 1 (1981-1985), khi đó tăng sinh đều là con em của các tổ đình lớn đất bắc và sau đó trở thành các nhà lãnh đạo của giáo hội hiện nay như:

  • Hòa Thượng Thích Thanh Thiền, chùa Quán Sứ.
  • Hòa Thượng Thích Mật Hựu.
  • Hòa Thượng Thích Viên Thành (1950 - 2002), Phó ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Phú Thọ, Phó Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Hà Tây,.... Trụ trì Chùa Hương, Chùa Thầy, Chùa Vạn Niên.
  • Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu (1952). Phó chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự TƯ GHPGVN, trụ trì chùa Quán Sứ.
  • Hòa Thượng Thích Thanh Nhã (1950), Chánh văn phòng Hội đồng chứng minh, Phó ban trị sự PG Hà Nội, Trụ trì chùa Trấn Quốc. (Chủ Tịch Hội Cựu Tăng Ni Sinh)
  • Hòa Thượng Thích Thanh Lương (1949), Chứng minh ban trị sự Nam Định.
  • Hòa thượng Thích Thanh Duệ (1951), Trưởng Ban trị sự PG tỉnh Vĩnh Phúc.
  • Hòa Thượng Thích Gia Quang (1954), Phó chủ tịch Hội đồng trị sự, Trưởng ban thông tin truyền thông, trụ trì chùa liên Phái.
  • Hòa thượng Thích Bảo nghiêm (1956), Phó chủ tịch hội đồng trị sự, trưởng ban trị sự PG Hà Nội, trụ trì chùa Lý Triều Quốc Sư.
  • Hòa Thượng Thích Quảng Tùng (1953), Phó chủ tịch hội đồng trị sự, Trưởng ban trị sự PG Hải phòng, trụ trì chùa Dư Hàng.
  • Hòa Thượng Thích Thanh Điện (1958), Phó tổng thư ký Hội đồng trị sư, Chánh văn phòng I TƯ, trụ trì chùa Duệ Tú.
  • Hòa Thượng Thích Thanh Giác (1957), phó ban trị sự PG hải Phòng, trụ trì chùa Phổ Chiếu.
  • Hòa Thượng Thích Thanh Đạt (1955), Nguyên Viện Trưởng Học viện PG VN tại Hà Nội.
  • Hòa Thượng Thích Thanh Hưng (1952), Uỷ viên thừong trực Hội đồng trị sự, trụ trì chùa Thiên Phúc.
  • Thượng Tọa Thích Nguyên Hạnh (1957), Trưởng ban trị sự PG quận Tây Hồ, Hà Nội, trụ trì chùa tảo Sách.
  • Thượng Tọa Thích Thanh Phúc (1954), Phó trưởng ban trị sự PG Hà Nội, trụ trì Chùa Châu long.
  • Thượng Tọa Thích Thanh Phương (1960 - 2013), Chánh Thư Ký Ban Trị Sự PG Tỉnh Thái Bình, Trụ Trì Chùa Vĩnh Quang.
  • Ni trưởng Thích Đàm Nghiêm, Phó trưởng phâ ban thường trực phân ban ni giới Trung ương.
  • Ni sư Thích Đàm Lan (1956), Phó trưởng phân ban ni giới TƯ, trụ trì chùa Bồ Đề.
  • Ni sư Thích Đàm Khoa (1959), Trụ trì chùa Trăm Gian.
  • Ni sư Thích Diệu Hương, Chùa Phong Hanh, Hải Dương.
.

Nguồn : https://www.traveloka.com/vi-vn/explore/destination/chua-quan-su-acc/209106

Chùa Quán Sứ - Danh lam cổ tự bậc nhất Hà Thành

Khu vực nội thành Hà Nội có trên dưới 30 ngôi chùa, trong đó có khoảng 10 ngôi chùa được đánh giá là cổ nhất, linh thiêng nhất và thu hút đông đảo khách thập phương nhất. Một trong số đó chính là chùa Quán Sứ. Ngôi cổ tự hàng trăm năm tuổi này không chỉ có một lịch sử lâu đời, một kiến trúc độc đáo mà còn là trụ sở trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Lịch sử hình thành Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ tọa lạc tại số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Ngôi chùa chỉ cách Hồ Hoàn Kiếm khoảng 1km nên rất thuận tiện để du khách ghé thăm. Theo các tài liệu cổ còn lưu lại, chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ XIV, dưới thời vua Trần Dụ Tông. Vào thời bấy giờ, các sứ thần từ các nước phía Nam (Chiêm Thành, Vạn Tượng, và Ai Lao) sang kinh thành Thăng Long để triều cống đều sùng đạo Phật.

Triều đình đã cho xây một tòa nhà để tiếp các sứ thần cùng một ngôi chùa đặt tên là Quán Sứ (nơi ở của sứ giả) ngay tại công quán để họ có thể hành lễ trong thời gian lưu lại nơi đây. Đến thời nhà Lê Trung Hưng vẫn giữ nề nếp ấy. Cũng có sử sách chép rằng, ngôi chùa này được dựng lên vào thời vua Lê Thế Tông, tức khoảng thế kỷ XV.

Chùa Quán Sứ

Cổng chùa Quán Sứ @chuaviettoancau.com

Theo ghi chép của tiến sĩ Lê Duy Trung, vào thời vua Gia Long, Thăng Long trở thành Bắc Thành và triều đình nhà Nguyễn dời vào Phú Xuân lập kinh đô mới, Chùa Quán Sứ trở thành nơi hành lễ cho quân nhân đồn Hậu Quân. Khi quân nhân rút khỏi đồn thì chùa đã được trả lại cho dân làng. Trụ trì mới của chùa cho tôn tạo, xây dựng thêm các khu hành lang, tô tượng, đúc chuông.

Năm 1934, nơi đây trở thành trụ sở trung tâm Bắc kỳ Phật giáo Hội, nay là Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đến năm 1942, Hòa thượng Tổ Vĩnh Nghiêm xét duyệt bản thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng để trùng tu lại ngôi chùa theo kiến trúc như chúng ta thấy ngày nay.

Chùa Quán Sứ

Khuôn viên trong chùa Quán Sứ @Sưu tầm

Trong suốt gần 100 năm qua, ngôi chùa này thường xuyên được chọn làm nơi tổ chức những sự kiện quan trọng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và thế giới. Các kỳ hội nghị, hội thảo do các viện nghiên cứu tôn giáo, viện hàn lâm khoa học xã hội trong nước và ngoài nước cũng thường được tổ chức tại đây. Quán Sứ trở thành một trong những danh lam cổ tự bậc nhất Hà thành, thu hút đông đảo phật tử, du khách muôn phương ghé thăm.

Thời điểm tham quan chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ mở cửa đón khách từ 6 giờ sáng đến 19 giờ tối tất cả các ngày trong tuần. Vào các ngày rằm, mùng 1, dịp lễ hội, chùa sẽ đóng cửa muộn hơn ngày thường. Du khách muốn vãng cảnh cầu an tại chùa có thể đến đây vào bất cứ ngày nào trong tuần. Vào cuối tuần, ngày rằm, mùng 1 chùa thường khá đông.

Ngoài ra, du khách cũng có thể ghé thăm chùa vào những dịp lễ hội lớn như Lễ Phật Đản - đại lễ tưởng nhớ ngày Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời thường diễn ra vào tháng Tư (âm lịch) hàng năm; Lễ Vu Lan tổ chức vào ngày Rằm tháng Bảy. Lễ Quy Y Tam Bảo, Lễ Mông Sơn Thí Thực…. cũng là ngày thu hút đông đảo Phật tử đến đây.

Cách di chuyển đến Chùa Quán Sứ

Du khách phương xa muốn đến Chùa Quán Sứ cần có vé máy bay đi Hà Nội. Khi hạ cánh tại sân bay Nội Bài, du khách có thể đặt xe đưa đón sân bay để vào nội thành. Từ đây, du khách có thể dễ dàng tham quan các địa điểm nổi tiếng của thủ đô, trong đó có ngôi cổ tự này.

Nếu đi bằng phương tiện cá nhân, bạn đi theo đường Lê Thái Tổ về phía đường Bà Triệu. Đến ngã tư với Trần Hưng Đạo, bạn rẽ phải và đi tiếp đến Quảng trường Lao Động rồi rẽ vào phố Quán Sứ. Từ đầu phố chỉ cần đi thêm khoảng 150m nữa là đến chùa. Gần chùa có nhiều điểm giữ xe, bạn có thể gửi xe ở đó rồi đi bộ vào chùa.

Nếu muốn đi bằng xe buýt, tùy điểm xuất phát du khách có thể lên xe số 01, 32, 40 đều có điểm dừng rất gần Chùa Quán Sứ.

Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ nhìn từ ngoài đường vào @Sưu tầm

Một trải nghiệm vô cùng thú vị khác dành cho du khách là đi xe buýt hop-on hop-off Hà Nội. Lộ trình chuyến xe buýt 2 tầng này sẽ đi qua nhiều ngôi chùa nổi tiếng của Hà Nội như Đền Quán Thánh, Chùa Trấn Quốc, Chùa Một Cột và Chùa Quán Sứ. Đến đây, bạn có thể yêu cầu xuống xe để tham quan chùa.

Chùa Quán Sứ có gì đặc biệt?

Kiến trúc Chùa Quán Sứ

Có thể thấy, xét về tổng thể, kiến trúc ngôi chùa cổ này hội tụ tinh hoa kiến trúc từ các ngôi chùa lớn ở miền Bắc nước ta. Khuôn viên chùa được thiết kế theo bố cục “nội Công ngoại Quốc” (kiến trúc bên trong có hình chữ Công, bên ngoài có hình chữ Quốc). Chùa Quán Sứ là một quần thể kiến trúc độc đáo với sự kết hợp hài hòa của khuôn viên rộng thoáng, các tầng mái và lầu chuông… Sau nhiều lần trùng tu tôn tạo, ngôi chùa bao gồm các hạng mục: Tam quan, chính điện, thư viện, nhà khách, tăng phòng và giảng đường.

Chùa Quán Sứ

Cầu thang lộ thiên ở tầng giữa @ Chùa Quán Sứ

Tam quan có 3 tầng mái, ở giữa là lầu chuông. Sau cổng tam quan là một khoảng sân gạch dẫn đến 11 đưa du khách vào khu chính điện. Khu chính điện được xây dựng theo hình vuông, gồm 2 tầng, có hành lang bao quanh. Tòa Tam Bảo đặt ở tầng 2, tầng dưới có chức năng cách âm. Chính điện nối với tòa nhà hậu đường qua cầu thang lộ thiên ở tầng giữa. Hai bên và sau sân chùa là thư viện, nhà khách, tăng phòng và giảng đường.

Chùa Quán Sứ thờ ai?

Trong chính điện, Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Các pho tượng lớn sơn son thếp vàng lộng lẫy được sắp đặt theo từng cấp bậc từ cao xuống thấp là tượng ba vị Phật Tam Thế - tượng Phật A Di Đà ở giữa, 2 bên là Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí - tượng Phật Thích Ca ở giữa, 2 bên Tôn giả A Nan Đà và Ca Diếp - Tòa Cửu Long đặt giữa tượng Bồ tát Quán Thế Âm và Địa Tạng Vương.

Chùa Quán Sứ

Bên trong khu chính điện @Chùa Quán Sứ

Bên phải chính điện là ban thờ Lý Quốc Sư (Thiền sư Nguyễn Minh Không) và 2 thị giả. Bên trái thờ Đức Ông, Quan Bình, Châu Sương. Phía Đại Hùng Bảo Điện là nhà thờ Tổ thờ Lịch Đại Tổ Sư của Phật giáo Việt Nam. Chùa Quán Sứ không thờ Mẫu và Tam – Tứ Phủ, vốn không thuộc Phật giáo như nhiều ngôi chùa khác.

Lưu trữ các thư tịch và tài liệu Phật giáo

Trong khuôn viên chùa có cả hội trường, giảng đường và thư viện Phật giáo. Chùa là nơi đặt văn phòng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình ở Việt Nam. Đây cũng là nơi đặt văn phòng Hội đồng trị sự, văn phòng Hội đồng chứng minh và phòng khách quốc tế.

Hiện nay các vị hòa thượng trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các vị thượng tọa, đại đức, tăng ni của văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đều đang làm việc tại chùa.

Chùa Quán Sứ

Thư viện trong chùa @Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ là là nơi lưu trữ rất nhiều tài liệu, thư tịch Phật giáo và là một trong những trung tâm nghiên cứu, giảng dạy, truyền bá Phật giáo lớn nhất Việt Nam.

Chùa Quán Sứ

Chữ viết trong chùa là chữ quốc ngữ @didulich.net

Sử dụng chữ Quốc ngữ thay chữ Hán

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state