Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
HT Thích Thanh Tứ  (1927 –2011)
Hòa thượng Thích Thanh Tứ (1927 – 26 tháng 11 năm 2011) là một trong những lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nguyên Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự, nguyên là trụ trì chùa Bái Đính (Ninh Bình). Hòa thượng cũng là một chính khách, là Đại biểu Quốc hội khóa 11, 12[1] và được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Thân thế[sửa | sửa mã nguồn] Sư thế danh là Trần Văn Long, sinh năm 1927 tại thôn Miêu Nha, xã Song Mai, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên trong một gia đình nông dân nghèo. Sư là con thứ ba của ông Trần Văn Đáo và bà Nguyễn Thị Trỏ.[2] Mẹ mất sớm khi Sư mới lên 3 tuổi. Từ nhỏ, Sư thường theo cha lên chùa làng để làm công quả tích phúc tạo duyên. Năm lên 6 tuổi, Sư được Ni trưởng Thích Đàm Ân trụ trì chùa Nho Lâm, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên nhận về nuôi và cho đi học tại các trường trong vùng. Đến năm 12 tuổi, Sư xuất gia và thụ giới Sa-di tại chùa Đống Long
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:410

Các tên gọi khác

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nam
Religion : Group
blood : B+
HT Thích Thanh Tứ  (1927 –2011)

Thích Thanh Tứ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bạn có tin nhắn mới Tin nhắn! (thay đổi gần đây).

Hòa thượng
Thích Thanh Tứ
釋清賜

Tổng thống Ân Độ Pratibha Patil hội kiến Thiền sư Thích Thanh Tứ tại chùa Trấn Quốc, năm 2008

Hoạt động tôn giáo
Tôn giáo Phật giáo
Xuất gia 1939
chùa Đống Long
Hưng Yên
Thụ giới Sa di
1939
chùa Đống Long
Hưng Yên
  Tỳ kheo
1947
chùa Pháp Quang
Tân Minh, Thường Tín, Hà Nội
Phó chủ tịch
Hội đồng trị sự
Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Nhiệm kỳ
1997 – 2011
Chủ tịch Thích Trí Tịnh
Viện trưởng
Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội
Nhiệm kỳ
2001 – 2011
Kế nhiệm Thích Thanh Đạt
Vị trí Học viện Phật giáo Việt Nam
Hà Nội
Thông tin cá nhân
Sinh  
Thế danh Trần Văn Long
Ngày sinh 1927
Nơi sinh Song Mai, Kim Động, Hưng Yên
Mất 26 tháng 11, 2011 (83–84 tuổi)
Thân quyến  
Cha Trần Văn Đáo
Mẹ Nguyễn Thị Trỏ
Quốc tịch  Việt Nam
Trao tặng  Huân chương Hồ Chí Minh
 Huân chương Kháng chiến × 2
 Huân chương Độc lập hạng nhì
 Huân chương Đại đoàn kết dân tộc
 Cổng thông tin Phật giáo

Hòa thượng Thích Thanh Tứ (1927 – 26 tháng 11 năm 2011) là một trong những lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nguyên Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự, nguyên là trụ trì chùa Bái Đính (Ninh Bình). Hòa thượng cũng là một chính khách, là Đại biểu Quốc hội khóa 11, 12[1] và được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Sư thế danh là Trần Văn Long, sinh năm 1927 tại thôn Miêu Nha, xã Song Mai, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên trong một gia đình nông dân nghèo. Sư là con thứ ba của ông Trần Văn Đáo và bà Nguyễn Thị Trỏ.[2]

Mẹ mất sớm khi Sư mới lên 3 tuổi. Từ nhỏ, Sư thường theo cha lên chùa làng để làm công quả tích phúc tạo duyên. Năm lên 6 tuổi, Sư được Ni trưởng Thích Đàm Ân trụ trì chùa Nho Lâm, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên nhận về nuôi và cho đi học tại các trường trong vùng. Đến năm 12 tuổi, Sư xuất gia và thụ giới Sa-di tại chùa Đống Long

Hoạt động Đạo – Đời[sửa | sửa mã nguồn]

Người Nhật xâm nhập Đông Dương, cùng với sự đô hộ của thực dân Pháp đã gây ra hậu quả thảm khốc với Nạn đói năm Ất Dậu, 1944–1945. Dù là một nhà tu hành, ưu tư trước tình cảnh khốn khổ của dân chúng, Sư dần thiên về ảnh hưởng của Việt Minh với viễn cảnh đấu tranh dân tộc để cứu khổ. Tháng 3 năm 1945, Sư tham gia tổ chức kế hoạch phá kho thóc người Nhật đặt tại chùa Đống Long để cứu đói. Trong Cách mạng tháng 8, Sư cũng tham gia vận động dân chúng trong vùng tham gia giành chính quyền dưới sự lãnh đạo của Việt Minh.[2]

Năm 1946, Sư tham gia Ban chấp hành Phật giáo Cứu quốc Hưng Yên. Sau khi quân Pháp tái chiếm Đông Dương, Sư vẫn ở lại công khai trong vùng kiểm soát của người Pháp. Năm 1947, Sư thụ giới tỳ-kheo tại tổ đình Pháp Quang, thôn Thọ Ngãi, xã Tân Minh, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội..[2]

Trong suốt thời gian Kháng chiến chống Pháp, Sư vẫn bí mật hoạt động cho Việt Minh. Từ tháng 1 năm 1950 đến tháng 9 năm 1951, Sư tham gia lực lượng vũ trang tỉnh đội Hưng Yên, thường xuyên vận động dân chúng, thúc đẩy tăng ni, Phật tử tích cực tham gia các phong trào lao động sản xuất ủng hộ kháng chiến[3]. Với những hoạt động tích cực đó, thực dân Pháp đã đưa tên Sư vào danh sách những người "đặc biệt quan tâm". Tháng 10 năm 1951, Sư bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam và tra tấn, giải qua nhiều trại giam, nhà tù. Tuy nhiên, do thiếu bằng chứng cũng như áp lực của dân chúng và tín đồ, tháng 4 năm 1953, chính quyền Pháp buộc phải trả tự do cho Sư cùng hơn 100 người khác.[2]

Sau khi ra tù, Sư lại tiếp tục tham gia hoạt động cho Việt Minh cho đến khi người Pháp rút khỏi Việt Nam.[3]

Hoạt động trong giáo hội Phật giáo miền Bắc[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1955 đến năm 1957, Sư chăm lo Phật sự tại chùa Đống Long, chùa Nho Lâm, chùa Phó Nham huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên và trực tiếp cùng Tăng ni, Phật tử và nhân dân địa phương tham gia lao động sản xuất. Năm 1958, Sư tham gia thành lập Tùng Lâm Phật giáo tỉnh Hưng Yên và được suy cử làm Chánh Thư ký. Năm 1968, hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương hợp nhất thành tỉnh Hải HưngHội Phật giáo Thống nhất Việt Nam tỉnh Hải Hưng được thành lập, Sư được suy tôn làm Chánh Thư ký tỉnh hội.[3]

Từ năm 1974 đến năm 1980, Sư được suy cử làm Ủy viên Ban Trị sự kiêm Chánh Văn phòng Trung ương Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam, làm việc tại chùa Quán Sứ[3]. Sư có nhiều đóng góp trong việc xây dựng hoạt động cũng như củng cố hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương của Giáo hội Phật giáo tại miền Bắc.[2]

Tham gia lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối năm 1979 đầu năm 1980, Sư tham gia đoàn Phật giáo miền Bắc do Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận – Hội trưởng Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam, dẫn đầu vào Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Huế, gặp gỡ các lãnh đạo các tổ chức, hệ phái Phật giáo ở miền Trung và miền Nam, làm công tác vận động tổ chức hội nghị hiệp thương xúc tiến thành lập Ban vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam. Sau khi Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam được thành lập, Sư được cử làm Phó Thư ký Ban vận động. Ngày 4 tháng 11 năm 1981, Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam được tổ chức tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Sư được suy cử làm Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng I Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và giữ chức vụ này cho đến tháng 11 năm 1997.[2]

Tháng 12 năm 1997, Sư được suy cử làm Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam[3]. Năm 2001, Sư được suy cử làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam kiêm Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội. Tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ V (nhiệm kỳ 2002–2007) và lần thứ VI (nhiệm kỳ 2007–2012), Sư được suy tôn là thành viên Hội đồng Chứng minh và suy cử làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.[2]

Ngàoi ra, Sư còn là Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII; Ủy viên Đoàn chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn tôn giáo; Chủ tịch Ban Liên lạc Họ Trần Việt Nam; Viện chủ trụ trì Tùng Lâm chùa Quán Sứ, Châu Long, Thọ Cầu (Hà Nội), Chùa Bái Đính (Ninh Bình), Chùa Nho Lâm, Bình Kiều (Hưng Yên) và tham gia các tổ chức, hội hữu nghị khác.

Sư viên tịch lúc 8 giờ 15 ngày 26 tháng 11 năm 2011 (nhằm ngày 2 tháng 11 năm Tân Mão, trụ thế 85 tuổi, hạ lạp 65 năm.

Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

Sư được xem là có nhiều đóng góp đối với Hội Phật giáo Cứu quốc trong Kháng chiến chống Pháp, cũng như đối với việc phục hồi các hoạt động Phật sự của Phật giáo miền Bắc sau năm 1954, vận động thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Sư cũng là thành viên tích cực vận động dân chúng, tín đồ tham gia hoạt động xã hội, phục hồi kinh tế, ủng hộ chủ trương của chính phủ.

Sư còn có nhiều đóng góp vào việc giữ gìn và tôn tạo nhiều di tích lịch sử văn hóa Phật giáo tại Việt Nam, giữ gìn truyền thống và bản sắc dân tộc, hạn chế hủ tục. Với cương vị Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam, Sư có nhiều công lao trong việc đào tạo nhiều thế hệ tăng sĩ Việt Nam.

Anh hùng Lao độngGiáo sư Vũ Khiêu đã tặng Sư đôi câu đối:

Chính Đại Quang Minh Tâm Hướng Phật
Từ Bi Hỷ Xả Chí Ưu Dân.

Nhà nước Việt Nam đã trao tặng nhiều danh hiệu cao quý cho Sư như:

Và nhiều danh hiệu khác.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Danh sách Đại biểu Quốc hội khóa XII”Quốc hội Việt NamBản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2012.
  2. a b c d e f g Tiểu sử Trưởng lão HT. Thích Thanh Tứ
  3. a b c d e “Tiểu sử Trưởng lão HT.Thích Thanh Tứ”Giác ngộ Online. 27 tháng 11 năm 2011.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

.

Là vị thầy truyền tam quy , ngũ giới , bồ tát giới cho Admin Tâm học , cùng ông bà ...tại chùa Quán Sứ Hà Nội giai đoạn 1999 2000

Đôi nét về tiểu sử Hòa thượng Thích Thanh Tứ

Hòa thượng Thích Thanh Tứ, thế danh Trần Văn Long, sinh năm 1927 tại thôn Miêu Nha, xã Song Mai, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên trong một gia đình nông dân nghèo. Ngài là con thứ ba của cụ ông Trần Văn Đáo và cụ bà Nguyễn Thị Trỏ, trên Ngài còn có 2 người anh trai.

Mời Đạo hữu ngắm và cung thỉnh tôn tượng Đức Thích Ca Mâu Ni tại đây.

Thành viên Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, XII; Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Tôn giáo; Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội; nguyên Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam; Uỷ viên Ban Chấp hành Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản; Trưởng ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Hà Nam; Chứng minh Đạo sư Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh, Tỉnh hội Phật giáo Thái Nguyên; Chủ tịch Ban Chấp hành họ Trần Việt Nam; Viện chủ Tùng lâm chùa Quán Sứ, chùa Châu Long, chùa Thọ Cầu - thành phố Hà Nội, Tổ đình chùa Bái Đính - tỉnh Ninh Bình, Tổ đình chùa Nho Lâm, chùa Bình Kiều - tỉnh Hưng Yên.

Chân dung Hòa thượng Thích Thanh Tứ.

Chân dung Hòa thượng Thích Thanh Tứ.

Tiểu sử Hòa thượng Thích Thanh Tứ: Xuất thân

Hòa thượng Thích Thanh Tứ, thế danh Trần Văn Long, sinh năm 1927 tại thôn Miêu Nha, xã Song Mai, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên trong một gia đình nông dân nghèo. Ngài là con thứ ba của cụ ông Trần Văn Đáo và cụ bà Nguyễn Thị Trỏ, trên Ngài còn có 2 người anh trai.

Năm lên 3 tuổi, thì cụ bà mất, Ngài được cha nuôi dưỡng. Với lòng thành kính Tam Bảo, hàng ngày cha con lên chùa làng để làm công quả tích phúc tạo duyên, nhờ đó mà Ngài đã sớm có duyên với Phật Pháp. Năm lên 6 tuổi, Ngài được Ni Trưởng Thích Đàm Ân trụ trì chùa Nho Lâm, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên nhận về nuôi và cho đi học tại các trường trong vùng.

Năm lên 12 tuổi, Ni Trưởng Thích Đàm Ân cho đến thụ giáo Hòa thượng Thích Thanh Hồ, trụ trì chùa Đống Long, xã Hùng An, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Với đạo hạnh và trí tuệ thông minh sẵn có, Ngài đã được thụ giới Sadi năm 1939 và năm 1947 Ngài được thụ Đại giới Tỷ khiêu tại chùa Đống Long do Tổ đình chùa Pháp Quang, thôn Thọ Ngãi, xã Tân Minh, huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây cũ nay là thành phố Hà Nội tổ chức.

Tiểu sử Hòa thượng Thích Thanh Tứ: Những đóng góp cho Đạo pháp và dân tộc

Sống trong cảnh thực dân phong kiến đô hộ, nhân dân lầm than đau khổ, Ngài đã sớm nhận thức rằng: nước mất thì đạo cũng bị hủy hoại, nhân dân tín đồ Phật tử cũng không có cuộc sống an lạc, Phật Pháp không được xiển dương. Chính vì vậy, Ngài đã liễu nghĩa được mối quan hệ mật thiết không thể tách rời Đạo - Đời và đây chính là tiền đề quan trọng đối với con đường tu hành phụng sự đất nước và giác ngộ quần sinh mà Ngài đã lựa chọn.

Thấm nhuần tư tưởng: "Phật pháp bất ly thế gian giác" với truyền thống yêu nước "Hộ quốc an dân" của Phật giáo Việt Nam suốt 2000 năm hiện diện và đồng hành với dân tộc, Ngài đã sớm giác ngộ Cách mạng, tích cực tham gia hoạt động bí mật trong lòng địch, ủng hộ các phong trào Cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Mặt trận Việt Minh, Ngài đã hóa thân Bồ Tát, lúc làm tu sĩ, lúc làm dân thường, lúc là người chiến sĩ Cách mạng với bầu nhiệt huyết ưu đời mẫn thế.

Tháng 03 năm 1945, được sự chỉ đạo của tổ chức Cách mạng, Ngài đã lên kế hoạch để cùng với nhân dân địa phương tổ chức phá kho thóc của chế độ phong kiến và đế quốc Nhật đặt tại chùa Đống Long nơi Ngài đang tu hành, nhằm cứu giúp đồng bào đang lâm vào cảnh đói khổ bi thương, rồi tập hợp quần chúng nhân dân, Phật tử trong vùng đấu tranh và giành chính quyền năm 1945 tại quê hương.

Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước lại bước vào thời kỳ toàn quốc kháng chiến, Ngài lại tiếp tục tham gia các phong trào phụng đạo yêu nước của giới Tăng ni, Phật tử tỉnh Hưng Yên. Từ năm 1947 đến năm 1949 Ngài được suy cử làm Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Phật giáo Cứu quốc tỉnh Hưng Yên, tổ chức thành viên của Hội Liên Việt (nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).

Từ tháng 01 năm 1950 đến tháng 9 năm 1951, Ngài đã trực tiếp tham gia lực lượng vũ trang bí mật tỉnh Hưng Yên, làm công tác dân vận, thúc đẩy Tăng ni, Phật tử tích cực tham gia các phong trào lao động sản xuất ủng hộ kháng chiến, bảo vệ Cách mạng. Với những hoạt động tích cực đó, thực dân Pháp đã đưa tên Ngài vào danh sách những người "đặc biệt quan tâm".

Từ tháng 10 năm 1951 đến tháng 4 năm 1953, Ngài đã bị thực dân Pháp bắt giam và tra tấn, giải qua nhiêu trại giam, nhà tù: Bốt La Tiến, bốt Lực Điền ở thị xã Hưng Yên; nhà thờ Kẻ Sặt, nhà giam giam ở tỉnh Hải Dương; Nha công an, nhà tù Hỏa Lò, trại giam Thanh Liệt, tỉnh Hà Đông, nay là thành phố Hà Nội.

Trong cảnh giam tù, thực dân Pháp đã sử dụng nhiều thủ đoạn tra tấn điều tra, hòng làm lu mờ ý chí Cách mạng đang lắng đọng trong Ngài. Song với tinh thần đại hùng, đại lực, đại từ bi, Ngài đã thể hiện rõ bản lĩnh của người Trượng Phu phụng sự đất nước, Ngài luôn thản nhiên trước sự tra tấn cực hình của cai ngục và cuối cùng thực dân Pháp đã phải trả tự do cho Ngài cùng hơn 100 chiến sỹ Cách mạng khác. Ra khỏi nhà lao, Ngài lại tiếp tục tham gia hoạt động Cách mạng cho đến ngày miền Bắc được hoàn toàn giải phóng.

Từ năm 1955 đến năm 1957, Ngài chăm lo Phật sự tại chùa Đống Long, chùa Nho Lâm, chùa Phó Nham huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên và trực tiếp cùng Tăng ni, Phật tử và nhân dân địa phương tham gia lao động sản xuất.

Từ năm 1958 đến năm 1967, Ngài tham gia thành lập Tùng Lâm Phật giáo tỉnh Hưng Yên và được suy cử làm Chánh Thư ký. Trong thời gian này, Ngài đã cùng Chư tôn đức Phật giáo tỉnh tập trung kiện toàn hệ thống tổ chức Phật giáo tại Hưng Yên và hướng dẫn lao động sản xuất, giúp đỡ Tăng ni tại các cơ sở tự viện giải quyết những khó khăn về đời sống tu tập trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh.

Năm 1968, hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương hợp nhất thành tỉnh Hải Hương, Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam tỉnh Hải Hưng được thành lập, Ngài được suy tôn làm Chánh Thư ký tỉnh hội. (từ 1969-1973).

Từ năm 1974 đến năm 1980, Ngài được suy cử Uỷ viên Ban Trị sự kiêm Chánh Văn phòng Trung ương Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam, chính thức làm việc tại chùa Quán Sứ, Trụ sở Trung ương Hội. Với trọng trách của mình, Ngài đã cùng Chư tôn Giáo phẩm thành viên Ban Trị sự Trung ương, xây dựng nhiều chương trình hoạt động Phật sự ích đạo lợi đời, củng cố hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương, tạo nền tảng và tiền đề cho việc phát triển tổ chức Giáo hội Phật giáo toàn quốc khi đất nước hoàn thành sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà.

Năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, Nam Bắc chung một nhà, non sông liền một dải, Trung ương Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam đã chủ động thành lập các phái đoàn vào thăm các tổ chức hệ phái Phật giáo miền Trung và miền Nam để tạo mối liên hệ pháp lữ và chia sẻ tâm nguyện của Tăng ni Phật tử giữa các vùng miền sau nhiều năm đất nước chia cắt.

Trong các chuyến viếng thăm đó, Ngài được cử làm Thư ký đoàn để tham vấn Chư tôn đức trong việc xây dựng nội dung và chương trình làm việc tiếp xúc với chư tôn đức lãnh đạo các tổ chức hệ phái Phật giáo ở miền Trung và miền Nam.

Cuối năm 1979 đầu năm 1980, đoàn Phật giáo miền Bắc do Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận – Hội trưởng Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thế Long – Phó Hội trưởng kiêm Tổng Thư ký và Ngài lúc đó là Chánh Văn phòng đã vào thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Huế, gặp gỡ chư tôn giáo phẩm lãnh đạo các tổ chức, hệ phái Phật giáo ở miền Trung và miền Nam, làm công tác vận động tổ chức hội nghị hiệp thương xúc tiến thành lập Ban vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam.

Sau một thời gian chuẩn bị, Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam được thành lập và Ngài được cử làm Phó Thư ký Ban vận động. Với trọng trách của mình, Ngài đã đi thăm nhiều cơ sở tự viện, gặp gỡ nhiều chư tôn Giáo phẩm thuộc các tổ chức, hệ phái Phật giáo, trên cơ sở đó Ngài đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng, giúp chư tôn Giáo phẩm của các tổ chức, hệ phái Phật giáo đồng thuận, hòa hợp để sớm đi đến sự hợp nhất tổ chức thành lập Giáo hội toàn quốc.

Với sự gia trì của Tam Bảo, sự nhất tâm của Tăng ni, Phật tử, Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam đã được long trọng tổ chức từ ngày 04 đến ngày 07/11/1981 tại chùa Quán Sứ - Hà Nội, Trụ sở Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam. Sau 04 ngày làm việc trong tinh thần đoàn kết, hòa hợp, trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm tổ chức, Hội nghị đã quyết nghị thống nhất các tổ chức hệ phái Phật giáo Việt Nam, với danh xưng Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, thông qua Hiến chương, chương trình hoạt động Phật sự và nhân sự Ban lãnh đạo trung ương: Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự. Và Ngài được suy cử làm Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng I Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho đến tháng 11 năm 1997.

Tháng 11 năm 1997, Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IV (1997-2002) thành công, Ngài được suy cử làm Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự. Năm 2001 Ngài được suy cử làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội. Tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ V (2002-2007) và lần thứ VI (2007-2012), Ngài được suy tôn là thành viên Hội đồng Chứng minh và suy cử làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.

Trải qua các chức vụ từ Chánh Văn phòng, Phó Tổng Thư ký, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ngài đã có nhiều đóng góp quan trọng đối với đạo Pháp, đặc biệt là sự phục hồi các hoạt động Phật sự của Phật giáo miền Bắc sau ngày đất nước được thống nhất.

Được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các bộ ngành, Ngài đã cùng Chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội đi đến nhiều tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc để cùng trao đổi và tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc kiện toàn tổ chức, nhân sự Giáo hội tại địa phương, phục hồi các hoạt động Phật sự đúng chính pháp tại các cơ sở tự viện, kêu gọi công đức trùng tu các cơ sở tự viện bị xuống cấp, động viên Tăng ni, Phật tử yên tâm hành đạo và tích cực tham gia lao động sản xuất, đăng ký hộ khẩu ổn định đời sống tu hành, độ người Phật tử xuất gia và Phật tử tại gia.

Nhiều di tích lịch sử văn hóa của Phật giáo được tôn tạo và mở hội truyền thống, giữ gìn bản sắc dân tộc, Phật pháp được xiển dương và hạn chế hủ tục không phù hợp với chính pháp.

Trong quá trình kiện toàn tổ chức nhân sự Giáo hội địa phương, một số Tỉnh Thành hội Phật giáo lúc mới thành lập gặp nhiều khó khăn, Ngài đã trực tiếp đảm trách ngôi Chứng minh đạo sư hoặc làm Trưởng Ban Trị sự để cho Tăng ni, Phật tử địa phương nương tựa, như Tỉnh hội Phật giáo Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Hà Nam.

Bên cạnh đó, Ngài còn trao truyền giới châu tuệ mệnh cho hàng ngàn Tăng ni mới xuất gia và hàng vạn Phật tử tại gia thông qua các đại giới đàn do Ban Trị sự và các Tổ đình tổ chức.

Sự nghiệp giáo dục đào tạo Tăng ni có đủ tài đức là một trong những Phật sự được Ngài quan tâm đặc biệt. 30 năm xây dựng và trưởng thành của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội luôn gắn liền với tên tuổi và công lao to lớn của Ngài. Ngài đã đảm trách các Phật sự từ Chánh Văn phòng đến Phó Viện Trưởng và nay là Viện Trưởng, Ngài đã dành nhiều tâm lực và trí tuệ với một mong muốn Phật giáo miền Bắc phải có một tuyển Phật trường xứng tầm với lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Sau hơn 20 năm, với bao vất vả, Ngài đã tìm được nơi đắc địa tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội để đặt đá xây dựng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội và đến năm 2006 đã làm lễ khánh thành giai đoạn I, với một cơ ngơi to đẹp, trang nghiêm, đủ điều kiện ăn ở nội trú để Tăng ni sinh yên tâm tu học như hôm nay.

Năm tháng cứ trôi đi, tuổi Ngài một cao hơn, sức khỏe lại yếu thêm, nhưng Ngài vẫn thường xuyên về Học viện thăm hỏi động viên cán bộ, giảng sư, Tăng ni sinh, rồi Ngài trực tiếp giảng dạy cho Tăng ni sinh những bài học đầu tiên, hàng tháng Ngài chủ trì và chỉ đạo các phiên họp của Hội đồng điều hành Học viện.

30 năm xây dựng và trưởng thành của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ngài đã có nhiều đóng góp to lớn cho những thành tựu Phật sự chung của Giáo hội hội Phật giáo Việt Nam, Ngài trở thành cấu nối giữa đạo với đời, giữa Phật giáo miền Bắc với Phật giáo miền Trung và Phật giáo miền Nam. Là thành viên tích cực trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Ngài được tín nhiệm cử tham gia Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Tôn giáo của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Với tinh thần phụng sự chúng sinh là thiết thực cúng dàng chư Phật, Ngài đã thường xuyên đến thăm hỏi và tặng quà động viên các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi khuyết tật, ảnh hưởng chất độc da cam, các trung tâm nuôi dưỡng người không nơi nương tựa, những gia đình gặp hoạn nạn, khó khăn, xây dựng nhà đại đoàn kết, nhà tình thương, tham gia các hoạt động xóa đói giảm nghèo. Ngài còn trực tiếp tham gia Ban Chấp hành Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam, Hội Người Cao tuổi Việt Nam để cùng đóng góp tham mưu xây dựng chính sách xã hội ngày một hiệu quả hơn.

Đối với công tác Phật sự quốc tế, Ngài đã đi thăm, làm việc và tham gia nhiều Hội nghị tôn giáo Quốc tế được tổ chức ở các nước châu Mỹ, châu Âu, châu Á, và Liên Xô (trước đây). Ngài chủ trì nhiều buổi làm việc, tiếp nhiều vị chính khách Quốc tế đến thăm và làm việc với Giáo hội. Những nơi Ngài đến, những vị khách được Ngài tiếp đều nhận được tình cảm thân thiết thắm tình. Thông qua đó, hình ảnh và đất nước con người Việt Nam, Phật giáo Việt Nam đã được bạn bè quốc tế hiểu hơn và đánh giá cao. Với những khả năng trí tuệ tinh anh, Ngài được mời tham gia Ban Chấp hành Liên hiệp Các tổ chức Hữu nghị Hòa bình Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Hữu Nghị Việt Nam – Nhật Bản.

Với những đóng góp to lớn đối với Đạo pháp và Dân tộc, Ngài luôn được Tăng ni, Phật tử, nhân dân quý mến và tin tưởng. Ngài được Trung ương Giáo hội công cử làm đại diện giới Tăng ni, Phật tử tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội và được cử tri bầu trúng cử hai khóa Quốc hội khóa XI, XII, và là thành viên Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội. Là một đại biểu lớn tuổi nhất trong Quốc hội, song Ngài vẫn luôn tích cực tham gia đầy đủ các kỳ họp, thực hiện chức năng nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, xác đáng tại các kỳ họp, các phiên thảo luận của Quốc hội, tiếp xúc cử tri trước và sau mỗi kỳ họp được Quốc hội và cử tri đánh giá cao, với tấm lòng kính trọng một vị cao Tăng luôn vì dân vì nước. Đúng như Anh hùng Lao động, Giáo sư Vũ Khiêu đã tặng Ngài đôi câu đối: “Chính Đại Quang Minh Tâm Hướng Phật – Từ Bi Hỷ Xả Chí Ưu Dân”.

Dù ở vị trí cương vị nào, Ngài luôn nhận được tình cảm kính trọng đặc biệt của Tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như cộng đồng xã hội. Đảng và Nhà nước đã trao tặng Ngài nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương kháng chiến hạng nhất, hạng nhì; Huân chương Độc lập hạng hai; Huân chương Đại đoàn kết toàn dân tộc; Thủ Tướng Chính Phủ tặng kỷ niệm chương chiến sỹ Cách mạng bị địch bắt và tù đầy tại Hòa Lò. Các Bộ ngành và các đoàn thể xã hội trao tặng Ngài nhiều kỷ niệm chương, bằng khen. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tặng nhiều Bằng tuyên dương công đức.

Và đặc biệt, ngày 12 tháng 10 năm 2011, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký quyết định trao tặng Trưởng lão Hòa thượng Huân chương Hồ Chí Minh, phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước, vì đã có công lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự nghiệp Cách mạng của Đảng và của Dân tộc. Qủa thật Ngài là tấm gương sáng tốt đạo đẹp đời của hôm nay và mai sau.

Tiểu sử Hòa thượng Thích Thanh Tứ: Thời kỳ lâm bệnh

Từ tháng 6 năm 2010, giữa mùa an cư kết hạ Phật lịch 2554, sức khỏe của Ngài có phần suy giảm, các đệ tử xuất gia và tại gia của Ngài đã mời nhiều giáo sư, bác sỹ trong nước và quốc tế đến thăm khám, điều trị và có sự chuyển biến tích cực.

Trong thời gian này, Ngài đã dành nhiều thời gian cho việc chỉ đạo một số công tác Phật sự quan trọng, đặc biệt trong việc kiện toàn nhân sự, chuẩn bị mọi mặt cần thiết cho việc thành lập tổ chức giáo hội tại một số địa phương. Bên cạnh đó Ngài vẫn thường xuyên lên thăm và động viên Tăng ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, thăm và động viên chư Tăng ni tham gia an cư kết hạ tại các trường hạ tập trung của các Tỉnh, Thành hội Phật giáo khu vực phía Bắc và tham gia Hội đồng giới sư trao truyền giới châu tuệ mệnh cho Tăng ni hậu học tại các giới đàn.

Tưởng rằng Ngài sẽ được trụ lâu hơn nữa để làm thạch trụ cho Tăng ni Phật tử và các cấp Giáo hội Phật giáo đặc biệt là khu vực phía Bắc nương y ở nơi Ngài được mãi mãi. Song quy luật vô thường vốn có, Ngài đã an nhiên thu thần thị tịch vào hồi 08h15’ ngày 26 Tháng 11 năm 2011 (nhằm ngày 02 Tháng 11 năm Tân Mão, trụ thế 85 tuổi, gần 80 năm tu sống trong cảnh thiền môn, tham gia hoạt động Cách mạng, lãnh đạo phong trào Phật giáo.

Ngài viên tịch đã để lại cho môn đồ tứ chúng, các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam niềm tiếc thương vô hạn. Ngài mãi mãi là tấm gương sáng về tình thần phụng sự Đạo pháp và Dân tộc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THƯỢNG THANH HẠ TỨ GIÁC LINH THIỀN TỌA HẠ

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state