Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Ni trưởng Diệu Đáng (1924 – 1994 Vissutañāṇī ) - PGNT VN
Vị Tu nữ đầu tiên của Nam tông Việt Nam đó là cố ni trưởng Diệu Đáng (1924 – 1994). Ni trưởng có thế danh là Lê Thị Tư, tên Pali là Vissutañāṇī (nghĩa là người có trí tuệ lẫy lừng). Ni trưởng được sinh ra trong một gia đình trung lưu trí thức, là con thứ tư của cụ bà Võ Thị Nhung và cụ ông Lê Văn Giảng. Lúc thiếu thời cụ ông lập nghiệp tại thành phố Phnom Penh với nghiệp vụ chuyên môn là một vị bác sĩ thú y. Vì thế, ni trưởng Diệu Đáng được sinh ra và lớn lên tại Campuchia. Đây cũng là thời kỳ chịu ảnh hưởng nền giáo dục thời Pháp thuộc nên ni trưởng giỏi cả ba ngôn ngữ: Pháp, Việt, Khmer.
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:276

Các tên gọi khác

Ni trưởng Diệu Đáng , Vissutañāṇī

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nữ
Religion : Group
blood : B+
Ni trưởng Diệu Đáng (1924 – 1994 Vissutañāṇī ) - PGNT VN

 

Nguyên Thuỷ

Vị Tu nữ đầu tiên của Nam tông Việt Nam đó là cố ni trưởng Diệu Đáng (1924 – 1994). Ni trưởng có thế danh là Lê Thị Tư, tên Pali là Vissutañāṇī (nghĩa là người có trí tuệ lẫy lừng). Ni trưởng được sinh ra trong một gia đình trung lưu trí thức, là con thứ tư của cụ bà Võ Thị Nhung và cụ ông Lê Văn Giảng. Lúc thiếu thời cụ ông lập nghiệp tại thành phố Phnom Penh với nghiệp vụ chuyên môn là một vị bác sĩ thú y. Vì thế, ni trưởng Diệu Đáng được sinh ra và lớn lên tại Campuchia. Đây cũng là thời kỳ chịu ảnh hưởng nền giáo dục thời Pháp thuộc nên ni trưởng giỏi cả ba ngôn ngữ: Pháp, Việt, Khmer. Cuộc sống hằng ngày nơi xứ sở chùa tháp đã gắn liền với tuổi thơ ni trưởng từ những hình ảnh chư Tăng tu học trì bình khất thực đến lời kinh tiếng kệ Pāli vang vọng mỗi sáng chiều. Dù trong môi trường âm hưởng Phật giáo Nam tông Theravāda rất lớn nhưng ni trưởng (cô gái mang tên Nguyễn Thị Tư ấy) vẫn chưa bao giờ nghĩ đến chuyện xuống tóc xuất gia. Bởi một lí do đơn giản là xứ sở chùa tháp Campuchia không có hình bóng sư nữ Phật giáo. Đối với văn hóa Khmer thì chuyện xuất gia tu học chỉ dành ưu tiên cho nam giới; phụ nữ thường chỉ đến chùa cúng dường nghe pháp tu hành theo hạnh người cư sĩ hộ Tăng. Khi về già, các bà thường tu tập theo hình thức thọ trì bát quan trai giới, sống tại tư gia với con cháu. Ni trưởng lúc đó cũng như bao phụ nữ xứ ấy, chỉ thuần túy theo đạo Phật như một truyền thống văn hóa xứ sở.

Nhưng cuộc đời này, dòng sinh tử này, khó có thể nhìn thấy phước duyên mỗi chúng sanh sẽ ra sao ngày sau. Giống như có những loại cây dù không thấy hoa trái nhưng hoa quả đã có sẵn trong lõi cây, trong cành nhánh của cây, chỉ chờ hội đủ yếu tố bên ngoại thì tự thân cây sẽ vặn mình ra hoa kết nên những hương trái ngọt ngào. Cũng vậy, hình ảnh ni trưởng Diệu Đáng cũng chỉ chờ đợi ngày hội tụ yếu tố xuất gia. Rồi ngày đó cũng đến.

Hôm ấy, thân phụ ni trưởng, ông Lê Văn Giảng lúc bấy giờ là nhà sư Theravāda có đạo hiệu là Hộ Tông (1893 – 1981) và cũng là vị tăng thống (sangharāja) đầu tiên của Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam, Ngài họp các con trong gia đình lại hỏi: “Có ai muốn tu theo không?”. Trong bối cảnh ấy, tâm hồn ni trưởng tựa như cây đang chờ vặn mình ra hoa, ni trưởng không chút phân vân do dự, liền lên tiếng: “muốn”. Sự quyết định xuất gia của ni trưởng lúc đó chỉ mong sống đời độc thân gần gũi với thân phụ để phụng dưỡng báo hiếu cho người.

Thế là sau hôm đó, từ cô nữ sinh 17 tuổi đã trở thành vị sư nữ Diệu Đáng tại chùa Sùng Phước, Campuchia. Như vậy, người phụ nữ mang tên Lê Thị Tư có pháp danh Diệu Đáng là vị sư nữ đầu tiên trong Phật giáo Nam tông Việt Nam với giới phẩm là Tu Nữ. Với ý tưởng ban đầu chỉ đơn thuần là vì “chữ hiếu” nhưng khi cất bước vào hành trình thì hoàn toàn khác. Ni trưởng không chỉ phục vụ cho thân phụ mà còn miệt mài học pháp từ các vị trưởng lão thời bấy giờ. Ni trưởng vốn tính siêng năng cần mẫn, tự rèn luyện bản thân mình không bỏ lỡ một cơ hội học và hành giáo pháp. Ngoài giờ thiền tập cố định trong ngày, ni trưởng sẵn sàng bắt tay vào mọi công việc phục vụ Tam Bảo tại các ngôi chùa mà ni trưởng cư ngụ. Bởi lẽ, đây là giai đoạn truyền bá Phật giáo Theravāda về Việt Nam. Nên ngài Tăng thống Hộ Tông thường xuyên về Việt Nam để giảng đạo và thành lập chùa chiền nuôi dạy chư tăng. Trên con đường hoằng đạo, ngài đi tới nơi nào thì ni trưởng Diệu Đáng cũng theo gót ngài đến đó. Có thể xác định rõ nhất là bảy ngôi chùa đã từng có bàn tay ni trưởng góp sức tạo nên. Đó là chùa Bửu Quang (171/10, quốc lộ 1A, tổ 8, khu phố 3, ấp Gò Dưa, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP. HCM), chùa Nguyên Thủy (33-A đường 10, khu phố 1, Phường Cát Lái, Q.2, TP. HCM), chùa Bửu Long (số 81 Nguyễn Xiển, phường Long Bình, Q.9, TP. HCM), chùa Thiền Quang (Tam Bố, Di Linh), chùa Định Quang (Phi Nôm, tỉnh Lâm Đồng), chùa Bồ Đề (25 Vi Ba, phường 1, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu).

Con đường hoằng pháp độ sanh, tạo dựng chùa chiền nơi những vùng đất chưa từng biết đến Phật giáo nói chung và đặc biệt là hệ phái Nam tông (Theravāda) tại Việt Nam nói riêng thì không dễ chút nào. Phải đương đầu nhiều việc khó khăn để một cơ sở được thành lập, cũng như xây dựng đức tin Tam bảo cho tín đồ Phật tử địa phương. Những thiện sự ấy ni trưởng Diệu Đáng đều tham gia trong đoàn truyền đạo, mở đường cho nhiều người phát khởi niềm tin với đạo Phật nguyên thủy. Sự hiện diện của hệ Phật giáo Nam tông (Theravāda) trong những năm 40 của thế kỷ 20 tại Việt Nam thì quả thật là mới mẻ trong văn hóa Việt Nam. Đặc biệt hơn nữa là hình thức Tu nữ Nam tông thì chưa từng có trước đây trên nước Việt. Ni trưởng Diệu Đáng là người mở đường đầu tiên giới thiệu hình thức Tu nữ Nam tông vào xã hội Phật giáo tại Việt Nam.

Chính vì hoàn cảnh xã hội thời đó như thế nên một mình ni trưởng phải kiêm rất nhiều vai trò, vừa là vị thị giả kiêm thư ký thủ quỹ cho ngài Tăng thống trong xây dựng cơ sở, vừa phải chăm coi cả việc hướng đạo cho các tín nữ con đường xuất gia Tu nữ để tạo nên ni chúng Tu nữ Nam tông. Dù giai đoạn đầu chưa có chùa chiền riêng biệt cho Tu nữ nhưng nhiều chùa Nam tông sau khi thành lập đều phân chia một khu vực riêng biệt làm trú xứ cho Tu nữ.

Ni trưởng đã sống với hạnh phục vụ Tam bảo như thế suốt một thập niên đầu làm vị Tu nữ. Có lẽ công hạnh hy sinh ấy như một phước duyên đã dẫn ni trưởng bước sang cuộc sống mới. Đó là vào năm 1952, ni trưởng được chọn vào đoàn tham dự kết tập Tam Tạng lần 6 tại thủ đô Yangoon, Miến Điện. Đây là cơ hội cho vị sư nữ trẻ giàu lòng tu học như ni trưởng tiến bước con đường học vấn trong đạo pháp. Thế là sau chuyến đi kết tập Tam tạng lần 6, bao hình ảnh chùa tháp uy nghi và hàng nghìn chư tăng ni Miến Điện đã in sâu vào tâm thức ni trưởng. Trái tim nhiệt thành tu học đã nung nấu khôn nguôi trong tâm tưởng người. Ni trưởng tạm gác lại các vai trò phụng sự trước đây, cất bước sang Miến Điện. Chính xác là năm 1956, ni trưởng đến Sagaing tu học trong trung tâm đào tạo Tu nữ có tên là chùa Tatanabeiman. Vị ni trụ trì chùa này là sư bà Vijjesī, bạn của ni trưởng Diệu Đáng. Sư bà Vijjesī là vị trụ trì đầu tiên của cơ sở Phật học này. Theo lời sư cô Issariyañāni, vị trụ trì hiện nay và cũng là vị phó quản lí ni chúng Tu nữ vùng Sagaing, thì thời ni trưởng Diệu Đáng tu học nơi đây có khoảng 50 - 60 vị ni sinh tu nữ học tại trung tâm này.

Vùng đồi Sagaing là một trong ba trung tâm Phật giáo lớn của Miến Điện sau Rangoon và Mandalay. Đây được xem là vùng đất thiêng liêng của xứ Miến. Bởi số lượng chùa chiền và tăng ni chiếm đông hơn nóc dân và lượng người cư sĩ. Nếu nhìn từ góc đồi cao xuống sẽ thấy toàn khung cảnh chùa tháp phủ đầy khu vực.

Ni trưởng Diệu Đáng đã từng sôi kinh nấu sử suốt một thập kỷ tại vùng đất thiêng liêng này. Thời ấy, các chương trình Phật học nơi đây đều dạy bằng tiếng Miến Điện. Để vào học chính thức trường Phật học, ni trưởng phải rèn tiếng Miến Điện thông thạo các kỹ năng nghe nói đọc viết mới đủ sức theo kịp chương trình Phật học như người bản xứ.

Có lẽ ai đã từng du học Miến Điện sẽ hiểu nổi khó khăn của việc học tiếng Miến Điện đối với người Việt thế nào. Bởi Việt – Miến là hai hệ ngôn ngữ khác nhau khá xa. Mặt khác, ngôn ngữ trung gian bắt cầu cho Việt – Miến thì lại là một chướng ngại không nhỏ đối với ni trưởng. Bởi tiếng Pháp mới là sở trường của ni trưởng. Còn xứ Miến Điện đã từng là thuộc địa của Anh quốc cả 100 năm (1824 – 1948) nên Anh ngữ là ngôn ngữ thông dụng thứ hai của người bản xứ. Đây là yếu tố trở ngại bắt đầu hành trình xứ người của ni trưởng Diệu Đáng. Thế nhưng không gì có thể đánh gục vị Tu nữ tiên phong đầy bản lĩnh ni trưởng. Chất dũng khí của ni trưởng là bộc lộ từ những năm tháng mới vào đạo, ni trưởng không ngại cực nhọc, đã đồng hành cùng sư tổ tăng thống Hộ Tông đi hành đạo khắp nơi hóa độ chúng sinh. Với cá tính đó đã giúp ni trưởng vượt qua mọi rào cản từ ngôn ngữ đến vật thực, thời tiết khắc nghiệt của vùng đồi Sagaing. Ni trưởng hòa nhập vào đời sống văn hóa Miến Điện như một tu sĩ bản xứ trong mọi sinh hoạt học tập chùa chiền.

Rồi cái ngày “gạo giã xong, trắng tựa bông” cũng đã đến, ngày 26 tháng 12 năm 1962, tờ báo “Sài Gòn” thời ấy đã cháy lên trang đề “Một Sư Nữ Việt thành công trong việc học đạo ở Miến Điện”. Đó là chủ đề tin tức về ni trưởng Diệu Đáng lãnh bằng Phật học Miến Điện sau sáu năm đèn sách. Thông tin ấy không mấy chốc lan tỏa khắp các chùa chiền tự viện Phật giáo tại Việt Nam, đã làm nhiều trái tim Việt không khỏi rơi lệ xúc động mừng vui cho dân tộc mình, cho nữ giới Phật giáo Việt Nam có vị sư nữ thành đạt như thế. Bản tin vui năm 1962 đó vẫn còn được cất giữ một đoạn ngắn về tin tức ni trưởng. Tuy nhiên, trong trang báo ghi thế danh của ni trưởng (Lê Thị Tư) và tên Pāli (Vitutanyani), chứ không ghi pháp danh Diệu Đáng như Việt Nam thường gọi. Tên Pāli trên trang báo đã viết theo cách phiên âm của người Miến Điện nên bị trại âm trong tên gốc Pāli của ni trưởng là Vissutaññāni.

Năm đó, ni trưởng đậu bằng Phật học cấp thứ 2 trong 5 cấp của học vị Dhammacariya - một học vị cao quý tại Miến Điện. Chương trình chủ yếu đi sâu vào Tam tạng chú giải kinh điển nguyên thủy và văn phạm Pali. Mỗi cấp có tên gọi như sau:

- Cấp I: Mu-la-dan là chương trình căn bản, chủ yếu là học thuộc lòng 4 môn: Pali văn phạm căn bản, Abhidhammasaṅgaha (Thắng Pháp Tập Yếu Luận), Vinaya (luật), Mātikā và Dhātukathā (đầu đề và bộ thứ 3 trong 7 bộ của tạng A-tỳ-đàm).

- Cấp II: A-nge-dan là chương trình sơ cấp gồm 5 môn học. Bốn môn giống như cấp I nhưng học ở mức nâng cao hơn, nghĩa là học phân tích ngữ nghĩa từng câu từ trong bản kinh Pali sang tiếng Miến Điện, và môn thứ 5 là Jātaka (học 35 câu chuyện tiền thân của đức Phật).

- Cấp III: A-la-dan là chương trình trung cấp gồm 6 môn. Năm môn đầu giống như môn cấp II nhưng khai triển sâu rộng hơn, có giải thích xuyên qua chú giải, và môn thứ 6 là Yamaka (tức là học bộ thứ 6 trong 7 bộ của tạng A-tỳ-đàm).

- Cấp IV: A-kyi-dan là chương trình học cao hơn trung cấp và gần với cấp Dhammacariya. Chương trình gồm 8 môn, cũng giống như chương trình cấp dưới về môn Pāli, Abhidhammasaṅgaha, Vinaya, Jātaka, Yamaka nhưng cách học nâng cao hơn các cấp dưới. Thêm 2 môn khác là môn sáng tác thơ văn Pāli, và Paṭṭhāna (bộ cuối cùng của tạng A-tỳ-đàm).

- Cấp V: Dhammacariya là cấp cao trong chương trình Phật học cấp quốc gia ở Miến Điện. Gồm 3 môn là Pārājikapāḷi-aṭṭhakathā (chú giải luật tỳ-kheo), Sīlakkhapāḷi-aṭṭhakathā (chú giải trường bộ kinh), Dhammasaṅganī-aṭṭhakathā (chú giải của bộ Pháp tụ, đây được xem là bộ kinh chứa đựng nội dung nền tảng cho toàn bộ tạng A-tỳ-đàm).

Như vậy, ni trưởng Diệu Đáng là vị tu sĩ Việt Nam đầu tiên đỗ đạt bằng Phật học truyền thống Miến Điện. Tính đến thời điểm này, có thể khẳng định rằng ni trưởng Diệu Đáng là vị sư nữ Việt Nam duy nhất có học vị Phật học bằng tiếng Miến Điện, mặc dù từ khi bước vào thế kỷ 21 đến nay đã có nhiều tăng ni Việt Nam đến Miến Điện tu học.

Sau chương trình cấp II, ni trưởng chiến thắng phần nền vững chắc của toàn bộ Tam tạng chú giải cũng như văn phạm Pāli, vượt qua những con dốc khúc khuỷu khó khăn nhất của giai đoạn đầu, ni trưởng thẳng tiến bước lên nấc thang cấp trên. Thế nhưng một chướng duyên xen vào làm dừng bước đi của ni trưởng. Ni trưởng phải hồi hương chăm sóc thân mẫu cho đến ngày cụ bà qua đời tại xứ chùa tháp Campuchia.

Năm 1966, ni trưởng Diệu Đáng chính thức trở về quê hương Việt Nam, trụ tại tổ đình chùa Bửu Long. Lúc đó ni trưởng đã tròn 25 tuổi đạo và 42 tuổi đời. Ni trưởng được Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam đề cử vào chức danh ni trưởng. Vì vậy ni trưởng Diệu Đáng vừa là trưởng ni của ni chúng Tu nữ chùa Bửu Long, cũng vừa là ni trưởng của ni chúng Tu nữ Nam tông Việt Nam.

Ni trưởng bắt đầu mở rộng con đường hoằng pháp hỗ trợ nữ giới xuất gia Tu nữ, cũng như phụng sự Tam bảo, chăm sóc thân phụ. Dù đứng đầu ni chúng của một hệ phái nhưng ni trưởng Diệu Đáng không bao giờ thể hiện quyền lực trong việc giáo dục hội chúng. Và thay vào đó là thái độ lặng thinh, khiêm cung, ít nói, cứ làm việc phụng sự Tam Bảo. Sự ít nói lặng thinh phục vụ của ni trưởng là nét đặc trưng nổi bật nhất in sâu vào lòng hội chúng Tu nữ mỗi khi nhắc về người.

Đến năm 1971, một lần nữa ni trưởng rời Việt Nam sang Thái Lan thiền định. Năm 1980, ni trưởng tiếp bước sang Pháp như một cơ hội học hỏi xứ Tây phương. Đến năm 1981, ni trưởng trở về quê hương Việt Nam tiếp tục sự nghiệp đào tạo Tu Nữ, củng cố ni chúng Tu nữ Nam tông.

Năm 1994 là năm ni trưởng được 72 tuổi, thân tứ đại bắt đầu báo hiệu sự mệt mỏi già nua của kiếp người. Ni trưởng buông gánh quản chúng, nhiếp tâm vào thiền định để thẩm thấu dòng sinh-trụ-diệt kiếp nhân sinh đến đi theo duyên tác tạo. Cuối năm đó, ni trưởng Diệu Đáng an tịnh ra đi, chia tay ni chúng Tu nữ vào lúc 9 giờ 50 phút ngày 23 tháng 12 năm Giáp Tuất (tức là ngày 23/01/1995).

Sự đến và đi của ni trưởng làm hàng hậu tấn Tu nữ Nam tông không khỏi thốt lên: Ôi đẹp biết bao… Hình ảnh ni trưởng dám mạnh mẽ bước đi trên con đường chưa một phụ nữ Việt nào từng đi. Ni trưởng quả thật xứng danh là bậc xuất gia nổi bật cả pháp học và hành, không ngại gian lao, không màng khó nhọc. Ni trưởng một mình lặng lẽ tìm lối đi mới cho hàng tín nữ Phật giáo Theravāda có con đường để tiến bước vào đời sống tu học như một bậc xuất gia truyền thống của đạo Phật Theravāda với chức danh là Tu Nữ.

Ni trưởng Diệu Đáng, vị Tu nữ Nam tông đầu tiên của nước Việt đã đến trong rực rỡ huy hoàng trên con đường học vấn và ra đi với tấm gương hoằng pháp thầm lặng. Ni chúng Tu nữ chúng con vẫn luôn khắc ghi bài học thân giáo của ni trưởng về hạnh khiêm cung, ít nói, thinh lặng phụng sự Tam bảo, đúng với tinh thần học để tu của một bậc xuất gia nguyên thủy chơn chánh. (Bài viết dựa theo lời kể của sư bà Diệu Thành, sư bà Diệu Hóa đang trụ xứ tại tổ đình chùa Bửu Long và tín nữ Diệu Nga (Xuân Nga) – là vị tu nữ trẻ thời ni trưởng còn hiện tiền, hiện cô Xuân Nga đang định cư tại Thụy Sĩ, và sư cô Ngọc Sương là ni sinh trường SITAGU tại Sagaing, là người trực tiếp tìm kiếm nguồn tư liệu về ni trưởng Diệu Đáng tại vùng Sagaing, sư cô Diệu Tâm chùa Diệu Quang là vị cố vấn tinh thần cho người viết).

TP. HCM 16.06.2020

Dhiracitta Theri - TN. Mỹ Thúy

.

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state