Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Ni sư Diệu Nhân (妙因 1042[1]-1113) - một công chúa nhà Lý thiền sư VN
Diệu Nhân (chữ Hán: 妙因 1042[1]-1113) là một công chúa nhà Lý; và sau khi xuất gia, bà là người đứng đầu thế hệ thứ 17 của Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi thời nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Sư bà Diệu Nhân trước khi xuất gia có tên là Lý Ngọc Kiều (李玉嬌) hay Lý Thị Ngọc Kiều (李氏玉嬌). Bà là con gái lớn của Phụng Càn vương Lý Nhật Trung, con trai thứ của Lý Thái Tông và là anh trai của Lý Thánh Tông. Thuở nhỏ, bà được Lý Thánh Tông nuôi ở trong cung; lớn lên dù không phải con gái của Hoàng đế, bà vẫn được phong làm Công chúa. Khoảng năm 1058 bà được nhà vua gả cho Châu mục Chân Đăng[2] họ Lê (không rõ tên). Khi chồng mất, bà tự nguyện thủ tiết không chịu tái giá.
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:462

Các tên gọi khác

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nữ
Religion : Group
blood : B+
Ni sư Diệu Nhân (妙因 1042[1]-1113) - một công chúa nhà Lý thiền sư VN

Diệu Nhân

 

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ni sư
Diệu Nhân
妙因
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáo Phật giáo
Trường phái Đại thừa
Tông phái Thiền tông
Lưu phái Tì-ni-đa-lưu-chi
Tu tập tại Ni viện Hương Hảilàng Phù Đổng
Thông tin cá nhân
Sinh  
Thế danh Lý Ngọc Kiều (李玉嬌)
Ngày sinh 1042
Nơi sinh Thăng Long
Mất  
Ngày mất 1113
Nơi mất Ni viện Hương Hảilàng Phù Đổng
Thân quyến  
Cha Lý Nhật Trung
Quốc gia Việt Nam
 Cổng thông tin Phật giáo
Một phần của loạt bài về
Thiền sư Việt Nam
Ensō

Sơ khai[hiện]

Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi[hiện]

Thiền phái Vô Ngôn Thông[hiện]

Thiền phái Thảo Đường[hiện]

Thiền phái Trúc Lâm[hiện]

Lâm Tế tông[hiện]

Tào Động tông[hiện]

 Cổng thông tin Phật giáo

Diệu Nhân (chữ Hán: 妙因 1042[1]-1113) là một công chúa nhà Lý; và sau khi xuất gia, bà là người đứng đầu thế hệ thứ 17 của Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi thời nhà Lý trong lịch sử Việt Nam.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Sư bà Diệu Nhân trước khi xuất gia có tên là Lý Ngọc Kiều (李玉嬌) hay Lý Thị Ngọc Kiều (李氏玉嬌). Bà là con gái lớn của Phụng Càn vương Lý Nhật Trung, con trai thứ của Lý Thái Tông và là anh trai của Lý Thánh Tông.

Thuở nhỏ, bà được Lý Thánh Tông nuôi ở trong cung; lớn lên dù không phải con gái của Hoàng đế, bà vẫn được phong làm Công chúa. Khoảng năm 1058 bà được nhà vua gả cho Châu mục Chân Đăng[2] họ Lê (không rõ tên). Khi chồng mất, bà tự nguyện thủ tiết không chịu tái giá.

Theo Thiền sử[3] thì một hôm bà than rằng: "Ta xem tất cả các pháp trong thế gian đều như mộng ảo, huống gì là những thứ vinh hoa phù phiếm mà có thể trông cậy được sao?". Sau đó, bà đem cho hết các đồ trang sức, đến xin xuất gia (thọ Bồ-tát giới) với Thiền sư Chân Không ở làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc huyện Gia Lâmthành phố Hà Nội).

Thuận theo thỉnh nguyện của bà, nhà sư Chân Không xuống tóc cho, ban hiệu là Diệu Nhân và cho phép bà tu học tại ni viện Hương Hải[4] ở làng Phù Đổng.

Hằng ngày, ni sư Diệu Nhân gìn giữ giới luật và hành thiền, được tăng chúng thời bấy giờ xem trọng. Theo sử liệu, thì bà là người đứng đầu thế hệ thứ 17 của Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi thời nhà Lý[5].

Ngày mùng 1 tháng 6 năm Hội Tường Đại Khánh năm thứ 4 (1113), đời vua Lý Nhân Tông, ni sư Diệu Nhân lâm bệnh, gọi tăng chúng đến đọc kệ (thị tịch). Sau đó, ni sư gội tóc, tắm rửa sạch sẽ, ngồi kiết già mà viên tịch, thọ 72 tuổi.

Cuộc đời của ni sư Diệu Nhân đã được sách Đại Việt sử ký toàn thư chép gọn như sau:

Quý Tỵ, [Hội Tường Đại Khánh] năm thứ 4 [1113]... Mùa hạtháng 6, phu nhân của châu mục Châu Đăng là công chúa họ Lý mất. Phu nhân tên là Ngọc Kiều, con gái lớn của Phụng Càn vương, được (vua) Thánh Tông nuôi ở trong cung, lớn lên phong làm công chúa, gả cho châu mục Châu Chân Đăng là người họ Lê, chồng chết, phu nhân tự thề ở góa, đi tu làm sư nữ, đến đây mất, thọ 72 tuổi. (Vua) Thần Tông tôn làm Ni sư[6].

Rao giảng yếu lý[sửa | sửa mã nguồn]

Trong bài viết "Lý Ngọc Kiều - Từ cô công chúa... đến sư bà Diệu Nhân" của PGS TS Trần Thị Băng Thanh, có đoạn kể về việc này đại ý như sau:

Những ai muốn cầu học, ni sư Diệu Nhân thường đem tâm yếu Đại thừa ra chỉ dẫn và dạy rằng: Chỉ trở về nguồn tự tính thì dù phương pháp "đốn" (tức khắc) hay "tiệm" (từ từ) đều có thể từ đó mà thể nhập. Hãy luôn tĩnh lặng trong sạch, tránh xa thanh sắc, ngôn ngữ. Ni sư cũng từng bộ bạch với học trò rằng Kinh Kim cương là bộ kinh chủ yếu dắt dẫn quá trình tu tập của bà.

Khi có người hỏi về một câu trong Kinh Duy Ma CậtTất cả chúng sinh bệnh, nên ta cũng bệnh, vậy sao gọi là khi nào cũng tránh xa thanh sắc?

Ni sư đáp:

Nhược dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thanh cầu ngã
Thị nhân hành tà đạo
Bất năng kiến Như Lai.

Có nghĩa là:

Nếu dùng sắc thấy ta,
Dùng âm thanh cầu ta,
Người ấy hành đạo tà,
Không thể thấy Như Lai.

Lại hỏi: "Ngồi yên là thế nào?". Ni sư đáp: "Xưa nay vốn không đi".

Lại hỏi: "Không nói là thế nào?". Ni sư đáp: "Đạo vốn không lời".

Tác giả bài viết giải thích: Theo ni sư Diệu Nhân, nếu lấy thanh và sắc mà cầu Phật thì là theo "tà đạo", bởi vì "Đạo vốn không lời", người tu hành "xưa nay không đi", phải ngồi tĩnh lặng suy tư[7].

Bài kệ thị tịch[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên văn bài kệ thị tịch (bài kệ dặn dò trước lúc mất) của ni sư Diệu Nhân:

Phiên âm Hán-Việt:
Sinh lão bệnh tử,
Tự cổ thường nhiên.
Dục cầu xuất ly,
Giải phược thêm triền.
Mê chi cầu Phật,
Hoặc chi cầu Thiền.
Thiền Phật bất cầu,
Đỗ khẩu vô nghiên (ngôn).[8]
Dịch nghĩa:
Sinh, già, bệnh, chết,
Từ xưa thường vậy.
Muốn tìm thoát ly,
Cởi thêm trói buộc.
Mê mới tìm Phật,
Lầm mới cầu Thiền.
Thiền Phật chẳng tìm,
Ngậm miệng không nói.

Lời bàn[sửa | sửa mã nguồn]

Bàn về bài kệ thị tịch trên, PGS TS Đoàn Thị Thu Vân viết:

Khẳng định quy luật tự nhiên: sinh lão bệnh tử, để thấy muốn đi ngược lại quy luật này là một sự sai lầm. Từ đó, đả phá những con đường mòn làm cho người ta mê muội là cầu Phật, cầu Thiền; nhằm thức tỉnh mọi người quay đầu lại với chính mình, sống tự nhiên hòa nhịp cùng quy luật để đạt được sự tự tại trong tâm hồn.
Lối thơ 4 chữ gãy gọn, đanh thép làm cho những phán đoán, những lời cảnh báo, khuyên răn trở nên đầy uy lực, có sức mạnh cảnh tỉnh đối tượng[9].

PGS TS Trần Thị Băng Thanh viết:

... Diệu Nhân là một nữ sĩ của buổi đầu lịch sử văn học Việt Nam. Đối với những câu hỏi lớn mà các tín đồ đạo Phật thời nào cũng bàn đến như sắc không, sinh tử, mê giác, thịnh suy... Diệu Nhân đã góp thêm một cách nhìn sáng suốt, một thái độ điềm nhiên cứng cỏi, góp phần làm nên tinh thần lạc quan, trí tuệ của văn học thiền thời  Trần, mà văn học thiền các giai đoạn sau không còn giữ được...
Hơn một thế kỷ sau, vua Trần Thái Tông sẽ trở lại vấn đề từng đặt ra với sư bà Diệu Nhân. Ông cũng giảng về bốn giai đoạn của một đời người, chỉ dẫn mọi người phương pháp vượt qua từng giai đoạn... Có điều nếu Diệu Nhân mạnh mẽ, quyết liệt, yêu cầu người học đạo phải đạt đến sự giác ngộ từ trong lý trí; thì Trần Thái Tông chiếu cố nhiều hơn đến sự "mê hoặc" của chúng nhân... Ông đặt ra phương pháp tu trì... giúp họ làm phương tiện để sang bờ giác, cho đến thời điểm mà ánh sáng trí tuệ bừng nở khiến họ hiểu "Phật là không mà Tổ cũng là không". Sự khác nhau giữa Diệu Nhân và Trần Thái Tông đã góp phần làm nên một nét khu biệt giữa Thiền học đời Lý và đời Trần...[10]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Căn cứ đoạn chép về bà trong Đại Việt sử ký toàn thư thì bà sinh năm 1042 (theo PGS TS Nguyễn Đăng Na và PGS TS Trần Thị Băng Thanh). Có sách chép bà sinh năm 1041 (Thiền sư Việt Nam của Thích Thanh Từ).
  2. ^ Châu Chân Đăng là một vùng đất thuộc tỉnh Phú Thọ ngày nay (chú thích của PGS TS Trần Thị Băng Thanh, tr. 76).
  3. ^ Theo Thiền Uyển tập anh ngữ lục (Quyển 2, truyện "Ni sư Diệu Nhân") và TS Thích Thanh TừThiền sư Việt Nam, tr. 163.
  4. ^ Ni viện Hương Hải còn gọi là chùa Linh Ứng, hiện nay nằm bên cạnh chùa Kiến Sơ, thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm (chú thích trong sách Thiền sư Việt Nam, tr. 162).
  5. ^ Xem [1] Lưu trữ 2011-09-16 tại Wayback Machine và [2][liên kết hỏng]
  6. ^ Đại Việt sử ký toàn thư (Tập I, bản dịch, tr. 300).
  7. ^ Lược theo "Lý Ngọc Kiều - Từ cô công chúa... đến sư bà Diệu Nhân" (tr. 80).
  8. ^ Xem nguyên tác bằng chữ Hán tại đây [3]
  9. ^ Đoàn Thị Thu Vân, Thơ thiền Lý Trần, tr. 57.
  10. ^ Trần Thị Băng Thanh, "Lý Ngọc Kiều - Từ cô công chúa... đến sư bà Diệu Nhân" in trong sách Gương mặt Thăng Long, tr. 82-83.

Sách tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ngô Sĩ LiênĐại Việt sử ký toàn thư (Tập I, bản dịch). Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1983.
  • Khuyết danh, Thiền uyển tập anh ngữ lục (bản dịch của Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga). Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990.
  • Thiền sư Thích Thanh TừThiền sư Việt Nam. Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, 1992.
  • PGS. TS. Nguyễn Đăng Na, Văn học thế kỷ X-XIV. Nhà xuất bản Khao học Xã hội, Hà Nội, 2004.
  • PGS. TS. Trần Thị Băng Thanh, "Lý Ngọc Kiều - Từ cô công chúa...đến sư bà Diệu Nhân" in trong Gương mặt Thăng Long (GS. Nguyễn Huệ Chi chủ biên). Nhà xuất bản Hà Nội, 2010.
  • Đoàn Thị Thu Vân, Thơ thiền Lý Trần. Hội nghiên cứu giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh cùng nhà xuất bản Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh hợp tác ấn hành năm 1998.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Cùng chủ đề[sửa | sửa mã nguồn]

.

Ni sư Diệu Nhân: Tổ Sư Ni tiêu biểu nhất của Phật giáo Việt Nam

Lâm Linh (TH)

Ni sư Diệu Nhân là đệ tử của Thiền sư Chân Không nối pháp đời thứ 17 dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi; là người tu hành đắc đạo, tài đức vang dội triều dã, công đức sánh ngang với hàng Tăng chúng; xứng danh là vị Tổ Sư Ni tiêu biểu nhất của Phật giáo Việt Nam.

Mời Đạo hữu ngắm và cung thỉnh tôn tượng Đức Thích Ca Mâu Ni tại đây.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Chân dung từ bi 

Ni sư Diệu Nhân là ai?

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ni sư Diệu Nhân thế danh Lý Ngọc Kiều, sinh năm 1042, là trưởng nữ của Phụng Càn Vương - Lý Nhật Trung (con trai vua Lý Thái Tông). Bà thiên tư thuần hậu, ngôn hạnh đoan trang, được vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072) nhận làm con nuôi, nuôi dạy trong cung từ nhỏ.

Đến tuổi trưởng thành, vua đem gả cho người họ Lê làm châu mục châu Chân Đăng. Chồng chết, bà không chịu tái giá, bèn xuất gia tu Phật. Được Thiền sư Chân Không (1046 - 1100) ở hương Phù Đổng nhận làm đệ tử, đặt pháp danh, thụ Bồ tát giới, trao truyền tâm ấn, trở thành người nối pháp đời thứ 17 dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi.

Sau khi xuất gia bà dốc hết tư trang, gia sản bố thí cho dân chúng, chuyên chú học hỏi những điều tâm yếu của Phật pháp. Được Thiền sư Chân Không đưa đến trụ trì Ni viện Hương Hải thuộc hương Phù Đổng, huyện Tiên Du, nay là xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, trở thành bậc mẫu mực trong hàng Ni giới đương thời.

Ngày 01 tháng 06 năm Quý Tỵ, niên hiệu Hội Tướng Đại Thánh thứ tư (tức ngày 15 tháng 7 năm 1113), thị tịch, thọ 72 tuổi để lại một bài kệ 7 câu 28 chữ có ý nghĩa nhân sinh và tư tưởng Phật học sâu sắc.

Ni sư Diệu Nhân và Nguyên Phi Ỷ Lan là hai vị Ni - Nữ Phật tử nổi tiếng thời Lý, góp phần tích cực cho Phật giáo thời Lý phát triển rực rỡ và làm nền tảng cho sự phát triển Phật giáo Việt Nam.

Ni sư Diệu Nhân cùng bài kệ Thị tịch

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, vị thiền sư ni đầu tiên, người trưởng lão ni tuyệt vời, còn lưu lại bài kệ thị tịch, những lời nói sau cùng, những lời nhắn bảo cuối cùng, những lời nói thật, gây chấn động mãnh liệt nơi nội tâm, thức tỉnh chúng ta trên dòng sinh tử, để lại dấu ấn đậm sâu, thắm đượm mãi trong lòng người đến tận hôm nay và mai sau. Ni Sư Diệu Nhân, và cũng là vị nữ sĩ ban đầu trong nền Văn Học Việt Nam. Dù chỉ một bài thi kệ, nhưng với một bài thôi, một lời thôi, những lời nói như nhiên, tự nhiên, những xác quyết rõ ràng về nguyên lý chân thật của kiếp người. Chừng đó, chỉ chừng đó, với chừng đó, cũng đủ bặt ngôn trọn ý, phủ trùm lên cõi tử sinh vô tận, đong đầy kín lối nẽo nhân gian, đưa đường dẫn lối chúng ta, từ sông mê bể khổ, tìm về bờ giác.

Ngôn hạnh đoan trang, thuần hậu, bà được vua gả cho người họ Lê, không rõ tên, làm quan Châu Mục ở Chân Đăng, chồng mất bà thủ tiết không chịu tái giá. Một hôm bà nói: “Ta xem tất cả các pháp trong thế gian đều như mộng ảo, huống gì những thứ vinh hoa phù phiếm mà có thể trông cậy được hay sao?”

Từ đó bà đi xuất gia, thọ giới với thiền sư Chân Không ở làng Phù Đổng, được thiền sư ban cho pháp danh Diệu Nhân, một bậc mẫu mực đức độ trong Ni chúng thời ấy. Vào ngày mồng một tháng sáu năm Hội Trường Đại Khánh thứ 4 (1113) đời vua Lý Nhân Tông, một hôm sư lâm bệnh gọi Tăng chúng đến đọc bài kệ thị tịch, sau đó sư tắm gội sạch sẽ, rồi ngồi kiết già viên tịch, thọ bảy mươi hai tuổi.

Dưới đây là bài kệ:

“Sinh, lão, bệnh, tử

Tự cổ thường nhiên

Dục cầu xuất ly

Giải phọc thiêm triền

Mê chi cầu Phật

Hoặc chi cầu thiền

Thiền, Phật bất câu

Uổng khẩu vô ngôn.”

Dịch:

Sinh, lão, bệnh, tử

Lẽ thường tự nhiên

Muốn cầu thoát ly

Càng thêm trói buộc

Mê, mới cầu Phật

Hoặc, mới cầu Thiền

Chẳng cầu Thiền, Phật

Mím miệng ngồi yên.

Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thúy Nga dịch, Thiền Uyển Tập Anh, trang 235. Trong sách Thiền Sư Việt Nam, Thiền Sư Thích Thanh Từ dịch bài kệ thị tịch, trang 163 như sau:

Sanh già bệnh chết

Xưa nay lẽ thường

Muốn cầu thoát ra

Mở trói thêm ràng

Mê đó tìm Phật

Lầm đó cầu thiền

Phật, thiền chẳng cầu

Uổng miệng không lời.

Từ cô công chúa đến Thiền sư, từ nữ nhi cao sang quyền quý đến bậc xuất trần, một bước nhảy tâm linh cao tột, như đường tơ kẽ tóc, như nhát kiếm chém phăng vào dòng nước không để lại dấu, cánh nhạn vượt trời không, lặng thinh phổ cập, một sự đến đi trong vô cùng không tận, không nghĩ chẳng bàn. Đọc bài thơ trên, chiêm nghiệm từng lời từng chữ, mỗi câu mỗi chữ là cả một sự đánh động vào tâm thức, thấm sâu lắng đọng, một sự đập thẳng dội mạnh vào tâm ý, sự khẳng định xác quyết về chân lý như thật, sự có mặt của tướng trạng, sự biến đổi của vô thường, chặng đường sanh lão bệnh tử của kiếp nhân sinh, là sự hẳn nhiên, điều tự nhiên, là lẽ thường.

Nhìn từ bình diện tỷ giảo, thước đo tâm thức, so sánh đối thoại, thì thấy như vậy, có cảnh có người, có sinh có tử, có khổ có đau, và cũng vậy có sanh nên mới có tử, có thân ắt có bệnh, có già đương nhiên phải có chết, không gì khác hơn. Ở khía cạnh tâm linh giác ngộ, nhận biết bản thể như thật của các pháp, thì không có tướng trạng, năng sở, đến đi, sanh diệt, còn mất, già chết, một sự thường hằng phổ cập, bất sinh trong sự sinh diệt, chân thường trong cõi vô thường, an bình trong sự biến động.

Sinh, lão, bệnh, tử, là danh từ trong nhà Phật, không phải sản phẩm của Đạo Phật. Đó là nguyên lý tự nhiên, lẽ thường, vốn như thế, sẵn như vậy, có như vậy, và như vậy, không gì có thể làm thay đổi, không ai có thể mặc cả trả giá, vì là như vậy, chỉ có vậy, nên phải như vậy, chỉ vậy mà thôi. Bài thơ ấy, lời thơ ấy, thi kệ ấy, khiến ta nhìn thẳng, trực nhận thẳng vào thực tại, sáng tỏ trên dòng nhân sinh, hòa nhập với quy luật tự nhiên, hẳn nhiên của kiếp người, đất trời thi nhau phổ nhịp, thuận theo duyên theo, những nổi trôi đẩy đưa, vươn lên thoát khỏi thân phận mong manh, thong dong về miền xa thẳm, cuốn hút ở trời không, phổ giai điệu lên từng cung bậc, mở ra phương trời lắng đọng, một cõi thênh thang rộng mở.

Ni Sư DIỆU NHÂN

(1041 - 1113)-(Đời thứ 17, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

Bà tên Ngọc Kiều là trưởng nữ của Phụng Càn Vương. Thuở nhỏ bà thiên tư thuần hậu, ngôn hạnh đoan trang, được vua Lý Thánh Tông nuôi trong cung. Lớn lên vua gả cho người họ Lê, làm quan Châu mục ở Chân Đăng. Chồng mất, bà tự thệ thủ tiết không chịu tái giá.

Một hôm bà than:

- Ta xem tất cả pháp trong thế gian như giấc mộng, huyễn ảo, huống là các thứ phù vinh mà đáng trông cậy sao ?

Thế rồi bà đem tất cả tư trang ra bố thí, cạo tóc xuất gia, đến Thiền sư Chân Không ở làng Phù Đổng xin thọ giới Bồ-tát, và học hỏi tâm yếu. Thiền sư Chân Không cho bà pháp danh Diệu Nhân và dạy trụ trì Ni viện Hương Hải ở làng Phù Đổng, Tiên Du. (Ni sư Diệu Nhân Hương Hải Ni Viện: cũng gọi là chùa Linh Ứng hiện nay nằm bên cạnh chùa Kiến Sơ, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh.)

Hằng ngày, bà gìn giữ giới luật và hành thiền được chánh định, là bậc mẫu mực trong ni chúng thời ấy. Có người đến cầu học, bà thường dạy họ tu tập Đại thừa, dạy rằng:

- Chỉ tánh mình trở về nguồn, đốn tiệm liền tùy đó mà vào.

Thường ngày, bà chỉ thích ngồi lặng lẽ, có bệnh kỵ thanh sắc, ngôn ngữ. Có học giả hỏi:

- Tất cả chúng sanh bệnh nên ta bệnh, tại sao lại kỵ sắc thanh ?

Bà nương theo kinh đáp:

          Nếu dùng sắc thấy ta,

          Dùng âm thanh cầu ta,

          Người ấy hành đạo tà,

          Không thể thấy Như Lai.

          (Nhược dĩ sắc kiến ngã

          Dĩ âm thanh cầu ngã

          Thị nhân hành tà đạo

          Bất năng kiến Như Lai.)

- Tại sao ngồi yên?

- Xưa nay không đi.

- Thế nào chẳng nói ?

- Đạo vốn không lời.

Năm Hội Tường Đại Khánh thứ tư (1113), ngày mùng 1 tháng 6, bà có bệnh, nói kệ dạy chúng:

          Sanh già bệnh chết

          Xưa nay lẽ thường.

          Muốn cầu thoát ra

          Mở trói thêm ràng.

          Mê đó tìm Phật,

          Lầm đó cầu thiền.

          Phật, thiền chẳng cầu,

          Uổng miệng không lời.

          (Sanh lão bệnh tử    

          Tự cổ thường nhiên 

          Dục cầu xuất ly      

          Giải phược thiêm triền.     

          Mê chi cầu Phật     

          Hoặc chi cầu thiền  

          Thiền, Phật bất cầu 

          Uổng khẩu vô ngôn.)         

Nói kệ xong, bà cạo tóc, tắm rửa thân thể, ngồi kiết già viên tịch, thọ 72 tuổi.

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state