Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Pháp Thuận (chữ Hán: 法順, 914-990) - thiền sư đời thứ 10, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi
Pháp Thuận (chữ Hán: 法順, 914-990) tên thật là Đỗ Pháp Thuận (杜法順), là thiền sư đời thứ 10, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi. Sư trụ trì ở Chùa Cổ Sơn, làng Thừ, quận Ải. Không biết ông là người ở đâu. Sư họ Đỗ, học rộng, thơ hay, có tài giúp vua, hiểu rõ việc nước. Nhỏ đã xuất gia, thờ Thiền sư Phù Trì chùa Long Thọ làm thầy. Sau khi đắc pháp, sư nói ra lời nào cũng phù hợp với sấm ngữ. Đang vào lúc nhà Tiền Lê dựng nghiệp, trù kế hoạch định sách lược, sư tham dự đắc lực. Đến khi thiên hạ thái bình, sư không nhận phong thưởng. Vua Lê Đại Hành càng thêm kính trọng, thường không gọi tên, chỉ gọi Đỗ Pháp sư và đem việc soạn thảo văn thư giao phó cho sư.
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:488

Các tên gọi khác

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nam
Religion : Group
blood : B+
Pháp Thuận (chữ Hán: 法順, 914-990) - thiền sư đời thứ 10, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi

Pháp Thuận

 

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Một phần của loạt bài về
Thiền sư Việt Nam
Ensō

Sơ khai[hiện]

Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi[hiện]

Thiền phái Vô Ngôn Thông[hiện]

Thiền phái Thảo Đường[hiện]

Thiền phái Trúc Lâm[hiện]

Lâm Tế tông[hiện]

Tào Động tông[hiện]

 Cổng thông tin Phật giáo

Pháp Thuận (chữ Hán: 法順, 914-990) tên thật là Đỗ Pháp Thuận (杜法順), là thiền sư đời thứ 10, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi. Sư trụ trì ở Chùa Cổ Sơn, làng Thừ, quận Ải. Không biết ông là người ở đâu. Sư họ Đỗ, học rộng, thơ hay, có tài giúp vua, hiểu rõ việc nước. Nhỏ đã xuất gia, thờ Thiền sư Phù Trì chùa Long Thọ làm thầy. Sau khi đắc pháp, sư nói ra lời nào cũng phù hợp với sấm ngữ.

Đang vào lúc nhà Tiền Lê dựng nghiệp, trù kế hoạch định sách lược, sư tham dự đắc lực. Đến khi thiên hạ thái bình, sư không nhận phong thưởng. Vua Lê Đại Hành càng thêm kính trọng, thường không gọi tên, chỉ gọi Đỗ Pháp sư và đem việc soạn thảo văn thư giao phó cho sư.

Trang thơ[sửa | sửa mã nguồn]

Vịnh ngỗng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Thiên Phúc thứ 7 (987) người Tống là Lý Giác sang sứ, vua Lê Đại Hành sai Sư cải trang làm kẻ lái đò để theo dõi hành động của y. Gặp khi có hai con ngỗng bơi trên sông, Lý Giác ngâm chơi rằng:

Song song ngỗng một đôi,
Ngửa mặt ngó ven trời.

Sư Pháp Thuận khi này đang là anh lái thuyền cầm chèo, ngâm tiếp:

Lông trắng phơi dòng biếc,
Sóng xanh chân hồng bơi
 
Bốn câu thơ xướng họa trên thực chất đều được mượn ý từ một bài thơ Trung Quốc thời Sơ Đường, bài Vịnh nga của Lạc Tân Vương:
"Nga nga nga
Khúc hạng hướng thiên ca
Bạch mao phù lục thủy
Hồng chưởng bát thanh ba"
(Cạp cạp cạp
Cổ cong hướng lên trời mà hát
Lông trắng nổi trên mặt nước xanh
Chân hồng bơi đạp tạo sóng trong)

Lý Giác do đó thán phục trước kiến thức về thơ, tài ứng thơ, đối đáp của người lái đò. Bài thơ "Nga nga lưỡng nga nga", không phải là của thiền sư. Hai câu đầu là của Lý Giác, hai câu sau do ông hoạ theo, do học rộng hiểu nhiều lấy từ điển cố văn học của Trung Quốc. Bài thơ là một tuyệt phẩm mà các bực thức giả khen là "thi trung hữu hoạ" trong thơ có hoạ, thơ vẽ nên một hoạ phẩm.[1]

Quốc tộ[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc tộ (vận nước) là bài thơ nổi tiếng của thiền sư Pháp Thuận, được đưa vào chương trình giảng dạy ngữ văn 10 trung học phổ thông. Hiện nay đã có khá nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, văn học, ngôn ngữ đã nhất trí với nhận định: "bài thơ Quốc tộ là tác phẩm mở đầu cho dòng văn học Viết Việt Nam" [2]. Hoàn cảnh ra đời bài thơ gắn với một giai thoại, có lần Vua Lê Đại Hành đem vận nước dài ngắn hỏi nhà Sư, người đáp:

Quốc tộ như đằng lạc
Nam thiên lý thái bình
Vô vi cư đạo các
Xứ xứ tức đao binh.

Dịch nghĩa:

Vận nước như dây mây leo quấn quýt,
Ở cõi trời Nam [mở ra] cảnh thái bình.
Vô vi ở nơi cung điện,
[Thì] khắp mọi nơi đều tắt hết đao binh.

Vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước, làm thế nào để cho vận mệnh quốc gia được dài lâu? Thiền sư trả lời: Vận nước như mây quấn. Ta phải giữ gìn đất nước nầy như thế quấn của dây mây, một sợi mây tuy có dẻo dai nhưng vẫn dễ đứt, dễ gãy nếu ta biết cách bẻ, còn nhiều dây mây quấn lại thành bó khó có sức mạnh nào bẻ gãy. Trăm họ hướng về Vua với một lòng tôn kính, vua lấy ý nguyện của dân làm ý nguyện của mình, nỗi khổ của dân cũng là nỗi khổ của mình. Tìm cách hoá giải những xung đột nội bộ của một quốc gia. Liên kết nhân tâm lại với nhau như những dây mây riêng lẻ thành một bó mây. Thiền sư khẳng định: Muốn cho đất nước được yên bình, Vua phải biết cách áp dụng phương pháp, hay là nguyên lý tu dưỡng vô vi nơi triều đình của mình. Vua là thiên tử - con trời - theo quan niệm phong kiến. Vua tượng trưng cho quyền lực, sức mạnh của một thể chế, đế chế. Vua là tối tôn đứng trên thầy và cả người cha sinh ra mình Quân-Sư-Phụ, vậy mà kinh Phật nhắc nhở cẩn thận không kiêu ngạo.

Bài thơ Vận Nước của Thiền sư Pháp Thuận nếu kết hợp với bài thơ Thần "nước Nam sông núi", có một vị thế hết sức quan trọng không chỉ trong lịch sử văn học mà cả trong lịch sử tư tưởng chính trị và Phật giáo Việt Nam. Nó đã thành công khi đề xuất được hệ thống tư tưởng chính trị hoàn chỉnh để định hướng cho sự phát triển của một hệ thống chính quyền làm chủ đất nước vừa thỏa mãn yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia vừa đáp ứng nguyện vọng của người dân. Kho tàng văn học Việt Nam vẫn còn lưu giữ được những bài thơ chứa đựng được tư tưởng chính trị của Phật giáo Việt Nam như bài Quốc tộ.

Di sản[sửa | sửa mã nguồn]

Chùa Nhất Trụ ở Cố đô Hoa Lư là nơi thờ các thiền sư Pháp Thuận và Khuông Việt

Năm Hưng Thống thứ 2 (990) sư tịch, thọ 76 tuổi. Sư thường viết Bồ tát hiệu sám hối văn 1 quyển. Tác phẩm của Sư được lưu hành ở đời có:

  • Bồ-tát Hiệu Sám Hối Văn
  • Thơ tiếp Lý Giác
  • Một bài kệ.

Sư Pháp Thuận cùng với 2 quốc sư Khuông Việt và Minh Không được thờ ở nhiều chùa cổ trong quần thể di tích cố đô Hoa Lư như động Am Tiên, chùa Bà Ngô, chùa Nhất Trụ. Vào đêm 15/1 âm lịch hàng năm tại chùa Nhất Trụ, người dân cố đô Hoa Lư thường tổ chức vịnh thơ để đón tết nguyên tiêu.[3]

Làng Lạng hay còn gọi là làng Ngoại Lãng thuộc xã Song Lãng, huyện Vũ Thư, cách thành phố Thái Bình khoảng 10km. Làng thờ Đỗ Pháp Thuận Giang Sứ thiền sư, ông sống vào thời Lê Hoàn (980 – 1005) làm Thành hoàng làng.[4]

Ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có đường Đỗ Pháp Thuận, nằm trên địa bàn quận 2.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nhân Hai Bài Thơ Của Thiền Sư Pháp Thuận,Nghĩ Đến Hình ảnh Văn Hóa Và Văn Hóa Hình ảnh Lưu trữ 2010-03-05 tại Wayback Machine, Viết bởi Võ Văn Ái, Tham luận tại Đại hội Văn hóa Phật giáo Việt Nam ở San Diego, 4.1.2003, trang Đại Tạng Kinh Việt Nam
  2. ^ Trích trong bài viết "Tổng luận dư địa chí Việt Nam" của THS. Bùi Văn Vượng, in trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản. Thanh Niên, 2012, tr. 38).
.

Bài thơ “Quốc tộ” nói gì?

Thứ Ba, 04/12/2018, 08:14

 

Chúng ta đều biết, thơ của các Thiền sư thường rất kiệm lời. Tuy nhiên, lời ít nhưng tình ý phải nhiều, tối thiểu ngôn từ, tối đa cảm xúc, ý ở ngoài lời, đó mới chính là tiêu chí, là chỗ vi diệu của thơ.

 

 

 

 

Chúng ta đều biết, thơ của các Thiền sư thường rất kiệm lời. Tuy nhiên, lời ít nhưng tình ý phải nhiều, tối thiểu ngôn từ, tối đa cảm xúc, ý ở ngoài lời, đó mới chính là tiêu chí, là chỗ vi diệu của thơ.

Các thi nhân đời trước thường phải phấn đấu, phải lao tâm khổ tứ rất nhiều trong lao động nghệ thuật mới mong đạt đến cái đích của thơ hay. Mà cái hay tột đỉnh của thơ, bao giờ và cuối cùng cũng phải nhắm tới sự giản dị và chân thành. Do vậy, những thi phẩm đặc sắc còn lại mãi với thời gian đều rất giản dị, mà đọc mãi không chán, nghĩ mãi chưa hết!

Ở nước ta, thơ Thiền thịnh hành ở thời Lý - Trần. Đến nay, phần nhiều đã thất lạc, do binh lửa liên miên, lại cũng vì bọn xâm lược phương Bắc dã tâm tàn phá nền văn hoá của ta, nên chúng liên tục tìm mọi cách huỷ diệt. Một số bài thơ Thiền còn sót lại đến ngày nay, dẫu là ít ỏi, nhưng cũng thật đáng quý vô cùng!

 

 

Tranh vẽ thiền sư Pháp Thuận - sư phụ của sư Ma-Ha. Ảnh minh họa.

Xin nói đôi điều về bài thơ "QUỐC TỘ" (Vận nước) của Thiền sư Pháp Thuận (915-990).

Phiên âm:           

ĐÁP QUỐC VƯƠNG QUỐC TỘ CHI VẤN

Quốc tộ như đằng lạc,
Nam thiên lý thái bình.
Vô vi cư điện các
Xứ xứ tức đao binh.

Dịch nghĩa:         

TRẢ LỜI NHÀ VUA HỎI VỀ VẬN NƯỚC

Vận nước như dây mây leo quấn quýt
Ở cõi trời Nam (mở ra) cảnh thái bình.
Vô vi ở nơi cung điện
(Thì) khắp mọi nơi đều tắt hết đao binh.

Bản dịch thơ của Đoàn Thăng:

Vận nước như mây quấn,
Trời Nam mở thái bình.
Vô vi trên điện các,
Chốn chốn dứt đao binh.

Bản dịch của Vũ Bình Lục:

Vận nước như quấn dây mây,
Cõi trời Nam, đất nước này bình yên.
Vô vi điện các uy nghiêm,
Đao binh dứt hết, mọi miền an vui.

Đầu đề do các soạn giả sách "Thơ văn Lý - Trần" đặt là "TRẢ LỜI NHÀ VUA HỎI VỀ NGÔI NƯỚC".

Một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt, đúng với nghĩa là bốn câu tuyệt diệu, dịch ra tiếng ta bây giờ cũng không lấy gì làm hiểm hóc, khó khăn cho lắm. Dịch giả Đoàn Thăng có lẽ cũng không mấy khó nhọc để dịch thành công bài thơ này. Nhưng tôi thực lòng cũng muốn đổi chữ “trên” của bản dịch thơ về với đúng nghĩa của nó, nghĩa là phải dùng chữ “nơi” (Vô vi nơi điện các) thì mới tỏ được thâm ý nhấn mạnh vai trò chủ thể của tác giả.

Không được quên rằng đây là bài thơ mà Thiền sư Pháp Thuận viết để giả nhời vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn), khi nhà vua hỏi Thiền sư về việc nước. Thời Lý, các Thiền sư thường có vai trò rất lớn trong việc cố vấn chính sự cho các vị vua.

Đơn giản vì các Thiền sư thường học rộng biết nhiều, kiến văn thâm hậu, đương nhiên bao giờ họ cũng là chỗ dựa tinh thần cho các vị vua, nhất là những ông vua xuất thân võ tướng, chỉ giỏi việc binh, còn việc trị nước thì ít người tài. Ấy là chưa nói sau đó lại còn có vị Thiền sư như Vạn Hạnh, tính toán việc đời như thần, sắp đặt cả giang sơn cho triều Lý con cháu ông một cách hoàn hảo, phải nói thêm là hoàn hảo đến mức tuyệt vời!

Hai câu đầu của bài "Quốc tộ" tác giả viết: “Vận nước như đằng lạc / Nam thiên lý thái bình” (Vận nước như dây mây quấn / Trời Nam mở ra muôn dặm thái bình). Chữ Quốc tộ có thể hiểu là Vận nước, cũng có thể hiểu là "việc nước", vận may của quốc gia, hoặc chỉ chính cái ngai vàng nhà vua đang ngự…

Nhưng đây là câu hỏi của Lê Hoàn về việc nước, về vận mệnh của triều đại, đồng nghĩa với vận mệnh quốc gia, nên Thiền sư Pháp Thuận mới giả nhời rằng, khẳng định rằng “Vận nước như dây mây quấn quýt” lấy nhau, hết sức bền chặt.

Quấn quýt, nhưng không phải là rối rắm, mà vẫn mạch lạc rường mối, trong ngoài hanh thông, chặt chẽ và vững bền. Có như thế và được như thế, thì ở cõi trời Nam này sẽ mở ra muôn dặm thái bình, bách tính mừng rỡ ca vui hoà hợp. Đó cũng là cái nhân và cái quả biểu hiện bằng giá trị sự linh diệu linh ứng của trời đất vậy!

Hai câu cuối: “Vô vi cư điện các / Xứ xứ tức đao binh” (Ở nơi cung điện mà vô vi / thì tất cả mọi nơi đều dứt hết chuyện đao binh)…

Vô vi là một thuật ngữ trong Đạo đức kinh của Lão Tử, là một triết thuyết của Đạo Lão. Vô vi không có nghĩa là không làm gì cả, mà có nghĩa là thuận theo tự nhiên, không làm trái với tự nhiên. Đạo cũng chính là bản nguyên của vũ trụ.  Nhưng với Nho giáo của Khổng Tử thì vô vi được hiểu như là hệ quả của một nền chính trị tốt đẹp và ngược lại, một nền chính trị tốt đẹp phải đạt tới vô vi! Khổng Tử viết trong Luận Ngữ: “Vô vi nhi trị giả, kỳ Thuấn dã dư?” (vô vi mà thịnh trị, đó là vua Thuấn chăng?). Thuấn và Nghiêu là hai vị vua hiền.

Ở thời Nghiêu và Thuấn, thiên hạ an lạc, ra đường không ai nhặt của rơi, ban đêm không phải đóng cửa, người người ấm no, vua nhàn nhã ngồi mà cai trị, chả phải khó nhọc gì. Chu Hi còn chú giải thêm cho rõ ý Khổng Tử: “Vô vi mà thịnh trị là vì bậc thánh nhân có đức thịnh, nên cảm hoá được nhân dân, không phải làm gì hơn”…

Xem thế thì đủ biết Thiền sư họ Đỗ dùng chữ Vô vi ở đây với đầy đủ các nghĩa của chữ này. Nghĩa là ở chính cái ngai vàng mà nhà vua đang ngự, ở chính nơi điện các này của nhà vua mà thực hiện được vô vi, mà đạt được đến vô vi, thì hiển nhiên “xứ xứ dứt binh đao” thiên hạ sẽ thái bình, đất nước sẽ vững bền như dây mây quấn quýt.

Toàn bộ bài thơ bốn câu được cấu trúc bởi hai cặp Nhân - Quả, theo quan niệm phổ biến của Phật giáo. Nó là khẳng định, nhưng nó cũng là giả định. Một vấn đề chính sự lớn lao như thế, bề bộn như thế, vẫn có thể là rất nhẹ nhàng, nếu như thuận theo lẽ trời (tự nhiên), thuận theo lòng người (tự nhiên).

Thiền sư muốn nhắc nhở người cầm quyền tối thượng, đang ngồi trên ngai vàng kia, nếu như có đức lớn, thực hiện được vô vi, trước hết là ở nơi điện các (hiểu rộng ra tức tầng lớp lãnh đạo cao cấp) thì đất nước sẽ thái bình, vững mạnh. Ngày Nghiêu tháng Thuấn, điều ấy chẳng phải gắng sức khổ công, cũng tự nhiên phải đến, như một quy luật tất yếu của muôn đời vậy!

Thế nhưng, lời nhắc khéo, lời khuyến cáo chân thành của vị Thiền sư đáng kính có kết quả thế nào sau đó? Chỉ biết rằng sau khi Lê Hoàn mất, các con ông chính là những kẻ ăn tàn phá hại, giết nhau tranh quyền đoạt lợi, chỉ nghĩ đến các thú vui của lũ nghiệt súc, đắm chìm trong váy lĩnh quần hồng, nên mới có cảnh nồi da nấu thịt, huynh đệ tương tàn, xảy ra chính nơi điện các mà vị tiên đế Lê Hoàn từng nghe vị Thiền sư khả kính “thỉnh giảng”.

Bài thơ chỉ vẻn vẹn có hai mươi chữ, mà chứa chất nhiều tư tưởng lớn ở tầm vĩ mô, lại được diễn đạt bằng một hình thức hết sức giản dị. Tiếc thay, triều Tiền Lê không thực hiện được mong ước của Thiền sư, không thực hiện được vô vi ở nơi điện các, nên chỉ tồn tại được một thời gian ngắn ngủi. Thượng bất chính, hạ tắc loạn!

Người xưa nói chẳng có sai. Những người cầm quyền, chèo lái con thuyền đất nước (nơi điện các) mà bất chính, vô đạo, thì không chỉ có loạn ở nơi điện các, mà còn là khiến trăm họ phải chịu cảnh lầm than, tạo cơ hội cho kẻ thù ngoại bang dòm ngó! Tình ý của bài thơ sâu sắc lắm thay!

Vũ Bình Lục

PHÁP THUẬN THIỀN SƯ
Thích Giác Tâm
 

Thiền sư là người ra đi không để lại dấu vết, chính điều đó nói lên tinh thần thiền tông (bất lập văn tự), khiêm hạ, ẩn danh, vô ngã. Tuy nhiên có điều bất lợi so với cách luôn ghi chép từng biến cố nhỏ lớn, từng sự kiện nhỏ to, trong đời mình cũng như trong xã hội mình đang sống như người phương tây, nên phật giáo Việt Nam chúng ta tư liệu thật nghèo thiếu, một phần nữa là do ngoại nhân đưa về Kim Lăng đốt để huỷ diệt văn hoá, chính điều đó khiến tiểu sử các vị thiền sư lại càng sơ sài, ngắn gọn. Một vài trường hợp quá ngắn như tiểu sử thiền sư Pháp Thuận .

Thiền uyển tập anh còn ghi lại tiểu sử Ngài tóm tắt như sau :

Pháp Thuận thiền sư ( 915-990 ) họ Đỗ, không rõ tên thật và quê quán, thuộc thế hệ thứ mười dòng thiền nam phương. Xuất gia từ nhỏ, thờ thiền sư Phù Trì chùa Long Thọ làm thầy. Đắc pháp, nói ra lời nào cũng hợp với sấm ngữ. Sư học rộng có tài, hiểu rõ việc nước, đang lúc nhà Tiền Lê mới dựng nghiệp, giúp vua trù kế hoạch, định sách lược. đến khi thiên hạ thái bình, sư không nhận phong thưởng. Vua Lê Đại Hành kính trọng, chỉ gọi là Đỗ Pháp Sư, không gọi tên, đem mọi việc văn thư giao phó. Cùng với Sư Khuông Việt, Pháp Thuận là cố vấn của triều đình , có lần cùng với Sư Khuông Việt, được cử tiếp đón sứ thần nhà Tống là Lý Giác. Tài ứng đối làm Lý Giác ngạc nhiên kính phục. Vua Lê Đại Hành thường đem vận mệnh nước nhà hỏi Sư .

Hồi tưởng lại đất nước chúng ta trong triều đại Đinh, Lê , Lý Trần, chúng ta đã thấy được các triều đại đó hết sức nhân bản, khoan dung và tôn trọng hiền tài. Vua thì quyền uy tột đỉnh, nắm sinh mạng quốc gia và sinh mạng thần dân trăm họ trong tay, trọn quyền sinh sát, vậy mà vì sự tồn tại của vận nước , vẫn khiêm hạ mời các vị Sư tài đức về triều đình tham vấn chính sự quốc gia, có khi đến cả Am Viện của các thiền sư tham vấn những trăn trở ưu tư về nhiều vấn đề thời cuộc mà chính Vua còn phân vân do dự, chưa quyết đoán được. Vua Lê Đại Hành đã thấy được hiền tài là nguyên khí của quốc gia, có được những con người uyên bác tài giỏi giúp cho những kế sách , ý kiến hay sẽ đưa quốc gia đến chỗ thịnh trị, thái hoà. Vua Lê Đại Hành mới lên chấp chính, thù trong giặc ngoài. Hậu duệ nhà Đinh còn đó, những con người trung thành với Nhà Đinh vẫn còn ấm ức về một vương triều đã sang tay kẻ khác. Bên ngoài thì tướng của nhà Tống là Hầu Nhân Bảo đang tiến quân vào nước ta , đó là mùa xuân tháng 03 năm Tân Tỵ ( 981).

Lúc bấy giờ vận mệnh tổ quốc nghiêng ngữa, lòng dân chao đảo, nếu không có những thiền sư tu chứng , nhiều tuệ giác làm cố vấn cho triều đình, đưa ra kế sách hay, động viên tinh thần của vua, của triều đình và của dân chúng, đất nước dễ rơi vào tay ngoại bang, dân tình sẽ lầm than thống khổ biết chừng nào. Chúng ta đã thấy được tinh thần nhập thế của các thiền sư và hành động phụng sự vô vi của các ngài, qua hành động dấn thân đóng góp cho dân tộc .

Bài thơ Nga nga lưỡng nga nga, không phải là của ngài. Hai câu đầu là của Lý Giác, hai câu sau ngài hoạ theo, do Ngài học rộng hiểu nhiều lấy từ điển cố văn học của Trung Quốc. Bài thơ nga nga lưỡng nga nga là của Lạc Tân Vương, là một tuyệt phẩm mà các bực thức giả khen là " thi trung hữu hoạ" trong thơ có hoạ, thơ vẽ nên một hoạ phẩm. Học nhiều hiểu rộng, am hiểu độn số, biết việc gì sẽ xảy ra trong tương lai, nhưng Ngài để lại cho chúng ta hôm nay còn vỏn vẹn một bài thơ duy nhất, và cũng là câu trả lời về vận nước của vua Lê Đại Hành hỏi Sư, đó là bài :
Quốc Tộ --- Việc nước


Quốc tộ như đằng lạc --- Vận nước như mây quấn
Nam thiên lý thái bình --- Trời nam mở thái bình
Vô vi cư điện các --- Vô vi trên điện các
Xứ xứ tức đao binh --- Xứ xứ hết đao binh .

Vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước, làm thế nào để cho vận mệnh quốc gia được dài lâu ? Thiền sư trả lời : Vận nước như mây quấn . Ta phải giữ gìn đất nước nầy như thế quấn của dây mây, một sợi mây tuy có dẻo dai nhưng vẫn dễ đứt, dễ gãy nếu ta biết cách bẻ, còn nhiều dây mây quấn lại thành bó khó có sức mạnh nào bẻ gãy. Trăm họ hướng về Vua với một lòng tôn kính, vua lấy ý nguyện của dân làm ý nguyện của mình, thương dân như thương con ruột của mình, nỗi khổ của dân cũng là nỗi khổ của mình. Tìm cách hoá giải những xung đột nội bộ, giải thích cho những người nội thù rằng : Quốc gia làm trọng, tổ quốc trên hết, quyền lợi của một cá nhân cũng như của một dòng tộc là nhỏ so với sinh mệnh mất còn của một quốc gia. Liên kết nhân tâm lại với nhau như những dây mây riêng lẻ thành một bó mây, thì không có một thế lực nào có thể xô ngã đè bẹp chúng ta. Và như vậy thì đất nước sẽ thái bình, nền độc lập dân tộc sẽ vững bền mãi mãi.

 

" Vô vi trên điện các - xứ xứ hết đao binh ".

Thiền sư nói : Muốn cho đất nước được yên bình, khắp nơi khắp chốn không có chiến tranh, những người lãnh đạo, cụ thể là Vua phải biết cách áp dụng phương pháp, hay là nguyên lý tu dưỡng vô vi nơi triều đình của mình. Đạo Lão ở Trung Quốc cũng có khái niệm vô vi, Lão Tử chỉ dạy cho môn đệ của mình nên sống theo tự nhiên, thuận theo tự nhiên, không làm gì để can thiệp vào tự nhiên. Lão Tử chủ trương người cầm quyền trong nước nếu thực hiện được đạo lý vô vi thì đất nước sẽ thịnh trị. Còn khái niệm vô vi trong Phật giáo thì có khác hơn. Vô vi dịch từ chữ asamskrta của tiếng phạn, có nghĩa là không tạo tác, chỉ cho pháp lành thường trụ không do nhân duyên tạo tác, không có sinh diệt biến hoại, khác với pháp hữu vi là pháp do nhân duyên tạo tác, có sinh diệt biến hoại, nên pháp vô vi chính là một tên khác của Niết Bàn. Trong Lục Độ Tập Kinh, truyện 81 của Phật giáo định nghĩa từ vô vi như sau : " Cẩn thận không kiêu ngạo, là hạnh của học sĩ, bỏ lòng dơ ân ái, không lấm bụi bặm của sáu tình, không để các ái nhỏ như tóc tơ che dấu trong lòng mình thì các niệm lắng diệt, đó là vô vi".

Vua là thiên tử - con trời - theo quan niệm phong kiến. Vua tượng trưng cho quyền lực, sức mạnh của một thể chế, đế chế. Vua là tối tôn đứng trên thầy và cả người cha sinh ra mình Quân-Sư-Phụ, vậy mà kinh Phật nhắc nhở cẩn thận không kiêu ngạo. Vua thì không biết bao nhiêu cung phi mỹ nữ, ăn uống thì sơn hào hải vị, nem công chả phượng, thuốc bổ quý hiếm trong nhân gian, vậy mà kinh Phật nhắc bỏ lòng dơ ân ái, không để đắm nhiễm ái dục dù nhỏ như sợi tóc. Một chúng dân thực hiện hạnh vô vi thấy đã khó rồi, huống nữa là đấng quân vương, nhưng mà đấng quân vương nào thực hiện được đạo lý vô vi như lời kinh Phật, như lời thiền sư Pháp Thuận nhắc nhở vua Lê Đại Hành, thì vận nước sao không vững bền được ? Sao mà trăm họ không âu ca thái bình được ? Lời thơ " vô vi cư điện các" hơn một ngàn năm qua vẫn còn giá trị, và ngàn năm sau nữa chắc chắn vẫn còn giá trị. Vui mừng thay kho tàng văn học Việt Nam vẫn còn lưu gĩư được những bài thơ chứa đựng được tư tưởng chính trị của Phật giáo Việt Nam như bài Quốc Tộ. 

Thích Giác Tâm

(Viết để chia sẻ cho quý huynh đệ tham dự khoá an cư tại chùa Bửu Nghiêm, 
văn phòng Ban trị sự tỉnh hội Phật giáo Gia Lai - PL. 2552.DL. 2008 )

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state