Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Tế Công (濟公, 1130 - 209), dân gian cũng gọi là Tế Điên Hòa Thượng
Tế Công (chữ Hán: 濟公, 22 tháng 12 năm 1130 - 16 tháng 5 năm 1209), dân gian cũng gọi là Tế Điên Hòa Thượng, Tế Công Hoạt Phật. Sư tên khai sinh là Lý Tu Duyên, sau xuất gia tu hành và đắc đạo nên còn có hiệu là Thiền sư Đạo Tế (chữ Hán: 道濟禪師), từng sống dưới thời Nam Tống. Sư là đệ tử nối pháp của Thiền sư Huệ Viễn Hạt Đường, thuộc đời thứ 13 tông Lâm Tế, phái Dương Kỳ. Cuộc đời sư xoay quanh các sự tích, truyền thuyết về những hành động khác thường của sư. Ví dụ như sư thường thị hiện thần thông để giúp đỡ người nghèo và chống lại những bất công trong xã hội đương thời. Đặc biệt nhất là sư nổi tiếng với những hành động trái với giới luật Phật giáo như ăn thịt, uống rượu; sư thường mặc bộ y phục tu sĩ rách nát, đội mũ có thêu chữ Phật (佛), tay phải cầm một bình rượu, tay trái cầm một cái quạt tre rách. Sau khi sư thị tịch, Tế Công trở thành một huyền thoại trong văn hóa dân gian Trung Quốc và được tín ngưỡng dân gian Trung Quốc thần thánh hóa thành một vị thần. Có nhiều tác phẩm tiểu thuyết, văn học dân gian mang tính huyền bí hóa dựa trên cuộc đời của Tế Công đã được sáng tác trong suốt các triều đại Trung Quốc và trở nên khá nổi tiếng.
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:442

Các tên gọi khác

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nam
Religion : Group
blood : B+
Tế Công (濟公, 1130 - 209), dân gian cũng gọi là Tế Điên Hòa Thượng

Tế Công

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

"Tế Công" đổi hướng tới đây. Đối với các định nghĩa khác, xem Tế Công (định hướng).

Tượng Tế Điên và các nhân dáng phổ biến

Tế Công (chữ Hán: 濟公, 22 tháng 12 năm 1130 - 16 tháng 5 năm 1209), dân gian cũng gọi là Tế Điên Hòa ThượngTế Công Hoạt Phật. Sư tên khai sinh là Lý Tu Duyên, sau xuất gia tu hành và đắc đạo nên còn có hiệu là Thiền sư Đạo Tế (chữ Hán: 道濟禪師), từng sống dưới thời Nam Tống. Sư là đệ tử nối pháp của Thiền sư Huệ Viễn Hạt Đường, thuộc đời thứ 13 tông Lâm Tếphái Dương Kỳ.

Cuộc đời sư xoay quanh các sự tích, truyền thuyết về những hành động khác thường của sư. Ví dụ như sư thường thị hiện thần thông để giúp đỡ người nghèo và chống lại những bất công trong xã hội đương thời. Đặc biệt nhất là sư nổi tiếng với những hành động trái với giới luật Phật giáo như ăn thịt, uống rượu; sư thường mặc bộ y phục tu sĩ rách nát, đội mũ có thêu chữ Phật (佛), tay phải cầm một bình rượu, tay trái cầm một cái quạt tre rách. Sau khi sư thị tịch, Tế Công trở thành một huyền thoại trong văn hóa dân gian Trung Quốc và được tín ngưỡng dân gian Trung Quốc thần thánh hóa thành một vị thần. Có nhiều tác phẩm tiểu thuyếtvăn học dân gian mang tính huyền bí hóa dựa trên cuộc đời của Tế Công đã được sáng tác trong suốt các triều đại Trung Quốc và trở nên khá nổi tiếng.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Hổ Bào Mộng Tuyền (虎跑梦泉), trong khuôn viên nơi chôn cất Tế Công.

Sư quê ở Lâm HảiChiết Gianghọ Lý, tên Tu Duyên, tự là Hồ Ấn, hiệu Phương Viên Tẩu. Cha tên là Lý Mậu Xuân, ông vốn là phò mã và sống rất lương thiện, cư trú ở Xuân Phiền. Vì cha mẹ sư đã hiếm muộn lâu không có con nên rất mong mỏi và thường đến chùa Quốc Thanh cầu tự.

Truyền thuyết kể lại rằng lúc mẹ sư lâm bồn, ánh hồng quang bao trùm nhà, khắp nhà có mùi thơm lạ xộc mũi. Tế Điên Hòa Thượng sinh ra có gương mặt khôi ngô tuấn tú, ngũ quan đoan chánh, tướng mạo thanh tú bất phàm, chỉ có điều là cứ khóc mãi chẳng ngưng, khóc mãi cho đến 3 hôm, lão phương trượng của chùa Quốc Thanh đến chúc mừng, vừa mới nhìn thấy Hoà thượng thì bèn lập tức ngừng khóc, nhếch mép cười rồi. Phương trượng Tánh Không trưởng lão đặt cho cậu bé cái tên để ghi nhớ tên thu làm đồ đệ, lấy tên cho cậu là Lý Tu Duyên. Tế Điên lúc 7 tuổi thì chẳng muốn nói chẳng muốn cười, chẳng có tụ họp chơi đùa với những đứa con nít cùng thôn làng. Cha của cậu mời đến một vị lão tú tài là ông Đỗ Quần Anh dạy cho cậu học hành đọc sách ngay tại nhà. Cậu có trí nhớ rất tốt, hễ nhìn qua rồi thì không quên, tốc độ đọc hiểu rất nhanh, năm 14 tuổi thì thi đậu Tú tài, nào ngờ đâu cha bệnh qua đời. Bẩm tánh của Tu Duyên yêu thích kinh điển, đến lúc 18 tuổi thì mẹ ruột cũng bị bệnh mà qua đời. Sau khi thọ tang báo hiếu cho cha mẹ xong, sư thấy rõ vô thường bèn lập chí xuất gia tu hành, đem những việc trong nhà, tài sản giao phó lại cho Vương viên ngoại.

Sau đó, sư đến Hàng Châu và xuất gia, thọ giới tại chùa Linh Ẩn và được ban pháp danh là Đạo Tế. Sư từng tham học Thiền với nhiều vị thiền sư nổi tiếng đương thời như Thiền sư Pháp Không Nhất Bản ở chùa Quốc Thanh, Thiền sư Đạo Thanh chùa Kỳ Viên, Thiền sư Đạo Tịnh ở chùa Quan Âm. Cuối cùng sư đến núi Hổ Khâu tham học với Thiền sư Huệ Viễn Hạt Đường (đệ tử nối pháp của Thiền sư Viên Ngộ Khắc Cần - tác giả tập công án Bích Nham Lụcđại ngộ và được Thiền sư Huệ Viễn ấn khả. Đến khi Thiền sư Huệ Viễn thị tịch, sư đến ẩn cư tại chùa Tịnh Từ ở Hàng Châu. Khi chùa Tịnh Từ bị hỏa hoạn đổ nát, sư dạo đến hoằng pháp ở vùng Nghiêm Lăng.

Không giống với các tăng sĩ Phật giáo bình thường, sư không thích tuân theo giới luật và thích uống rượu, ăn thịt, đến những nơi như quán rượu, nhà dân mà không quan tâm việc người đời bàn tán, gièm pha. Người đời thấy hành động có vẻ điên khùng, kỳ quái như vậy nên đặt biệt danh cho sư là Tế Điên. Y phục của sư rách nát, bẩn thỉu khi đi từ nơi này đến nơi khác, thường xuyên té ngã khi đang say rượu. Tuy nhiên, sư rất tốt bụng và thể hiện tinh thần nhập thế cứu đời của Bồ Tát; sư thường sẵn sàng giúp đỡ những người thường, chữa trị cho những người bệnh và đấu tranh chống lại những điều bất công trong xã hội như những người giàu, có quyền thế ức hiếp dân nghèo,... Các vị sư trong chùa vì không hiểu được ý nghĩa những hành động quái lạ của Tế Công và sợ ảnh hưởng đến thanh danh, giới luật Phật giáo nên đẩy sư ra khỏi chùa và vì thế sư thường đi lang thang khắp nơi, không trú tại bất kỳ nơi nào cố định và giúp đỡ mọi người bất kỳ khi nào có thể.

Người đương thời và đời sau vì thấy những hành động lập dị, kỳ quái, thần thông biến hóa nhưng đầy từ bi, nhân từ của sư nên nghĩ rằng sư hiện thân của Bồ TátA La Hán. Trong đó, nhiều người coi sư như là hóa thân của Hàng Long La Hán - một trong thập bát La Hán. Có một truyền thuyết kể lại rằng cư dân ở vùng Tần Hồ rất thích ăn ốc nhưng họ chỉ ăn phần đuôi, sư bèn xin hết chổ ốc họ bỏ đi đó đem thả xuống sông, ốc sống lại nhưng cụt đuôi.

Ngày 16 tháng 5 năm 1209, sư an nhiên ngồi kiết già thị tịch, hưởng thọ 79 tuổi, trước khi tịch sư có để lại một bài kệ:

Sáu mươi năm phiêu bạt đó đây

Vách phên trống toát chẳng hề lay

Bây chừ khăn gói quay về lại

Dòng xưa còn mãi nước trời mây

Đệ tử đem nhục thân sư an táng ở tháp Hổ Bào. Sau này, dưới chân tháp Lục Hòa, có người gặp được sư, Tế Công gửi thư về có đoạn:

Nhớ mũi tên xưa xước cả mày

Nay còn cảm thấy lạnh rờn tai

Chẳng hay mặt thật không người biết

Lại đến Thiên Thai thử một ngày

(Ức tích diện tiền dương nhất tiễn

Chí Kim do giác cốt mao hàn

Chỉ nhân diện mục vô nhân thức

Hữu vãn thiên thai tẩu nhất phiên)

Giải thích về phong cách của Tế Công[sửa | sửa mã nguồn]

Thiền sư Đạo Tế từng nói bài kệ về phong cách tu hành của mình như sau:

Cổ thi Phật Tổ để một phong,

Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng,

Người nay tu miệng, lòng không sửa.

Bần tăng lòng sửa, miệng thì không.

Luận: Vào đương thời, trong xã hội Trung Quốc có nhiều biến cố chính trị, người dân mê muội. Trong giới Phật giáo cũng xuất hiện một số tình trạng tệ nạn, sa sút trong nội bộ tăng sĩ. Tế Công là bậc thiền sư đã khai ngộ, thấu suốt tự tính, không còn bị sinh tử luân hồi ràng buộc. Các Thiền sư trong Thiền tông thường dùng những cơ xảo, lời nói trái với thường tình như đánh, hét, dựng Phật tử,.. để giúp người họ thoát khỏi tâm chấp trước, liền được ngộ đạo. Tế Công vì thấy người đời chấp trước vào hình tướng bên ngoài, tham lam, ích kỷ, ham mê danh lợi, tài sắc, mà quên mất bản tâm Phật tính, tâm thiện ngay nơi mình, không chịu chú trọng thực tâm tu hành, cầu đạo giải thoát nên ngài từ bi thị hiện điên điên, khùng khùng, mặc đồ rách rưới để phá bỏ tâm chấp thật của chúng sinh, giúp dân chúng hướng thiện, kết thiện duyên với Phật pháp. Hành tung của các Thiền sư thường ảo diệu, đến đi không để lại dấu vết, chỉ chú trọng dùng phương tiện giúp người. Tế Công cũng vậy, hành động của sư nếu không phải là người học đạo, tu hành thì khó mà lường được. Tuy hình tướng bên ngoài của sư khác thường nhưng tâm Bồ Tát rộng lượng cứu độ chúng sinh, giúp người, giúp vật thoát khỏi bệnh tật, nguy nan, bỏ tà theo chánh đã cảm hóa được nhiều người đương thời, đến nay hình tượng Tế Công vẫn là một dòng cảm hứng lớn đối với nhân sinh.

Phật giáo Trung Quốc ít nhiều ảnh hưởng từ các nghi lễ Nho giáo, trọng văn chương, nghi lễ, ngôn ngữ thâm sâu, điêu luyện nên các tầng lớp dân cư thấp, ít học trong xã hội khó tiếp cận được Phật pháp. Sự xuất hiện của những câu chuyện về cuộc đời giáo hóa của Tế Công và sự lan truyền rộng rãi trong quần chúng đã giúp cho những người bình thường, ít chữ, văn hóa thấp dễ dàng hiểu được các giáo lý Phật pháp cơ bản.

Khi có người hỏi về nguyên cớ tại sao Tế Công điên điên, khùng khùng, truyền thuyết kể lại rằng Ngài cười lớn và nói: "Ha ha! Người đời thường cười ta điên điên khùng khùng, thật ra Đạo Tế ta tuy điên mà chẳng khùng, nay giải thích cái lí ấy như sau: cái gọi là “điên khùng” là tinh thần thất thường, lời nói hành động chẳng có chút trật tự, giống kẻ ngốc nghếch ngờ nghệch vậy. Ta tuy là vẻ bề ngoài trông điên khùng, nhưng trong tâm ta một dải chơn không, tất cả lời nói hành động đều xuất phát từ tự nhiên, vả lại lời nói có thể khuyên người đời hướng thiện, hành động thì là độ chúng sanh quay đầu về bờ, hoàn toàn khác với người đã nói đến ở trước. Ta du khắp nơi, không bị ràng buộc".

Luận: Có câu rằng “Đại trí nhược ngu” (người có trí tuệ cực cao ẩn mình thường làm ra vẻ bề ngoài trông giống như rất bình phàm và ngu mê).

Còn về vấn đề ăn thịt, uống rượu thì thời Phật Thích Ca còn tại thế, Phật không chủ trương đệ tử muốn học Phật chưa xuất gia thọ trì ngũ giới, giữ chay giới nơi cửa chùa nhất định phải ăn chay mà chỉ tùy duyên khi đi khất thực thí chủ cho đồ gì thì ăn đồ đó, các tăng sĩ được ăn thịt với điều kiện thịt đó phải là tam tịnh nhục, tức là thịt mà mình không thấy người ta giết hại, nghe thấy người ta giết hại hay nghi ngờ người ta giết vì mình, thân tâm phải đủ thanh tịnh và xứng đáng là 1 vị khất sĩ, nên trong truyền thống Phật giáo Nam Truyền từ xưa cho đến nay các tăng ni vẫn ăn thịt bình thường khi khất thực với điều kiện tam tịnh nhục như trên. Về cuối đời, Đức Phật ngăn cấm việc các đệ tử ăn thịt, như trong kinh Lăng Nghiêm nói:

"Người tu chánh định, cốt để ra khỏi trần lao, nếu tâm sát hại chẳng trừ, thì chẳng thể ra khỏi, dẫu có nhiều trí thiền định hiện tiền, mà chẳng dứt sát hại, ắt phải lạc vào đạo quỷ thần. Hạng trên thành tựu đại lực quỷ, hạng giữa thành phi hành dạ xoa và các loại quỷ soái, hạng dưới thành địa hành la sát. Các loài quỷ thần kia cũng có đồ chúng, mỗi mỗi đều xưng đã thành đạo Vô thượng, sau khi Ta diệt độ, trong đời mạt pháp, loại quỷ thần này sôi nổi trên thế gian, tự nói ăn thịt cũng được đạo Bồ đề..." " Các ngươi nên biết, những người ăn thịt, dù được khai ngộ tựa như Tam ma địa, nhưng đều là giống La sát, khi hết phước báu, ắt phải chìm đắm trong biển khổ, chẳng phải đệ tử Phật. Những người như thế, giết nhau nuốt nhau, ăn nhau không thôi, làm sao ra được khỏi luân hồi."

Trước khi Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, ngài cũng dạy cho tôn giả Ma Ha Ca Diếp: "Này Ca Diếp! Bắt đầu từ ngày nay trở đi, Như Lai không cho phép hàng Thanh văn đệ tử ăn thịt, nếu đàn việt đem đến dâng thí, phải xem thịt ấy như thịt con mình. Như Lai cấm các đệ tử không được ăn tất cả các thứ thịt". Như vậy, mục đích của việc ăn chay là để diệt trừ tâm sát sinh, hại mạng, tăng trưởng lòng từ bi, kết thiện duyên với muôn loài. Đặc biệt trong truyền thống Phật giáo Đại thừa việc ăn chay trong giới tăng sĩ rất được coi trọng và tuân thủ nghiêm ngặt. Ngoại trừ một số quốc gia Phật giáo như Tây Tạng do bị hạn chế về môi trường, đất đai khô cằn, hoang mạc khó phát triển trồng trọt, rau củ rất ít nên các tăng sĩ buộc phải miễn cưỡng ăn mặn. Sau này, khi phật giáo Tây Tạng lưu vong sang Ấn Độ hay truyền bá sang Phương Tây, những hạn chế về mặt địa lý đã được cải thiện, các vị lãnh đạo tăng đoàn và giới tăng ni đã bắt đầu thực hiện và phổ biến việc ăn chay.

Hành động ăn thịt, uống rượu đó của Tế Công đó là do sư đã được cảnh giới tự tại, chứng được quả vị bậc thánh tâm trí hoàn toàn thanh tịnh, không còn bị sinh tử luân hồi, nghiệp thiện ác chi phối nữa nên tùy duyên, tùy phương tiện để kết duyên giáo hóa khai mê cho chúng sinh, ngoài ra ngài ăn thịt còn hoá độ được chúng sinh ấy và tạo lợi ích lớn, còn phàm phu không hề có khả năng siêu độ, ăn thịt tâm tà trỗi dậy như tâm sát sanh sân ác, tham đắm, si mê... nhất định có quả báo thảm khốc, tương lai chịu khổ báo lại còn phải trả nợ máu thịt, chiến tranh, giết nhau mãi không bao giờ dứt. Người bình thường nếu tu hành vẫn cần phải ăn chay, giữ giới để tăng trưởng từ bitrí huệthiền định. Trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc cũng có những câu chuyện như thế. Ví dụ, có một vị Thiền sư dạy đệ tử rất nghiêm khắc, bắt buộc các đệ tử phải nghiêm trì giới luật. Nhưng bản thân sư lại không tuân thủ giới luật, thường la cà nơi quán rượu, thịt với các tín đồ. Đệ tử thấy vậy nên không phục. Thiền sư bèn mời các đệ tử ngày mai cùng ông ra ngoài ăn uống. Đến sáng, ông bảo các đệ tử lấy cuốc mang đến mộ để đào xác chết và bảo các đệ tử ăn. Ai nhìn thấy cũng nôn mửa, kinh hãi, vị Thiền sư vẫn ung dung và cầm từng cái một ăn ngon lành. Vị thiền sư mới cười và khai thị cho các đệ tử: "Nếu các ông đã thật sư chứng được cảnh giới giải thoát, vô phân biệt như tôi, các ông có thể học hỏi phong cách ăn mặn, uống rượu của tôi. Nhưng nếu các ông vẫn chưa đạt được như thế, hãy tuân thủ giới luật nghiêm túc".

Trong văn hóa đại chúng[sửa | sửa mã nguồn]

Tế Công là nhân vật được khai thác của đề tài phim võ hiệp cũng như phim hài. Nhiều bộ phim của Hồng Kông và Đài Loan và ngay cả Singapore có đề cập đến Ngài. Tuy nhiên hầu hết được sửa đổi theo nguyên tác truyện dân gian và diễn viên chưa hết được tính cách phức tạp của nhân vật.

Sách[sửa | sửa mã nguồn]

Tiểu thuyết Tế Công Toàn Truyện (濟公全傳) của Quách Tiểu Đình (郭小亭), quyển sách này đã được dịch sang Tiếng Anh với tiêu đề: Những cuôc phiêu lưu của tăng điên Tế Công: Trí tuệ say xỉn của vị thiền tăng nổi tiếng nhất Trung Quốc (Adventures of the Mad Monk Ji Gong: The Drunken Wisdom of China's Most Famous Chan Buddhist Monk), dịch bởi John Robert Shaw, xuất bản năm 2014.

Phim[sửa | sửa mã nguồn]

  • Phật Sống Tế Công, The Living Buddha (濟公活佛), phim Hồng Kông năm 1939 với diễn viên chính là Yee Chau-sui.
  • Tế Công, Phật Sống Tái Sinh/Ji Gong, Reincarnated Buddha (濟公活佛), phim Hồng Kông năm 1949, diễn viên chính là Yee Chau-sui.
  • Tế Công Tam Khí Hóa Vân Long/ How the Monk Chai Kung Thrice Insulted Wah Wan-Lung (濟公三氣華雲龍), a 1950 Hong Kong film diễn viên chính Yee Chau-sui.
  • Tế Công Truyện, The Mischievous Magic Monk (濟公傳), phim Hồng Kông năm 1954, diễn viên chính là Hung Boh.
  • Tế Công Tân Truyền Kỳ, A New Tale of the Monk Jigong (A New Tale of the Monk Jigong), phim Hồng Kông năm 1954, diễn viên chính Leung Sing-bo.
  • Tế Công Hỏa Thiêu Tỳ Bà Tinh, Ji Gong Sets the Fire on the Impenetrable Pi-pa Spirit (濟公火燒琵琶精), phim Hồng Kông năm 1958, diễn viên chính Leung Sing-bo.
  • Phật Sống Tế Công, Ji Gong, the Living Buddha (濟公活佛), phim Hồng Kông năm 1964, diễn viên chính Sun Ma Sze Tsang.
  • Tế Công Hiện Đại, A Modern Ji Gong (摩登濟公), phim Hồng Kông năm 1965, Sun Ma Sze Tsang.
  • Tế Công Đại Náo Công Đường, Ji Gong Raids the Courtroom (濟公大鬧公堂), phim Hồng Kông 1965, Sun Ma Sze Tsang.
  • Tế Công Tróc Yêu, Ji Gong Is After the Demon (濟公捉妖), phim Hồng Kông 1965, Sun Ma Sze Tsang.
  • Tế Công Đấu Bát Tiên, Ji Gong and the 8 Immortals (濟公鬥八仙), phim Hồng Kông 1966, Sun Ma Sze Tsang.
  • Tế Công Hoạt Phật, The Magnificent Monk (濟公活佛), phim Hồng Kông năm 1969, Cheung Kwong-chiu.
  • Phật Sống Tế Công, The Living Buddha Chikung (濟公活佛), phim Hồng Kông năm 1975, Yueh Yang.
  • Tế Điên, The Mad Monk (佛跳牆), phim Hồng Kông sản xuất năm 1977 bởi Shaw Brothers Studio, diễn viên chính Julie Yeh Feng.
  • Ô Long Tế Công, The Mad Monk Strikes Again (烏龍濟公), phim Hồng Kông sản xuất năm 1978 bởi Shaw Brothers Studio, Julie Yeh Feng.
  • Tân Tế Công Hoạt Phật, Xin Ji Gong Huo Fo (新濟公活佛), phim Đài Loan năm 1982, diễn viên chính Hsu Pu-liao.
  • Tế Điên, The Mad Monk (濟公), phim Hồng Kông năm 1993, diễn viên chính Stephen Chow.
  • Tế Công Cổ Sát Phong Vân, Ji Gong: Gu Cha Fengyun (濟公·古剎風雲), phim Trung Quốc năm 2010, diễn viên chính You Benchang.
  • Tế Công Trà Diệc Hữu Đạo, Ji Gong: Cha Yi You Dao (濟公·茶亦有道), phim Trung Quốc năm 2010, You Benchang.
Karl Maka, người nổi tiếng nhờ đóng vai Tế Công trong bộ phim Zen Master, 2001.

Phim truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hàng Long La Hán, Xianglong Luohan (降龍羅漢), phim truyền hình Đài Loan năm 1984, sản xuất bởi CTV, diễn viên chính Hsu Pu-liao.
  • Tế Công, Ji Gong (濟公), phim truyền hình Trung Quốc năm 1985, sản xuất bởi Shanghai TV and Hangzhou TV, diễn viên chính You Benchang.
  • Hồ Đồ Thần Tiên, Hutu Shenxian (糊塗神仙), phim truyền hình Đài Loan 1986, sản xuất bởi TTV, diễn viên chính Lung Kuan-wu.
  • Tế Công, Buddha Jih (濟公), phim Hồng Kông gồm 2 phần năm 1986, sản xuất bởi ATV, diễn viên chính Lam Kwok-hung.
  • Đại Tiểu Tế Công, Daxiao Ji Gong (大小濟公), phim truyền hình Đài Loan năm 1987, sản xuất bởi CTS, diễn viên chính Shih Ying.
  • Khoái Lạc Thần Tiên, Kuaile Shenxian (快樂神仙), phim truyền hình Đài Loan năm 1987, sản xuất bởi TTV, diễn viên chính Cheng Ping-chun.
  • Tế Công, Ji Gong (濟公), phim truyền hình Trung Quốc 1988, sản xuất bởi Shanghai TV and Hangzhou TV, diễn viên chính You Benchang and Lü Liang.
  • Tế Công Hoạt Phật, Ji Gong Huo Fo (濟公活佛), phim truyền hình Trung Quốc 1989, sản xuất bởi CTPC and Ningbo Film Company, diễn viên chính You Benchang.
  • Tế Công Tân Truyện, Ji Gong Xin Zhuan (濟公新傳), phim truyền hình Đài Loan năm 1991, sản xuất bởi CTV, diễn viên chính Ku Pao-ming.
  • Tế Công, Ji Gong (濟公), phim truyền hình Đài Loan năm 1995, sản xuất bởi TTV, diễn viên chính Châu Minh Tăng.
  • Huyền Thoại Tế Công, The Legends of Jigong (濟公活佛), phim truyền hình Singapore năm 1996, sản xuất bởi TCS (now Mediacorp), diễn viên chính Xie Shaoguang.
  • Tế Công Hoạt Phật, Ji Gong Huo Fo (濟公活佛), phim truyền hình Đài Loan năm 1997, sản xuất bởi CTV, diễn viên chính Châu Minh Tăng và Lin You-hsing.
  • Tế Công, The Legend of Master Chai (濟公), phim truyền hình Hồng Kông năm 1997, sản xuất bởi TVB, diễn viên chính Joey Leung.
  • Tế Công Du Ký, (濟公游記), phim truyền hình Trung Quốc năm 1998, sản xuất bởi Zhejiang TV, diễn viên chính You Benchang.Karl Maka.
  • Thiền sư, Zen Master (濟公傳奇), phim truyền hình Hồng Kông năm 2001 lấy từ bộ phim năm 1986 (Buddha Jih), sản xuất bởi ATV, diễn viên chính Karl Maka.
  • Tế Công, Ji Gong (濟公), phim truyền hình Đài Loan sản xuất bởi Formosa Television năm 2007, diễn viên chính Lung Shao-hua.
  • Hoạt Phật Tế Công, The Legend of Crazy Monk (活佛濟公), phim truyền hình Trung Quốc gồm 3 phần sản xuất bởi Shanghai Chongyuan Cultural Company and Hangzhou Baicheng Media Company, diễn viên chính Benny Chan. Ba phần này được phát hành từ năm 2009-2011.
  • Tân Tế Điên, New Mad Monk (濟公活佛), phim truyền hình Trung Quốc năm 2013 sau phim The Mad Monk (Tế Điên) của Stephen Chow, sản xuất bởi Lafeng Entertainment, diễn viên chính Trần Hạo Dân.
  • Tế Công truyền kỳFinal Destiny (一笑渡凡間), phim truyền hình Hồng Kông năm 2021, sản xuất bởi TVB, diễn viên chính Tiêu Chính Nam.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Báo Giác Ngộ - nhiều số
  • Mùi Hương Trầm - Nguyễn Tường Bách - Nhà xuất bản Trẻ.
  • Lịch sử Phật giáo - Nhà xuất bản Tôn Giáo.
  • Thiền Lâm Bảo Huấn - Nhà xuất bản Tôn Giáo.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tế Công.
.

Tế Điên, ông là ai? – Thư Viện Huệ Quang (thuvienhuequang.vn)

Tế Điên, ông là ai?

Tế Điên, ông là ai?

Trong Phật Quang đại từ điển, trang 5661, ghi sơ lược như sau: Đạo Tế (1150-1209). Ông là Thiền sư Trung Quốc thuộc phái Dương Kỳ, tông Lâm Tế, sống vào đời Tống, người Lâm Hải (Chiết Giang), họ Lý, tên Tâm Viễn, tự Hồ Ẩn, hiệu Phương Viên Tẩu.Năm 18 tuổi, ông xuất gia ở chùa Linh Ẩn và lần lượt tham học với các vị: Pháp Không Nhất Bản ở chùa Quốc Thanh, Đạo Thanh chùa Kỳ Viên, Đạo Tịnh chùa Quán Âm. Sau, Sư vào núi Hổ Khâu làm môn hạ ngài Hạt Đường Huệ Viễn và nối dòng pháp này. Sư lại đến ở chùa Tịnh Từ, chùa này bị thiêu hủy vì hỏa tai, Sư đi hành hóa ở Lăng Nghiêm trùng tu lại. Cư dân ở vùng Tần Hồ ăn ốc thường chặt đuôi ốc để ăn. Sư xin những con ốc này thả lại trong nước, ốc phần lớn sống lại mà không có đuôi. Bình sinh, tánh tình Sư cuồng phóng, thích rượu thịt, nên người đời gọi Sư là Tế Điên.Năm 1209, Sư thị tịch, thọ 60 tuổi, nhục thân của Sư nhập tháp tại Hổ Bào. Tiểu sử của Ngài tóm tắt là thế. Tuy nhiên ta cũng thấy ở Ngài một vài điểm đặc biệt: tánh tình cuồng phóng, thích rượu thịt, có những hành động không giống ai nên có hỗn danh là Tế Điên.Tuy “Điên” nhưng không phải là Điên quậy phá làm người kinh người sợ, mà là đem lại cho kẻ ác một số báo ứng kinh sợ khiến phải chừa bỏ và người thiện sự vui mừng thích thú. Việc hiển lộng thần thông cứu sống một số lớn ốc bị chặt đuôi biểu hiện lòng từ bi vô lượng đối với quần sanh của Ngài là một bằng chứng cụ thể. Cuộc sống lạ lẫm có nhiều cống hiến “đem lợi ích cho đời” của Ngài, dưới con mắt của người bình dân, trở thành một bậc siêu nhân. Siêu nhân đối với họ là một nhân vật bất tử đủ mọi quyền phép và tài năng làm được bất cứ việc gì mà vị ấy cần làm. Từ đó, họ tô đắp vào cuộc đời Tế Điên biết bao nhiêu hành tung kỳ bí với mục đích cứu người giúp đời. Một truyền mười, mười truyền trăm, khắp nơi kẻ chợ cũng như ngõ hẻm xóm làng, qua lời kể chuyện của người bán hàng và qua bao nhiêu sự chắt lọc thêm bớt theo trí tưởng tượng của từng nhóm người.

Lâu dần, Tế Điên hòa thượng hay Tế Công Hoạt Phật trở thành câu chuyện dân gian được lưu truyền qua cửa miệng mọi người.Các văn sĩ, sưu tập sửa đổi lại, gọt đẽo thành tập truyện nhan đề là “Tế Công Hoạt Phật” – nhưng vẫn xếp vào loại văn học dân gian, với hình bìa: ông Hòa thượng đội mũ lệch, mắt láo liêng, tay cầm chiếc quạt rách. Tác phẩm gồm hai phần: phần chánh truyện 240 hồi và phần tục biên 40 hồi.Đọc truyện Tế Điên, ta thấy thấp thoáng bóng hình đi mây về gió của Tây du, đậm nét hơn là tánh tình hành hiệp trượng nghĩa, cứu khổn phò nguy của anh hùng Lương Sơn Bạc. Điều đó cũng dễ hiểu, vì Tế Điên sống vào thời nhà Tống với biết bao rối ren phát xuất từ lòng tham, hết cướp cạn đến cướp ngày, gây cho dân chúng khổ đau không ít. Trước nỗi khổ đau hằng gánh chịu, gặp được bậc siêu nhân luôn tế khổn phò nguy, qua đó gởi gắm những ước mơ của mình, dù là kể lại hay nghe kể, cũng giải tỏa chút nào phiền muộn, quên đi những thực tại trước mắt, âu cũng là một điều thống khoái. Vì thế, ta không lạ gì chuyện Tế Điên với chiếc quạt rách đã gần gũi và phổ biến trong mọi giới quần chúng.Tuy nhiên, đây là quần chúng viết để quần chúng đọc, và vì người viết không thông hiểu Phật lý, cho nên ta không thể bắt buộc tác phẩm phải thể hiện đúng theo tinh thần Phật giáo thuần túy. Quan niệm “giết người ác là một việc làm tốt” không phải xuất phát từ lòng từ bi. Đạo Phật chỉ có hóa giải chớ không có đối nghịch. Nhưng nhìn chung, tác phẩm cũng đem lại lợi ích “tránh ác, làm lành” một cách sâu xa trong lòng dân chúng, được coi như là một thành tựu đáng khích lệ. Vui mà nghe, nghe mà nhớ, nhớ để làm điều tốt. Bấy nhiêu đó được thành tựu cũng là đạt yêu cầu rồi.Truyện Tế Điên mấy năm gần đây đã dựng thành phim nhiều tập. Phim ảnh tuy sống động nhờ những động tác diễn đạt, mặc dù có thêm phần hư cấu sáng tạo nhưng lại không diễn hết những tình tiết tế nhị mà lời văn thể hiện.

Để bổ túc những cái chưa đủ đó, dịch giả cố gắng khắc phục bệnh lười của mình, gắng dịch cho xong, để gọi là “mua vui cũng được một vài tí ti”, nhằm cung ứng cho người đọc thưởng thức thêm những điều mà phim ảnh đã lược bớt.Tiếc rằng cái biết của mình chỉ là khung trời nhỏ hẹp của đáy giếng, không thể chuyển tải trọn vẹn ý tứ cũng như cái hay của ngôn từ được. Những chỗ sai sót được quý vị thức giả phủ chính cho lần tái bản sau là một điều “xin chắp tay vạn tạ”.

ĐỒ KHÙNG

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state