Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
ĐẠI TRƯỞNG LÃO BĀHIYA DĀRUCĪRIYA
ĐẠI TRƯỞNG LÃO BĀHIYA DĀRUCĪRIYA (Tên gốc của vị trưởng lão này là Bāhiya chỉ về quốc độ nơi vị ấy sinh ra. Về sau vị ấy được gọi là Bāhiya Dārucīriya, ‘ Bāhiya mặc vải sợi’ vì vị ấy mặc chiếc áo bằng sợi vỏ cây). Nguyện vọng quá khứ Bāhiya Dārucīriya tương lai sanh vào một gia đinh danh giá trong kinh thành Haṃsāvatī, thời của Đức Phật Padumuttara. Cũng như các vị đại trưởng lão tương lai khác, vị ấy viếng thăm tịnh xá của Đức Phật và trong khi nghe pháp, đã chứng kiến một vị tỳ khưu được Đức Phật công bố là Tối thắng trong số những vị tỳ khưu đạt sự giác ngộ mau lẹ. Vị ấy cảm thấy hoan hỉ muốn bắt chước với vị tỳ khưu ấy, sau khi tổ chức đại thí vị ấy bày tỏ ước nguyện trước Đức Phật về địa vị ấy trong tương lai. Đức Phật thấy rằng ước nguyện của vị ấy sẽ được thành tựu và Ngài đã nói lời tiên tri.
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:608

Các tên gọi khác

ĐẠI TRƯỞNG LÃO BĀHIYA DĀRUCĪRIYA (Tên gốc của vị trưởng lão này là Bāhiya chỉ về quốc độ nơi vị ấy sinh ra. Về sau vị ấy được gọi là Bāhiya Dārucīriya, ‘ Bāhiya mặc vải sợi’ vì vị ấy mặc chiếc áo bằng sợi vỏ cây). Nguyện vọng quá khứ Bāhiya Dārucīriya tương lai sanh vào một gia đinh danh giá trong kinh thành Haṃsāvatī, thời của Đức Phật Padumuttara. Cũng như các vị đại trưởng lão tương lai khác, vị ấy viếng thăm tịnh xá của Đức Phật và trong khi nghe pháp, đã chứng kiến một vị tỳ khưu được Đức Phật công bố là Tối thắng trong số những vị tỳ khưu đạt sự giác ngộ mau lẹ. Vị ấy cảm thấy hoan hỉ muốn bắt chước với vị tỳ khưu ấy, sau khi tổ chức đại thí vị ấy bày tỏ ước nguyện trước Đức Phật về địa vị ấy trong tương lai. Đức Phật thấy rằng ước nguyện của vị ấy sẽ được thành tựu và Ngài đã nói lời tiên tri.

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nam
Religion : Group
blood : B+
ĐẠI TRƯỞNG LÃO BĀHIYA DĀRUCĪRIYA

 

 

ĐẠI TRƯỞNG LÃO BĀHIYA DĀRUCĪRIYA

ĐẠI TRƯỞNG LÃO BĀHIYA DĀRUCĪRIYA

(Tên gốc của vị trưởng lão này là Bāhiya chỉ về quốc độ nơi vị ấy sinh ra. Về sau vị ấy được gọi là Bāhiya Dārucīriya, ‘ Bāhiya mặc vải sợi’ vì vị ấy mặc chiếc áo bằng sợi vỏ cây).

Nguyện vọng quá khứ

Bāhiya Dārucīriya tương lai sanh vào một gia đinh danh giá trong kinh thành Haṃsāvatī, thời của Đức Phật Padumuttara. Cũng như các vị đại trưởng lão tương lai khác, vị ấy viếng thăm tịnh xá của Đức Phật và trong khi nghe pháp, đã chứng kiến một vị tỳ khưu được Đức Phật công bố là Tối thắng trong số những vị tỳ khưu đạt sự giác ngộ mau lẹ. Vị ấy cảm thấy hoan hỉ muốn bắt chước với vị tỳ khưu ấy, sau khi tổ chức đại thí vị ấy bày tỏ ước nguyện trước Đức Phật về địa vị ấy trong tương lai. Đức Phật thấy rằng ước nguyện của vị ấy sẽ được thành tựu và Ngài đã nói lời tiên tri.

Tu thiền trên đỉnh núi

Bāhiya Dārucīriya tương lai đã sống trọn cuộc đời làm các việc phước và sau khi chết được tái sanh vào cõi chư thiên, rồi chỉ tái sanh trong hai cõi chư thiên và nhân loại. Vào thời kỳ cuối của giáo pháp Đức Phật Kassapa, vị ấy và một nhóm tỳ khưu cùng chí hướng đã chọn một ngọn núi có vách đứng tại đó họ lên đến đỉnh và xả thân hành thiền. (Hãy xem câu chuyện về trưởng giả Dabba ở trên). Do giới hoàn hảo và trong sạch, nên vị ấy đã sanh vào cõi chư thiên.

Đời sống Sa-môn trong kiếp chót

Trong thời kỳ trung gian giữa hai vị Phật (giữa Đức Phật Kassapa và Đức Phật Gotama), vị ấy vẫn còn ở cõi chư thiên. Khi Đức Phật Gotama sắp xuất hiện thì vị ấy sanh vào một gia đình danh giá ở trong nước Bāhiya. Khi trưởng thành, vị ấy lập gia đình và đi buôn bằng tàu trên biển đến xứ Savannabhumi. Chiếc thuyền bị đắm ở ngoài biển khơi và tất cả mọi người trên thuyền trừ vị ấy ra, đều bị chết và trở thành mồi cho cá tôm.

Về phần vị ấy, do đã định trước là sẽ giả từ luân hồi trong kiếp chót, vị ấy đã sống sót do bám vào một mảnh vỡ của chiếc thuyền bị đắm trong bảy ngày. Vị ấy trôi dạt đến một bãi cát của thị trấn cảng Suppāraka. Trước khi gặp một ai đó, vị ấy phải tìm cách che đậy cái thân trần truồng của mình. Thế nên, vị ấy lấy một tấm che bằng cây nước từ một cái hồ. Rồi vị ấy tìm thấy một cái bình cũ đã được sử dụng và vị ấy nhặt nó lên làm cái bát xin ăn.

Tướng mạo khổ hạnh của vị ấy thu hút sự chú ý của mọi người. “ Nếu có một vị A-la-hán trong thế gian thì người đó chắc là ông ta!” Họ đã nhận xét vị ấy như vậy. Họ tự hỏi liệu người đàn ông (là bậc thánh trong sự phán đoán của họ) có phải đang thực hành pháp khổ hạnh nên mới từ chối mặc y phục thích hợp. Để tìm hiểu xem sự đánh giá của họ có đúng hay không, họ dâng y phục mịn đến vị ấy. Nhưng Bāhiya tự nghĩ: “ Những người này đón tiếp ta chỉ vì y phục khổ hạnh của ta. Nếu vẫn giữ y phục tồi tệ này thì sự đánh giá của họ về ta sẽ y như vậy.” Bởi vậy vị ấy từ chối không nhận y phục bằng vải mịn. Kết quả, mọi người tôn kính và cúng dường vị ấy một cách hào phóng.

Sau khi khất thực và độ thực xong, Bāhiya trở về tại một bảo tháp lâu đời. Dân chúng đi theo vị ấy đến đó. Họ quét dọn sạch sẽ nơi vị ấy trú ngụ. Rồi Bāhiya suy nghĩ: “ Chỉ bằng tướng mạo bên ngoài của ta mà mọi người tôn kính ta rất nhiều. Ta nên sống theo sự đánh giá của họ. Ta phải duy trì trạng thái một Sa-môn chân chính” Vị ấy kiếm về những sợi từ cây rừng rồi bện chúng lại thành chiếc y mặc vào. (Từ đó vị ấy có cái tên là ‘Bāhiya-Dārucīriya’- Bāhiya người mặc chiếc y bằng sợi của cây).

Lời khuyên của Brahma

Trong số bảy vị tỳ khưu mà đi lên đỉnh núi để thực hành thiền quán sau khi Đức Phật Kassapa viên tịch, vị tỳ khưu thứ hai chứng đắc quả thánh anāgāmi-phala và tái sanh vào cõi suddhāvasa (Tịnh cư thiên). Ngay khi vị ấy sanh vào cõi Phạm thiên, vị ấy xem lại kiếp trước của mình và thấy rằng mình là một trong bảy vị tỳ khưu mà đã

đi lên đỉnh núi có dốc đứng để tu thiền quán, và có một vị đã chứng đắc đạo quả A-la-hán ngay trong kiếp ấy. Trong năm vị tỳ khưu còn lại, vị ấy hoan hỉ với kiếp sống hiện tại của họ và thấy rằng tất cả đều sanh vào cõi chư thiên.

Hiện nay, một người trong bọn họ đã trở thành A-la-hán giả tại Suppāraka, đang sống dựa vào sự nhẹ dạ của mọi người nên vị ấy cảm thấy có trách nhiệm đưa người bạn cũ của mình đi vào con đường đúng đắn. Vị ấy thấy hối tiếc cho Bāhiya Dārucīriya, vì trong kiếp sống quá khứ vị này có giới rất thanh tịnh, ngay cả từ chối không nhận vật thực do người bạn chứng đắc A-la-hán đem về. Vị ấy cũng muốn giúp Bāhiya chú ý đến sự xuất hiện của Đức Phật Gotama trong thế gian. Vị ấy nghĩ sẽ thức tỉnh người bạn cũ của mình và ngay lập tức từ cõi Phạm thiên đã xuất hiện trước mặt Bāhiya-Dārucīriya với tướng mạo rực rỡ uy nghi.

Bāhiya Dārucīriya bỗng nhiên bị hấp dẫn bởi ánh sáng diệu kỳ và đã rời khỏi chỗ ngụ của vị ấy. Trông thấy vị Phạm thiên, vị ấy chấp hai tay lại, hỏi rằng: “ Thưa ngài, ngài là ai?” “ Tôi là một người bạn cũ của ông. Trong hậu thời của Đức Phật Kassapa, tôi là một trong bảy vị tỳ khưu bao gồm cả bạn nữa, đã cùng nhau đi lên một ngọn núi có dốc đứng và thực hành thiền Quán. Tôi đã chứng đắc quả thánh A-na-hàm (anāgāmi-phala), và đã tái sanh vào cõi Phạm thiên. Vị tỳ khưu cao hạ nhất trong chúng ta thì khi ấy đã trở thành bậc A-la-hán và đã nhập Niết bàn ngay trong kiếp sống ấy. Năm vị tỳ khưu còn lại, sau khi mạng chung từ kiếp ấy, đã tái sanh vào cõi chư thiên. Tôi đến đây để khuyên bạn đừng sống nhờ vào sự nhẹ dạ cả tin của mọi người. Này Bahiya: (1) Bạn chưa trở thành bậc A-la-hán; (2) Bạn chưa chứng đắc đạo quả A-la-hán; (3) Bạn ngay cả chưa bắt đầu tu tập để chứng đắc đạo quả A-la-hán. (Bạn chưa có một chút sự thực hành chân chánh nào để đạt đạo quả A-la-hán). Đức Phật giờ đây đã xuất hiện trong thế gian, và đang ngụ ở tịnh xá Jetavana tại Savatthi. Tôi khuyên bạn nên gấp rút đến yết kiến Đức Thế Tôn.” Sau khi sách tấn

vị ấy như vậy, Phạm thiên trở về cõi Tịnh cư.

Sự chứng đắc đạo quả A-la-hán

Bāhiya Dārucīriya rất xúc động trong tỉnh thức bởi những lời khuyên của vị Phạm thiên và quyết định tìm con đường dẫn đến Niết bàn. Vị ấy thẳng đến Sāvatthi. Sau khi đi hết một con đường dài 120 do tu chỉ trong một đêm, vị ấy đến Sāvatthi vào buổi sáng.

Đức Phật biết rằng Bāhiya Dārucīriya đang đi đến để yết kiến Ngài nhưng thấy rằng các căn của vị này, như tín thành, chưa chín muồi đầy đủ để tiếp nhận chân lý. Và để cho chúng chín muồi, trước khi đón tiếp Bāhiya Dārucīriya, Đức Phật đi vào kinh thành để khất thực với nhiều vị tỳ khưu tháp tùng.

Sau khi Đức Phật rời khỏi tịnh xá Jetavana, Bāhiya Dārucīriya đi vào tịnh xá và thấy một số tỳ khưu đang đi tản bộ ở ngoài trời sau khi đã dùng điểm tâm để ngăn chặn hôn trầm. Vị ấy hỏi họ Đức Phật đã đi đâu, và nhận được câu trả lời là Ngài đang khất thực trong kinh thành. Các vị tỳ khưu dò hỏi vị ấy từ đâu đến. “ Tôi đến từ cảng Suppāraka, thưa chư đại đức.” “ Ông đã đến từ một nơi rất xa. Hãy rửa chân, hãy thoa dầu để làm mát dịu hai chân của ông, và hãy nghỉ một lát. Đức Thế Tôn không lâu sẽ trở về và ông sẽ gặp Ngài.”

Dù các vị tỳ khưu đã đối đãi rất tử tế, nhưng Bāhiya Dārucīriya vẫn không nhẫn nại. Vị ấy nói rằng: “ Thưa chư đại đức, tôi không biết liệu mạng sống của tôi có gặp tai họa nào không. Tôi đã cấp tốc trải qua một đoạn đường dài 120 do tuần chỉ trong một đêm, không cho phép bản thân nghỉ ngơi chút nào trên đường đi. Tôi phải gặp Đức Thế Tôn trước khi xét đến việc nghỉ ngơi.” Khi nói vậy, vị ấy đi tiếp vào kinh thành và nhìn thấy Đức Phật, bậc làm chủ một nhân cách vô song. Khi nhìn thấy Đức Phật đang đi trên đường, vị ấy suy xét như vầy: “ À! Một thời gian dài biết bao đã trôi qua ta mới có cơ hội gặp Đức Thế Tôn!” Vị ấy đứng như thôi miên tại chỗ nhìn thấy Đức Phật, tâm tràn đầy niềm hỉ mãn, mắt không nhấp nháy tập trung vào Đức Phật. Cúi mình xuống trong tư thế đảnh lễ Đức Phật, và bản thân đắm chìm trong hào quang rực rỡ của Ngài, vị ấy tiến đến gần Đức Thế

Tôn, nằm sấp xuống đất với năm điểm chạm đất đầy tôn kính rồi thoa và hôn đôi chân của Ngài một cách tôn kính, nói rằng:

“ Bạch Đức Thế Tôn, cầu xin Ngài ban cho con một thời pháp.

Thời pháp của bậc Thiện thệ sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho con.”

Đức Phật nói rằng: “ Này Bāhiya, bây giờ không thích hợp để ban một thời pháp. Như Lai đang đi khất thực trong kinh thành.”

( Ở đây người ta có thể hỏi rằng: “ Phải chăng đối với Đức Phật có lúc không thích hợp để Ngài làm công việc đem lại lợi ích cho thế giới hữu tình?” Câu trả lời là: ‘thời gian không thích hợp’ ở đây không ám chỉ đến Đức Phật mà ám chỉ về người nhận thông điệp. Nó vượt xa người bình thường (ngay cả đối với một vị A-la-hán bình thường về vấn đề ấy) cũng không thể biết được sự chín muồi các căn của một người để có thể tiếp nhận thông điệp của Đức Phật. Các căn của Bāhiya chưa chín muồi để tiếp nhận nó. Thật vô ích để thuyết pháp đến vị ấy, vì vị ấy sẽ chẳng giác ngộ chút nào về pháp ấy. Đó là lý do khiến Đức Phật đã nêu ra chỉ một lý do, “ Như Lai đang đi khất thực” để không thuyết pháp và không đề cập các căn. Điểm trọng yếu của vấn đề là dù Ngài luôn sẵn sàng thuyết pháp đến người mà sẵn sàng hiểu nó. Đức Phật biết khi nào người đó sẵn sàng và khi nào chưa sẵn sàng. Ngài không thuyết pháp cho đến khi biết các căn của người nghe đã chín muồi, vì nếu không làm như vậy thì thời pháp sẽ không đem lại sự giác ngộ cho người ấy).

Khi Đức Phật nói câu này thì Bāhiya nói lời thỉnh cầu lần thứ hai: “ Bạch Thế Tôn, con không biết liệu Thế Tôn có gặp nguy hiểm gì về tánh mạng không, hay liệu con có gặp nguy hiểm về tánh mạng không. Do đó, cầu xin Thế Tôn thuyết cho con một thời pháp. Bài pháp của đấng Thiện thệ sẽ đem lại lợi ích cho con lâu dài.”

Và lần thứ hai Đức Phật cũng nói rằng: “ Này Bāhiya, bây giờ không thích hợp để ban một thời pháp. Như Lai đang đi khất thực trong kinh thành.” (Câu trả lời được nêu ra như vậy vì các căn của Bāhiya vẫn chưa chín muồi).

(Ở đây Bāhiya rất quan tâm đến sự an toàn của mình vì vị ấy được định trước đây là kiếp chót, và phước quá khứ của vị ấy xui vị ấy

nêu ra sự cấp bách hết mức về sự an toàn. Lý do: đối với một người quyết định sống kiếp chót trong luân hồi thì người đó không thể chết đi mà không trở thành bậc A-la-hán. Đức Phật muốn thuyết pháp đến Bāhiya, nhưng mà Ngài phải từ chối lần thứ hai vì những lý do sau đây: Đức Phật biết rằng Bāhiya đang tràn đầy hỉ mãn khi trông thấy Ngài, việc này không dẫn đến Tuệ quán. Tâm của vị ấy cần được làm dịu xuống trạng thái xả. Ngoài ra, chuyến đi đầy nhiệt tâm của Bāhiya dài 120 do tuần được thực hiện chỉ trong một đêm đã làm cho vị ấy rất mệt mỏi về thân. Vị ấy cần nghỉ ngơi chút ít trước khi có thể nghe pháp một cách thuận lợi).

Lần thứ ba Bāhiya-Dārucīriya nói lời thỉnh cầu tha thiết đến Đức Phật. Và Đức Phật thấy rằng:

Tâm của Bāhiya-Dārucīriya đã lắng dịu xuống trạng thái xả,

Vị ấy đã được nghỉ ngơi chút ít và đã vượt qua cơn mệt lã,

Các căn của vị ấy đã chín muồi, và

Việc nguy hiểm về tánh mạng của vị ấy sắp xảy ra.

Ngài đã quyết định rằng thời gian thuyết pháp cho vị ấy đã đến. Do đó, Đức Phật đã nói một bài pháp tóm gọn như sau:

Như thế này, này Bāhiya, con nên tu tập như vậy: trong cái thấy các cảnh sắc (bất cứ cảnh sắc nào), hãy biết rõ cái thấy chỉ là cái thấy; trong cái nghe các loại âm thanh hãy biết rõ cái nghe chỉ là cái nghe; cũng vậy trong sự trải nghiệm các mùi, các vị và các vật xúc chạm hãy biết rõ sự trải nghiệm về sự ngửi, sự nếm, và sự xúc chạm, chỉ là sự ngửi, sự nếm và sự xúc chạm mà thôi; trong sự nhận biết các cảnh của tâm, tức là ý nghĩ và ý tưởng, hãy biết rõ chỉ là sự nhận biết.

Này Bāhiya, nếu con có thể duy trì sự biết rõ về cái thấy, cái nghe, các sự trải nghiệm và sự nhận biết (bốn loại cảnh), thì khi ấy con không phải là người bị kết hợp bởi tham, sân hoặc si vì cảnh sắc được thấy, âm thanh được nghe, cảnh xúc được trải nghiệm, hay cảnh pháp được nhận biết. Nói cách khác, chắc chắn con sẽ không phải là người bị luyến ái, sân hận hoặc si mê.

Này Bāhiya, nếu do cảnh sắc được thấy, âm thanh được nghe, cảnh xúc được trải nghiệm, cảnh pháp được nhận biết mà con không bị tham luyến, sân hận và si mê, tức là nếu con thực sự không bị chi phối bởi tham, sân và si mê, này Bāhiya, con quả thật sẽ trở thành người không bị ái dục, ngã mạn và tà kiến chi phối do bởi các cảnh được thấy, được nghe, được trải nghiệm, hoặc được nhận biết. Khi ấy con không có ý nghĩ ‘cái này là của ta’ (do bởi ái dục), không có ngã mạn về ‘ta’ (do ngã mạn), hoặc không có quan niệm ‘tự ngã của ta’ (do bởi tà kiến).

Này Bāhiya, nếu con thực sự trở thành người không bị tham ái, ngã mạn hoặc tà kiến chi phối do bởi cảnh sắc được thấy, âm thanh được nghe, cảnh xúc được trải nghiệm, cảnh pháp được nhận biết, thời này Bāhiya, (do sự vắng mặt của tham ái, ngã mạn và tà kiến trong con) con sẽ không còn tái sanh cõi người này nữa, con cũng không tái sanh vào bốn cõi còn lại (tức là cõi chư thiên, cõi địa ngục, cõi súc sanh và cõi ngạ quỹ). Ngoài kiếp sống hiện tại (của cõi người) ra và bốn sanh thú còn lại, không có sanh thú nào (chỗ tái sanh) dành cho con. Sự không khởi sanh Danh và Sắc mới là sự chấm dứt các phiền não vốn là khổ (dukkha) và kết quả của vòng sanh tử luân hồi là dukkha.”

Đức Phật đã thuyết pháp đến đỉnh cao là sự chấm dứt hoàn toàn hay Niết bàn nơi mà cơ sở của kiếp sống (tức là các uẩn) không còn tồn tại.

(Ở đây, Bāhiya Dārucīriya là người thích pháp giản lược (saṅkhittaruci-puggala). Do đó, Đức Phật khi giải thích sáu cảnh, Ngài không đi vào chi tiết tất cả sáu cảnh, mà kết hợp mùi, vị và xúc làm thành ‘cảnh có thể tiếp xúc được’. Như vậy các cảnh được tạo dưới bốn cái tên là: cái được thấy (diṭṭha), cái được nghe (suta), cái được trải nghiệm (muta), và cái được nhận biết (viññāta).

Về bốn bước trong bài trình bày ở trên, trong lời khuyến giáo của Đức Phật là chỉ biết rõ cái thấy chỉ là cái thấy, cái nghe chỉ là cái nghe, cái trải nghiệm chỉ là cái trải nghiệm, cái nhận biết chỉ là cái nhận biết trong bốn loại cảnh là những pháp hữu vi, bao hàm ý nghĩa

rằng khi nhãn thức sanh lên trong sự thấy cảnh sắc, khi nhĩ thức sanh lên trong sự nghe âm thanh, khi tỉ thức sanh lên trong sự ngửi mùi, khi thiệt thức sanh lên trong sự nếm vị, hay khi ý thức sanh lên trong sự nhận biết cảnh pháp, thì chỉ có thức mà thôi và không có tham, sân hoặc si ở đó. (Độc giả nên làm quen với bản chất của lộ tâm ngũ môn và lộ tâm ý môn).

(Nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức và thân thức, năm loại thức này được gọi là ngũ thức). Đức Phật khuyên Bāhiya rằng vị ấy nên tinh cần phấn đấu đừng để ái dục, sân nhuế và si mê len lỏi vào các sát na tâm đổng lực đi theo lộ trình ngũ môn và ý môn, mà sanh lên ngay lúc sanh khởi của năm loại thức, trong giai đoạn đó không có sân hoặc si, mà chỉ có thuần túy tâm nhận biết của các căn mà thôi. Vì vào thời điểm của sát na tâm đổng lực, sự nhận xét các cảnh theo chiều hướng tự nhiên là để cho tham, sân và si sanh khởi.

(Đức Phật khuyên Bāhiya rằng vị ấy nên tinh cần phấn đấu đừng để tham, sân nhuế và si mê sanh khởi ở sát na đổng lực trong lộ trình tâm bởi vì Ngài muốn ông Bāhiya hiểu rằng quan niệm sai lầm như ‘ Cái này là thường hằng”, “ Cái này là lạc”, “ Cái này có ngã”, “ Cái này là đẹp,” có khuynh hướng len vào (cái tâm không được phòng hộ), đối với bốn loại cảnh ấy. Chỉ khi nào người ta xét chúng là vô thường, khổ, xấu xí và vô ngã thì mới không khởi sanh những đổng lực tâm sai lầm cho rằng chúng là thường, lạc, ngã và tịnh (đẹp). Chỉ khi ấy Tuệ quán mới sanh khởi nhờ đó những tâm đổng lực đại thiện đi theo (Lộ tâm ý môn). Đức Phật cảnh báo cho Bāhiya là phải phòng hộ đừng suy nghĩ sai lạc về các pháp hữu vi bao gồm bốn loại cảnh là thường, lạc, ngã và tịnh, và hãy xem chúng một cách như thực, là vô thường, khổ, xấu và vô ngã, và như vậy tạo ra được Tuệ quán để khiến cho những đổng lực tâm đại thiện đi theo (Lộ tâm ý môn).

( Bằng cách cho thấy chánh kiến để xem bốn loại cảnh, mà vốn là những pháp hữu vi, là vô thường, khổ, xấu xí và vô ngã, Đức Phật (trong đoạn I ở trên) đã dạy Bāhiya Dārucīriya về sáu giai đoạn Thanh tịnh bậc thấp và mười giai đoạn của Tuệ quán.

(Trong (2): “ Này Bāhiya, nếu con có thể duy trì sự biết rõ (tỉnh giác) cái thấy, cái nghe, cái trải nghiệm và cái nhận biết bốn loại cảnh mà vốn là những pháp hữu vi qua mười giai đoạn của Tuệ quán và chứng đắc Tuệ đạo, thời khi ấy con đã đoạn tận tham, sân và si mê; con sẽ không còn là người tham luyến, sân hận hay bị si mê ảo tưởng; nói cách khác, con sẽ thoát khỏi tham, sân và si.” Điều này chỉ về bốn đạo.

(Trong (3): “ Các bậc Thánh (ariya) khi đạt đến Thánh quả (ariya-phala) thì hoàn hoàn không bị chi phối bởi ái dục, mạn và tà kiến, bởi vậy họ không bao giờ xem một pháp hữu vi nào ở nơi bốn loại cảnh là ‘Ta’, ‘là cái của Ta’ hay ‘ Tự ngã của Ta’. Điều này chỉ về Thánh quả.

(Trong (4): một bậc A-la-hán sau tâm tử chấm dứt không tái sanh vào cõi người này hay một trong bốn cõi khác. Đây là sự chấm dứt hoàn toàn của các uẩn gồm danh và sắc, và được gọi là Niết bàn không để lại dấu vết của các uẩn. Bước này chỉ về Niết bàn rốt ráo, Vô dư Niết bàn).

Bāhiya Dārucīriya trong lúc lắng nghe thời pháp của Đức Phật, đã làm thanh tịnh bốn loại giới của vị tỳ khưu, và đã làm tâm được thanh tịnh nhờ sự tập trung, và Tuệ quán của vị ấy cũng đang được tu tập trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, vị ấy chứng đắc đạo quả A-la-hán với bốn Thắng trí (patisambhidā-ñāṇa). Vị ấy đã đoạn tận tất cả lậu hoặc, bởi vì vị ấy là loại người hy hữu (do phước quá khứ) được quyết định chứng đắc giác ngộ nhanh chóng, có trí tuệ tiềm ẩn.

Sau khi chứng A-la-hán quả, đại đức Bāhiya Dārucīriya xem lại chính mình bằng Tuệ duyệt xét gồm 19 yếu tố, cảm thấy cần thiết, như cách thông thường của một vị A-la-hán, là phải trở thành vị tỳ khưu và thỉnh cầu Đức Phật thâu nhận vị ấy vào Tăng chúng. Đức Phật hỏi vị ấy: “ Con đã có y và bát của vị tỳ khưu chưa?” “ Dạ chưa, bạch Thế Tôn,” vị ấy đáp lại. “ Nếu vậy,” Đức Phật nói, “ hãy đi kiếm chúng trước.” Sau khi nói vậy Đức Phật tiếp tục đi khất thực trong kinh thành Sāvatthi.

(Bāhiya đã từng là một vị tỳ khưu trong thời kỳ giáo pháp của Đức Phật Kassapa. Vị ấy duy trì đời sống tỳ khưu và phấn đấu để giác ngộ suốt hai chục ngàn năm. Suốt thời gian ấy, bất cứ khi nào vị ấy nhận được các món vật dụng của vị tỳ khưu, vị ấy đều cho rằng những lợi lộc ấy là kết quả của phước quá khứ về cúng dường vật thực của riêng vị ấy và không nghĩ rằng cần thiết phải chia sớt cho những vị tỳ khưu sống chung. Vì thiếu sự bố thí y phục và vật thực đến những vị tỳ khưu khác, nên vị ấy thiếu phước cần thiết để Đức Phật gọi: “ Hãy đến, này tỳ khưu.” Những vị A xà lê khác giải thích khác nhau về lý do tại sao Đức Phật không gọi Bāhiya: “ Hãy đến, này tỳ khưu.” Theo họ thì Bāhiya từng sanh làm một tên cướp trong một thế giới mà không có Đức Phật xuất hiện. Vị ấy đã cướp những chiếc y của một vị Phật Độc giác, luôn cả cái bát bằng cách dùng cung tên để giết chết Đức Phật Độc giác. Đức Phật biết rằng do ác nghiệp ấy mà Bāhiya Dārucīriya không thể hưởng được lợi ích về y bát được hóa ra bằng thần thông (cho dù Đức Phật có gọi vị ấy, nói rằng: “ Hãy đến, này tỳ khưu.”) (Chú giải của bộ Udāna). Tuy nhiên, kết quả của ác nghiệp ấy liên quan nhiều hơn với sự kiện số phận của Bāhiya trong việc không có y phục thích hợp ngoài những sợi của cây rừng).

Cái chết bi thảm của Bāhiya

Bāhiya rời khỏi Đức Phật và rảo đi trong thành phố để tìm kiếm bát và những mảnh vải vụn v.v… Trong lúc đang tìm kiếm như vậy thì vị ấy bị một con bò cái mới đẻ bê con húc chết.

(Trong một số kiếp quá khứ, bốn người con trai nhà giàu đã thuê một cô gái ‘bán hoa’ và hưởng lạc trong một khu công viên. Khi việc kết thúc, một người trong bọn đề nghị rằng tước hết nữ trang và một ngàn đồng bạc của cô gái vào lúc đêm tối, nơi không có ai chung quanh. Ba người bạn đồng ý. Họ đã tấn công cô gái một cách tàn nhẫn. Cô gái khởi lên những ý nghĩ căm hận trong khi đang bị những chàng trai đánh đập: “ Những đứa độc ác và không biết xấu hổ này đã dùng ta để thỏa mãn dục vọng và bây giờ lại ra sức giết ta do bởi lòng

tham. Ta chẳng làm gì sai trái với chúng. Bây giờ ta bị bất lực. Hãy để chúng giết ta lúc này. Mong rằng tương lai ta sẽ làm một nữ dạ xoa và có thể giết những tên này trong nhiều lần!” Nàng chết trong khi đang phát lời nguyền.

(Trong một kiếp về sau, một trong bốn người ác tái sanh làm Pukkusāti trong gia đình quyền quý, một người khác sanh làm Bāhiya Dārucīriya; một người khác nữa sanh làm Tambadāṭhika, là một tên cướp; một người khác nữa sanh làm người cùi có tên là Suppabuddha. Cô gái điếm đã tái sanh làm nữ dạ xoa trong hằng trăm kiếp khác nhau và bốn kẻ sát nhân này đã bị nàng húc chết trong hình tướng con bò cái. Bāhiya gặp phải cái chết bất đắc kỳ tử như vậy. Bāhiya chết tại chỗ). (Chú giải của bộ Udāna)

Khi Đức Phật đã đi khất thực xong và rời khỏi kinh thành cùng với các tỳ khưu, Ngài thấy xác chết của Bāhiya trong một đống rác, và nói với các tỳ khưu: “ Hãy đi bây giờ, này các tỳ khưu, kiếm một cái giường cũi từ một căn nhà nào đó để khiêng xác của Bāhiya, hãy thiêu xác một cách thích hợp, và tôn trí Xá lợi.” Các tỳ khưu đã làm theo lời dạy của Đức Phật.

Trở về tịnh xá, các tỳ khưu đã trình với Đức Phật về việc hoàn thành phận sự của họ và hỏi rằng: “ Bạch Thế Tôn, Bāhiya đã tái sanh về đâu?” Qua câu hỏi này họ đang tìm hiểu liệu Bāhiya chết trong thân phận một phàm phu, hay một bậc thánh hữu học, hay một bậc A-la-hán trong kiếp chót của vị ấy. Đức Phật đáp lại: “ Này các tỳ khưu, Bāhiya bản tánh thông minh. Vị ấy tu tập đúng với sự chứng đắc pháp siêu thế. Vị ấy không còn làm phiền Như Lai về giáo pháp. Này các tỳ khưu, Bāhiya đã đoạn tận khổ đau.”

( Ở đây lời hướng dẫn của Đức Phật đến các tỳ khưu tôn trí Xá lợi của ngài Bāhiya là một gợi ý rõ ràng về sự kiện rằng Bāhiya chết sau khi đã trở thành bậc A-la-hán. Nhưng một số vị không hiểu sự gợi ý trong những lời khuyên hay có thể rằng họ hỏi Đức Phật để làm cho vấn đề rõ ràng hơn).

Câu kệ của Đức Phật nhân cơ hội này

Khi nghe tin rằng đại đức Bāhiya Dārucīriya đã chết trong trạng thái một vị A-la-hán, các tỳ khưu rất đỗi ngạc nhiên. Họ bạch với Đức Phật:

“ Bạch Thế Tôn, Bāhiya Dārucīriya chứng đắc đạo quả A-la-hán lúc nào?” “ Từ lúc vị ấy nghe bài pháp của Như Lai,” Đức Phật đáp lại. “ Thế Tôn thuyết pháp cho vị ấy vào lúc nào ạ?” “ Ngày hôm nay, trên đường đi khất thực.” “ Nhưng, bạch Thế Tôn, bài pháp lúc đó chắc là ít ý nghĩa. Làm sao một bài pháp tóm gọn như vậy lại có thể làm cho vị ấy giác ngộ?”

“ Này các tỳ khưu, làm sao các ngươi xét đoán được kết quả của bài pháp là dài hay ngắn? Một ngàn câu kệ chứa những lời vô ích không bằng một câu kệ mà đầy đủ ý nghĩa đối với người nghe.” Và Đức Phật trong dịp ấy đã nói lên câu kệ sau đây:

Sahassaṃ api ce gāthā, anatthapadasañhita;

Ekaṃ gāthā padaṃ seyyo, yaṃ sutvā upasammati.

Này các tỳ khưu, cả ngàn câu kệ mà không dẫn đến trí tuệ, tốt hơn chỉ một câu (như ‘Chánh niệm là con đường dẫn đến Bất tử’) do nghe câu ấy mà người nghe được thanh tịnh.

Vào lúc kết thúc bài pháp nhiều chúng sanh chứng đắc được nhiều mức độ của Đạo Tuệ như Nhập lưu quả (sotapatti-phala) v.v…

Sự hoạch đắc danh hiệu Etadagga

Vào một dịp, khi Đức Phật ngồi giữa hội chúng tỳ khưu, Ngài đã công bố như vầy:

Etadaggaṃ bhikkhave mama sāvakānaṃ bhikkhūnaṃ khippābhiññānaṃ yadidaṃ Bāhiyo Dārucīriyo.

Này các tỳ khưu, trong số những tỳ khưu đệ tử của Như Lai mà đạt được Tuệ đạo nhanh chóng, thì Bāhiya là Đệ nhất.

.

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state