Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Drogon Tsangpa Gyare ( 1161–1211 Gyalwang Drukpa I)
Tổ phụ của Ngài là Lhaga đã định cư ở Tây Tạng sau khi hộ tống công chúa Văn Thành (623-680) triều Đường (618-907) để làm lễ thành thân với vị vua Tây Tạng Songtsen Gampo (617–650). Lhaga là một trong hai lực sĩ người Hán khỏe nhất được tuyển chọn để kéo cỗ xe hoàng gia rước pho tượng Đức Phật Thích Ca đến Tây Tạng. Công chúa Văn Thành đã thỉnh cầu phụ hoàng Đường Thái Tông ban cho nàng pho tượng này như tặng vật hồi môn. 
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:353

Các tên gọi khác

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nam
Religion : Group
blood : B+
Drogon Tsangpa Gyare ( 1161–1211 Gyalwang Drukpa I)

Ảnh

 

Tổ phụ của Ngài là Lhaga đã định cư ở Tây Tạng sau khi hộ tống công chúa Văn Thành (623-680) triều Đường (618-907) để làm lễ thành thân với vị vua Tây Tạng Songtsen Gampo (617–650). Lhaga là một trong hai lực sĩ người Hán khỏe nhất được tuyển chọn để kéo cỗ xe hoàng gia rước pho tượng Đức Phật Thích Ca đến Tây Tạng. Công chúa Văn Thành đã thỉnh cầu phụ hoàng Đường Thái Tông ban cho nàng pho tượng này như tặng vật hồi môn. Vào năm 1161 Ngài đản sinh ở tỉnh Tsang của Tây Tạng gần Khu Lê trong một gia đình có lí lịch dòng dõi đặc biệt. Ngài là con út trong gia đình bảy anh em trai người Hoa. Phụ thân Ngài là Zupo Tsab Pey và mẫu thân là Marzarkyid. Trước khi ngài đản sinh thì mẫu thân ngài đã có trải nghiệm đại hỉ lạc. Một hôm trong chiêm bao bà thấy một tiểu hoàng tử tướng hảo trang nghiêm trong suốt như pha lê toàn thân toả chiếu ánh sáng rực rỡ mặc y phục trắng tinh. Từ lòng tay phải tuôn chảy cam lồ dịu  mát đổ tràn xuống sa mạc khổ đau còn tay trái cầm một cành hoa sen trắng. Hoàng tử đi vào sườn phải của bà và bà đã mang thai. Khi tỉnh dậy bà kể lại giấc mộng cho chồng mình nghe, ông cảm thấy rất vui mừng và nói: “Đó là giấc mơ báo cho chúng ta biết đức Bồ Tát sẽ giáng thế cứu độ chúng sinh.” Từ lúc mang thai bà luôn cảm thấy an lạc hạnh phúc không có bất kỳ một dấu hiệu khổ đau nào. Bà thường nghe âm thanh giáo pháp không ngừng ngân vang từ trong bào thai phát ra. Mùa hạ năm 1161, Ngài đã được đản sinh trong một túp lều du mục giữa vô số điềm lạ cát tường vi diệu. Nhưng khi sinh, mẹ Ngài lại sinh ra một cái bọc da thịt trắng tròn. Nhìn thấy bà sợ hãi hoang mang tột bậc, bao nhiêu niềm hy vọng đều bị sụp đổ, bà cảm thấy đau đớn xấu hổ vô cùng. Bà nghĩ đây là quái dị chẳng phải hiền nhân tái sinh nên liền quyết định mang đi bỏ trong rừng. Bà đem bọc thai đó đến một khu rừng rất xa và để trên một tảng đá. Khi trở về nhà người con trai cả hỏi: “Mẹ vừa đi đâu về đấy?” Bà mẹ kể lại đầu đuôi câu chuyện cho con nghe và bà nói: “Ta chẳng còn chút hy vọng gì nữa” nhưng Chenlha Nyen đã khuyên mẹ không nên làm như vậy vì dù thế nào thì đây cũng là giọt máu trong dòng họ này … Nói xong cậu vội vàng chạy đi tìm kiếm em mình, vừa đi cậu vừa nghĩ nếu không nhanh thì em ta ắt bị loài thú dữ ăn hoặc loài kên kên mổ rỉa thì tội nghiệp. Cậu đã nỗ lực chạy, khi vừa đến khu rừng thì từ xa đã trông thấy một bầy chim linh thứu bu kín xung quanh tảng đá, chim chóc nghiêng mình rủ cánh phủ kín thai nhi. Người anh nghĩ em ta chắc đã bị ăn thịt rồi, cậu rón rén đến gần. Khi nghe thấy tiếng chân người bước đến, chim sợ hãi vỗ cánh bay đi. Kỳ diệu thay hài nhi đã không bị chút tổn thương gì, bọc trắng đó đã từ từ nứt ra một đồng tử anh hoa tú lệ, đầy tướng hảo của bậc giác ngộ với khí phách siêu phàm và sắc thân rạng ngời ánh sáng. Chim Linh Thứu thực ra là hiện thân của Dakini đã che chở cho thai nhi bằng đôi cánh to khỏe của mình tới tận khi hài nhi đạp rách bọc da, in dấu bàn chân rất sâu lên phiến đá gần đó. Ngài ngồi an nhiên tự tại trên phiến đá. Người anh cả khi vừa trông thấy vui mừng khôn xiết phát khởi lòng tin kính sâu xa đảnh lễ sát đất và bế ngài trở về nhà. Theo thời gian năm tháng cậu bé lớn dần, trong những lúc vui chơi cùng các bạn trẻ thơ ngài đã thốt lên nhiều điều tiên tri về tương lai sẽ xẩy ra, mọi người đều kính phục vô cùng và biết rằng đây là thánh nhân giáng thế. Có một lần cùng các bạn đi chơi đến vùng Gyeltrong thấy có một tảng đá to vuông vắn bằng phẳng Ngài đã trèo lên đó và để lại dấu chân hoa sen. Lên bốn tuổi, Ngài đã đọc thông viết thạo. Nhưng bởi hoàn cảnh gia đình nên cậu bé đã được gửi cho một số bậc Thầy đạo Bon chăm sóc và nuôi dưỡng. Các bậc thầy đã đặt pháp danh cho cậu bé là Yungdrung Pal. Khi chuyện trò với các bạn cùng trang lứa, Ngài thường day dứt rằng điều tồi tệ duy nhất mà Ngài từng phạm phải là việc vô tình đã làm tổn hại mạng sống của một chú dê non. Từ khi đó, Ngài phát tâm xả ly mạnh mẽ, không muốn hướng theo đời sống thế tục. Biết đây là thiên hướng của Ngài, người anh trai Naljorpa Sangpo của ngài đã giới thiệu Ngài tới Đức Lopon Kharchungpa, người trở thành bậc thầy đầu tiên của Ngài. Mẫu thân Ngài đã quy tiên năm Ngài lên 8 tuổi. Năm 12 tuổi, Ngài thọ giới cư sĩ một cách hoàn hảo viên mãn từ bậc Geshe Tathangpa. Ngay sau buổi lễ, Ngài đã được thế phát và được đặt pháp danh là Sherab Duytsi Khorlo và được lãnh thọ 4 quán đỉnh về Khorlo Dompa (Chaklasambhava). Trong vòng 3 năm, Ngài học về giáo lý con đường tu tập Bồ Tát hạnh, Tam Pháp Học, Tứ Diệu Đế và rất nhiều các giáo lý khác. Sau đó, người anh trai Kaldhen đưa Ngài tới gặp Đức Dzogchen Khenpo để đón nhận giáo pháp và học trì tụng chân ngôn Đức Phật A Súc Bệ. Năm 15 tuổi, Ngài cùng học với đạo sư Kharlungpa toàn bộ giáo pháp kinh điển  như Logic, Bồ Tát đạo, Vi Diệu Pháp, Đại Bát Nhã, Trung Đạo và một số pháp khác,… Cũng vào năm Ngài 15 tuổi, cả người anh trai Kaldhen và bậc Thầy Lopon Tathangpa của Ngài lần lượt qua đời trong vòng năm ngày, bản thân Ngài cũng bị viêm tai rất nặng. Sau khi đã cử hành mọi nghi lễ cần thiết cho hai đám tang, Ngài đã thuyết pháp cộng đồng lần đầu tiên tại Yung. Năm 19 tuổi, Ngài theo học với bậc thầy Kharlungpa ở Saral, người sau đó 3 năm đã chính thức công nhận Ngài là một “đại học giả”. Cũng có một tư liệu mô tả chi tiết cách thức Ngài đã hóa trang khuôn mặt của mình với nhiều màu sắc và trong tư thế vũ điệu một cách huyền diệu, và phương cách mà Ngài truyền pháp đã khiến cho ngay cả trẻ nhỏ cũng hoan hỷ và tán thán. Phẩm vật cúng dường đầu tiên mà Ngài nhận trong buổi lễ truyền pháp là một bát đựng đầy muối mỏ từ một đệ tử tín tâm ở tỉnh Shang. Phụ thân và các anh trai của Đức Tsangpa Gyare cũng trở thành những đệ tử tín tâm của Ngài. Chỉ sau ít lâu, danh tiếng lừng lẫy của Ngài đã truyền khắp thế gian.  Ngài có rất nhiều đệ tử và mỗi buổi thuyết giảng của Ngài thu hút tới hàng ngàn thính chúng tham dự. Sau khi đã trở thành một vị học giả nổi tiếng với sở học uyên thâm Ngài đã quyết định xả ly  nhập thất. Trong thời gian này, Ngài nghe tin đạo sư nổi tiếng Lingchen Repa được thỉnh mời tới Ralung, và Ngài đã tìm đến hạnh ngộ Đức Lingchen Repa. Đức Tsangpa Gyare đã không thụ nhận giáo pháp nào từ Đức Lingchen Repa trong lần hạnh ngộ đầu tiên, song sau khi đàm đạo, Ngài đã có ấn tượng vô cùng sâu sắc về Đức Lingchen Repa. Về sau, Đức Tsangpa Gyare thường nói: “Ta chắc chắn đã thụ nhận được ân phúc gia trì từ Ngài vào lần hạnh ngộ đó”. Đến năm 23 tuổi Ngài muốn đi tìm cầu Bậc đạo sư để thọ nhận các quán đỉnh và các bí mật khẩu truyền cũng như sự hướng đạo tâm linh. Rất nhiều lần các đệ tử đã thỉnh cầu Ngài ở lại, họ nói rằng: “Với sở học của Thầy thì thế gian này có ai sánh bằng. Thỉnh Thầy ở lại  không cần  đi đâu nữa”. Nhưng cho dù họ cầu thỉnh rất nhiều, Ngài vẫn quyết định ra đi cầu đạo. Ngài ra đi có một mình, không có bất kì vị thị giả nào. Hàng ngày đi khất thực, xin ăn nơi này đến nơi kia, lúc thì ngụ dưới gốc cây, khi thì ở nơi hang động vắng vẻ. Và Ngài vẫn tiếp tục đi như thế. Khi đến Lhasa, ngài đã dừng lại tại ngôi chùa Rasa Thrulnang. Trước pho tượng Thích Ca Mâu Ni và Quán Thế Âm Thập Nhất Diện, Ngài đã cầu nguyện tha thiết tìm được bậc Đạo sư chân chính để tu tập giác ngộ cứu độ chúng sinh với mục đích lợi ích sâu rộng cho mình và cho tất cả hữu tình. Sau khi cầu nguyện xong Ngài lại đến một ngôi chùa khác. Ở đây Ngài đã gặp đệ tử của tổ Lingchen – vị đó đã kể cho Ngài về lịch sử nguồn gốc dòng dõi của ngài Lingchen. Nghe xong Ngài sinh tâm hoan hỉ tin kính đến độ toàn thân chấn động, các chân lông rung chuyển, tâm khao khát muốn được diện kiến mà sa nước mắt như người con hướng về người mẹ yêu quý. Tâm Ngài lúc nào cũng chỉ một lòng tha thiết đi tìm tổ Lingchen Repa và hỏi mọi người Ngài Lingchen Repa hiện nay đang trụ ở đâu, mới biết Ngài đang ở Naphu. Và Ngài đã chẳng quản gian khổ ngày đêm lặn lội hướng về Naphu. Trên con đường tầm sư học đạo không chỉ có những chướng ngại do con người mà ngay cả thiên ma cũng tìm cách cản trở. Khi biết tin Ngài đi đến Naphu để đỉnh lễ thượng sư Lingchen Repa, thiên ma đã quan sát biết rõ, nó liền nghĩ, nếu như để người này đến gặp Lingchen Repa tu tập ắt hẳn trở thành một Đại thành tựu giả thì chắc chắn cung điện của ta sẽ bị sụp đổ, không thể để như vậy được, ta phải tìm cách phá bỏ, cản trở bước chân giác ngộ kia. Thế là ngay lập tức Ma ba tuần đã hóa thành một vị tu sĩ đi từ xa tiến bước về phía ngài Tsangpa Gyare. Vị tu sĩ đã hỏi thăm Ngài đi đâu…Nghe xong, vị tu sĩ đó liền bảo: “những lời nói trước kia mà Ngài từng nghe kể về Đạo sư Lingchen chỉ là hư dối, thôi đừng có tin theo một tà sư, đừng có đi. Ông ta chẳng phải là một Đạo sư chân chính đâu.” Vị tu sĩ đã dùng rất nhiều mưu mô khôn ngoan để dụ dỗ nhưng làm sao có thể qua mắt được bậc trí tuệ như Ngài. Nghe xong những lời nói đó, đức Tsangpa Gyare biết ngay là ma giả hình để cản bước giác ngộ. Ngài liền bảo: “Hãy biến đi loài ma quỷ quyệt kia, ta thấy rõ ngươi rồi, chẳng bao giờ ta khuất phục ngươi đâu.” Ngài nói xong ma ba tuần tức lắm nhưng chẳng làm gì được nó liền biến mất. Tâm mong gặp bậc thầy không gián đoạn, niềm tin và sự nỗ lực không lùi bước để tầm sư học đạo đã giúp Ngài vượt qua mọi chông gai thử thách và cuối cùng Ngài đã đạt được mục tiêu của mình là đến được Naphu hạnh ngộ Thượng sư Lingchen Repa và được ngài thu nhận làm đệ tử. Ngài được ban pháp danh Yeshe Dojre và đã thọ nhận Bồ tát giới theo truyền thống trung đạo từ Đại thành tựu giả Lingchen Repa và thọ trọn vẹn bốn quán đỉnh về 13 bộ CHACKASAMBHAVA. Trước khi nhận quán đỉnh, thượng sư Lingchen Repa dạy: Mỗi người hãy trình bày về giấc mộng cho ngài nghe (gọi là pháp TAGON). Đức Sangpa Gyare đã trình bày giấc mơ của mình lên bậc Thượng sư như sau: “Con thấy có rất nhiều người không thể đếm hết, trên tay ai cũng cầm một chén sọ pháp khí. Có một ngọn núi lởm chởm trước mặt cao sừng sững dựng thẳng không một ai có thể leo qua, chỉ riêng có một mình con có thể leo lên được và vượt qua bên kia quả núi. Khi vượt qua đỉnh núi thì bên đó có một sơn động, khi vừa đến đây thì con tỉnh giấc.” Đức Lingchen Repa bảo đó là một giấc mơ rất cát tường, nhưng cần phải làm một torma rồi bỏ ra ngoài và bảo người hộ đàn làm, xong chẳng may vị hộ đàn đó đã quên không làm torma. Chính vì điềm xấu này mà khiến tuổi thọ của đức Pháp vương không được dài. Ngài đã lân mẫn theo học bậc đạo sư của mình đón nhận hết thảy những tinh túy giáo pháp, các quán đỉnh, khẩu truyền bí mật, đặc biệt là giáo pháp cao cấp về tummo (pháp tu nội hỏa siêu việt). Chỉ sau một vài ngày tu tập, Ngài đã có thể khoác một tấm áo bông mỏng trong thời tiết giá lạnh. Ngài tu tập rất tinh tiến đến mức chỉ trong vòng bẩy ngày ngài đã nhanh chóng trực ngộ được bản chất tâm. Trước thành tựu này, Bậc thượng sư của Ngài đã vô cùng hoan hỉ. Vào lúc đó có một vị tên là THRANGPO ZHORARA cung thỉnh đức LINGCHEN và các đệ tử của Ngài đến trụ xứ để thuyết pháp, không may Ngài TSANGPA GYARE đã bị lâm bệnh  đậu mùa rất nặng. Vị sư trụ trì và các đệ tử khác sợ bệnh Ngài sẽ lây sang mọi người nên bạch với đức LINGCHEN để mời Ngài (đức Pháp Vương) sang ở một làng khác, còn thượng sư Lingchen thì ở lại đây. Nhưng với lòng từ bi vô hạn, đức Lingchen đã bảo:“Tất cả các con có thể ở lại đây và thảo luận về giáo pháp, còn ta sẽ đưa Tsangpa Gyare tới Naphu và sẽ tự mình chăm sóc người bệnh”. Đức Tsangpa Gyare đã ở lại chữa bệnh. Chính bậc Thượng sư đã tự tay mình chăm sóc cho đệ tử. Với lòng từ bi vô hạn, bậc Thượng sư đã quan tâm nuôi nấng Ngài suốt thời gian bị bệnh đến khi bệnh gần khỏi thì bậc Thượng sư đã bảo: “Bây giờ con hãy trở về Naphu trước và về đó thì Gompa Rindor sẽ làm thị giả giúp đỡ cho con”. Từ giã bậc thầy, Ngài lên đường trở về Naphu. Về đến Naphu, Gompa Rindor làm thị giả nhưng ông đã không làm tròn bổn phận của mình như lời bậc đạo sư dạy, ngược lại ông đã đối xử với đức Tsangpa Gyare một cách thô lỗ, thường hay sân giận, mắng nhiếc…nhưng đức Tsangpa Gyare vẫn an nhiên tự tại với tất cả hành động lời nói của vị thị giả không một niệm phiền hận, không một lời ca thán. Một thời gian sau bậc Thượng sư trở về thì bệnh của Ngài đã khỏi hoàn toàn, đức Lingchen Repa tiếp tục truyền tiếp các khẩu truyền còn dở dang, nghe xong thì Ngài xin phép Thầy được bế quan nhập thất. Ngài tu tập hoàn thành tất cả thiền định căn bản, chứng đạt được các thần thông vi diệu, có thể đi trên hư không, có thể đi vào mặt trời, chui xuống đất, xuyên qua tường, đi qua vách núi,.. đoạn trừ được các phiền não và đã chứng ngộ. Ngài đã trình bày sự chứng ngộ của mình cho thượng sư nghe. Bậc Thượng sư liền bảo: “Trước đây có thánh giả Milarepa một đời thành Phật thì bây giờ cũng giống như vậy, kỳ lạ thay … tâm đã hoà hợp nhất như không còn phân cách như hư không, con đã chứng ngộ đến mức độ cao cấp …. Và bây giờ hãy tiếp tục nỗ lực sự tinh tấn không dừng để làm sao ngày cũng như đêm tất cả mọi lúc mọi nơi đều an trụ trong trạng thái thiền định bất khả phân….. Với tâm chí thành sùng kính, sau đó Ngài đã cúng dường Đức Lingchen Repa một con tuấn mã để bày tỏ lòng tri ân tới Đức Căn Bản Thượng Sư. Có một lần, trong buổi biện luận Ngài đã thoáng khởi niệm kiêu mạn tự mãn với sở học, sở tu của mình, ngay lập tức Đức Thích Ca Mâu Ni đã hiện thân an trụ giữa hư không. Ngài Tsangpa Gyare đã giắt tạng kinh ở ngang bụng bay lên hư không đến trước Đức Phật. Đức Phật dạy rằng: “Con đừng khởi lòng tự mãn, cái đó chính là một khuyết điểm rất nhỏ nhưng cũng sẽ gây cản trở sự giác ngộ, đó là một chướng ngại mà hành giả phải vượt qua” … Nghe xong Ngài liền bay xuống dưới đất quỳ hướng lên hư không sinh lòng hổ thẹn tự nghĩ sẽ không bao giờ thi triển thần thông, hướng vào tu tập đoạn trừ phiền não. Bấy giờ, đức Phật liền bảo: “Con có thể được phép hỏi ta”, nhưng Ngài liền bạch; “Con là kẻ ngu muội làm sao dám thi hỏi với Ngài”. Phật đáp: “Không sao con cứ hỏi, lúc này ta cho phép”.
“Thế nào được gọi là Pháp thân?”
“Không sinh không diệt, không có chỗ trụ, không phân biệt, không tách rời, thoát khỏi thế giới nhị nguyên.” Nói xong đức Thích Ca liền biến mất. Ngay lúc đó đức Tsangpa Gyare liền thấu hiểu ý chỉ trả lời của đức Thích Ca. Ngài cảm thán hát lên:

“Kính lễ Kim Cương thượng sư
Đi tìm xem có “Tôi” tồn tại
Kẻ du già áo vải Gyare
Khắp vương quốc cất bước du hành,
Mỗi khi nhìn thấy người mắc lỗi,
Chính lỗi mình lại chợt nhận ra
Ác hạnh ấy sao chẳng tận trừ?
Dù đầy rẫy niềm vui thế tục
Quê hương ta – năm độc ngục tù,
Nơi tật đố, chấp trì tăng trưởng
Quê hương ấy sao chẳng xả ly?”

Một hôm, bậc Thượng sư cho phép được quay về nghiên cứu học hỏi, bậc Thượng sư đã bảo rằng: “Ngài hãy trở về Leu Chhung (là quê của Ngài Tsangpa Gyare)”. Nghe xong Ngài suy ngẫm nếu bậc Thầy không hoan hỷ thì việc học hành của ta có ích gì? Tại sao ta lại làm cho bậc Thượng sư phải buồn. Ngay lập tức Ngài liền xin sám hối xin từ bỏ ý định đó. Bậc Thầy liền nói đó là người chân thật thực hành giáo pháp, bậc Thượng sư vô cùng hoan hỷ. Ngài tiếp tục học và nhận các khẩu truyền từ bậc Thượng sư và ở lại bên Thầy hơn 6 năm. Đến năm 28 tuổi, Ngài xin đi nhập thất. Bậc thượng sư dạy hãy ở lại đây chớ có đi. Sau này con hãy vì ta mà trông nom tự viện Naphu. Đức Lingchen Repa đã huyền ký: “Trong tương lai con sẽ kiến lập nên 2 tự viện nổi tiếng là Druk và Ralung.” Sau đó, Ngài lại xin phép Thầy đi đến vùng Lhodrag Kharchhu. Bậc Thượng sư dạy rằng: “Ở Lhodrag Kharchhu có một kho tàng kinh điển ”6 pháp vị bình đẳng” của Naropa cất giữ ở đó chỉ có dòng Truyền thừa của chúng ta mới có, ngoài ra các phái khác đều không có. Giáo pháp này được truyền từ đức Naropa xuống Marpa, Ngài Marpa sau đó truyền cho con trai mình là Tiphusang Ngaga Dongpo, đến lượt mình  lại truyền tiếp xuống Retrungpa. Ngài đã dặn tổ Retrungpa: “ Sáu pháp này chính là cốt tuỷ tinh hoa trong các pháp, Pháp này là tinh tuý nhất quý giá vô cùng ta nay truyền trao cho con sau đó con hãy cất giữ đừng trao cho ai đợi đến ba đời sau sẽ có một vị chân hoá thân của đại thiền trí Naropa. Ngài sẽ là người khai thác tạng kinh đó” (Huyền kí của Ngài Tiphi trong sách Cây tích trượng trang 3 có ghi rõ). Khi Ngài vừa đến Lhodrag Khachhue trong buổi đi khất thực Ngài nghe tin bậc Thượng sư đã nhập Niết Bàn, Ngài đau khổ vô cùng, bậc Thượng sư ra đi như mặt trời mất, thế gian chìm trong tăm tối khổ não. Ngài vội vàng trở lại Naphu để lo việc trà tỳ kim thân của bậc Thượng sư tôn quý, xây dựng bảo tháp để tôn thờ xá lợi và truyền nốt những quán đỉnh đang dở dang cho đại chúng. Sau khi sắp xếp mọi việc ổn định, Ngài lại quay trở lại Lhotrag Kharchhu, có hai người Jargom và Sherye đi cùng nhưng họ đã không chịu nổi những khó khăn nên bạch với Ngài: “Thưa Ngài chúng tôi không chịu nổi xin được trở về”. “Được thôi, các ngươi hãy trở về nơi an vui mà sống còn ta sẽ ở lại đây quyết tâm bế quan trong 3 năm.” Thế là họ đã từ giã và để lại Ngài sống một mình. Lúc đó cuộc sống của Ngài vô cùng khó khăn vất vả, y phục, ẩm thực thiếu thốn mà phải đương đầu với cái lạnh thấu xương tủy của xứ tuyết. Chẳng có bóng ai qua lại duy chỉ có một vị thí chủ tên là Jowo Kungapra cúng dường cho Ngài 3 túi bột nhỏ trong một tháng. Nhưng cho dù vất vả khó khăn đến đâu thì Ngài vẫn cương quyết không một niệm thoái lui. Sau đó Ngài mắc bệnh rất nặng, vô cùng mệt mỏi. Đúng lúc này thì nội chướng ngoại chướng đều tập hợp đến quấy phá. Thiên ma đã dẫn đến cả vạn thiên binh chúng hiện đủ hình dạng khác nhau trông rất kinh sợ, chúng hò hét quát mắng rung chuyển cả trời đất. Ma vương đã xuất hiện với vẻ mặt hung tợn đứng trước mặt Ngài quát mắng: “Hãy nhìn thẳng vào mặt ta đây. Ta là người có sức mạnh uy quyền làm chủ cả 3 cõi thế gian sẽ không có chỗ nào cho ngươi, ta sẽ thiêu đốt thế gian này thành tro bụi”. Ma vương đã nói rất nhiều …..rồi nó lại hô hào ma quân tìm đủ cách tấn công quấy phá một cách kịch liệt giữ dội. Nhưng đức Tsangpa Gyare vẫn an nhiên tự tại chẳng chút sợ hãi, Ngài liền cất tiếng bảo bọn chúng rằng: “Này ma vương, ta đã thấy rõ rồi cho dù mọi âm thanh sắc tướng kinh dị của người vừa làm cũng chẳng làm rung động nổi một lỗ chân lông của ta, mọi việc làm của ngươi cũng vô ích. Thôi hãy đi xa ra đằng kia đừng quấy nhiễu ta”. Dứt lời tất cả ma vương cùng quyến thuộc chúng đều rất ngạc nhiên kinh sợ dáo dác nhìn nhau rồi tan biến mất. Thế rồi một lúc sau, Ngài liền nghe từ xa vọng lại những âm thanh nhẹ nhàng du dương, những mùi thơm kì lạ và từ phía trước đang tiến về một đoàn thiếu nữ lộ trần người xinh đẹp tuyệt trần mang nhiều trang sức châu báu, miệng chúm chím cười khêu gợi dáng dấp e thẹn và cất tiếng thỏ thẻ: “Như trong một hồ sen xanh tốt, Ngài là một cánh sen tươi đẹp chẳng loài hoa nào có thể sánh kịp và nếu Ngài kết duyên cùng em thì thật xứng đôi vừa lứa” ….Ma nữ đã dùng biết bao lời để dụ dỗ khiêu động lòng Ngài, Ngài đã cất tiếng bảo chúng rằng: “Này yêu nữ, những sắc đẹp yêu kiều diễm lệ có khác gì bông hoa ban đầu tươi đẹp nhưng sau sẽ úa tàn, thế gian có cái gì gọi là đẹp. Nhìn sâu vào ta đã thấy rõ mọi khổ đau bên bức bình phong kia. Ta đã thấy rõ được bản chất thật của thế gian là vô thường, vô ngã, khổ và không,…. Các ngươi hãy trở về chỗ ở của mình đừng đem những lời giả dối mà nịnh bợ ta, chỉ uổng công thôi”. Ma nữ nghe xong biết không thể dụ dỗ nổi bậc giải thoát nên đã rút lui. Đức Tsangpa Gyare đã nghĩ về quá khứ về bậc đạo sư của mình…. Ngài đã lập thệ nguyện dù thân này có mất cũng  quyết đạt giác ngộ. Ngài đã cất lên tiếng hát tán thán chư Phật và cầu nguyện đến bậc đạo sư. Rốt cuộc Ngài đã chứng ngộ các quả vị từ thấp đến cao và cho đến quả vị thù thắng nhất. Ngài đã cảm hoá tất cả ma quỷ và trở thành các vị hộ pháp đắc lực cho giáo pháp. Trong thời gian đó có một tu sĩ tên là Geshe Shuwu Nare đã hỏi “Ngài ở trong hang động bịt kín tối om chẳng thấy gì thế thì Ngài chứng ngộ được điều gì?” Ngài liền cất tiếng hát: “Namo Rinpoche! Thấy rõ bản tâm chân thật thì sinh tử niết bàn chỉ là một, tất cả vạn pháp tự tính đều bình đẳng, từ bỏ các việc ác tích tập các việc lành cũng không còn. Đó là những gì mà ta thấy.” Ngài đã ở  Lhorag Kharchhu 3 năm 18 tháng mà không rời khỏi chỗ. Vào một đêm, trong lúc xả thiền, Ngài đã có linh kiến gặp lại đức Lingchen, bậc đạo sư đã khẩu truyền cho Ngài và nói: “Sau này con có thể làm lợi ích chúng sinh và vô số hữu tình”. Bậc đạo sư đã ban bố cho Ngài rất nhiều huấn từ. Lần khác đang ngủ, Ngài mơ thấy một vị mặc đồ trắng tay cầm gậy vải ngũ sắc và hỏi: “Này bậc hành giả, Ngài chính là hoá thân của Naropa chẳng hay không nhớ sao?”, nói xong liền chỉ tay về vách đá đằng kia và nói nơi đó đã cất giữ Sáu pháp bình đẳng của Ngài trước đây, nói xong vị đó liền biến mất. Ngài liền tỉnh giấc và nhập vào đại định quán sát liền thấy rõ tất cả tiền kiếp của mình cũng như những lời tiên tri trước đây của bậc đạo sư. Thế là đấng hộ trì chúng sinh đã đến núi đá và đã khám phá khai thác ra kho tàng kinh điển “Sáu pháp bình đẳng” do tổ Rechungpa thọ nhận từ tổ Tilopa và chôn giấu sau khi từ Ấn Độ trở về. Ngài đã  ở Lhodrag Kharchhu thiền định rất nhiều năm và bây giờ Ngài quyết định trở về Naphu. Ở đây, Ngài đã hoằng dương Phật Pháp làm nhiều công hạnh lợi tha để lợi ích chúng sinh không thể kể xiết. Chính trong thời điểm này, Ngài đã thấy Yeshe Dakini Sengge Dongchen (Khandroma trí tuệ có mặt sư tử) hiện giữa hư không và dạy rằng: “Nay phái Drikung họ đang đi đến khu thánh địa Tsari, hỡi Tsangpa Gyare, như thế chưa phải thời điểm để con lên đường hay sao?” Lời dạy vừa dứt, Đấng hộ trì đã nhập định quan sát và nhớ lại những lời dạy của bậc đạo sư trước đây. Ngay lúc đó đức Lingchen đã xuất hiện và bảo rằng: “Con hãy  đi từ đây  về Đông nam có cung điện của Bản Tôn Chakrasamvara có Khandro Yinyingphu có sự giác ngộ của Lingchen… Đã đến thời điểm con phải đi, đừng ở yên một nơi nữa”. Bầu trời thế gian đang tăm tối khi mặt trời mọc sẽ chiếu sáng khắp muôn nơi. Và  cuộc hành hương triều bái thánh địa Tsari đã bắt đầu như thế. Đoàn hành hương của Ngài Tsangpa Gyayre gồm tất cả 5 người, giữa đường họ gặp phái Drikung và họ đã hỏi nhau rất nhiều vấn đề và quyết định đi cùng nhau. Phái Drikung chuẩn bị hành lý thức ăn rất nhiều, mọi y phục rất sang trọng nên khi họ nhìn thấy đoàn người của đấng Hộ Trì hành lí chẳng có gì y phục thì đơn sơ, mộc mạc họ cũng sinh tâm coi thường. Nhưng đức Tsangpa Gyare vẫn điềm nhiên. Năm chị em Ngài Tsheringma đã hoá thân làm 5 con chim dẫn đường. Đường đi gian khổ vất vả vô cùng, đoàn Drikung đã rút lui quay trở về, còn đoàn Ngài vẫn tiếp tục đi. Đang đi đến nơi nọ bỗng nhiên có một con rùa to lớn bò ngang chặn đường trông rất gớm giếc. Trước dị cảnh đó, trong đoàn có người thiền định về tánh không, có người thiền định về từ tâm. Người khác thì làm Torma khiển trừ chướng ngại, chỉ riêng Đức Tsangpa Gyare với cặp mắt trí tuệ của  mình Ngài biết đó là quỷ hiện hình nên đã lấy tay đập mạnh vào đầu nó. Mọi người can Ngài và xin đừng làm như vậy sẽ có hại cho đời Ngài và tuổi thọ của Ngài, đức Tsangpa Gyere đã trả lời: “Dù ta đánh hay không đánh nó thì tuổi thọ của ta cũng không vượt quá 51”, nói xong Ngài đã nhảy lên giẫm nát con rùa thành cát bụi và tại chỗ này Ngài đã in một bước chân trên đó. Thế là đoàn tiếp tục đi, đã có vô số các Dakini cùng vô số quyến thuộc cung đón đến một dòng nước nhỏ trong mát. Ngài đã tắm rửa và bỏ y cùng cỗ tràng trên bờ, Khandro Senggye Dong đã hoá thành trẻ nhỏ lấy cỗ tràng đem đi. Trên suốt dọc đường đi các Daka và Dakini chư thiên đã hiện ra cung đón cúng dường Ngài rất nhiều, khi đến Tsari cũng vậy chư thiên trỗi nhạc rải hoa cung nghinh bậc giác ngộ và tùy tùng. Nhưng khi Pháp Vương hỏi 2 vị thị giả có thấy gì không họ bảo: “Chúng con chỉ thấy những đàn ong xinh đẹp bay lượn rất nhiều chẳng thấy gì hơn cả.” Ở tại đây Ngài đã thấy rất nhiều cảnh giới Mandala của nhiều Bổn Tôn khác nhau đặc biệt là bảy Chư Phật hiền kiếp xuất hiện các Ngài đồng thanh bảo rằng: “Này con yêu! Đã đến lúc con di chuyển bánh xe pháp lợi ích cho vô lượng chúng sinh”. Ngài đã ở lại đây thiền định trong nhiều tháng. Tại nơi thánh địa siêu việt phi thường này, Đức Tsangpa Gyare đã linh kiến thấy bản tôn Chakrasamvara huyền ký rằng, Ngài sẽ thành tựu ngôi chính đẳng chính giác và là Đức Phật Moëpa trong tương lai. Theo những khai thị bí mật của chư Dakini, Ngài cũng đã khám phá rất nhiều kho tàng giáo pháp tại miền Nam Tây Tạng. Lần thứ 2 Ngài muốn đến Tsari, lại một lần nữa các đệ tử đã cầu thỉnh Ngài đừng đi, nhưng Ngài vẫn quyết định lên đường. Trước khi đi, Ngài dặn các đệ tử: “Sinh  tử là việc lớn phải nỗ lực thực hành giáo pháp để một đời có thể giác ngộ thành Phật…”. Đấng hộ trì đã quyết định thực hiện chuyến hành hương và lần này cũng chỉ có một mình Ngài, trên đường đi Ngài có nhận được một cái mũ của đức Droje Phacmo do vị trưởng dòng phái Drikung dâng cúng. Năm 1194, khi đến chùa của Zhang Rinpoche, Ngài đã thọ giới Sadi và Tỳ kheo với Đấng Hộ trì chúng sinh Zang Youtrakpa và được ban pháp danh là Yeshe Dorje. Tiếp tục sự nghiêp hoằng dương Phật Pháp và đi tìm linh địa nhằm kiến lập tự viện. Dưới sự hướng đạo của bản sư Lingchen Repa và bản tôn của Ngài, Đức Tsangpa Gyare đã kiến lập tự viện Longdol (gần Lhasha), tự viện Shedrub Chokhor Ling tại Ralung gần tỉnh Tsang vào năm 1193. Bản sư Lingchen Repa cũng chỉ dạy Ngài có bổn phận hoằng dương trải rộng giáo pháp. Sau đó vào năm 1206, khi Ngài đang trên đường tới vùng U để kiến lập một trung tâm tự viện lớn, Ngài và chúng đệ tử vừa tới Namgyi–phu thì chứng kiến điềm đại cát tường chín rồng thiêng (tương truyền là các hóa thân của chín Đại Thành Tựu Giả Ấn Độ) cuộn mình từ mặt đất bay vút lên không trung vang vọng những tiếng rồng sấm trong khi mưa hoa từ trên trời rơi xuống. Từ đó, dòng truyền thừa được mệnh danh là Drukpa. Theo tiếng Tạng Druk có nghĩa là “Rồng”. Tự viện Druk Sewa Jangchub Ling hay “Thánh địa của Truyền Thừa Drukpa Tối Thượng” đã được kiến lập tại đây. Trong một khoảng thời gian dài, đây là tự viện chính của Truyền thừa Drukpa, được mệnh danh là tự viện amdruk. Đã có khoảng một ngàn am thất được xây dựng tại đây trong vòng một năm. Các đệ tử đem sự gia trì của Ngài hoằng truyền giáo pháp trải khắp muôn nơi. Ngài Gyalwang Gotsangpa và các đệ tử (1189-1258) truyền pháp ở Miền Tây – Tây Tạng thiết lập nên dòng “Drukpa Thượng”. Ở Miền Đông Tây Tạng, Ngài Gyalwang Lorepa và các đệ tử (1187-1250) thiết lập nên dòng “Drukpa Hạ”. Đấng hộ trì chúng sinh có vô lượng đệ tử, lúc gần nhập niết bàn, Ngài chỉ ở một chỗ không đi bất kỳ một nơi nào. Ngài thường căn dặn các đệ tử có những điều gì nghi ngờ cứ hỏi và nỗ lực thực hành pháp thiền định về Đại Thủ Ấn (Mahamura) và dặn dò rằng nếu như các đệ tử có niềm tin tuyệt đối với bậc Thầy, thì dù bậc Thầy có nhập diệt nhưng nếu đệ tử trí thành cầu nguyện thì bậc Thầy  vẫn luôn hiện diện như trước đây. Ngài nhắc tới việc  thường cầu nguyện đến bậc Đạo Sư của mình, và bậc Đạo sư  vẫn luôn xuất hiện ban gia trì cho Ngài. Vào một buổi sớm mùa xuân năm 1211, khi Đức Tsangpa Gyare đang chuẩn bị cử hành nghi lễ quán đỉnh hàng năm, bỗng xuất hiện rất nhiều điềm bất tường như động đất, hào quang cầu vồng và rất nhiều sao băng trên bầu trời. Lo sợ rằng đây là điềm báo một chướng ngại lớn đối với thọ mạng của Ngài, rất nhiều người đã thỉnh cầu Ngài không tiếp tục ban quán đỉnh. Mặc dù vậy, Ngài vẫn tiếp tục cử hành nghi lễ. Sau khi kết thúc ngày thứ hai của lễ quán đỉnh, Ngài đã dạy: “Thậm chí nếu ba đời chư Phật thị hiện nơi đây thì cũng sẽ không làm gì khác với những gì ta đã làm.” Khi nói điều này, Ngài đã rất hoan hỷ nhưng sang ngày tiếp theo, Ngài đã trở bệnh. Các đệ tử cử hành rất nhiều nghi lễ cầu nguyện với mong muốn sức khỏe của Ngài sẽ sớm bình phục, song Ngài dạy rằng mình sẽ thị hiện viên tịch vào mùa thu năm đó. Sau đó Ngài ban lời di huấn:  “Truyền thừa Drukpa vẫn sẽ phát triển và tăng trưởng rộng khắp. Những ai đã thụ nhận giáo pháp Mahamudra nên thấy tự vừa lòng trong tu tập và có thể luận giải cho người khác. Còn những người khác thì hãy tu tập hồi hướng công đức, cầu nguyện cho đạo sư trong ba năm. Những đệ tử ưu tú nhất của ta hãy bế quan nhập thất thiền định, rồi sau đó sẽ lợi ích cho vô số người khác. Những đệ tử cao cấp thì nên nhận chỉ dạy, hướng đạo cho một hoặc hai đệ tử trong những am thất cô tịch, trong nghĩa địa, nơi thâm sơn cùng cốc. Nếu những ai đau buồn về cái chết của ta mong muốn được nhảy múa thì hãy để cho họ nhảy múa. Nếu những ai đau buồn về cái chết của ta mong muốn được khóc thì hãy để cho họ khóc. Nếu những ai đau buồn về cái chết của ta mong muốn được cầu nguyện hãy để cho họ cầu nguyện. Bởi vì, từ bi và trí tuệ là những chất liệu cho sự thực hành của ta trong đời này cho nên sẽ cũng là như vậy trong những đời kế tiếp. Các con hãy nhất tâm tinh tiến tu tập. Chủ yếu là hãy nỗ lực thực hành Guru Yoga. Nếu còn những điều gì chưa thông tỏ thì các con sẽ được giải đáp trong những giấc mộng. Nếu các con có lòng chí thành và cầu nguyện tới ta thì sự ban phước sẽ tăng trưởng rất nhiều”. Hướng về phía người cháu của mình là Onre Darma Sengye, Ngài nói: “Sau khi ta viên tịch, hãy trụ trì hai tự viện Namdruk và Ralung. Con phải tinh tiến tu tập trong ba năm để hồi hướng cầu nguyện cho đạo sư của con. Sau đó, hãy xây một tòa tháp và tòa tháp đó sẽ trở thành một bảo tháp có vô số cửa”. Ngài cũng huyền ký với Darma Sengye là: Sau khi ta nhập diệt, chín Nhiếp chính vương nắm giữ dòng truyền thừa có pháp danh “Sengey” sẽ thay nhau kế tiếp ta hoằng dương chính Pháp lợi ích cho vô lượng quần sinh. Tiếp đến là 3 vị hóa thân – chủ của Ba Bộ (Mạn thù sư lợi, Quan thế âm và Kim cương thủ). Sau đó ta sẽ hóa thân trở lại thế giới này”. Sau lời di giáo, Ngài tới tự viện Yangon và an nhiên thị tịch vào ngày 25 tháng mùa thu thứ 3 (tháng 10 – tháng 11) năm Tân Mùi (1211). Vào lễ trà tỳ, bảo cái, cầu vồng xuất hiện phía trên tự viện và mưa hoa rơi xuống. Khi đấng hộ trì chúng sinh nhập diệt như mặt trời lặn, củi hết lửa, chúng sinh chìm trong tăm tối, thế gian trống rỗng …. Tiếng kêu trấn động 33 tầng trời, tất cả thiên chúng đều buồn khổ, chủ của 33 tầng trời dắt tuỳ tùng ở giữa hư không cúng dường thiên y, các thứ hoa báu âm nhạc, đồ hương vô lượng vô biên chẳng thể kể xiết.. . Các đệ tử cùng hội chúng lập đàn cầu nguyện suốt 18 ngày… Sau đó, họ làm một ngôi nhà trang trí cờ hoa lọng phướn, trang nghiêm vô cùng để làm lễ trà tỳ kim thân Ngài. Các chư thiên mang lửa xuống để làm lễ trà tỳ nhưng không cháy nổi, cuối cùng từ kim thân của Ngài phóng ra ngọn lửa Tam Muội to lớn tỏa sáng khắp 10 phương thấu đến cả địa ngục. Sau đó, ánh sáng lại thu vào nhập vào thân Ngài rồi từ rốn Ngài phóng ra một ngọn lửa tự lan trà tỳ thân Ngài. Sau lễ trà tỳ đã thu lượm vô số xá lợi. 

Ảnh

Tim, lưỡi và mắt của Ngài vẫn còn nguyên vẹn. Đầu cốt của Ngài xuất hiện thánh tượng Bồ Tát Quan Thế Âm, Bồ Tát Văn Thù và Bồ Tát Kim Cương Thủ; 21 đốt sống lưng của Ngài chuyển thành 21 thánh tượng nhỏ của Đức Quan Thế Âm. Hầu hết trong số đó vẫn được bảo tồn cất giữ trong bảo tháp tại tự viện Ralung. Trong khi không hiện thân ở cõi này, Ngài an trụ tại cõi Abhirati Đại An Lạc, cảnh giới Tịnh Độ của Phật A Súc Bệ. Ngài thành tựu đại tịnh hóa trong đức tướng Đại Bồ Tát Tịnh Quang tại cõi tịnh này. Trong khoảng thời gian trước khi Ngài hóa thân trở lại thế giới này, chín vị hóa thân mang pháp danh “Sengey” nghĩa là Sư tử và Chủ của Ba Bộ đản sinh trong cùng một dòng họ thuộc bộ tộc Gya. Các ngài kế tiếp nhau nắm giữ Truyền thừa ở tự viện Ralung. Tuy nhiên tất cả đều không phải là hóa thân của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa. Với những thành tựu tâm linh đã chứng đạt, Đức Tsangpa Gyare trở nên nổi tiếng là Druk Thamchay Khyenpa hay “Bậc Thiên Long Chí Tôn Toàn Giác” và được tôn xưng là Je Drukpa (tiếng Tạng nghĩa là Bậc Thầy Thiên Long Chí Tôn) hay The Drukchen (Bậc Thiên Long Chí Tôn). Tuy nhiên, pháp danh tôn xứng nhất của bậc thượng sư giác ngộ này cũng như những hóa thân đời sau của Ngài là Gyalwang Drukpa, trong đó Gyalwang có nghĩa là “Vị Vua của các Đấng Chiến Thắng”. Ngài là một đạo sư trứ danh và mỗi khi Ngài truyền pháp có tới hơn 50.000 người tham dự. Theo điển tích ghi lại, Ngài có tới 88.000 đệ tử, trong số đó 28.000 là hành giả Yogi giác ngộ. Dòng truyền thừa của Ngài lừng danh bởi sự thanh tịnh, giản dị, tính chân tu khổ hạnh của các đệ tử cùng những pháp truyền thừa tu trì thâm diệu. Ngài đã trước tác cuốn luận giảng nổi tiếng Tantra of Chakrasamvara và hoằng truyền giáo pháp rộng khắp cho đến tận ngày nay vì lợi ích của hết thảy hữu tình chúng sinh.

 

Ảnh

 

 

 

Nguồn: http://www.drukpavietnam.org

.

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state