Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Phật Ý Linh Nhạc (佛意 - 靈岳, 1725-1821) - thiền sư Việt Nam
Phật Ý-Linh Nhạc (佛意 - 靈岳, 1725-1821) là một thiền sư Việt Nam. Ông là người truyền bá dòng đạo Bổn Nguyên thuộc Lâm Tế tông vào miền Nam Việt Nam trước tiên [1], và là người xây dựng chùa Từ Ân, rồi biến nơi đó thành một trung tâm Phật giáo ở Gia Định vào giữa thế kỷ 18 [2]. Hành trạng[sửa | sửa mã nguồn] Hiện chưa rõ quê quán và thân thế của Thiền sư Phật Ý-Linh Nhạc, có lẽ quê của sư ở dinh Trấn Biên (vùng Đồng Nai và Bà Rịa sau này). Tài liệu ở chùa Đại Giác (Biên Hòa) cho biết, sư quy y với Hòa thượng Thành Đẳng-Minh Lượng ở chùa này, và được liệt vào đời thứ 35, thiền phái Lâm Tế tông.
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:486

Các tên gọi khác

Phật Ý Linh Nhạc

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nam
Religion : Group
blood : B+
Phật Ý Linh Nhạc (佛意 - 靈岳, 1725-1821) - thiền sư Việt Nam

Phật Ý Linh Nhạc

 

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Phật Ý-Linh Nhạc (佛意 - 靈岳, 1725-1821) là một thiền sư Việt Nam. Ông là người truyền bá dòng đạo Bổn Nguyên thuộc Lâm Tế tông vào miền Nam Việt Nam trước tiên [1], và là người xây dựng chùa Từ Ân, rồi biến nơi đó thành một trung tâm Phật giáo ở Gia Định vào giữa thế kỷ 18 [2].

Hành trạng[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện chưa rõ quê quán và thân thế của Thiền sư Phật Ý-Linh Nhạc, có lẽ quê của sư ở dinh Trấn Biên (vùng Đồng Nai và Bà Rịa sau này). Tài liệu ở chùa Đại Giác (Biên Hòa) cho biết, sư quy y với Hòa thượng Thành Đẳng-Minh Lượng ở chùa này, và được liệt vào đời thứ 35, thiền phái Lâm Tế tông.

Năm Giáp Ngọ (1744), chúa Nguyễn Phúc Khoát tổ chức lãnh thổ Đàng Trong thành một nước riêng biệt. Để mở rộng đất đai, chúa Nguyễn khuyến khích người dân vào Nam khai phá[3]. Hưởng ứng, đông đảo người dân (người Việt và người Hoa) ở vùng Đồng Nai lần lượt kéo nhau đi. Trong bối cảnh đó, Thiền sư Phật Ý-Linh Nhạc vâng lời thầy đi theo, vừa để nâng đỡ đời sống tinh thần của lưu dân, vừa để truyền bá đạo Phật [4].

Trên đường đi, nhà sư gặp một tăng sĩ không rõ họ tên, cùng lứa tuổi và họ đã kết thành huynh đệ. Đến nơi ở mới là làng Tân Lộc (có tư liệu viết là làng Hoạt Lộc hay xóm Chợ Đũi), hai nhà sư cùng khai phá rừng và dựng lên một am lá (khoảng năm 1744) thờ Phật. Vài năm sau, nhà sư vô danh kia tách ra lập am riêng, cách am cũ vài mươi mét, để tiện việc tu hành.

Đến năm Nhâm Thân (1752), Thiền sư Phật Ý-Linh Nhạc tu bổ am lá thành chùa, và đặt tên là chùa Từ Ân, với ngụ ý là "nhờ lòng từ bi và ân huệ của đức Phật mà bá tánh được bình an, tạo được cuộc sống ấm no và hạnh phúc nơi vùng đất mới". Cũng khoảng thời gian đó, nhà sư vô danh cũng tu bổ am lá trước đây thành chùa, và đặt tên là chùa Khải Tường, với ngụ ý là "mở rộng phước lành cho bá tánh" [5]

Sau một thời gian hoằng hóa, vị sư trụ trì ở chùa Khải Tường viên tịch, thiền sư Phật Ý-Linh Nhạc trụ trì luôn cả hai chùa. Do tài đức của thiền sư, mà hai tự viện trở nên có tiếng ở vùng Gia Định [6].

Trong giai đoạn chiến tranh giữa Tây Sơn với chúa Nguyễn Phúc Ánh, cả hai ngôi chùa của thiền sư, từng là nơi ở của vị chúa này và đoàn tùy tùng (chùa Từ Ân là nơi dành cho chúa và quan quân, còn chùa Khải Tường là nơi dành cho các phi tần) [7]. Bởi vậy, sau này Thiền sư Phật Ý-Linh Nhạc đã được vua Nguyễn ban y bát sắc phong làm Hòa thượng, đồng thời cho trùng tu và ban "sắc tứ" hai ngôi chùa trên [8].

Ngày 20 tháng 11 năm Tân Tỵ (1821), Thiền sư Phật Ý-Linh Nhạc viên tịch tại chùa Từ Ân, thọ 96 tuổi, sau đó di cốt được đưa vào tháp trong khuôn viên chùa.

Trong thời Thiền sư Tế Tín-Chánh Trực làm trụ trì, chùa Từ Ân và chùa Khải Tường đều lâm nạn binh đao bởi quân Pháp đến đánh chiếm. Theo tài liệu, vào tháng 2 năm 1859thành Gia Định bị quân Pháp đánh hạ. Sau đó, chùa Khải Tường bị quân Pháp chiếm làm đồn, còn chùa Từ Ân thì bị đốt cháy[9] sau khi các nhà sư ở đây rút chạy và "chỉ kịp đem cất giấu một số món đồ, nhờ vậy mà chùa Từ Ân ở gần chợ Gạo (Phú Lâm) ngày nay còn được một số hiện vật kỷ niệm" [10].

Trải bao biến đổi, tháp Tổ Phật Ý-Linh Nhạc bị hư hoại, bị lãng quên ở nơi chốn cũ. Mãi đến năm Quý Hợi (1923), thầy Hồng Hưng ở chùa Giác Lâm mới tổ chức thỉnh tro cốt của Tổ Phật Ý-Linh Nhạc về nhập tháp trong khuôn viên chùa Giác Lâm ở quận Tân Bình, sau khi được một bà già mách bảo [11].

Đóng góp[sửa | sửa mã nguồn]

Vào giai đoạn đầu của cuộc khai phá vùng đất Gia Địnhchùa Từ Ân do Thiền sư Phật Ý-Linh Nhạc thành lập và làm trụ trì đã góp phần mang lại sự ổn định và phát triển tín ngưỡng Phật giáo tại vùng đất mới để sau đó các Thiền sư từ ngôi chùa này đã đem Phật pháp đi hoằng hóa khắp nơi, như Đồng NaiTây NinhThuận Hóa, lục tỉnh,...[12].

Sách tham khảo chính[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thích Thanh TừThiền sư Việt Nam. Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí minh xuất bản năm 1992.
  • Nguyễn Hiền Đức, Lịch sử Phật giáo Đàng Trong. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1995.
  • Các bài viết trong sách Hội thảo khoa học 300 năm Phật giáo Gia Định-Sài gòn-Thành phố Hồ Chí Minh" (gọi tắt là "Hội thảo"), Nhà xuất bản TP.Hồ Chí Minh, 2002, gồm:
-Thiền Hòa tử Huệ Chí, "Buổi đầu của Phật giáo Gia Định-Sài Gòn".
-PTS. Trần Hồng Liên,"Vai trò của chùa Từ Ân trong sự phát triển văn hóa Phật giáo Gia Định".
-Huỳnh Ngọc Trảng, "Những ngôi cổ tự đã mất ở Gia Định xưa".
-Thích Thiện Nhơn, "Sự đóng góp về giáo dục Phật học của Phật giáo Gia Định-Sài Gòn- Thành phố Hồ Chí Minh 300 năm".
-Nguyễn Hiền Đức, "Ảnh hưởng của Tổ sư Nguyên Thiều đối với Phật giáo Đồng Nai-Gia Định".

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Theo Thiền Hòa tử Huệ Chí, Hội thảo (tr. 77). Dòng Lâm Tế Trung Hoa, sau khi truyền vào Việt Nam, về sau, lại phát sinh thành 5 phái: dòng Lâm Tế Tổ Đạo, dòng Liễu Quán, dòng Chúc Thánh, dòng Đạo Bổn Nguyên và dòng "theo thiền kệ của ngài Trí Thắng-Bích Dung" (Thích Tâm Thiện, Hội thảo, tr. 52-53).
  2. ^ PTS. Trần Hồng Liên, Hội thảo, tr. 113.
  3. ^ Theo HT. Thích Thanh Từ (Thiền sư Việt Nam, tr. 467) và Nguyễn Hiền Đức (Hội thảo, tr. 39).
  4. ^ Theo Thiền Hòa tử Huệ Chí, Hội thảo, tr. 58.
  5. ^ Kể theo HT. Thích Thanh Từ, Thiền sư Việt Nam (tr. 469). Nơi chùa Từ Ân xưa tọa lạc, nay nằm trong Công viên Tao Đàn; còn vị trí của chùa Khải Tường, nay là Bảo tàng Chứng tích chiến tranh. Cả hai nơi đều ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh.
  6. ^ Theo Nguyễn Hiền Đức, tr. 268.
  7. ^ Theo Trần Hồng Liên (Hội thảo, tr.109)
  8. ^ Theo Nguyễn Hiền Đức, Lịch sử Phật giáo Đàng Trong, tr. 268.
  9. ^ Theo Trần Hồng Liên, Hội thảo, tr. 109.
  10. ^ Thiền Hòa tử Huệ Chí, Hội thảo, tr. 65.
  11. ^ Theo Thiền Hòa tử Huệ Chí, Hội thảo, tr. 76.
  12. ^ Theo PGS. Trần Hồng Liên (Hội thảo, tr.108-109).
.

Thiền Sư PHẬT Ý LINH NHẠC

(1725 - 1821)

VỚI CHÙA SẮC TỨ TỪ ÂN VÀ CHÙA QUỐC ÂN KHẢI TƯỜNG

Hiện chưa biết về quê quán của Thiền sư Phật Ý Linh Nhạc, có lẽ quê ở dinh Trấn Biên (tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa sau này). Tài liệu ở chùa Đại Giác cho biết: Thiền sư Phật Ý tịch năm Tân Tỵ (1821) thọ 97 tuổi, như vậy là sanh năm Ất Tỵ (1725).

Thiền sư Linh Nhạc Phật Ý qui y thọ giáo với Hòa thượng Thành Đẳng Minh Lượng chùa Đại Giác tại Đại Phố Đồng Nai, dinh Trấn Biên (cù lao Phố, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa ngày nay).

Năm Giáp Ngọ (1744), chúa Võ Vương tổ chức lãnh thổ Đàng Trong thành một nước riêng biệt, coi như ngang hàng với Đàng Ngoài chứ không chịu thần phục vua Lê, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài nữa. Chúa đã cho mở rộng lãnh thổ Đàng Trong, phát động phong trào di cư đông đảo đến huyện Tân Bình, dinh Phiên Trấn của phủ Gia Định, tức vùng đất Sài Gòn-Gia Định sau này. Dân chúng từ các địa phương miền Trung nước Việt và vùng Đồng Nai di chuyển đến huyện Tân Bình.

Thiền sư Phật Ý Linh Nhạc vâng lời thầy, theo lớp người dân từ Đồng Nai xuống huyện Tân Bình, trong đó có cả người Việt và người Hoa. Trên đường đi, Thiền sư Linh Nhạc gặp một tăng sĩ cùng lứa tuổi (hiện chưa biết rõ pháp danh và tông phái) kết làm huynh đệ và cùng nhau đến làng Tân Lộc lo khai phá rừng, cất am tranh tu hành và cùng với dân chúng khai khẩn ruộng đất canh tác. Hai huynh đệ chia phiên nhau: cứ nửa tháng ra làm ruộng rẫy, đốn củi, hái rau, trái cây về ăn, nửa tháng sau ở nhà lo sửa sang am thờ Phật, đóng bàn ghế, tủ thờ... đêm đến hai huynh đệ cùng nhau tọa thiền tụng kinh, học thêm kinh sách Phật giáo.

Người dân di cư sống xa quê hương, ở vùng đất mới hoang vắng giữa rừng rậm đầy thú dữ, rắn rít độc...Ban ngày lo khai phá ruộng đất ở giữa rừng, vừa mệt nhọc vừa sống trong cảnh bất trắc trước những tai họa do ác thú gây ra (cọp beo ăn thịt, rắn độc cắn, cá sấu ăn...), đêm đến sống trong cảnh âm u hoang vắng giữa vùng rừng rậm, con người cảm thấy quá bé nhỏ giữa thiên nhiên rộng lớn bao la. Trước những tai họa do ác thú gây ra, hoặc tai nạn lao động (cây đè chết chóc, gãy tay chân...), hoặc bệnh hoạn chết chóc vì khí thiêng nước độc... làm cho con người thấy rõ được sự vô thường của cuộc đời, nay còn mai mất, sự thay đổi của cuộc đời và thỉnh thoảng lại gặp những sự việc hay hiện tượng huyền bí, mầu nhiệm... con người cảm thấy cần đến sự an ủi tinh thần và cần đến sự hộ trì của Trời Phật, của những đấng vô hình, nên họ tìm đến chùa chiền và các tăng sĩ Phật giáo để nhờ an ủi, cầu nguyện... Vì vậy, dân chúng trong vùng mới đến am tranh của Thiền sư Linh Nhạc để cầu nguyện, nghe thuyết giảng về Phật pháp, tụng kinh lễ sám, nhất là những ngày 14, rằm, 30, mùng 1 âm lịch (sóc, vọng).

Sau đó, khi cuộc sống tạm ổn định, người bạn đạo của Thiền sư Linh Nhạc cũng cất thêm một am tranh mới, cách am tranh cũ vài trăm thước để thuận tiện cho việc tu hành.

Sau hơn mười năm lao động vất vả, cuộc sống của người dân di cư được ổn định, khai khẩn trồng trọt đã thu hoạch được hoa lợi, cuộc sống người dân thoải mái hơn, nên Phật tử đến chùa càng ngày càng đông. Vì vậy năm Nhâm Thân (1752),  Thiền sư Linh Nhạc với sự hộ giúp của bổn đạo đã dỡ bỏ am tranh, cất thành một ngôi chùa khang trang, có đủ chánh điện, nhà Tổ, phòng khách... Thiền sư Linh Nhạc Phật Ý đặt tên chùa là “Từ Ân” với ngụ ý là nhờ lòng từ bi và ân huệ của đức Phật mà bá tánh được bình an, tạo được cuộc sống ấm no hạnh phúc nơi vùng đất mới và cũng nhờ lòng từ bi và ân huệ của đức Phật, chư vị hộ pháp mà tạo nên được cơ sở để truyền bá đạo pháp cho bá tánh.

Ngôi am của vị sư gần đó cũng được sửa thành ngôi chùa khang trang với tên là “Khải Tường” với ngụ ý là mở rộng phước lành cho bá tánh.

Chùa Khải Tường ở góc đường Lê Quí Đôn và Trần Quí Cáp, tức vị trí ở ngôi nhà lớn dùng làm trường Đại học Y khoa; chùa Từ Ân ở vị trí chợ Đũi, thuộc quận 3 Sài Gòn sau này.

Sau một thời gian hoằng hóa, vị sư ở chùa Khải Tường viên tịch, Thiền sư Phật Ý Linh Nhạc trụ trì luôn cả hai chùa. Do tài đức và nhiệt tâm hoằng pháp của Thiền sư Linh Nhạc, hai chùa Từ Ân và Khải Tường trở thành hai ngôi chùa lớn và nổi tiếng ở phủ Gia Định.

Trong khi hai chùa Từ Ân và Khải Tường phát triển rộng lớn, Thiền sư Linh Nhạc Phật Ý được sự phụ giúp của sư đệ trong tông phái Lâm Tế là:

- Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt, cũng thuộc đời 35 như sư Linh Nhạc (đệ tử của Hòa thượng Minh Vật Nhất Tri) được cử giữ chức Thủ tọa, lo điều khiển tăng chúng trong hai chùa. Nhưng sau khi Hòa thượng Minh Vật Nhất Tri viên tịch (năm 1786), Thiền sư Liễu Đạt kính Sư huynh Linh Nhạc Phật Ý như thầy.

Ngoài ra, Thiền sư Phật Ý Linh Nhạc cũng đào tạo được một số đệ tử có trình độ và đức hạnh để lo việc trong chùa:

- Thiền sư Tổ Tông Viên Quang: là trưởng tử của Hòa thượng Linh Nhạc, được giao lo phụ trách việc giảng giải kinh điển cho đồ chúng trong chùa.

- Thiền sư Tổ Đạt Trí Tâm được trao chức Tri khách, lo việc tiếp khách và việc giao dịch của chùa; sau được cử trụ trì chùa Khải Tường. Thiền sư Tổ Ấn Mật Hoằng sau thời gian tu học ở chùa Từ Ân, được về trụ trì chùa Đại Giác ở dinh Trấn Biên (Biên Hòa) có lẽ vào năm 1775, sau này còn được vua Gia Long mời ra kinh đô Huế hoằng hóa, được phong chức Tăng cang chùa Thiên Mụ (1814-1817), trụ trì chùa Quốc Ân (do Tổ sư Nguyên Thiều thành lập) cho đến ngày viên tịch (năm 1835).

- Thiền sư Tế Chánh Bổn Giác: Đệ tử của Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt, được Thiền sư Linh Nhạc giao chức Tri sự, lo việc điều hành nội bộ chùa Từ Ân.

Năm Nhâm Thìn (1772), Phật tử ở chùa Giác Lâm (Phú Thọ, Gia Định) đến chùa Từ Ân xin Hòa thượng Linh Nhạc Phật Ý cử tăng sĩ vào trụ trì chùa này. Chùa Giác Lâm do cư sĩ Lý Thoại Long, người Minh Hương, quyên tiền bá tánh xây cất năm Giáp Tý (1744). Hòa thượng Linh Nhạc cử Thiền sư Viên Quang Tổ Tông vào trụ trì chùa Giác Lâm từ đó cho đến ngày viên tịch (1827).

Năm 1801, Nguyễn Vương chiếm lại được kinh đô Phú Xuân và sau đó chiếm luôn cố đô Thăng Long, dẹp tan nhà Tây Sơn, thống nhất đất nước Đại Việt sau mấy thế kỷ phân chia ly tán. Năm 1802, Nguyễn Vương lên ngôi lấy hiệu là Gia Long.

Sau khi lên ngôi, vua Gia Long (1802-1820) sắc tứ trùng tu và ban thưởng cho các chùa:

- Sắc Tứ Từ Ân Tự, Quốc Ân Khải Tường Tự, cấp lương tiền và mọi chi phí cho tăng chúng và sinh hoạt của hai chùa này, coi là hai chùa của quốc gia, dân thường gọi là “chùa quan”.

- Vua sai quan trấn Trấn Biên (tỉnh Biên Hòa sau này) đem tượng binh và công thợ trùng tu chùa Đại Giác. Sau đó công chúa Ngọc Anh cũng tu hành ở chùa Đại Giác. Vua ban y bát và sắc phong cho Thượng tọa Phật Ý Linh Nhạc làm Hòa thượng.

Năm 1814, vua Gia Long lại phong cho đệ tử của Hòa thượng Linh Nhạc là Thiền sư Tổ Ấn Mật Hoằng làm Tăng cang chùa Thiên Mụ. Năm 1817, vua lại cử Thủ tọa chùa Từ Ân là Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt làm Tăng cang chùa Thiên Mụ, thay thế cho Thiền sư Mật Hoằng qua trụ trì chùa Quốc Ân. Sau đó, vua lại ban cho Tăng cang Liễu Đạt danh hiệu là Hòa thượng Liên Hoa. Đại lão Hòa thượng Linh Nhạc là bậïc giác ngộ, khoảng năm 1820-1821, dù Hòa thượng Linh Nhạc ở chùa Từ Ân (Gia Định) nhưng biết việc ở xa, nên có nói với đệ tử là Thiền sư Viên Quang (Trụ trì chùa Giác Lâm) là sợ cho duyên trần ràng buộc Hòa thượng Liên Hoa đang hoằng hóa ở kinh đô Huế. Quả thực, Hòa thượng Liên Hoa ở Huế đang bị Hoàng Cô là Tế Minh Thiên Nhật thương mến và cố kết gây nghiệp duyên oan trái.

Ngày 20 tháng 11 năm Tân Tỵ (1821), Minh Mạng nguyên niên, Đại lão Hòa thượng Phật Ý Linh Nhạc viên tịch tại chùa Từ Ân, thọ 97 tuổi. Khi Đại lão Hòa thượng viên tịch có mùi hương ngát ở chùa. Chắc hẳn là Ngài đã đạt thành Chánh giác.

Đồ chúng và quan chức Gia Định làm lễ an táng Đại lão Hòa thượng hết sức long trọng, lập tháp trong khuôn viên chùa Từ Ân (trong khuôn viên vườn Tao Đàn ở Sài Gòn ngày nay).

Đến năm Quí Hợi 1923, Thiền sư Hồng Hưng tổ chức lễ thỉnh hài cốt của Tổ Phật Ý Linh Nhạc về chùa Giác Lâm và lập tháp mới bên cạnh tháp của Hòa thượng Tổ Tông Viên Quang trong khuôn viên chùa Giác Lâm.

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state