Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
HT Thích Viên Thành (1950-2002) - trụ trì chùa Hương bí ẩn sông Tô Lịch
Thượng tọa Thích Viên Thành, thế danh Phùng Xuân Đào, sinh ngày 15 tháng 07 năm 1950 (mùng 01 tháng 06 năm Canh Dần) tại làng Thượng Cát, xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Thân phụ là cụ ông Phùng Xuân Chỉ, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Thìn.Ngài sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống thâm tín ngôi Tam Bảo có hai người cô ruột là sư cụ Thích Đàm Mậu và sư cụ Thích Đàm Ngọ, trụ trì chùa Bi, tỉnh Vĩnh Phúc.
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:429

Các tên gọi khác

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nam
Religion : Group
blood : B+
HT Thích Viên Thành (1950-2002) - trụ trì chùa Hương bí ẩn sông Tô Lịch

“Thánh vật sông Tô Lịch” và những thông tin về Thượng toạ Thích Viên Thành

Thiện Minh

Năm 2007, một tờ báo đăng nhiều kỳ loạt bài “Thánh vật Sông Tô Lịch” có nhiều thông tin ly kỳ về trấn yểm ở con sông này và đặc biệt là về những “truyền kỳ” về Thượng tọa Thích Viên Thành (trụ trì Chùa Hương trước đó).

Các loại Pháp khí bạn có thể quan tâm (tại đây).

Chuyện về "Thánh vật sông Tô Lịch"

Theo tờ báo này, tháng 9/2001, đội thi công số 12, Công ty Xây dựng VIC, do ông Nguyễn Hùng Cường làm đội trưởng, trong khi nạo vét sông Tô Lịch thuộc địa phận làng An Phú, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã phát hiện được di vật cổ rất lạ. Đó là 7 cây gỗ được chôn đứng dưới lòng sông, tạo thành một đa giác đều. Tại đó có các bộ hài cốt bị đóng đinh bả vai, táng giữa các cọc gỗ.

Ngoài ra, họ còn phát hiện được tấm gỗ vàng tâm có bát quái, một số đồ gốm, xương voi, ngựa, dao, tiền đồng... Sau đó, nhóm công nhân đã rút những cọc gỗ đó lên, lấy các bộ hài cốt chôn tại nghĩa trang Bát Bạt, Hà Tây.

Bài báo loan truyền chuyện thánh vật Sông Tô Lịch.

Bài báo loan truyền chuyện thánh vật Sông Tô Lịch.

Vào thời điểm đó, Bảo tàng Hà Nội đã mời một số nhà khoa học lịch sử, khảo cổ đến hiện trường xem xét. Cuộc hội thảo diễn ra tháng 12/2001 với sự hiện diện của những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về lịch sử, khảo cổ nhằm đưa ra những nhận định mang tính khoa học. Lãnh đạo Tổng công ty Liên doanh xây dựng VIC cũng tham dự. 

Tại cuộc hội thảo năm 2001, GS Trần Quốc Vượng (khi ấy GS Vượng còn tại thế) đặt giả thiết nơi thi công đang ở vị trí cửa phía Tây của La Thành, cổng phía Tây của Hoàng thành… Trước đây, cổng Hoàng thành ngoài lính còn có thần trấn giữ 4 cửa (Thăng Long tứ trấn) và có yểm bùa hay còn làm lễ hiến sinh.

Theo GS Vượng, hiện tượng có dải cát dài khoảng 200 m khác hẳn so với những đoạn sông khác có thể là vào thời Lý do sự hợp lưu của sông Tô và sông Nhuệ đã làm đổi dòng chảy của sông Tô. Vì vậy, đã tạo cho địa tầng nơi đây bị tụ cát thành một dải.

"Sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa hiện tượng sông Tô bị lở do đổi dòng và mắt nhà vua bị đau đã tạo nên một lễ trấn yểm, trong đó có những bộ xương người cùng những hiện vật khác chăng?", GS Vượng đặt vấn đề.

Đồng tình với quan điểm trên, PGS. TS Đỗ Văn Ninh cho rằng đây là một trong 6 “ủng môn” còn sót lại duy nhất, khá rõ nét, đáng tin cậy để nghiên cứu về những ủng thành khác đã được nhắc và ghi lại trong một số bản đồ cổ.

Sau cuộc hội thảo đó, cơ quan chức năng, các chuyên gia, nhà khoa học không còn quan tâm nhiều lắm. Mọi chuyện tưởng đã khép lại, bỗng gần đây một tờ báo đăng tải lại những câu chuyện huyền bí có liên quan đến khúc sông trên qua lời kể của ông Nguyễn Hùng Cường.

Theo lời của ông Cường trên báo, không chỉ những rủi ro của người tham gia thi công, mà cái chết của một số nhân vật nổi tiếng như GS Trần Quốc Vượng và Thượng tọa Thích Viên Thành cũng liên quan đến sự huyền bí của sông Tô Lịch. 

Sự kiện Thượng tọa Thích Viên Thành viên tịch cũng được ông Nguyễn Hùng Cường cho rằng có liên quan đến sự huyền bí của sông Tô Lịch.

Sự kiện Thượng tọa Thích Viên Thành viên tịch cũng được ông Nguyễn Hùng Cường cho rằng có liên quan đến sự huyền bí của sông Tô Lịch.

Tôi hướng tâm mình về Đức Phật Hương Tích Quán Thế Âm Bồ Tát, Phật Chủ của Chùa Hương

Lời kể của ông Nguyễn Hùng Cường trên mặt báo như sau:  “Đến tháng 11/2001 nhờ tích cực vận động, tôi đã mời được Thượng toạ Thích Viên Thành ở Chùa Hương về làm lễ cúng cho tôi ở hiện trường. Vừa đến hiện trường, thầy đã ngồi xuống nhắm mắt niệm Phật. Niệm một lúc thầy đứng lên nói: Đây là trận đồ trấn yểm rất nguy hiểm; Vì vậy các đệ tử thầy sẽ lập đàn tràng hoá giải. Sau đó thầy lập đàn tràng ở bờ sông hoá giải trấn yểm. Lễ xong, thầy Thích Viên Thành nói với mọi người: “Mặc dù thầy đã cố hoá giải nhưng anh em phải cẩn thận, còn anh Cường thì phải chịu nhiều hậu quả, gia đình, anh em con cháu cũng gặp hoạ”. Rồi buồn buồn thầy nói: “Vì cái đàn tràng này tính mạng thầy cũng khó giữ”. Ba tháng sau, thầy Thích Viên Thành hoá. Các đệ tử nói thầy mất vì trận đồ trấn yểm ở sông Tô Lịch”.

Bài kể chuyện này của ông Nguyễn Hùng Cường đã tạo nên một làn sóng dư luận bán tín bán nghi không cưỡng lại được tại thời điểm ấy. Vậy sự thật về câu chuyện gọi là "Thánh vật sông Tô Lịch" là thế nào?

Về sự viên tịch của Thượng tọa Thích Viên Thành

Thượng tọa Thích Viên Thành lúc đó đương là trụ trì chùa Hương Tích. Thượng tọa tu theo pháp tu Mật Tông, thiên về niệm chú. Đặc biệt Thượng tọa Viên Thành am tường về phép “Thạch điểm sơn đầu”. Theo thuyết nhà Phật, phép này thường dùng cho những lễ nhập trạch, lấy đá tảng để yểm những nơi cốt địa, khiến ma quỷ, vong linh không thể lai vãng, quấy quả. Có lẽ, bởi Thượng tọa viên tịch sớm, để lại nhiều bất ngờ, tiếc nuối cho Phật tử, Tăng chúng cho nên ông Nguyễn Hùng Cường mới dựa vào đó để giải thích trong câu chuyện của mình chăng?

Như lời xác nhận của đệ tử chân truyền của Thượng tọa Thích Viên Thành - Đại đức Thích Minh Hiền - Phó Trưởng ban Văn hoá Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam lúc đó cho biết Thượng tọa Thích Viên Thành chưa một lần đặt chân tới nơi được coi là vị trí “thánh vật trên dòng sông Tô Lịch”.

Thượng tọa Thích Viên Thành viên tịch do đã mãn nghiệp, đã hết duyên với cõi sa bà. Ảnh: Tôn tượng Thượng tọa Thích Viên Thành.

Thượng tọa Thích Viên Thành viên tịch do đã mãn nghiệp, đã hết duyên với cõi sa bà. Ảnh: Tôn tượng Thượng tọa Thích Viên Thành.

Sau khi Đội thi công số 12 nhiều lần cử người lên mời thầy đến trấn yểm, Thượng tọa Thích Viên Thành đã cử một số đệ tử đến cúng lục đạo, tức là cúng chúng sinh ở khu vực sông để làm an những linh hồn trú ngụ ở nơi đó. Mà cúng chúng sinh là việc làm rất thường xuyên của tất cả các đền, chùa, kể cả các cửa điện tại gia của các thầy bà trong thiên hạ. Vì vậy, nhiều người cũng có thể hiểu Thượng toạ Thích Viên Thành viên tịch vì đã lập đàn tràng hoá giải trận đồ trấn yểm nơi khúc sông Tô Lịch.

Có nhiều giai thoại về trấn yểm trên dòng Sông Tô Lịch.

Có nhiều giai thoại về trấn yểm trên dòng Sông Tô Lịch.

Một số đệ tử của Thượng toạ Thích Viên Thành đều nói phút lâm chung, Thầy không hề nói gì đến việc trận đồ trấn yểm ở khúc sông đó, các báo khi đó tường thuật lại.

Thượng tọa Thích Viên Thành viên tịch vì đã mãn nghiệp, đã hết duyên với cõi sa bà. Thượng tọa kết thúc kiếp đời này để tái sinh trong một kiếp luân hồi khác. Đó là quy luật, đã hết duyên thì không thể níu kéo được. Việc gán sự viên tịch của Thượng tọa với một nguyên nhân cho rằng bởi "Thánh vật" trên sông Tô Lịch là chưa đúng với triết lý Phật giáo.

Thượng tọa Thích Viên Thành - Chân dung Bậc Giác Ngộ

Nhà tu hành oai nghiêm đến tà thần cũng phải quy phục

Cửa Phật từ bi hỉ xả, luôn luôn cứu độ chúng sinh. Theo thuyết pháp nhà Phật thì tam giới ngoài Phật ra còn có 96 dạng thần, bao gồm thần cây, thần đất, thần nước, thần thiện, thần ác và cả tà thần...

Trong số 96 thứ thần đó, chọn lựa ra 25 dạng thần luôn luôn hộ trì cho Tam bảo, ủng hộ Phật - Pháp - Tăng. Bởi thế, giả thiết Thượng tọa Thích Viên Thành có đến hoặc phái đệ tử đến lập đàn trừ yểm thì các thánh, các thần cũng phải sợ trước pháp lực vô biên ấy, chứ không thể nào có chuyện "vật” ngược lại dáng tướng, oai lực và pháp lực của chư Tăng nhà Phật.

Giả thiết nếu Thượng tọa Thích Viên Thành có đến khúc sông đó thật, thì việc Thượng tọa làm cũng chỉ là phổ độ chúng sinh. Đó là một việc tốt, đem phúc lành đến cho chúng sinh, vậy thì theo tâm linh, làm việc thiện thì chân tu, đức hạnh thêm cao, thêm sáng...

Đức Phật hàng phục Ma Vương như thế nào?

.

TIỂU SỬ HÒA THƯỢNG THÍCH VIÊN THÀNH – Luật Mật Viện Thắng Nghiêm (thangnghiem.com)

TIỂU SỬ HÒA THƯỢNG THÍCH VIÊN THÀNH

  • Ủy viên thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
  • Phó ban Giáo dục Tăng ni, Phó ban Văn hóa, Phó ban Từ thiện xã hội, Ủy viên ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
  • Phó trưởng ban thường trực kiêm chánh thư ký tỉnh hội Phật giáo tỉnh Hà Tây.
  • Phó hiệu trưởng trường cơ bản Phật học tỉnh Hà Tây.
  • Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tây.
  • Ủy viên Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh Hà Tây.
  • Trưởng Ban Trị Sự Phật giáo tỉnh Phú Thọ.
  • Trụ trì chùa Hương và chùa Thầy tỉnh Hà Tây (Hà Nội).

I. THÂN THẾ

Hòa Thượng Thích Viên Thành, thế danh Phùng Xuân Đào, sinh ngày 15 tháng 07 năm 1950 (mùng 01 tháng 06 năm Canh Dần) tại làng Thượng Cát, xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Thân phụ là cụ ông Phùng Xuân Chỉ, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Thìn.Ngài sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống thâm tín ngôi Tam Bảo có hai người cô ruột là sư cụ Thích Đàm Mậu và sư cụ Thích Đàm Ngọ, trụ trì chùa Bi, tỉnh Vĩnh Phúc.

II. XUẤT GIA TU HỌC

1. Xuất gia

Khi Hòa Thượng mới chào đời thì thân phụ đã sớm quy Tây. Ngài lớn lên trong tình yêu thương của bà và mẹ. Trước cảnh sinh ly tử biệt, Ngài đã nhận ra được lẽ vô thường của kiếp nhân sinh, nên Hòa Thượng đã quyết chí xuất gia cầu đạo vào năm 12 tuổi và để lại thơ rằng:

“Chú ơi ! Xin chú hiểu lòng tôi

Giờ phút chia tay đã đến rồi

Vẫn biết gia phong cần giữ đấy

Nhưng vì chân lý phải đành thôi

Chú ơi ! Ân nghĩa cháu không quên

Nguyện chứng Chân như sẽ báo đền

Chú ở lại nhà xây tổ nghiệp

Cháu đi cầu Pháp cứu oan khiên

Kẻ vun cội phúc cho tươi tốt

Người đắp nền nhân thật vững bền

Chú cứ yên tâm đừng có ngại

Cháu thề cố gắng quyết tu lên.”

Hòa Thượng được sư cụ Thích Đàm Viễn trụ trì chùa Khánh Sơn (tức chùa Cao Lá), xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Sơn Bình (nay làthành phố Hà Nội) tiếp duyên.

Năm 15 tuổi, Ngài được sư tổ Thích Thanh Trân- Hương Tích động chủ đời thứ 10, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Sơn Bình chính thức thu nhận làm đệ tử.

Năm 19 tuổi, Ngài được Hòa Thượng Nghiệp Sư cho thụ giới Sa Di. Sau khi đắc giới, Hòa Thượng luôn tinh tiến hành đạo, đến năm 1972,Hoà Thượng chính thức được đăng đàn thụ Cụ túc giới, viên mãn Giới châu tuệ mệnh tại tỉnh hội Phật giáo Hà Sơn Bình.

2. Tu học

Khi Ngài còn đương theo hầu Hòa Thượng Tônsư tại chốn Tổ Hương Tích, Hòa Thượng được thầy Bản sư truyền dạy cho những tinh yếu cốt tủy của Mật Thừa nên Ngài luôn đau đáu một lòng muốn làm sống lại bản Pháp của dòng phái mà chư Tổ đời trước đã truyền lại, nhưng do chiến tranh thực dân Pháp nhiều lần tàn phá và tiêu hủy khiến những thư tịch của Hương Tíchkhông còn nguyên vẹn. Hòa Thượng luôn luôn tinh tiến hành trì lễ bái, không quản ngày đêm cầu nguyện sớm tìm lại được những gì đã thất lạc, mong ngày nhân duyên hội đủ, giáo Pháp của chư Tổ được xiển dương, mạng mạch chốn Tổ mãi mãi được lưu truyền, tông phong Hương Tích đời đời được vĩnh chấn.

Nhận thấy Hòa Thượng là người căn cơ xuất chúng sẽ là bậc Pháp khí trong Thiền gia mai này, nên Tổ đã cho phép Hòa Thượng xuống núi, theo học lớp Trung cấp Phật học tại chùa Quảng Bá và chùa Quán Sứ Hà Nội, niên khóa 1973 – 1976. Trong thời gian tu học tại chùa Quán Sứ, Hòa Thượng không những là ngườitinh thông về học thuật, mà còn Giới luậtnghiêm trì. Mùa hè năm 1978, Ngài được cư sĩ Nguyễn Duy Phương dâng tặng bộ Đại Nhật Kinh sớ bản Hán văn do cố Đại lão Hòa Thượng Thích Đức Nhuận, đệ nhất Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam trao lại. Nhận được Kinh văn, Hoà Thượng như người vừa tìm thấy viên ngọc quý của mình đã bị thất lạc từ lâu, Ngàiliền thành lập nhóm để phiên dịch và căn cứ vào đó để tu tập, soạn ra các nghi quỹ hành trì Mật giáo, rộng truyền Mật pháp, chính thức thành lậpđạo tràng Chân – Tịnh tại thành phố Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác như Việt Trì, Thái Nguyên, Hồ Chí Minh… đồng thời truyền bá sang các nước phương Tây (Nga, Ba Lan, Pháp, Đức….) cho các đệ tử của Ngài đang sinh sống và làm việc. Nhóm phiên dịch bộ kinh này bắt đầu từ năm 1978 đến năm 1980 thì hoàn thành bản thảo, nhưng chưa đủ duyên để xuất bản.

Hòa Thượng là bậc tuệ học tinh thông, uy đức sư tượng, nên khi tốt nghiệp, Ngài được Giáo hội tuyển thẳng vào Trường Cao cấp Phật học Việt nam (nay là Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội) khóa I, niên khóa 1981 – 1985.

Năm 1985 sau khi Hoà Thượng tốt nghiệp trường Cao cấp Phật học Việt Nam, Ngài trở về chốn Tổ Hương Tích phụng sự Tam Bảo và bắt đầu sự nghiệp hoằng truyền Phật pháp.

III. HOẰNG DƯƠNG PHẬT PHÁP

Để báo đáp công đức của Chư Phật, Hoà Thượng thực hành tinh thần sứ giả của Như Lai (tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự), đem ánh sáng Trí Tuệ và đức Từ Bi của chư Phật truyền khắp cõi nhân gian. Ngài luôn quan tâm trăn trở trong việc đào tạo, giáo dục thế hệ Tăng Ni trẻ,đó cũng là sứ mệnh thiêng liêng mà Ngài hướng tới. Trên tinh thần đó, Hoà Thượng được cầu thỉnh làm Giáo Thọ Sư của trường Trung cấpPhật học và Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Hà nội.

Năm 1984, khi Hoà Thượng còn đang theo họcTrường cao cấp Phật học Việt Nam tại Hà nội,chính quyền và nhân dân xã Sài Sơn huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây tha thiết thỉnh cầu Ngài về trụ trì chùa Thầy, thánh tích của Tổ Từ Đạo Hạnh – bậc đắc Pháp Kim Cương Tổng Trì của Việt Nam cả ngàn năm về trước.

Năm 1985, Sư Tổ Thích Thanh Trân là bậc cao niên lạp trưởng, thạch trụ của Tùng lâm, đấng nương của Giáo hội, khi biết mình sắp được gọi về hầu Phật Tổ, Ngài đã truyền trao sự nghiệp Kế đăng trụ trì Tùng lâm Hương Tích cho Hoà Thượng để duy trì, phát triển hệ phái Hương Tích do chư tiền Tổ khai sáng và kế thừa Phật giáo Nhất tông nhà Trần, nối lại mạng mạch dòng Thiền Mật giáo Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Tuy chùa Hương được ảnh hưởng từ hai dòng phái Lâm Tế từ Tổ đệ ngũ và dòng Tào Động từ Tổ đệ bát sau này, nhưng không vì thế mà tư tưởng Phật giáo nhà Trần phai nhạt. Với đạo hạnh và uy đức của mình, Hòa Thượng đã từng bước khơi nguồn, làm sống lại Mật giáo Chùa Hương, chùa Thầy, xiển dương giáo nghĩa Mật TôngViệt Nam.

Năm 1987, tại Đại hội Phật giáo tỉnh Hà Tâynhiệm kì III, Hòa Thượng được bầu là Phó ban Trị Sự kiêm Chánh thư kí Tỉnh hội.

Đại hội Phật giáo Việt Nam, nhiệm kì III, Ngài được tấn phong vào hàng giáo phẩm Thượng Tọa chính thức được cử vào Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Vì tương lai, vì sự nghiệp mạng mạch của Phật pháp cần có sự nối truyền Hoà Thượng cùng chư Tôn Đức, Ban Trị Sự Giáo hội Phật giáo Tỉnh Hà Tây chính thức thành lập trường Trung cấp Phật học tỉnh nhà vào năm 1991. Ngài được tiếncử làm Phó hiệu trưởng thường trực của Trường.

Trong các Đại giới đàn của tỉnh Hà Tây được tổ chức, Hòa Thượng luôn được cầu thỉnh làm Thầy Tôn chứng và Thầy Yết ma.

Năm 1993, Hoà Thượng được bầu làm Ủy viên thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó ban từ thiện Trung ương và Ủy viên ban Hoằng pháp Trung ương.

Ngày 19 tháng 03 năm Quý Dậu (11/04/1993), nhân duyên cát tường hội đủ, theo lời mời của ông Terry Jones (Trưởng đại diện chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc tại Bhutan), Hòa thượng đã viếng thăm Vương quốc Bhutan, tại tu viện Anh Đào (Chagri Dorjeden Monastery hay Cheri Monastery) núi Cheri được hội ngộĐại lão Hòa Thượng His Holiness Je Khenpo Chabje Threzur Ngawang Tenzin Deondrup Rinpoche – bậc Kim Cương Thượng Sư Giáo chủ dòng truyền thừa Drukpa Bhutan để sam cứu giao lưu với Mật Tông nước bạn, Hòa Thượng được đức Giáo chủ Je Khenpo quán đỉnh điểm đạo, ấn chứng Hòa Thượng là bậc Kim Cương Thượng Sư đắc Pháp Tổng Trì của Mật Tông Việt Nam thời bấy giờ.

Năm 1998, Phật giáo tỉnh Hà Tây chọn chùa Thầy làm điểm An cư kết hạ cho Tăng Ni các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Hoài Đức…, Hòa Thượng được suy tôn lên ngôi Đường chủ của trường hạ cho đến khi viên tịch.

Năm 1998, Ban Trị Sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam suy cử Hòa Thượng giữ chức vụ Phó ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương, Trưởng ban Trị Sự Phật giáo tỉnh Phú Thọ.

Tháng 3 năm 1989, Hoà Thượng chính thức đảm nhận chức vụ Trưởng ban kiến thiết xây dựng và Tôn tạo chùa Hương (năm 1947, giặc Pháp đã phá huỷ hoàn toàn chùa Thiên Trù). Với trách nhiệm của người trụ trì, Hoà Thượng cùng các cơ quan ban ngành, nhân dân, Phật tử đã từng bước trùng tu xây dựng ngôi Đại Hùng Bảo Điện, Tổ đường, Hương Thuỷ điện, cổng Nam Thiên Môn, cùng các công trình hạng mục….đây là công đức vô lượng dâng lên cúng dàng Thầy Tổ, cũng như trang nghiêm ngôi Phạm Vũ.Sau hơn 10 năm, quần thể di tích danh lam thắng cảnh chùa Hương đã được phục dựng, trở nên hùng vĩ trang nghiêm như ngày nay đều nhờ vào công đức của Hoà Thượng.

Chùa Thầy xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây là trụ xứ tu hành của Đức Thánh Tổ Từ Đạo Hạnh triều đại nhà Lý, với cương vị là người Trụ Trì, Hoà Thượng đã tu bổ lại nhiều hạng mục, công trình khiến cho Thánh tích ngày càng thêm phần tôn nghiêm và phát triển. Với sự gia trì của Đức Thánh Tổ, Hoà Thượng đã dành hết tâm huyết của mình trong việc khêu sáng ngọn đèn truyền thừa Mật Pháp, do Tổ đã khởi lập cách đây cả nghìn năm về trước để lưu lại cho hậu thế.

Hoà Thượng luôn quan tâm đến việc truyền nối mạng mạch của Phật pháp nên Ngài đã thả thuyền từ tiếp chúng độ nhân, xúc dưỡng đệ tử.Trong mấy mươi năm, Hoà Thượng đã có cả trăm đệ tử xuất gia, trưởng thành đảm trách các chức vụ quan trọng trong Trung ương Giáo hội, cũng như các tỉnh thành phía Bắc. Ngoài ra còn có các Tăng Ni thụ Mật Pháp với Hoà Thượng tính đến có vài trăm vị, Phật tử có đến vài nghìn người được thọ Pháp với Ngài.

Hoà Thượng luôn nêu cao tinh thần lấy Trí Tuệ làm sự nghiệp chân chính của người xuất gia, nên mỗi khi xong công việc của Giáo hội trở về Phương Trượng, Hoà Thượng không quản ngày đêm, quên đi mệt mỏi bắt tay vào công việc nghiên cứu, dịch thuật, trước tác, xuất bản các ấn phẩm Phật giáo. Ngài đã để lại nhiều tác phẩm, dịch phẩm thông qua báo chí, tạp chí, xuất bản, như một số tác phẩm, dịch thuật tiêu biểu dưới đây:

1. Đại bi nghi quỹ

2. Chuẩn đề nghi quỹ

3. Lục độ Tara

4. Du già nghi quỹ

5. Lục đạo tập

6. Truy môn cảnh huấn

7. Bút ký bên cửa trúc

8. Khóa lễ phổ môn

9. Lược sử các tông phái Phật giáo

10. Xuân thu lễ tụng

11. Giới Phạm Võng

12. Chùa Hương ngày nay

13. Danh thắng chùa Thầy

14. Truyện Phật bà chùa Hương

15. Quan Âm Thị Kính

16. Kỷ niệm chùa Hương

17. Văn khấn Nôm truyền thống

18. Phim tài liệu Bầu trời cảnh Bụt 

19. Phim tài liệu Bức tranh quê hương 

20. Thuyền môn thi ký

21. Công tác xã hội

22. Nhân minh học

23. Đại Tỳ Lư Giá Na thành Phật kinh sớ (chưa xuất bản)

Đây là tâm huyết cả cuộc đời Hoà Thượng dành cống hiến cho Đạo pháp và dân tộc.

Với tinh thần nhập thế hành Bồ Tát đạo, ngoài Trụ trì hai đại danh lam Thánh tích lớn như chùa Hương, chùa Thầy và một số tự viện, cũng như các chức vụ của Phật giáo tỉnh Hà Tây và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam giao phó, Hoà Thượng luôn nêu cao tinh thần “Từ Bi Hỷ Xả, Vô Ngã Vị Tha”, tận tâm kiệt lực với công việc, đó là trách nhiệm mà Ngài không bao giờ sao nhãng. Với công đức tu hành nghiêm mật của Hoà Thượng và những cống hiến của Ngài, Hoà Thượng được mời tham gia các hoạt động từ thiện xã hội. Năm 1994, Hoà Thượng là đại biểu HĐND xã Hương Sơn, HĐND huyện Mỹ Đức, là Đại biểu HĐND tỉnh Hà Tây khoá V, VI và VII. Dù ở cương vị nào Hoà Thượng cũngmang tinh thần lợi tha cho Đạo pháp và dân tộc.

Từ những đóng góp đó Hoà Thượng được Đảng, Nhà nước, Giáo hội tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen như: Huân chương lao động hạng ba; Huy chương vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc; Huy chương vì sự nghiệp bảo tồn văn hóa dân tộc; Huy chương vì sự nghiệp nhân đạo…Đây là ghi nhận cao quý mà Đạo pháp và Dân tộc thành kính tri ân Hoà Thượng.

IV. VIÊN TỊCH

Với lòng bi mẫn vô lượng, công đức vô biên,những mong Hòa Thượng sẽ trụ thế lâu hơn nữađể hướng dẫn Tăng Ni và Phật tử trên con đường thực hành chân lý giải thoát giác ngộ.Nhưng các việc cần làm đã làm, việc giáo hóa chúng sinh đã thành tựu viên mãn, nên Hòa Thượng đã thị hiện thân bệnh, thuận lẽ vô thường, thâu thần thị tịch, trả lại tấm thân tứ đại cho trần gian mộng huyễn, lên thuyền Bát Nhãvân du miền Cực lạc diện kiến đức Như Lai vào hồi 18 giờ 40 phút ngày 31 tháng 05 năm 2002 (tức ngày 20/04/Nhâm Ngọ) trụ thế 53 năm, hạ lạp 32 năm. Sau khi Hòa Thượng viên tịch,trong tang lễ của Hòa Thượng, Hòa Thượng Thích Giác Toàn – Phó Viện trưởng HVPGVN thành phố Hồ Chí Minh trụ trì Tịnh xá Trung Tâm, Pháp viện Minh Đăng Quang, TP.Hồ Chí Minh đã cảm thán thơ rằng:

“Hương Tích ngàn năm mãi ngát hương

Chùa Thầy đạo hạnh sáng tròn gương.

Hà Tây Phật học còn in bóng

Phú Thọ hoằng khai đẹp Phật trường.

Năm mươi ba năm diệu ánh trăng

Năm mươi ba năm đạo Viên Thành

Năm mươi ba năm Thuần Hòa nhân thế

Năm mươi ba năm Nguyệt Trí thanh.”

Trong suốt năm mươi ba năm Hòa Thượng đã cống hiến cả cuộc đời mình cho Đạo pháp và dân tộc. Ngài luôn đề cao tinh thần hành Bồ Tát đạo trong việc giáo dục Tăng Ni, Phật tử với phương châm lấy trí tuệ làm sự nghiệp, lấy lợi tha làm phương tiện, lấy bố thí làm căn bản, lấy giáo dục để phát triển nên những đóng góp của Hòa Thượng cho Giáo hội Phật giáo Việt Namvô cùng to lớn, để lại trang sử vàng cho nền Phật giáo nước nhà. Công hạnh của Hòa Thượng mãi mãi được khắc sâu trong tâm khảm của Tăng, Ni, Phật tử cũng như môn đồ Pháp quyến. Trong ngày tiễn biệt Hòa Thượng về nơi cảnh Phật,Hòa Thượng Thích Trí Tựu – trụ trì Sắc Tứ Thiên Mụ tự, tỉnh Thừa Thiên Huế đã dâng ai điếu rằng:

“Trời Hương Sơn vần vũ

Chuông Thiên Mụ trầm ngâm

Kẻ ở người về trung Phật quốc

Tình hoài Pháp lữ giọt mưa chan”

Đặc biệt, Hòa Thượng đã làm sống lại và xiển dương dòng truyền thừa Mật Tông Việt Nam, duy trì mạng mạch, phát triển dòng phái Hương Tích mà chư Tổ đã để lại ngày càng phát triển rực rỡ. Hòa Thượng thật xứng danh là bậc Kim Cương tổng trì của Mật Tông Việt Nam sánh cùng với Mật Tông các nước trên toàn thế giới.

Đó là nền tảng căn bản mà Hòa Thượng đã để lại cho những thế hệ học Phật sau này tiếp nối trên con đường mà Ngài đã cống hiến, phụng sự và tuyên dương. Cuộc đời và Sự nghiệp tu hành của Hòa Thượng là Trí Tuệ sáng soi cho Tăng Ni, Phật tử hôm nay và muôn đời sau.

Viên minh thể tính hoằng khai chính Pháp độ quần sinh

Thành tựu bản tâm thệ nguyện mê đồ ly khổ hải.

Nam Mô Hương Tích Chính tông, Thiên Trùđường thượng, Hương Tích động chủ, Đệ thập nhất thế Tổ sư, Kim Cương Tổng Trì, Chân Tịnh bảo tháp, Ma-ha Sa môn Tỷ khiêu Bồ Tát giới,A-xà-lê Đại sư, pháp húy Thích Viên Thành, đạohiệu Thuần Hòa, tự Nguyệt Trí giác linh Tôn Sưthùy từ chứng giám.

Hà Nội, ngày 11 tháng 07 năm 2007

Luật Mật viện Thắng Nghiêm – Chùa Khúc Thủy

Pháp tử Tỷ Khiêu Thích Minh Thanh

Kính soạn

Lời bình của Tâm Học : Năm 2002 thì admin Tâm Học cũng chỉ khoảng 14 15 tuổi , thông tin về thượng tọa Thích Viên Thành được nghe qua gia đình , rồi khu phố , rồi sự viên tịch của thượng tọa có liên quan đến vụ sông Tô Lịch.. Hồi đó báo đăng cũng nhiều.

 

 

 

Thích Viên Thành

Bước tới:điều hướngtìm kiếm

 

Thích Viên Thành – EverybodyWiki Bios & Wiki

 

Hòa thượng Thích Viên Thành là một tu sĩ Phật giáo Việt Nam với sở học uyên thâm, giới đức trang nghiêm, từ bi vô lượng, Ngài có nhiều công lao lớn đóng góp cho Ðạo pháp và Dân tộc. Đặc biệt Ngài đã đưa Giáo pháp Truyền thừa Drukpa hoằng truyền vào Việt Nam từ năm 1992 với tâm nguyện đem sự thực hành của truyền thống Phật giáo Kim Cương Thừa góp phần vào sự phát triển của Phật giáo Việt Nam vì lợi ích người dân và hữu tình trong nước.[1]

TIỂU SỬ[sửa]

Hoà thượng Thích Viên Thành, thế danh Phùng Xuân Đào, sinh ngày 15/07/1950 (01/06 năm Canh Dần) tại làng Thượng Cát, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Thân phụ là cụ ông Phùng Xuân Chỉ, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Thìn.

Tuy tuổi đời còn rất nhỏ nhưng chí khí xuất trần của Thượng tọa rất mãnh liệt qua vần thơ Tạ từ chú đi tu vào năm 12 tuổi:

“Chú ơi! Xin chú hiểu lòng tôi,

Giờ phút chia tay đã đến rồi.

Vẫn biết gia phong cần giữ đấy,

Nhưng vì chân lý phải đành thôi.

Cỏ hoa tuế nguyệt còn thay đổi,

Dâu biển xưa nay vẫn lở bồi.

Nay nếu không đi cầu Chính Pháp,

Sợ sau sẽ phải hối muôn đời.

Chú ơi! Ân nghĩa cháu không quên,

Nguyện chứng chân như sẽ báo đền,

Chú ở lại nhà xây tổ nghiệp,

Cháu đi cầu Pháp cứu oan khiên.

Kẻ vun cội Phúc cho tươi tốt,

Người đắp nền Nhân thật vững bền.

Chú cứ yên tâm đừng có ngại,

Cháu thề quyết chí gắng tu nên.”

  • Năm 15 tuổi, Ngài được Sư tổ Thích Thanh Chân, động chủ Hương Tích đời thứ 10, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây thu nhận làm đệ tử.
  • Năm 19 tuổi, Ngài được Hoà thượng Bản Sư cho thụ giới Sa Di.
  • Đến năm 1972, Ngài được đăng đàn thụ Cụ túc, viên mãn Tam đàn Giới pháp tại Tỉnh hội Phật giáo Hà Sơn Bình.
  • Nhận thấy Hoà thượng Thích Viên Thành lúc đó có chí cầu học, siêng năng đèn sách nên Hoà thượng Thích Thanh Chân kỳ vọng Ngài sẽ là Pháp khí trong Ðạo Pháp nên đã cho phép Hoà thượng xuống núi theo học trường Trung cấp Phật học tại chùa Quảng Bá và Quán Sứ, Hà Nội niên khoá 1973-1976.
  • Trong thời gian theo học tại chùa Quán Sứ, Hoà thượng không những xuất sắc về mặt học vấn mà còn tinh nghiêm cả về Giới luật nên khi tốt nghiệp, được Giáo hội tuyển chọn vào Trường Cao cấp Phật học Việt Nam (nay là Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội) Khoá I, niên khoá 1981-1985.
  • Năm 1984, khi còn theo học Trường Cao cấp Phật học Việt Nam, đáp lời thỉnh cầu tha thiết của chính quyền và nhân dân địa phương, Hoà thượng về nhận lãnh trách nhiệm trụ trì chùa Thầy - Thánh tích của ngài Từ Đạo Hạnh.
  • Năm 1985, tốt nghiệp Trường Cao cấp Phật học Việt Nam, Hoà thượng trở về chốn Tổ, phụng sự Tam Bảo và bắt đầu hoằng dương Phật pháp. Với giới đức trang nghiêm và hạnh nguyện từ bi vô ngại, Ngài đã được Sư Tổ đời thứ 10 tức Hoà thượng Thích Thanh Chân tin tưởng trao truyền kế đăng Ðộng chủ Hương Tích, trụ trì Chùa Hương.
  • Năm 1987, tại Đại hội Phật giáo Việt Nam kỳ III, ngài được tấn phong giáo phẩm Thượng tọa. Được suy cử vào Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
  • Tại Ðại hội kỳ III Tỉnh hội Phật giáo Hà Tây, Hoà thượng được bầu làm Phó ban Trị sự Kiêm Chánh thư ký Tỉnh Hội.
  • Ðể tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức, Hoà thượng đã cùng Chư tôn đức thành lập Trường Trung cấp Phật học tỉnh Hà Tây và Ngài được giao trọng trách làm Phó hiệu trưởng thường trực của Trường. Trong các Ðại giới đàn, Hoà thượng từng được cung thỉnh làm Yết Ma A Xà Lê sư, Tôn chứng sư.
  • Năm 1992, nhân duyên cát tường hội đủ, theo lời mời riêng của ông John (Đại sứ Anh tại Bhutan lúc bấy giờ), Ngài đã viếng thăm Vương quốc Bhutan để hạnh ngộ bậc Kim Cương Thượng sư truyền thừa Drukpa là Đức Giáo chủ Je Khenpo đời thứ 68, và thọ nhận các Giáo pháp Quán đỉnh cốt tủy của truyền thừa Drukpa từ bậc Thầy của mình để hướng dẫn các đệ tử và Phật tử thực hành giáo pháp tinh túy và chân chính của Kim Cương thừa.
  • Năm 1993, Ngài được bầu làm Uỷ viên thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đồng thời là Phó ban Từ thiện Trung ương và là Uỷ viên ban Hoằng pháp Trung ương.
  • Từ năm 1998, Hoà thượng được suy cử làm Phó ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Phú Thọ.

Suốt đời, Hoà thượng luôn tâm niệm: Chỉ có Trí Tuệ mới là sự nghiệp chân chính của người xuất gia nên khi về đến Phương trượng là ngài tập trung vào việc nghiên cứu, trước tác, dịch thuật.

Ngoài các bài viết được đăng trên các báo, tạp chí, Ngài còn để lại nhiều tác phẩm, dịch phẩm như sau:

-  Ðại bi nghi quỹ

-  Chuẩn đề nghi quỹ

-  Lục độ Ta ra

-  Du già nghi quỹ

-  Chùa Hương ngày nay

-  Danh thắng chùa Thầy

-  Truyện Phật bà chùa Hương

-  Quan Âm Thị Kính

-  Bầu trời cảnh Bụt

-  Bức tranh quê hương

-  Phạm võng Giới kinh

-  Lược sử các tông phái Phật giáo

-  Xuân Thu lễ tụng

-  Văn khấn nôm truyền thống

-   Khoá lễ Phổ môn

-   Kỷ niệm chùa Hương

-   Truy môn cảnh huấn

-   Bút ký bên cửa trúc

-   Thiền môn thi ký...

Tuy phải điều hành Phật sự tại hai chốn danh lam lớn là chùa Hương và chùa Thầy, lại nhận lĩnh các chức vụ của Phật giáo tỉnh nhà cũng như của Giáo hội nhưng Thượng toạ cũng luôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương. Bất kỳ ở cương vị nào Hòa thượng Thích Viên Thành cũng đều tận tâm, nêu gương tiêu biểu trong việc tốt đạo đẹp đời. Ngài nhận lĩnh các công việc, các chức vụ chỉ vì lợi ích cho số đông, cho đồng bào và dân tộc.

Do những công lao đóng góp cho Ðạo pháp và Dân tộc, Ngài đã được Ðảng, Nhà nước và Giáo hội tặng thưởng nhiều bằng khen và giấy khen như Huân chương Lao động hạng Ba, Huy chương Vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, Huy chương Vì sự nghiệp bảo tồn văn hoá dân tộc, Huy chương Vì sự nghiệp nhân đạo...

Với sở học uyên thâm, giới đức trang nghiêm, từ bi vô lượng, những tưởng Hòa thượng còn trụ thế lâu hơn để hướng dẫn Tăng Ni và Phật tử trên con đường tìm về bến giác.

Nào ngờ cơn bạo bệnh chợt đến, Hòa thượng thuận lẽ vô thường trả tấm thân tứ đại lại cho trần gian mộng ảo để trở về thế giới vô tung bất sinh bất diệt vào lúc 18 giờ 40 phút ngày 31 tháng 5 năm 2002 (tức ngày 20 tháng 4 năm Nhâm Ngọ), trụ thế 53 năm, hạ lạp 32 năm, để lại tâm nguyện tha thiết hướng về phát triển của Truyền thừa Drukpa tại Việt Nam.

53 năm tuy ngắn ngủi nhưng Hòa thượng đã sống một cách trọn vẹn, đầy ý nghĩa, đã hiến trọn cả cuộc đời cho Ðạo pháp, cho Dân tộc. Hạnh nguyện vô ngã, vị tha của Hoà thượng luôn là tấm gương sáng, là ngọn hải đăng soi sáng cho Tăng Ni, Phật tử hôm nay và mãi mãi về sau!


(Năm 2012, tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII, Ngài được truy phong lên Giáo phẩm Hòa thượng)

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state