Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Hiện Quang (現光, ? – 1221[1])- Thiền sư Việt Nam
Hiện Quang (現光, ? – 1221[1]), là một thiền sư thuộc đời thứ 14 phái thiền Vô Ngôn Thông, và là vị tổ khai sơn [2] phái thiền Trúc Lâm Yên Tử trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Thiền sư Hiện Quang, tên tục là Lê Thuần, sinh trưởng ở kinh đô Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Sách Thiền uyển tập anh cho biết ông có dáng mạo thanh tú, giọng nói êm nhẹ, sống tự lập từ thuở nhỏ, và từng trải qua nhiều khốn khó.
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:473

Các tên gọi khác

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nam
Religion : Group
blood : B+
Hiện Quang (現光, ? – 1221[1])- Thiền sư Việt Nam

Hiện Quang

 

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thiền sư
Hiện Quang
現光
Tôn giáo Phật giáo
Thiền phái Vô Ngôn Thông(đời 14)
Chùa chùa Lục Tổ
Pháp danh Hiện Quang
Cá nhân
Sinh Lê Thuần
không rõ
kinh đô Thăng Long
Mất 1221
núi Yên Tử
Sự nghiệp tôn giáo
Xuất gia 11 tuổi (chùa Lục Tổ)
Thầy Thường Chiếu, Trí Không, Pháp Giới
Một phần của loạt bài về
Thiền sư Việt Nam
Ensō

Sơ khai[hiện]

Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi[hiện]

Thiền phái Vô Ngôn Thông[hiện]

Thiền phái Thảo Đường[hiện]

Thiền phái Trúc Lâm[hiện]

Lâm Tế tông[hiện]

Tào Động tông[hiện]

 Cổng thông tin Phật giáo

Hiện Quang (現光, ? – 1221[1]), là một thiền sư thuộc đời thứ 14 phái thiền Vô Ngôn Thông, và là vị tổ khai sơn [2] phái thiền Trúc Lâm Yên Tử trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Thân thế và hành trạng[sửa | sửa mã nguồn]

Thiền sư Hiện Quang, tên tục là Lê Thuần, sinh trưởng ở kinh đô Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Sách Thiền uyển tập anh cho biết ông có dáng mạo thanh tú, giọng nói êm nhẹ, sống tự lập từ thuở nhỏ, và từng trải qua nhiều khốn khó.

Trên đường tu khổ hạnh[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 11 tuổi, Lê Thuần được thiền sư Thường Chiếu ở chùa Lục Tổ (Ninh Bình ngày nay) nhận nuôi dạy làm đệ tử, và đặt pháp danh là Hiện Quang. Năm Quý Hợi (1203), thiền sư Thường Chiếu viên tịch. Khi ấy Hiện Quang mới có 21 tuổi, chưa thọ tỳ kheo giới và chưa hiểu gì về yếu chỉ của Thiền tông. Thấy sức học của mình về thiền còn kém cỏi quá, sư Hiện Quang tự than rằng: Ta cũng như đứa con của đại phú gia, khi cha mẹ còn sống thì không biết nhà đầy châu báu, khi cha mẹ chết thì trở nên bần cùng nghèo khổ[3].

Sau đó, sư Hiện Quang đi tìm thầy để trao dồi thêm. Một hôm tại chùa Thánh Quả, nghe được một câu nói thiền sư Trí Không, tâm tư Hiện Quang bỗng khai sáng, bèn thờ vị này làm thầy. Tu học với thiền sư Trí Không được một thời gian, sau vì tiếp xúc và nhận phẩm vật cúng dường của công chúa Hoa Dương mà sư Hiện Quang bị người đời đàm tiếu. Tự nghĩ: Phàm cùng thế tục tới lui, ắt chẳng khỏi bị hủy nhục. Lẽ nào ta cũng phải chịu như thế?...Sao không mau tỉnh ngộ, lấy nhẫn nhục làm giáp trụ, lấy tinh tấn làm giáo mác, thì lấy gì để đánh ma quân, phá phiền não để cầu đạt tới Vô thượng bồ đề? [3]

Nghĩ vậy, sư Hiện Quang liền bỏ lên núi Uyên Trừng (Nghệ An), theo học và thọ giới tỳ kheo với thiền sư Pháp Giới. Một hôm, có một người hầu mang gạo của chủ lên cúng chùa, lỡ tay làm đổ xuống đất. Lo sợ, người ấy hốt vội hốt vàng số gạo lẫn đất kia. Vô tình thiền sư Hiện Quang thấy được, tự hối rằng: Ta sống không làm lợi ích gì cho ai, luống nhọc người cung đốn, đến phải như thế. Từ đó, thiền sư Hiện Quang bắt đầu ăn rau mặc lá, không dùng cơm nữa. Trải qua mười năm như thế [4]

Chùa Hoa Yên

Khi đã có tuổi, thiền sư Hiện Quang vào sâu trong núi Yên Tử (Quảng Ninh) kết cỏ làm am tranh mà ở. Sư được cho là vị khai sơn chùa Hoa Yên núi Yên Tử.[3][5] Nghe đức vọng của thiền sư, vua Lý Huệ Tông đã vài lần cho sứ giả đưa lễ vật đến mời về kinh, nhưng lần nào sư cũng lánh mặt, quyết không xuống núi, chỉ nhờ người ra nhắn gửi với vua rằng:

Bần đạo sinh trên đất của vua, ăn lộc của vua, ở trong núi thờ Phật đã lâu năm, mà công đức chưa thành tựu, tự lấy làm hổ thẹn. Nay nếu bảo về yết kiến vua, thì chẳng có ích gì cho việc trị an, lại còn bị chúng sinh bài bán. Huống chi ngày nay Phật pháp đang hưng thịnh, những bậc thầy mẫu mực trong bản đạo đã có đủ nơi điện các. Vậy xin bệ hạ đoái lượng cho kẻ mặc chiếc cà sa thô lạnh này được nương thân trong chốn núi rừng hành đạo, khỏi phải đến chốn kinh đô[3].

Sau, có một thầy tăng đến hỏi:

Từ khi đến núi này, hòa thượng làm những việc gì?

Thiền sư Hiện Quang đáp:

Ná dĩ Hứa Do đức
Hà tri thế kỷ xuân
Vô vi cư khoáng dã
Tiêu đạo tự tại nhân.

Nghĩa là:

Theo Hứa Do[6] vào để truyền ngôi tu đức
Nào hay đã mấy xuân?
Vô vi trong cõi rộng
Tiêu dao một tấm thân.

Viên tịch[sửa | sửa mã nguồn]

Toàn cảnh núi Yên Tử, nơi Thiền sư Hiện Quang ẩn tu và viên tịch

Mùa xuân năm Tân Tỵ niên hiệu Kiến Gia thứ 11 (1221) đời vua Lý Chiêu Hoàng, trước khi viên tịch, sư nghiêm trang ngồi trên tảng đá, đọc bài kệ sau:

Huyền pháp giai thị huyễn
Huyễn tu giai thị huyễn
Nhị huyễn giai bất tức
Tức thị trừ chư huyễn.
Nghĩa là:
Huyễn pháp đều là huyễn
Huyễn tu đều là huyễn
Hai huyễn đều xa lìa
Tức là trừ các huyễn

Nói xong, thiền sư an nhiên mà hóa. Đệ tử là Đạo Viên[7] làm lễ táng thiền sư Hiện Quang trong hang núi Yên Tử[8].

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Năm mất của thiền sư Hiện Quang chép theo bản dịch Thiền Uyển Tập Anh. Có sách ghi thiền sư mất năm Tân Tỵ nhưng lại chua là 1220. Xét ra năm này phải là năm 1221 mới đúng.
  2. ^ Theo TT. Thích Minh Tuệ (tr. 276), GS. Nguyễn Lang (tr.246).
  3. a b c d Quảng Đức. “Vị tổ khai sơn phái Yên Tử: Hiện Quang thiền sư (mất 1220)”. GS. Nguyễn Lang (Thích Nhất Hạnh), Việt Nam Phật giáo sử luận (Tập 1, chương IX: "Nền tảng của phật giáo đời Trần: thiền phái Yên Tử"), tr.247. TỔ KHAI SƠN PHÁI YÊN TỬ: HIỆN QUANG THIỀN SƯ (mất 1220) Bản gốc Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2011. Chú thích có tham số trống không rõ: |accessmonthday= (trợ giúp)
  4. ^ HT Thích Thanh Từ (tr. 214) và TT. Thích Minh Tuệ (tr. 275).
  5. ^ Chùa lúc đầu được đặt tên là Vân Yên, sau do Lê Thánh Tông lên chùa thấy cảnh hoa nở đầy sân nên đổi tên thành Hoa Yên. Võ Văn Tường. “Non thiêng Yên Tử - Danh thắng Yên Tử với hai kỷ lục Phật giáo Việt Nam”Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2012. Chú thích có tham số trống không rõ: |accessmonthday= (trợ giúp)
  6. ^ Theo truyền thuyết, Hứa Do và Sào Phủ là hai nhân vật này sống đời vua Nghiêu trong lịch sử Trung Quốc. Nghe tiếng là người hiền, vua Nghiêu muốn nhường ngôi cho Hứa Do, nhưng ông từ chối. Sau câu chuyện này trở thành một điển cố về lòng trong sạch và tính ẩn dật. Xem thêm tích Sào Phủ Hứa Do
  7. ^ Đạo Viên còn có pháp danh là Viên Chứng, sau trở thành Trúc Lâm quốc sư đời Trần (theo GS. Nguyễn Lang (tr. 249) và TT. Thích Minh Tuệ (tr. 277).
  8. ^ Phần hành trạng căn cứ theo Việt Nam Phật giáo sử luận (Tập 1), Thiền uyển tập anh, đồng thời có tham khảo thêm ở các sách khác.

Sách tham khảo chính[sửa | sửa mã nguồn]

.

312. Thiền Sư Hiện Quang (? - 1221) (Đời thứ 14, Thiền Phái Vô Ngôn Thông, đời Vua Lý Huệ Tông) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 (quangduc.com)

thich nguyen tang (1)


Nam Mô A Di Đà Phật

 

 

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay Thứ Năm 18/11/2021 (14/10/Tân Sửu)chúng con được học về  Thiền Sư Hiện Quang (?-1221), đời thứ 14, Thiền Phái Vô Ngôn Thông. Sư phụ dựa theo tài liệu gốc Thiền Sư Việt Nam do HT Thích Thanh Từ biên soạn và ấn hành tại VN vào năm 1972. Pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 312 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020).

 

 

Sư tên Lê Thuần, quê ở thành Thăng Long, tiếng nói êm ái, dung mạo xinh đẹp, mồ côi từ thuở nhỏ, nếm đủ mùi gian nan. Năm mười một tuổi được Thiền sư Thường Chiếu đem về nuôi và nhận làm học trò. Sư tư chất rất thông minh, mỗi ngày đọc hàng vạn chữ. Không đầy mười năm, Sư thông suốt Tam học. Nhưng về tông chỉ của Thiền môn, Sư chưa kịp suy cứu thì Thiền sư Thường Chiếu đã qui tịch. Về sau, mỗi khi biện luận với ai đến chỗ thâm yếu, bị bắt bẻ, Sư trả lời không được, Sư hối hận tự than:

- Ta cũng như con nhà giàu to, lúc cha mẹ còn sống, chỉ biết ăn chơi lơ đễnh, đến khi cha mẹ mất đi, thành ra mờ mờ mịt mịt, chẳng biết của cải nhà mình để đâu, rốt cuộc chỉ là kẻ nghèo thiếu.

 

Sư Phụ giải thích:

 

- Ngài Hiện Quang, mồ côi từ thuở nhỏ, được thiền sư Thường Chiếu nhận làm con nuôi. Ngài có thiện căn được  dung mạo xinh đẹp, tiếng nói êm ái, trí tuệ sáng suốt. Trong mười năm, Ngài thông suốt tam học, giới định tuệ nhưng chưa lảnh ngộ yếu chỉ. 

 

- Khi Thiền Sư Thường Chiếu viên tịch, Ngài bơ vơ vì chưa nhận ra chân tâm của chính mình.

Sư Phụ kể trường hợp của Ngài giống như Ngài A Nan lúc Đức Thế Tôn nhập diệt, Ngài A Nan chưa đắc quả A Là Hán.

Khi Ngài Đại Ca Diếp triệu tập 500 vị A La Hán để kết tập kinh điển, chỉ có 499 vị đắc quả A La Hán, Ngài A Nan vì chưa đắc quả nên phải ra về.

Ngài Kiều Phạm Ba Đề tuy đã đắc quả A La Hán nhưng Đức Thế Tôn bẳt phải lánh mặt trên cung trời Đao Lợi.

 

Ngài A Nan trở về hang đá trong núi Linh Thứu quán chiếu, đến nửa đêm, Ngài vừa nghiêng mình để nằm nghỉ thì chứng quả A La Hán rất đặc biệt không có trong bốn hạnh oai nghi, nằm ngồi đứng và đi.Ngài được vào đại hội dự kết tập kinh điển.

 

- Ngài Hiện Quang lúc Sư Phụ Thường Chiếu còn sinh thời, Ngài đắm nhiểm trong văn ngôn kinh pháp, không liên quan đến chuyện ngộ đạo. Kính điển chỉ là phương tiện, không là cứu cánh.

 

 

 

Từ đó Sư dạo khắp tùng lâm, tham tầm thiện tri thức. Đến chùa Thánh Quả gặp Thiền Sư Trí Thông nói cho một câu, Sư liền phát minh tâm địa, bèn ở lại đây hầu hạ.

Sau vì nhận món đồ của bà Công chúa Hoa Dương, mà tiếng ong ve nổi lên vang dậy. Sư nghe rồi tự nghĩ:

- Phàm cùng người thế tục tới lui, ắt chẳng khỏi bị hủy nhục. Xét lại ta phải chịu như thế sao? Bồ-tát đối với Phật pháp hoặc rộng hoặc lược, là kẻ sĩ trung dung vô lượng, mà vẫn còn buồn khóc thay! Nếu không tỉnh giác mạnh mẽ, lấy nhẫn nhục làm áo giáp, lấy tinh tấn làm binh khí, thì lấy gì để đánh ma quân, dẹp phiền não, cầu được Vô thượng Bồ-đề?

Rồi Sư vào thẳng trong núi Uyên Trừng, phủ Nghệ An theo Thiền sư Pháp Giới thọ Cụ túc.

 

Sư Phụ giải thích:

 

- Thiền Sư Hiện Quang chưa thọ giới tỳ kheo. Sau khi bị phao tin đồn, Ngài vào núi ẩn tu và lập nguyện:

*Chánh niệm và tỉnh giác ngay trong giờ phút hiện tại.

*Nhẫn nhục, điềm tỉnh, luôn giữ thân, khẩu và ý không vội vã phán quyết để sân tức, đáp trả

*Tinh tấn là áo giáp chống sự tham ái, luôn cố gắng không ngừng nghỉ, nổ lực để đạt tới giác ngộ và giải thoát cho chính tự thân.

Chánh niệm, nhẫn nhục, tinh tấn là kim chỉ dẫn đường lo lộ trình tu tập của thiền sư Hiện Quang.

*Tôn Chỉ: Chánh niệm, tỉnh giác mà thiền sư Hiện Quang đưa vào lộ trình tu tập cũng là cốt tủy của Phật Giáo mà thế giới phương Tây hiện đang hướng tới, đó là ánh sáng cuối đường hầm của thế giới văn minh hiện đại như lời của Triết gia người Đức Friedrich Nietzsche (1844-1900): “Phật giáo là tôn giáo dành cho sự kết thúc và mệt mỏi của nền văn minh”.

*Đạo Phật là đạo tỉnh thức, mọi thứ đã sẳn có, chỉ cần quay về, soi chiếu nội tâm và tỉnh thức thôi, hành giả không cần phải thêm bất cứ thứ gì nữa. Càng tu theo Đạo Phật là càng bớt, càng giảm, càng buông xuống để thân tâm được nhẹ nhàng, thong dong tự tại, đây là chìa khoá vàng cho an lạc và hạnh phúc.
 

*Sư ông Nhất Hạnh hướng dẫn Thiền Chánh Niệm cho thế giới Phương tây, chánh niệm bằng cách theo dõi hơi thở ngay tại đây và bây giờ. Sư ông Nhất Hạnh có công dịch và truyền bá lại bản kinh quán niệm 16 hơi thở do Đức Thế Tôn dạy 26 thế kỷ trước, đây là bản kinh cốt tủy của thiền tập. (mời xem bản kinh này)
 

*Hoà Thượng Thanh Từ truyền bá pháp môn thiền tri vọng, biết vọng tưởng điên đảo không theo, không theo vọng tức là hành giả không tạo nghiệp sanh tử, không có nghiệp sanh tử thì không bị luân hồi tái sanh, giác ngộ giải thoát ngay tại đây, bây giờ và mãi về sau.

 

Một hôm, Sư thấy Thị giả bưng cơm, sẩy tay làm rơi xuống đất, sợ quá Thị giả lấy tay hốt cơm vẫn còn lộn đất. Sư tự hối nói:

- Ta sống không làm lợi ích gì cho ai, luống nhọc người cung cấp, đến phải như thế.

Từ đây Sư mặc bằng lá cây, ăn các thứ trái lượm được, không dùng cơm nữa. Trải qua mười năm như thế.



Sư Phụ giải thích:

Sau khi Sư thấy đệ tử thị giả bưng cơm ra Tịnh Thất nhưng làm đổ cơm xuống đất, thị giả hốt cơm vào chén. Sư dùng cơm và thấy có đất cát. Sư cảm thấy vì bản thân mình mà làm cho người khác khổ nên ngài phát nguyện không ăn cơm nữa, chỉ ăn trái cây lượm được, mặc bằng lá cây, trải qua mười năm như vậy. Sư phụ kể chuyện Hòa Thượng Quảng Khâm ở Đài Loan cũng giống Thiền Sư Hiền Quang năm xưa, từ năm 40 tuổi đến khi HT viên tịch 95 tuổi ngài phát nguyện không ăn cơm mà chỉ trái cây.

 

 

Sau vì muốn tìm chỗ riêng để an dưỡng tuổi già, Sư vào sâu trong núi Yên Tử, kết cỏ làm am mà ở. Mỗi khi đi kinh hành dưới rừng, Sư dùng gậy quảy một túi vải, ngồi nằm chỗ nào các loài dã thú trông thấy đều nép phục.
 

Vua Lý Huệ Tông kính trọng đạo đức của Sư sắp bày đủ lễ đón tiếp. Sư ẩn tránh, sai Thị giả đáp lời sứ rằng:

- Bần đạo sống nhờ đất vua, ăn lộc của vua, được xuất gia thờ Phật, đã trải nhiều năm, công đức chưa thuần thục, thật lấy làm hổ thẹn. Nếu bảo ra yết kiến vua, chẳng những không bổ ích về việc trị dân, lại chuốc lấy sự chê bai của chúng sanh. Huống là, hiện nay Phật pháp thạnh hành, những bậc thầy mẫu mực trong đạo đã tụ họp về cấm túc uy nghi trong điện các. Xét lại phận hèn quê mùa này, một lá y nương trong núi hành đạo, đâu dám đến nơi ấy.

Từ đó, Sư quyết định không xuống núi.

 

Sư Phụ giải thích:

Sư sống cuộc đời khiêm hạ. Vua Lý Huệ Tông trọng đạo đức của Sư và sắp bày lễ vật đón tiếp Sư. Sư quyết định không xuống núi, viện lẽ là trong điện các đã có những bậc thầy mẫu mực.

 

 

Có vị Tăng hỏi:

- Hòa thượng từ ngày ở núi này đến giờ làm việc gì?

Sư đáp bài kệ:

Hứa Do tập theo đức,
Nào biết đời mấy xuân,
Vô vi sống đồng rộng,
Người tự tại thong dong
.

(Na dĩ Hứa Do đức,
Hà tri thế kỷ xuân.
Vô vi cư khoáng dã,
Tiêu diêu tự tại nhân.)

 

Sư Phụ giải thích:

 

Một vị Tăng hỏi Thiền Sư Hiện Quang: "Ngài ở trên núi làm gì ?"; Ngài dẫn sự tích về Hứa Do năm xưa để giải đáp. Sư phụ giải thích: Hứa Do nổi tiếng là một ẩn sĩ, một người hiền đức, vua Nghiêu nghe danh nên tìm đến mời về kinh đô để làm vua, nhưng Hứa Do từ chối, rồi ra suối rửa tai. Lúc đó, Sào Phủ, cũng là một ẩn sĩ nổi tiếng, dẫn trâu tới suối uống nước, thấy Hứa Do rửa tai, bèn hỏi tại sao.

Hứa Do trả lời:”Đế Nghiêu mời tôi về kinh làm vua, tôi nghe tiếng danh lợi nên sợ bẩn lỗ tai nên phải rửa cho sạch”.

Sào Phủ dắt trâu lên trên giòng nước cho uống.
 

Hứa Do hỏi tại sao, Sào Phủ đáp:”Anh rửa tai xuống đó tôi sợ trâu tôi uống nhầm nước bẩn tội nghiệp cho con trâu của tôi”. Sào Phủ còn nói nhỏ để nhắc khéo Hứa Do rằng:”Mai này, anh đi đâu vẫn cho người ta biết là vua Nghiên muốn nhường ngôi vua cho anh, ấy là tại bụng anh vẫn còn thích danh  lợi đấy”

 

Thiền Sư nhắc lại điển cố Hứa Do để trả lời cho người đời biết, người tu hành, nên ẩn tích mai danh nơi hoang vắng, để tránh xa cạm bẩy của lợi danh,  thì hành trình  tu mới  đạt tới giác ngộ và giải thoát.

 

 

Đến mùa Xuân năm Tân Tỵ, niên hiệu Kiến Gia thứ mười một (1221) đời Lý Huệ Tông, trước khi thị tịch, Sư ngồi ngay thẳng trên gộp đá nói kệ:

Pháp huyễn đều là huyễn,
Tu huyễn đều là huyễn,
Hai huyễn đều chẳng nhận,
Tức là trừ các huyễn.

(Huyễn pháp giai thị huyễn,
Huyễn tu giai thị huyễn,
Nhị huyễn giai bất tức,
Tức thị trừ chư huyễn.)

Nói kệ xong, Sư an nhiên mà hóa. Môn nhân là Đạo Viên sắm đủ lễ táng Sư trong hang núi.

 

Sư Phụ giải thích:

- pháp huyễn, tu huyễn đều là huyễn thì không thể nhận được.

- trong kinh Viên Giác, Đức Thế Tôn  dạy:  "Nhất thiết tu đa la giáo như tiêu nguyệt chỉ". Có nghĩa là tất những kinh tạng của Như Lai nói cũng ví như ngón tay chỉ mặt trăng”. Kinh điển là phương tiện, là pháp giống như ngón tay chỉ mặt trăng, nương theo ngón tay để thấy mặt trăng. Ngón tay là pháp môn, mặt trăng ví như điểm đến rốt ráo giải thoát giác ngộ, nhờ nương theo ngón tay mới thấy mặt trăng, thấy mặt trăng rồi thì không cần nhìn ngón tay nữa.

Trong Kim Cang Phật cũng dạy: “ Nhữ đẳng Tỳ-kheo tri ngã thuyết pháp như phiệt dụ giả, pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp”. Có nghĩa là : “Này các Tỳ-kheo, các con nên biết, Như Lai nói pháp ví dụ như chiếc bè, pháp còn nên bỏ, huống là phi pháp”. Rõ ràng kinh sách chỉ là phương tiện để giúp hành giả từ bến mê qua bờ giác.

 

Cuối bài giảng, Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Hiện Quang  do Thượng Tọa Chúc Hiền sáng tán cúng dường Ngài:

 

 

Nghi dung đĩnh ngộ giọng thanh trong
Thuở nhỏ mồ côi nếm khó khăn
Thường Chiếu ân sư nuôi dưỡng dạy
Hiện Quang đệ tử lễ thân gần
Thông minh học rộng thông tam học
Mẫn Tiệp nghe nhiều tỏ tứ ân
Học đạo tham phương tường yếu chỉ
Hành thiền kham nhẫn sáng thiền tăng

Thiền tăng quyết chí ngộ chơn tâm
Rủ sạch trần ai hướng đạo chân
Ngoài quán duyên sanh lìa đắm trước
Trong nhìn thật tướng gắng tinh cần
Từ bi dẫn dắt người mê muội
Hỷ xả đỡ nâng kẻ lỗi lầm
Khắc kỷ trang nghiêm gìn đức hạnh
Gương thiền soi sáng cõi thiên nhân

 

 

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng về Thiền Sư Hiện Quang, người thiếp lập nền tảng vững chắc cho thiền phái Trúc Lâm Yên Tử sau này. Chúng con cảm tạ Sư đã thiết lập đạo lộ tu tập với 3 tiểu chuẩn: Chánh niệm, nhẫn nhục và tinh tấn, để hàng đệ tử chúng con hôm nay nương vào tu tập để đạt đến cứu cánh Niết Bàn.

 

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm

(Montréal, Canada).

 

 


312_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Hien Quang

Thiền Sư Hiện Quang (? - 1221)
(Đời thứ 14, Thiền Phái Vô Ngôn Thông, đời Vua Lý Huệ Tông)

Đây là Thời Pháp Thoại thứ 312 của TT Nguyên Tạng.


 

 Kính đa tạ Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng , thật là một đại duyên được nghe xuyên suốt các vị Tổ Sư Thiền đi theo thế hệ truyền thừa của mỗi dòng phái, mỗi Tông môn để dần dần lãnh hội biết bao nhiêu trải nghiệm của tiền nhân được Giảng Sư giải thích đến chỗ tột cùng thâm thuý, đó là trường hợp Thiền Sư Thường Chiếu và dưỡng tử Hiện Quang và cuối cùng là Quốc Sư Phù Vân ( đệ tử nối pháp của Ngài Hiện Quang pháp hiệu là Đạo Viên ) đã lập nên một trang sử mới của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử cách đây (800 năm kể từ ngày thị tịch của Thiền sư Hiện Quang 1221) !

Qua hành trạng của Thiền Sư Hiện Quang , người nối tiếp Thiền Sư Thường Chiếu vị danh tăng đã , là nhân tố đầu tiên đóng góp tạo nên sự thống nhất các thiền phái, đưa đến sự phát triển lớn của Thiền phái Yên Tử của nền Phật giáo thống nhất đời Trần

Kính tán dương bài pháp thoại quá tuyệt vời sâu sắc và kính xin được lạm bàn về lời thệ phát ba đại nguyện cùng hạnh ẩn tu ,của Thiền Sư Hiện Quang quyết xa lìa danh lợi để cuối cùng triệt ngộ kinh Kim Cang Bát Nhã, Viên Giác, sau khi đã thông suốt Tam Học ( Giới Định Tuệ ) nhiều năm về trước khi ...còn là sa di .
 

(Sau vì nhận món đồ của bà Công chúa Hoa Dương, mà tiếng ong ve nổi lên vang dậy. Sư nghe rồi tự nghĩ:

- Phàm cùng người thế tục tới lui, ắt chẳng khỏi bị hủy nhục. Xé"t lại ta phải chịu như thế sao? Bồ-tát đối với Phật pháp hoặc rộng hoặc lược, là kẻ sĩ trung dung vô lượng, mà vẫn còn buồn khóc thay! Nếu không tỉnh giác mạnh mẽ, lấy nhẫn nhục làm áo giáp, lấy tinh tấn làm binh khí, thì lấy gì để đánh ma quân, dẹp phiền não, cầu được Vô thượng Bồ-đề?

Kính mời cùng đàm luận về Giới Định Tuệ

Tam học (tiếng Trung: 三學; sa. triśikṣā, pi. tisso-sikkhā) chỉ ba môn học của người theo đạo Phật:

  1. Giới học (sa. adhiśīlaśikṣā);
  2. Định học (sa. adhicitta-śikṣā)
  3. Huệ học (sa. adhiprajñā-śikṣā), cả ba thường được gọi chung là Giới, Định (hoặc Thiền), Huệ (Bát-nhã).

Giới (sa. śīla, pi. sīla) được hiểu chung là tránh các nghiệp ác. Định (sa. samādhi), là thiền định, nhưng cũng là sự chú tâm, sự tỉnh giác trong mọi hành động và Huệ (sa. prajñā, pi. paññā) là sự phát triển tâm Bát-nhã để ngộ được những sự thật cao nhất. Ba phép tu hành này phụ thuộc chặt chẽ với nhau, nếu hành giả chỉ tập trung vào một nhánh thì không thể đạt Giải thoát.

Đức Thế Tôn trong kinh Tăng chi bộ đã dạy :

Này các Tỷ kheo, có ba hạnh này cả Sa môn cần phải làm. Thế nào là ba?

Thọ trì tăng thượng giới học, định học và tuệ học. Đây là ba hạnh của Sa môn cần phải làm. Do vậy, các Tỷ kheo phải học tập như sau: Sắc bén là ước muốn của chúng ta để thọ trì tăng thượng giới học, định học và tuệ học.

Ví như, này các Tỷ kheo, một con lừa đi theo sau một đàn bò, nghĩ rằng “ta cũng là bò” nhưng nó không có màu sắc, tiếng kêu và chân giống bò. Tuy vậy, nó vẫn đi theo đàn bò và nghĩ “ta cũng là bò”.

Cũng vậy, này các Tỷ kheo, ở đây có Tỷ kheo đi theo sau lưng chúng Tỷ kheo, nghĩ rằng “ta cũng  là Tỷ kheo”. Nhưng vị ấy không có ước muốn thọ trì tăng thượng giới học, định học và tuệ học như những Tỷ kheo khác. Tuy vậy vị ấy vẫn đi theo sau lưng chúng Tỷ kheo, nghĩ rằng “ta cũng là Tỷ kheo”.

Do vậy, các Tỷ kheo phải học tập như sau: Sắc bén là ước muốn của chúng ta để thọ trì tăng thượng giới học, định học và tuệ học.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 3, phầm Sa môn, phần Sa môn [lược], VNCPHVN ấn hành 1996, tr.415

Nhiều danh tăng đã chứng ngộ đều cho rằng Giác ngộ Giải thoát là “Cốt Lõi Đạo Phật” nhưng Hành giả học Phật điều kiện đủ là phải học qua Ba học Giới-Định-Tuệ để từ đó hiểu được cốt lõi của sự thực hành tu tập phải đặt nền tảng căn bản từ đâu mà thanh tịnh hóa ba nghiệp thân-khẩu-ý, đưa đến giải thoát tất cả phiền não và đạt an vui tịch tĩnh trong cuộc sống? Ba học này còn gọi là ba thắng học; vì nếu hành giả áp dụng ba học này trong tu tập thì chúng sẽ thắng tất cả phiền não nghiệp có được từ trong vô lượng kiếp chúng ta đã tạo ra nhờ vào việc áp dụng ba học này.

Theo thiển ý, phải chăng đây cũng chính là điểm nòng cốt để sau này Thiền Sư Hiện Quang đã có được chí hướng cao vời từ khi Thiền Sư thường Chiếu mất để phát tâm tầm cầu thiện tri thức và cuối cùng phát thệ ba đại nguyện vi diệu uyên nguyên nhất và cuối cùng liễu tri được huyễn pháp và huyễn tu để triệt ngộ...

Tu huyễn là thấy thân tâm là giả hợp nên như huyễn, như hoa đốm  giữa không trung, như mặt trăng thứ hai. Nhờ tu huyễn mà những che chướng chấp ngã và chấp pháp được gỡ bỏ.

Trong khi huyễn pháp đã được ôn nhắc trong kinh Kim Cang

“Tu-bồ-đề! Một hợp tướng ấy tức chẳng thể nói, chỉ do người phàm phu tham bám sự ấy”.Tất cả thế giới, con người, sự vật… đều là những hợp tướng, do những vi trần (nguyên tử) hợp lại mà thành. Sự hợp tạo ấy là do nhiều nguyên nhânvà điều kiện (nhân duyên) cho nên thực chất thế giới chỉ là những hạt bụi nhỏ tạm thời hợp lại mà thành. “Những hạt bụi nhỏ ấy chẳng phải là bụi nhỏ” bởi vì nguyên tử cũng là những hợp tướng của những hạt còn nhỏ hơn nữa, mà phân tích cho đến cuối cùng thì chỉ là năng lượng. Nói theo vật lý học hiện đại, “vật chất là năng lượng cô đặc lại theo những nguyên nhân và điều kiện”.

Như thế, cái chúng ta thấy và gọi là thế giới chỉ là những hạt nguyên tử và hạ nguyên tử hợp lại mà thành, xuống thấp hơn nữa thì chỉ còn là năng lượng không hình không tướng. Cái chúng ta thấy là thế giới chỉ là những hợp tạo, những duyên sanh tạm thời; thực chất không có cái gì gọi là thế giới, con người, sự vật. Thế giới, con người, sự vật là “chẳng phải”, là không thật, là như huyễn."

 

Trích đoạn trong hành trạng Ngài Hiện Quang

((Mùa xuân năm Tân Tỵ niên hiệu Kiến Gia thứ 11 (1221) đời vua Lý Chiêu Hoàng, trước khi viên tịch, sư nghiêm trang ngồi trên tảng đá, đọc bài kệ sau:

Huyền pháp giai thị huyễn

Huyễn tu giai thị huyễn

Nhị huyễn giai bất tức

Tức thị trừ chư huyễn.

Nghĩa là:

Huyễn pháp đều là huyễn

Huyễn tu đều là huyễn

Hai huyễn đều xa lìa

Tức là trừ các huyễn)

Hơn thế nữa càng thâm thuý hơn, hẵng người nghe pháp thoại đều đồng ý với lời giảng của TT Thích Nguyên Tạng...... lời thệ nguyện của Thiền Sư Hiện Quang trước khi vào núi Uyên Trừng, phủ Nghệ An theo Thiền sư Pháp Giới thọ Cụ túc.

(Trích đoạn :

Sau vì nhận món đồ của bà Công chúa Hoa Dương, mà tiếng ong ve nổi lên . Sư nghe rồi tự nghĩ:

- Phàm cùng người thế tục tới lui, ắt chẳng khỏi bị hủy nhục. Xét lại ta phải chịu như thế sao? Bồ-tát đối với Phật pháp hoặc rộng hoặc lược, là kẻ sĩ trung dung vô lượng, mà vẫn còn buồn khóc thay! Nếu không tỉnh giác mạnh mẽ, lấy nhẫn nhục làm áo giáp, lấy tinh tấn làm binh khí, thì lấy gì để đánh ma quân, dẹp phiền não, cầu được Vô thượng Bồ-đề?)

Đó là

1- Phải Chánh Niệm, tỉnh giác

2-Lấy nhẫn nhục làm áo giáp

3- Lấy tinh tấn làm bình khí đánh mà quân phiền não

Kính mời các bạn đạo hữu cùng người viết giải lược thêm để cùng học hỏi

./ Chánh niệm là sự tỉnh giác, là sự chú tâm đến những gì đang xảy ra nơi ta trong giây phút hiện tại, một cách vô tư không phê phán hoặc so sánh. Chánh niệm là không bị mê đắm bởi những trạng thái tâm tốt và không cố gắng lẩn tránh những trạng thái tâm không tốt, cũng không đeo bám theo sự dễ chịu hay trốn chạy cảm giác khó chịu. 

Chánh niệm nhắc cho chúng ta cần chú tâm đến những hoạt động đang làm và ghi nhận phản ứng của tâm mình trong thời điểm đó. Trong tu thiền, bạn đặt sự chú tâm của mình vào một đối tượng nào đó, thiết thân nhất là chọn hơi thở làm đề mục chú tâm. Chú tâm đơn thuần là đang nhận biết luồng hơi đi vào cơ thể, luồng hơi đi ra khỏi cơ thế. 

Như vậy, thực hành chánh niệm không chỉ trong lúc hành thiền cố định với khoảng thời gian nhất định trong ngày, mà ứng dụng sự chú tâm, tỉnh giáctrong cuộc sống hàng ngày là điều rất cần thiết. Nếu không có chánh niệm ngoài giờ hành thiền, thì cũng không thể có chánh niệm trong lúc hành thiền, vì chúng đi đôi và hỗ trợ nhau. 

Hơn nữa, chánh niệm là một kỹ năng, nên càng thực hành, càng nhuần nhuyễn, càng điêu luyện và ít hao tốn năng lượng để phải gồng mình, cố gắngmà nó dần biến thành một nếp sống, một phản xạ vô điều kiện, tự nhiên như hơi thở của mình. Nếu khi đang hành thiền, ta chọn đối tượng chú tâm là hơi thở, thì trong sinh hoạt hàng ngày, chú tâm vào mỗi hành động đang làm mà tạm “quên” đi việc chú tâm vào hơi thở là cách thực hành thiền chánh niệm trong đời sống bình thường. Khi nghỉ ngơi hay chờ đợi, thay vì để tâm nhảy lui về quá khứ hay mơ màng viển vông nghĩ tưởng tương lai, ta chú tâm vào hơi thở. Nếu biết thực hành như vậy, sự chờ đợi qua đi nhẹ nhàng, ta lại không bỏ phí thời gian. 

. Cứ như vậy, chánh niệm càng nhiều, ta càng tỉnh giác, khả năng làm chủ cảm xúc của mình càng cao. Nhờ đó, chúng ta nhìn nhận vấn đề xuyên suốt, khách quan, có nhiều phán đoán chính xác, quyết định đúng đắn, phản ứng hợp lý trước sự tác động của môi trường xung quanh.

Chánh niệm là chìa khóa của tâm bình an thật sự mà chỉ những ai thực hành mới cảm nhận hết sự nhiệm mầu của phương pháp thiền này.

Vì Đao Phật là Đạo tỉnh thức , Tổ Sư thiền không dạy gì Cả "Tast Cả đã có sẵn ? Phật giáo chỉ dạy họ tỉnh thức Cần quay lại sống với chính mình và buông

Friedrich Nietzsche là một nhà tư tưởng, nhà triết học và là nhà văn người Đức. Ông được xem là một yếu nhân có ảnh hưởng lớn đối với nền triết học hiện đại, và nổi tiếng với tư tưởng về ý chí quyền lực và thuyết quy hồi vĩnh cửu.

Quan điểm của Friedrich Wilhelm Nietzsche về đạo Phật được thể hiện: 

"Phật giáo là một tôn giáo dành cho sự kết thúc và mệt mỏi của nền văn minh "

"Đạo Phật thực tiễn một trăm lần hơn Ki Tô Giáo. Đạo Phật là tôn giáo tích cực chân thành duy nhất chạm trán trong lịch sử."Là ánh sáng cuối đường hầm của một nền văn minh

./ Qua đến thệ nguyện thứ hai Nhẫn nhục ba lamật

“Nhẫn” là nhịn, chịu đựng những cảnh trái mắt nghịch lòng. “Nhục” là điều sỉ nhục, điều xấu hổ, làm tổn thương đến lòng tự ái của mình. Nhẫn nhục Ba la mật là nhẫn nhục đến chỗ cùng tột không còn ai có thể nhẫn nhục hơn thế nữa. Nhẫn nhục Ba la mật gồm có ba thứ về “thân”, về “miệng” và về “ý”.

  • Thân nhẫn: Đối với nghịch cảnh như nắng mưa, nóng lạnh, đói khát, đau ốm, hoặc bị người đánh đập, hành hạ, làm bức não nơi thân, mình cũng cam chịu, không phàn nàn hay chống cự lại. Đây là chịu đựng về thể xác.
  • Khẩu nhẫn: Tuy gặp việc trái ý miệng cũng không thốt ra những lời nguyền rủa độc ác, những lời nhục mạ chua cay, mắng nhiếc tồi tệ. Luôn tỏ ra thanh nhã, êm ái.
  • Ý nhẫn: Dẫu gặp nghịch cảnh vẫn nhẫn nhục trong tâm, không hề phát ra một tư tưởng căm hờn, oán giận, không nổi lên ý phản đối, những tư tưởng hắc ám để trả thù. Trong ba thứ nhẫn này, “ý nhẫn” là khó nhất và quan trọng nhất. Nhiều khi thân có thể chịu đựng được cực hình, miệng có thể không thốt ra những lời nguyền rủa, nhưng ý vẫn ngấm ngầm phản đối và tức giận đốt cháy tim gan. Đến khi “tâm ý” cũng không ngấm ngầm nổi dậy phản đối, sự tức giận lắng xuống tận đáy lòng, thì nhẫn nhục mới thật là hoàn toàn và do đó những đau khổ, oán thù đều dứt hết.

Và cuối cùng tinh tấn ba la mật

“Tinh” là thuần một thứ, chuyên một việc, không có xen lẫn một ý gì, một việc gì khác vào. “Tấn” là tiến tới mãi mãi không dừng, không gián đoạn hay thối lui. Hai chữ tinh tấn nói theo nghĩa thông thường là siêng năng, chuyên cần tu tập để tiến trên con đường Đạo.

Người sống tiêu cực, uể oải, không tinh tấn, dù trẻ tuổi và khoẻ mạnh, vẫn lười biếng và có tinh thần suy nhược, những người như thế không có trí tuệ để ngộ đạo.

(Pháp Cú 280)

Lúc cần nỗ lực lại lười

Dù đang cường tráng, dù thời thiếu niên,

Tinh thần suy nhược triền miên

Còn đâu trí tuệ mà tìm được ra

Con đường ngộ đạo thơm hoa.

Người tu tập trước hết phải tinh tấn ngăn ngừa để các điều ác đừng phát sinh ra. Nghĩa là từ trước tới nay chưa làm ác thời nên tiếp tục giữ cái tính thiện đó. Một bà vợ hàng ngày thường mang cung tên đưa cho chồng đi săn. Các vị Tỳ kheo thắc mắc không biết hành động như vậy bà có tạo nghiệp ác không. Đức Phật giải thích rằng vì bà không có ý định làm ác mà chỉ vâng lệnh chồng nên không tạo nghiệp ác, cũng như “cầm thuốc độc mà tay không trầy trụa thì chất độc không ngấm vào người, do đó vô hại”:

Lời kết

Trộm nghĩ bài pháp thoại quá súc tích kính xin được thay lời kết bằng câu chuyện Ngài Quảng Khâm ( người viết đã được Giảng Sư hướng dẫn xem chiếc ghế mây Ngài đã ngồi nhiều năm trong ) chuyến hành hương năm 2018 với ba quốc gia Nhật Bản , Đại Hàn và Đài Loan

........Về lại Chùa Thừa Thiên, ngài chính thức xuống tóc, lạy Hòa thượng Thụy Phương làm Thầỵ Pháp danh của ngài là Chiếu Kính, tự Quảng Khâm. Sau khi xuất gia, ngài chuyên chú tu Khổ hạnh, ăn những thức không ai thèm ăn, làm những việc không ai chịu làm, thường luôn ngồi Thiền, một lòng niệm Phật. Có một thời gian Nngài giữ trách nhiệm Hương đăng (thắp nhang, quét tước điện Phật) và đánh bảng thức chúng mỗi sáng. Nhiều lần ngài ngủ say quá nên trễ nãi việc đánh bảng. Điều này khiến ngài vô cùng hổ thẹn, sám hối sâu xa trong lòng, rồi từ đó lập chí ngủ ngồi.

Năm 1933, sau sáu năm làm Sa di tu Khổ hạnh, bấy giờ ngài mới đi cầu thọ giới Tỳ khưu nơi Hoà thượng Diệu Nghĩa, Chùa Từ Thọ, Phủ điền. Thọ Giới rồi, Ngài liền xin phép Phương Trượng Chuyển Trần đi ẩn tu; lúc ấy Ngài vừa đúng 42 tuổi. Bấy giờ, một thân một mình, với ít áo quần và hơn 10 ký gạo. Ngài nhắm núi Thanh lương, tỉnh Tuyền Châu, tiến bước.

Nơi ấy, ở giữa sườn núi, ngài tìm thấy một thạch động đủ rộng để an thân tu Đạo. Động này vốn là nơi mãnh hổ thường lui tới; thế nhưng khi gặp hổ, ngài chẳng hãi sợ. Ngài bảo cho chúng biết ý định muốn dùng động này để tu hành và khuyên chúng hãy tìm nơi khác. Lạ thay, hổ như hiểu ý ngài, rõ lời người. Ngài lại vì hổ mà thuyết Tam Quy y; hổ nghe rồi vẫy đuôi đi mất. Không lâu sau, hổ ấy đem bầy hổ lại: nào hổ mẹ, hổ con... đùa giỡn, gần gũi với ngài như gia súc vậy. Bởi thế, sau này người dân quanh đấy gọi ngài là Phục Hổ Hòa thượng.

Bấy giờ, Hòa thượng ở sơn động ngày ngày tọa Thiền, niệm Phật; chẳng bao lâu lương thực cạn sạch, ngài bèn hái trái cây rừng để ăn. Trong núi, ngoài hổ còn có khỉ, vượn. Bọn ấy, lạ thay, thường hay đến động; chúng lại đem cả hoa quả cây trái lại cúng dường ngài nữa!

Hòa thượng thường hay nhập Định. Có lần Ngài nhập Định đến vài tháng, không ăn uống, không động đậy thân thể; thậm chí hơi thở dường như dứt tuyệt. Có người gần đấy thấy vậy thì lầm tưởng rằng ngài đã viên tịch, nên tức tốc cấp báo với Hòa thượng Chuyển Trần để lo việc hỏa táng. May thay, lúc ấy có vị cao tăng là Đại sư Hoằng Nhất đang ở chùa gần đấy, nghe được tin trên bèn cùng Hòa thượng Chuyển Trần lên núi xem hư thực. Tới nơi, Đại sư Hoằng Nhất biết ngài đang nhập Định, liền gõ ba tiếng khánh, đánh thức ngài dậy từ trạng thái Thiền định. Tin ngài nhập Định lan truyền khắp nơi khiến ai ai cũng tán thán.

Lời dạy của HT Quảng Khâm về tu học

Làm đến chết, chính là bán mạng mà làm, là biểu hiện của “bố thí”; làm hết mình cho đến hơi thở cuối cùng cũng không tiếc nuối, đòi hỏi phải rất “tinh tiến”; kết quả lại bị người chê ghét, chính là tu “nhẫn nhục”; bị người khác hiềm khích, tâm chúng ta không động, không buồn, chính là “thiền định”; không động tâm, không dùng lời đáp trả, gọi là “giữ giới”; nếu muốn xua đuổi những điều không vui trong ý nghĩ, thì phải hạ khẩu khí xuống, chính là biểu hiện của “trí huệ”. Những điều này gọi là Lục Độ Tổng Tu!

Quảng Khâm hòa thượng: “Đúng sai, tốt xấu ngoài miệng không nên nói, trong bụng minh bạch là được rồi”.

Kính trân trọng


 

Kính ngưỡng Thiền Sư Hiện Quang...

......phạm hạnh tỏa sáng !

Tuy mồ côi từ nhỏ, gian khổ nhiều năm

Dung mạo đoan nghi, êm ái thanh âm, (1)

Phải chăng nhờ tu hạnh nhẫn trong nhiều kiếp ?


 

Thấy rõ túc duyên ...

...Ngài Thường Chiếu nhận đệ tử, nuôi dạy tiếp (2)

Tư chất thông minh, tinh chuyên Tam Học khó ai bì

Kính đa tạ Giảng Sư ... Ngài A Nan phó bản thứ nhì (3)

Kho tàng chữ nghĩa vẫn chưa ....đạt yếu chỉ! (4)
 

Dưỡng phụ mất ... còn sa di thường bị bắt bí (5)

Hối hận quyết tìm thiện tri thức ... du phương (6)

Nào ngờ ong ve thế gian ... khi được cúng dường (7)

Phát ba đại nguyện ... nằm trong cốt tủy Đạo Phật tỉnh thức (8)


 

Kính tri ân Giảng Sư ... lời học giả người Đức (9)

Kèm theo sự tích Bậc Danh Tăng Quảng Khâm (10)

Chuyện Hứa Do Sào Phủ danh lợi chớ để tâm (11)

Bài kệ thị tịch ... tri huyễn từ kinh Kim Cang, Viên Giác ,(12)
 

Quý thay ! Giảng Sư chỉ dạy thật quảng bác !

Đệ tử Đạo Viên ...quốc sư Phù Vân (13)

Đưa ra tư tưởng chủ đạo cho vua Trần Thái Tông

Nền tảng vững chắc khai phóng thiền phái Yên Tử !
 

Nam Mô Thiền Sư Hiện Quang tác đại chứng minh .
 

Huệ Hương

Sydney 18/11/2021


thich nguyen tang (7)thich nguyen tang (8)thich nguyen tang (9)thich nguyen tang (10)thich nguyen tang (11)thich nguyen tang (12a)

Chú thích :

(1) Sư tên Lê Thuần, quê ở thành Thăng Long, tiếng nói êm ái, dung mạo xinh đẹp, mồ côi từ thuở nhỏ, nếm đủ mùi gian nan

(2) Năm mười một tuổi được Thiền sư Thường Chiếu đem về nuôi và nhận làm học trò. Sư tư chất rất thông minh, mỗi ngày đọc hàng vạn chữ. Không đầy mười năm, Sư thông suốt Tam học.

(3) khi Đức Phật nhập diệt A Nan vẫn còn trong Tư Đà Hoàn quả và đại Trưởng lão Ca Diếp, vị Tôn túc cao hạ nhất trong các hàng Sa Môn đệ tử Phật, thì việc thi hành những di chúc cuối cùng của đức Bổn Sư rất quan trọng. Ngài đã quyết định triệu tập chư Tỳ khưu Thánh Tăng để lập lại những giáo lý và kinh luật Phật truyền. Theo đó khoảng năm trăm vị A La Hán còn tại thế phải có mặt đông đủ, cộng thêm sự hiện diện của một phàm Tăng là A Nan Đa. Vì ngoài A Nan Đa ra không có một Sa Môn nào hữu phước được nghe hầu hết những bài pháp của Phật thuyết.

Khi đến gần ngày kết tập kinh luật thì Anuruddha lại đề nghị: Sư đệ A Nan Đa chỉ được chấp nhận vào đại hội nếu đắc quả A La Hán (Đại hội kết tập giáo điển lần thứ I, không có Tạng Luận, chỉ có Tạng Kinh và Tạng Luật mà thôi). Anuruddha nhờ có Tha tâm thông, biết rõ sự quyết tâm của A Nan Đa ra sao, nên mới đề nghị như thế, để kích động và thúc dục Tôn giả A NAn Đa, tinh tấn hơn nữa, cho mau đạt đến Thánh quả Giải Thoát.

A Nan Đa lúc hay tin đó, ông không những chẳng buồn giận chút nào, mà còn tình nguyện chăm chỉ tối đa, tận dụng khả năng Minh sát của mình, đã được đức Phật đích thân chỉ dạy, để tiến lên Thánh quả Giải Thoát. (

Ngài đã được thần cây cỏ thụ nơi Ngài nằm nghỉ khích lệ

"Giờ bên gốc cây ngồi yên tĩnh, Tâm Ngài theo Thiền Định Niết Bàn! Khuyên Ngài dạ chờ có hoang mang Tập trung ý chí linh quang sẽ bừng."

A Nan Đa được vị thần khích lệ như vậy thì tự kinhh cảm, nên sau đó tinh tấn vô cùng. (Theo Samyutta Nikàya: Tạp A Hàm số 9.5).

Trong kinh còn gọi quả này là quả Hữu Dư Niết Bàn: tức là hành giả đã đắc Niết bàn rồi, mà nhục thân vẫn còn sống).

Vào buổi bình minh ngày hôm sau, khi A Nan Đa đang an trụ trong một bậc thiền thì ông chợt cảm thấy một cách không nghi ngờ rằng tâm tư ông đã trở nên thông suốt mọi dục tình, phiền não biếnmất. Ông trở thành một Thánh nhân A La Hán.

(4) . Không đầy mười năm, Sư thông suốt Tam học. Nhưng về tông chỉ của Thiền môn, Sư chưa kịp suy cứu thì Thiền sư Thường Chiếu đã qui tịch. Về sau, mỗi khi biện luận với ai đến chỗ thâm yếu, bị bắt bẻ, Sư trả lời không được, Sư hối hận tự than:

- Ta cũng như con nhà giàu to, lúc cha mẹ còn sống, chỉ biết ăn chơi lơ đễnh, đến khi cha mẹ mất đi, thành ra mờ mờ mịt mịt, chẳng biết của cải nhà mình để đâu, rốt cuộc chỉ là kẻ nghèo thiếu.

(5)

Về sau, mỗi khi biện luận với ai đến chỗ thâm yếu, bị bắt bẻ,

(6)Sau đó, sư Hiện Quang đi tìm thầy để trao dồi thêm. Từ đó Sư dạo khắp tùng lâm, tham tầm thiện tri thức. Đến chùa Thánh Quả gặp Thiền sư Trí Thông nói cho một câu, Sư liền phát minh tâm địa, bèn ở lại đây hầu hạ.

Một hôm tại chùa Thánh Quả, nghe được một câu nói thiền sư Trí Không, tâm tư Hiện Quang bỗng khai sáng, bèn thờ vị này làm thầy

(7)Sau vì nhận món đồ của bà Công chúa Hoa Dương, mà tiếng ong ve nổi lên vang dậy.

(8) Sư nghe rồi tự nghĩ:

- Phàm cùng người thế tục tới lui, ắt chẳng khỏi bị hủy nhục. Xét lại ta phải chịu như thế sao? Bồ-tát đối với Phật pháp hoặc rộng hoặc lược, là kẻ sĩ trung dung vô lượng, mà vẫn còn buồn khóc thay! Nếu không tỉnh giác mạnh mẽ, lấy nhẫn nhục làm áo giáp, lấy tinh tấn làm binh khí, thì lấy gì để đánh ma quân, dẹp phiền não, cầu được Vô thượng Bồ-đề

(9) Vì Đao Phật là Đạo tỉnh thức , Tổ Sư thiền không dạy gì Cả "Tast Cả đã có sẵn ? Phật giáo chỉ dạy họ tỉnh thức Cần quay lại sống với chính mình và buông

Friedrich Nietzsche là một nhà tư tưởng, nhà triết học và là nhà văn người Đức. Ông được xem là một yếu nhân có ảnh hưởng lớn đối với nền triết học hiện đại, và nổi tiếng với tư tưởng về ý chí quyền lực và thuyết quy hồi vĩnh cửu.

Quan điểm của Friedrich Wilhelm Nietzsche về đạo Phật được thể hiện: 

"Phật giáo là một tôn giáo dành cho sự kết thúc và mệt mỏi của nền văn minh "

"Đạo Phật thực tiễn một trăm lần hơn Ki Tô Giáo. Đạo Phật là tôn giáo tích cực chân thành duy nhất chạm trán trong lịch sử."Là ánh sáng cuối đường hầm của một nền văn minh

(10) Lời dạy của HT Quảng Khâm về tu học

Làm đến chết, chính là bán mạng mà làm, là biểu hiện của “bố thí”; làm hết mình cho đến hơi thở cuối cùng cũng không tiếc nuối, đòi hỏi phải rất “tinh tiến”; kết quả lại bị người chê ghét, chính là tu “nhẫn nhục”; bị người khác hiềm khích, tâm chúng ta không động, không buồn, chính là “thiền định”; không động tâm, không dùng lời đáp trả, gọi là “giữ giới”; nếu muốn xua đuổi những điều không vui trong ý nghĩ, thì phải hạ khẩu khí xuống, chính là biểu hiện của “trí huệ”. Những điều này gọi là Lục Độ Tổng Tu!

Quảng Khâm hòa thượng: “Đúng sai, tốt xấu ngoài miệng không nên nói, trong bụng minh bạch là được rồi”.

(11)

Rồi Sư vào thẳng trong núi Uyên Trừng, phủ Nghệ An theo Thiền sư Pháp Giới thọ Cụ túc.

Một hôm, Sư thấy Thị giả bưng cơm, sẩy tay làm rơi xuống đất, sợ quá Thị giả lấy tay hốt cơm vẫn còn lộn đất.

Sư tự hối nói:

- Ta sống không làm lợi ích gì cho ai, luống nhọc người cung cấp, đến phải như thế.

Từ đây Sư mặc bằng lá cây, ăn các thứ trái lượm được, không dùng cơm nữa. Trải qua mười năm như thế.

(12) Sau vì muốn tìm chỗ riêng để an dưỡng tuổi già, Sư vào sâu trong núi Từ Sơn kết cỏ làm am mà ở. Mỗi khi đi kinh hành dưới rừng, Sư dùng gậy quảy một túi vải, ngồi nằm chỗ nào các loài dã thú trông thấy đều nép phục.

Vua Lý Huệ Tông kính trọng đạo đức của Sư sắp bày đủ lễ đón tiếp. Sư ẩn tránh, sai Thị giả đáp lời sứ rằng:

- Bần đạo sống nhờ đất vua, ăn lộc của vua, được xuất gia thờ Phật, đã trải nhiều năm, công đức chưa thuần thục, thật lấy làm hổ thẹn. Nếu bảo ra yết kiến vua, chẳng những không bổ ích về việc trị dân, lại chuốc lấy sự chê bai của chúng sanh. Huống là, hiện nay Phật pháp thạnh hành, những bậc thầy mẫu mực trong đạo đã tụ họp về cấm túc uy nghi trong điện các. Xét lại phận hèn quê mùa này, một lá y nương trong núi hành đạo, đâu dám đến nơi ấy.

Từ đó, Sư quyết định không xuống núi.

Có vị Tăng hỏi:

- Hòa thượng từ ngày ở núi này đến giờ làm việc gì?

Sư đáp bài kệ:

Hứa Do tập theo đức, Nào biết đời mấy xuân, Vô vi sống đồng rộng, Người tự tại thong dong.

(Na dĩ Hứa Do đức, Hà tri thế kỷ xuân. Vô vi cư khoáng dã, Tiêu diêu tự tại nhân.)

Theo Cổ học tinh hoa:

Hứa Do là tên 1 vị ẩn sĩ danh tiếng sống vào thời Đường Nghiêu trong lịch sử Trung Quốc, theo truyền thuyết dân gian thì ông là người tài đức vẹn toàn trên thông thiên văn dưới tường địa lý và rất am hiểu về nhân tình thế thái.

Tuy nhiên Hứa Do không phải là một người hám danhh lợi nên ông không ra làm quan hoặc tham gia các hoạt động xã hội, mà cuộc sống của ông chỉ là du sơn ngoạn thuỷ hoặc câu cá hoặc ẩn giật trong túp lều tranh với bầu rượu túi thơ. Bấy giờ đế Nghiêu làm thiên tử thấm thoát đã ngót 100 năm và bắt đầu cảm thấy mình già yếu, nhà vua nghe tin Hứa Do là người hiền đức bèn đích thân tìm đến tận nơi ở của ông tỏ ý muốn thiện nhượng. Nghe nhà vua nói xong ông lập tức từ chối với lý do thích cuộc sống an nhàn chớ không muốn sôi động, ông nói nếu ông muốn làm chính trị thì sao ông phải ở ẩn mà đã làm từ trước rồi. Vua Nghiêu phân tích thuyết phục hồi lâu nhưng ông vẫn kiên tâm bền chí dứt khoát không đồng ý, nhà vua đành phải dã biệt ra về phái người đi tìm hiền kẻ hiền tài khác.

Sau khi nhà vua đi khỏi Hứa Do lập tức ra bờ suối rửa tai coi như mình chưa từng nghe thấy gì cả, tại đây ông gặp một nhân vật Sào Phủ cũng là ẩn sĩ trứ danh thời đó đang dắt trâu xuống suối uống nước. Sào Phủ nghe xong câu chuyện của Hứa do liền dắt trâu đi chỗ khác vì không muốn cho trâu uống phải thứ nước đã hoen ố, và điển tích trên đã trở thành mẫu mực về sự không màng danh lợi trong các tác phẩm văn học đời sau.

(12)

(Đến mùa Xuân năm Tân Tỵ, niên hiệu Kiến Gia thứ mười một (1221) đời Lý Huệ Tông, trước khi thị tịch, Sư ngồi ngay thẳng trên gộp đá nói kệ:

Huyền pháp giai thị huyễn

Huyễn tu giai thị huyễn

Nhị huyễn giai bất tức

Tức thị trừ chư huyễn.

Nghĩa là:

Huyễn pháp đều là huyễn

Huyễn tu đều là huyễn

Hai huyễn đều xa lìa

Tức là trừ các huyễn

(13) Nói về tầm ảnh hưởng của thiền sư Đạo Viên trong Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử đời Trần, GS. Nguyễn Lang viết:

Ảnh hưởng của ông không những lớn lao trên sự tu học của vua Trần Thái Tông mà trên nhiều mặt khác nữa. Ít ra ông ông cũng đã đóng góp về phương diện văn hóa trong việc san định và ấn hành kinh lục, và đã cống hiến cho đời thêm một vị đệ tử xuất sắc là Đại Đăng quốc sư, đây là người đã ảnh hưởng nhiều tới tư tưởng thiền phái Trúc Lâm sau này[


 


🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
 

thien su viet nam
Trở về mục lục bài giảng của
TT Nguyên Tạng về Chư Vị Thiền Sư Việt Nam


 

🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
 

thieu lam tu

Trở về Mục Lục Bài giảng của

TT Nguyên Tạng về Chư Vị Thiền Sư Trung Hoa

Thiền Sư HIỆN QUANG

(? - 1221)-(Đời thứ 14, dòng Vô Ngôn Thông)

Sư tên Lê Thuần, quê ở thành Thăng Long, tiếng nói êm ái, dung mạo xinh đẹp, mồ côi từ thuở nhỏ, nếm đủ mùi gian nan. Năm mười một tuổi được Thiền sư Thường Chiếu đem về nuôi và nhận làm học trò. Sư tư chất rất thông minh, mỗi ngày đọc hàng vạn chữ. Không đầy mười năm, Sư thông suốt Tam học. Nhưng về tông chỉ của Thiền môn, Sư chưa kịp suy cứu thì Thiền sư Thường Chiếu đã qui tịch. Về sau, mỗi khi biện luận với ai đến chỗ thâm yếu, bị bắt bẻ, Sư trả lời không được, Sư hối hận tự than:

- Ta cũng như con nhà giàu to, lúc cha mẹ còn sống, chỉ biết ăn chơi lơ đễnh, đến khi cha mẹ mất đi, thành ra mờ mờ mịt mịt, chẳng biết của cải nhà mình để đâu, rốt cuộc chỉ là kẻ nghèo thiếu.

Từ đó Sư dạo khắp tùng lâm, tham tầm thiện tri thức. Đến chùa Thánh Quả gặp Thiền sư Trí Thông nói cho một câu, Sư liền phát minh tâm địa, bèn ở lại đây hầu hạ.

Sau vì nhận món đồ của bà Công chúa Hoa Dương, mà tiếng ong ve nổi lên vang dậy. Sư nghe rồi tự nghĩ:

- Phàm cùng người thế tục tới lui, ắt chẳng khỏi bị hủy nhục. Xét lại ta phải chịu như thế sao? Bồ-tát đối với Phật pháp hoặc rộng hoặc lược, là kẻ sĩ trung dung vô lượng, mà vẫn còn buồn khóc thay! Nếu không tỉnh giác mạnh mẽ, lấy nhẫn nhục làm áo giáp, lấy tinh tấn làm binh khí, thì lấy gì để đánh ma quân, dẹp phiền não, cầu được Vô thượng bồ- đề ?

Rồi Sư vào thẳng trong núi Uyên Trừng, phủ Nghệ An theo Thiền sư Pháp Giới thọ cụ túc.

Một hôm, Sư thấy thị giả bưng cơm, sẩy tay làm rơi xuống đất, sợ quá thị giả lấy tay hốt cơm vẫn còn lộn đất. Sư tự hối nói:

- Ta sống không làm lợi ích gì cho ai, luống nhọc người cung cấp, đến phải như thế.

Từ đây Sư mặc bằng lá cây, ăn các thứ trái lượm được, không dùng cơm nữa. Trải qua mười năm như thế.

Sau vì muốn tìm chỗ riêng để an dưỡng tuổi già, Sư vào sâu trong núi Từ Sơn kết cỏ làm am mà ở. Mỗi khi đi kinh hành dưới rừng, Sư dùng gậy quảy một túi vải, ngồi nằm chỗ nào các loài dã thú trông thấy đều nép phục.

Vua Lý Huệ Tông kính trọng đạo đức của Sư sắp bày đủ lễ đón tiếp. Sư ẩn tránh, sai thị giả đáp lời sứ rằng:

- Bần đạo sống nhờ đất vua, ăn lộc của vua, được xuất gia thờ Phật, đã trải nhiều năm, công đức chưa thuần thục, thật lấy làm hổ thẹn. Nếu bảo ra yết kiến vua, chẳng những không bổ ích về việc trị dân, lại chuốc lấy sự chê bai của chúng sanh. Huống là, hiện nay Phật pháp thạnh hành, những bậc thầy mẫu mực trong đạo đã tụ họp về cấm túc uy nghi trong điện các. Xét lại phận hèn quê mùa này, một lá y nương trong núi hành đạo, đâu dám đến nơi ấy.

Từ đó, Sư quyết định không xuống núi.

Có vị tăng hỏi:- Hòa thượng từ ngày ở núi này đến giờ làm việc gì ?

Sư đáp bài kệ:

          Hứa Do tập theo đức,

          Nào biết đời mấy xuân,

          Vô vi sống đồng rộng,

          Người tự tại thong dong.

          (Na dĩ Hứa Do đức,

          Hà tri thế kỷ xuân.  

          Vô vi cư khoáng dã,

          Tiêu diêu tự tại nhân.)      

Đến mùa xuân năm Tân Tỵ, niên hiệu Kiến Gia thứ mười một (1221) đời Lý Huệ Tông, trước khi thị tịch, Sư ngồi ngay thẳng trên gộp đá nói kệ:

          Pháp huyễn đều là huyễn,

          Tu huyễn đều là huyễn,

          Hai huyễn đều chẳng nhận,

          Tức là trừ các huyễn.

          (Huyễn pháp giai thị huyễn,

          Huyễn tu giai thị huyễn,

          Nhị huyễn giai bất tức,

          Tức thị trừ chư huyễn.)     

Nói kệ xong, Sư an nhiên mà hóa. Môn nhân là Đạo Viên sắm đủ lễ táng Sư trong hang núi.

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state