Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Thái tử Boddhi – con vua Udena
Câu chuyện về Thái tử Bodhi được nêu ra ở đây dựa theo hai chuyên luận, đó là Chú giải Majjhima Paññāsa về bài kinh Bodhi Raja Kumāra và Chú giải Kinh Pháp Cú, cuốn 12, Atta Vagga về Bodhi Raja Kumāra.) Thái tử Bodhi là con trai của vua Udena. Vị ấy học môn điều phục voi và sử dụng cái kích voi (móc sắt) do phụ vương truyền cho. Vị ấy trở thành tay thiện xảo trong việc huấn luyện voi. (Câu chuyện được nêu ra ở đây dưới dạng tóm tắt. Muốn biết đầy đủ chi tiết xin  hãy tham khảo bộ Chú giải Pháp cú được dịch do Đại trưởng lão Canda Joti).
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:144

Các tên gọi khác

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nam
Religion : Group
blood : B+
Thái tử Boddhi – con vua Udena

Trích từ chương 26 Đại Phật Sử

 

Câu chuyện về Thái tử Boddhi

Câu chuyện về Thái tử Bodhi được nêu ra ở đây dựa theo hai chuyên luận, đó là Chú giải Majjhima Paññāsa về bài kinh Bodhi Raja Kumāra và Chú giải Kinh Pháp Cú, cuốn 12, Atta Vagga về Bodhi Raja Kumāra.)

Thái tử Bodhi là con trai của vua Udena. Vị ấy học môn điều phục voi và sử dụng cái kích voi (móc sắt) do phụ vương truyền cho. Vị ấy trở thành tay thiện xảo trong việc huấn luyện voi. (Câu chuyện được nêu ra ở đây dưới dạng tóm tắt. Muốn biết đầy đủ chi tiết xin  hãy tham khảo bộ Chú giải Pháp cú được dịch do Đại trưởng lão Canda Joti).

Dưới triều đại của vua Parantapa, nước Kosambi, vào một hôm nọ, hoàng hậu tắm nắng cùng với Đức vua ở ngoài trời. Nàng đang ở thời kỳ sắp sanh con và đang khoác trên người tấm chăn màu đỏ. Thình lình một con chim khổng lồ sà xuống quắp lấy hoàng hậu rồi tha đi tưởng lầm đó là miếng thịt. Hoàng hậu sợ con chim sẽ thả nàng xuống tan xác nên kêu cứu inh ỏi trong tuyệt vọng.

Con chim thả nàng xuống trên một nhánh cây, là nơi nó thường ăn mồi sau khi tha về từ nơi khác. Khi hoàng hậu vừa hét vừa vỗ tay, kết quả là con chim bay đi vì sợ hãi. Hoàng hậu hạ sanh đứa bé ở trên nhánh cây ấy. Nàng tiếp tục khoác vào người tấm chăn màu đỏ vì mưa rào suốt đêm.

Có một ẩn sĩ sống ở trong khu vực ấy. Ẩn sĩ đi đến cội cây ấy vào lúc sáng sớm vì đêm hôm đã nghe tiếng kêu cứu của hoàng hậu và hỏi nàng thuộc dòng dõi nào. Khi biết rõ mọi chuyện, vị ấy làm một cái thang để nàng đi xuống và đưa nàng về ẩn xá của vị ấy. Đứa bé được đặt tên là Udena vì vị ấy sinh ra trong môi trường mưa gió ẩm ướt và vùng núi rừng.

Một hôm nọ, khi hoàng hậu ra đón ẩn sĩ trở về từ trong rừng, nàng cho ẩn sĩ xem những chỗ hấp dẫn của nữ giới trên người nàng vì lo lắng cho tương lai của nàng. Thế là hai người sống với nhau như đôi vợ chồng. Năm tháng trôi qua và vua Parantapa của nước  Kosampi băng hà. Người đàn ông làm ẩn sĩ trước kia ấy biết được sự băng hà của đức vua qua kiến thức về chiêm tinh của ông ta và báo cho hoàng hậu biết rằng: “ Đức vua của nàng đã băng hà rồi. Bây giờ nàng muốn con trai của nàng tiếp tục ở lại trong khu rừng này hay trở về Kosambi để kế thừa ngôi vị của vua cha?” Hoàng hậu đã dạy cho con trai làm quen với cách sống của một vị vua và sau khi biết chắc ước muốn của con trai là trở thành một vị vua, nàng kể lại vấn đề với người chồng mới.

Vị ẩn sĩ rành mạch về câu chú có năng lực sai khiến được voi. Vị ấy học được câu thần chú từ Sakka. Một hôm Sakka đến và hỏi ẩn sĩ: “ Có điều gì làm cho người cảm thấy lo sợ không ?” Ẩn sĩ đáp lại: “Thưa có… Chúng tôi đã phải đối mặt với nguy hiểm từ những con voi.” Nhân đó, Sakka dạy cho vị ấy những câu thần chú và cho vị ấy một cây đàn để khắc phục điều khó khăn trên. Sakka cho lời chỉ dẫn rằng khi nào ẩn sĩ muốn những con voi bỏ đi, vị ấy nên gảy đàn theo cách như thế và đọc câu chú nọ. Khi ẩn sĩ muốn những con voi đến với vị ấy, vị ấy nên đánh đàn theo một cách khác và đọc một câu kệ khác. Ẩn sĩ dạy hoàng tử cách đánh đàn và đọc những câu thần chú trong trường hợp khẩn cấp. Hoàng tử leo lên một cây đa để xem sự linh nghiệm của thần chú. Khi vị ấy trông thấy những con voi đến với vị ấy, vị ấy đánh một bản nhạc từ cây đàn và đọc lên câu chú thích hợp và kỳ diệu thay, những con voi đã bỏ chạy do sợ hãi.

Vào ngày hôm sau, vị ấy khiến những con voi đi đến bằng cách đánh đàn và đọc câu thần chú mà vị ấy đã học được. Những con voi chạy đến với vị ấy để làm theo mệnh lệnh của vị ấy. Con voi chúa hạ mình xuống để hoàng tử bước lên. Khi cỡi trên lưng con voi chúa, hoàng tử chọn những con voi to lớn, mạnh khỏe trẻ trung, có khả năng tham gia vào trận chiến. Vị ấy xin mẹ trao cho tấm chăn màu đỏ và chiếc nhẫn của bà để làm bằng chứng về dòng dõi đế vương của mình. Rồi sau khi đảnh lễ cha mẹ, vị ấy lên đường ra khỏi khu rừng. Vị ấy dừng lại ở mỗi ngôi làng để chiêu nạp binh mã bằng cách công bố rằng “ Ta là con trai hợp pháp của vua Parantapa. Ai muốn tài sản và địa vị thì hãy theo ta.” Khi bao vây kinh thành bằng quân binh của vị ấy, hoàng tử đòi được kế thừa ngôi vị của vua cha: “ Ta là đứa con hợp pháp của vua Parantapa. Hãy trao ngai vàng cho người thừa kế hợp pháp.” Để chứng minh yêu sách trên, hoàng tử đưa ra tấm chăn màu đỏ và chiếc nhẫn của hoàng hậu cho những người còn hồ nghi thân phận của vị ấy xem. Bằng cách này, hoàng tử bước lên ngài vàng mà không gặp chướng ngại nào. Udena rất thích đi bắt voi. Hễ nghe đâu có xuất hiện những con voi quý là vị ấy đến đó bắt chúng đem về hoàng cung.

Vua Candapajjota, địch thủ của Udena, muốn học nghệ thuật sai khiến voi từ vua Udena, vị ấy sai thợ làm một con voi giả bằng gỗ và bố thí một số binh sĩ tinh nhuệ ở bên trong con voi giả dùng làm cái bẫy để bắt vua Udena khi vị ấy đi ra để bắt những con voi. Kế hoạch của vua Candapajjota đã thành công và Udena bị bắt. Vua Candapajjota đưa đứa con gái Vasuladatta đến Udena để học nghệ thuật sai khiến voi và cuối cùng hai người đã yêu nhau. Vua Udena chạy trốn cùng với công chúa Vasuladatta và sống ở thị trấn Susumaragira trong tỉnh Bagga. Công chúa Vasuladatta hạ sanh hoàng tử Bodhi, vị hoàng tử này đã học nghệ thuật sai khiến voi từ vua cha là Udena và trở thành người thiện xảo về môn ấy.

Thái tử Boddhi cho người xây dựng cung điện Kokanda

Hoàng tử Bodhi cho xây dựng cung điện với mái có tháp nhọn mang tên là Kokanda. Tháp nhọn có hình thể lạ kỳ và đặc biệt và được mọi người ngưỡng mộ. Hoàng tử hỏi vị kiến trúc sư: “ Ngươi có xây dựng tháp nhọn tương tự ở chỗ nào khác chưa hay nó là tác phẩm đầu tiên của ngươi ?” Ông ta đáp lại: “ Tâu bệ hạ… Đây là tác phẩm đầu tiên mà hạ thần đã tạo ra.” Nhân đó, thái tử Bodhi lấy làm lo lắng với ý nghĩ rằng: “ Nếu ông thợ mộc này xây dựng một lâu đài tháp nhọn cho một người khác thì cung điện của ta sẽ không còn là tác phẩm khiến mọi người kinh ngạc và trầm trồ khen ngợi.” Một ý nghĩ hiểm độc đi vào đầu óc của vị ấy là giết chết vị kiến trúc sư và những người khác có cung điện tương tự, được xây dựng dành cho họ. Vị ấy đang nghĩ cách thủ tiêu người thợ xây dựng bằng cách giết hoặc chặt tay chân hoặc móc mắt vị ấy.

Có lần nọ thái tử Bodhi tình cờ tiết lộ ý đồ độc ác của vị ấy với một trong những người bạn thân thời thơ ấu của vị ấy, đó là vị quan tên Sanjikaputta, người này có tánh thương người và cẩn thận. Sanjikaputta biết thái tử Bodhi muốn làm gì, ông ta hoàn toàn chống lại ý đồ làm hại bậc đại tài vô tội như vậy. Ông ta quyết định ngăn chặn tai họa sắp xảy ra và vì vậy ông ta đi đến người thợ mộc và hỏi rằng: “ Ông đã làm xong công trình xây dựng cung điện tháp nhọn cho thái tử Bodhi chưa hoặc có điều gì vẫn chưa xong không ?” Khi người thợ mộc trả lời rằng: “ Đã xong tất cả rồi.” Sanjikaputta bèn báo cho ông ta biết rằng: “ Thái tử Bodhi muốn hại ông đấy. Hãy cẩn thận mà lo cho sự an toàn của ông !”

Người thợ mộc bậc thầy nói những lời tri ân rằng: “ Kính thưa ngài… qua những lời nhắc nhở ân cần như vậy, ngài quả thật là vị cứu tinh của tôi.” Và ông ta nói với Sanjikaputta rằng: “ Tôi sẽ làm tất cả mọi chuyện trong mọi tình huống.” Khi Thái tử Bodhi hỏi ông ta rằng: “ Này ông thợ mộc đại tài… Có điều gì cần phải làm để hoàn tất cái tháp nhọn không ?” “ Tâu bệ hạ, vẫn chưa xong, còn nhiều việc cần phải làm,” là câu trả của người thợ mộc. Nhân đó thái tử hỏi: “Còn việc gì nữa ?” Người thợ mộc đáp lại: “ Tâu bệ hạ… Những chi tiết sẽ được trình lên sau. Bây giờ xin hãy cung cấp gỗ cần thiết cho hạ thần.” Thái tử hỏi tiếp: “ Ngươi muốn trẫm cung cấp loại gỗ gì ?” “ Tâu bệ hạ, chỉ cần loại gỗ nhẹ và khô,” là câu trả lời. Thái tử không nghi ngờ điều gì đã cung cấp cho ông ta loại gỗ nhẹ và khô theo như yêu cầu.

Người thợ mộc bậc thầy còn yêu cầu với thái tử rằng: “ Tâu bệ hạ…Trong lúc hạ thần đang mải mê làm việc, xin bệ hạ đừng đến chỗ làm việc của hạ thần, vì loại công việc mà hạ thần sắp làm rất khó khăn và phức tạp nên hạ thần sẽ không có thì giờ nhàn rỗi để tiếp chuyện với bất cứ ai, ngoại trừ vợ của hạ thần, người làm công việc đem cơm nước đến cho hạ thần.” Vị thái tử đồng ý và nói rằng “Tốt lắm.”

Người thợ mộc bậc thầy ở lại trong phòng làm việc và cưa đẽo gỗ mềm theo kích thước và làm nên một ‘Phương tiện bay’ có hình thù con chim đại bàng Garuda. Khi con chim gỗ được làm xong, ông ta bảo vợ chuyển tất cả tài sản thành ngân lượng và châu báu và mọi người đều ở trong trạng thái sẵn sàng. Thái tử Bodhi bố trí những đội quân bao vây chỗ làm việc của ông thợ mộc bậc thầy. Khi mọi việc đã sẵn sàng, người thợ mộc bậc thầy cho gia đình tập trung ở xưởng làm việc và sau khi ăn điểm tâm xong, họ đi vào bên trong con chim gỗ, và bay đi. Ngay khi lính ngự lâm đang tâu trình với thái tử rằng: “Tâu bệ hạ…Người thợ mộc bậc thầy đã đi rồi,” thì người thợ mộc và gia đình của ông ta đi xuống trong một vùng đất của dãy Hi-mã-lạp-sơn và định cư nơi đó. Về sau chỗ định cư mới phát triển thành kinh đô và người thợ mộc bậc thầy lên ngôi vua trị vì lãnh thổ ấy. Ông được mọi người biết đến là vua Katha Vahana.

Lễ khánh thành cung điện tháp nhọn của thái tử Bodhi

Thái tử Bodhi quyết định thỉnh Đức Phật và chúng Tăng đến dự lễ khánh thành cung điện của vị ấy. Thế nên, vị ấy cho người trang hoàng cung điện và rải đầy bột thơm. Rồi thái tử cho trải tấm thảm màu trắng từ bậc thang thấp nhất của cung điện. (Thái tử không có con. Vị ấy nghĩ rằng nếu Đức Phật bước lên tấm thảm thì vị ấy sẽ có cơ hội có con trai hoặc con gái, bằng ngược lại thì không. Đó là lý do khiến vị ấy cho trải tấm thảm màu trắng).

Khi Đức Phật đến tại cửa của cung điện, thái tử đảnh lễ Đức Phật theo đúng truyền thống và nhận lấy bát bằng cả hai tay mà bạch rằng: “Bạch Đức Thế Tôn …Xin thỉnh Thế Tôn vào.” Nhưng Đức Thế Tôn không đi vào cung điện. Thái tử thỉnh cầu Đức Thế Tôn ba lần. Đến lần thứ ba, Đức Phật quay người và nhìn vào đại đức Ānanda khiến đại đức biết được rằng Đức Phật không muốn bước lên tấm thảm trắng. Do đó, đại đức quay sang thái tử và yêu cầu vị ấy lấy đi tấm thảm trắng vì Đức Phật không muốn giẫm lên nó.

(Những sự kiện liên quan đến mục đích trải tấm thảm trắng của thái tử Bodhi và việc Đức Phật từ chối không bước lên nó được trình bày đầy đủ trong chú giải Trung bộ. Đây chỉ là bài tóm lượt).

Mục đích của thái tử Bodhi là: Vị ấy không có con. Vị ấy nghe rằng nếu người dâng cúng những vật thí quý báu đến Đức Phật thì sẽ được những quả phước thích hợp. Vị ấy nguyện mình sẽ có con nếu Đức Phật bước lên tấm thảm trắng, bằng ngược lại thì không.

Nghiệp quá khứ của thái tử Bodhi

Trong một kiếp quá khứ nọ thái tử là một người sống trên một đảo nhỏ. Vị ấy có vợ cùng cảnh ngộ và hai người sống qua ngày bằng cách giết những chim non để ăn thịt. Nếu thái tử lấy một người vợ ngoài người vợ trước kia của vị ấy như vừa mô tả, thì vị ấy có cơ may có con. Vì cả hai vợ chồng đã cộng nghiệp trong việc giết chết những con chim non trong kiếp quá khứ, nên cả hai cùng chịu hậu quả tội lỗi giết những con chim non, Đức Phật biết rõ tất cả điều này và vì thế

Ngài đã từ chối không bước lên tấm thảm trắng được cố ý trải ra trong dịp ấy.

Còn có một số điểm khác cần suy xét ở đây:

(1)   Thái tử không có con do nghiệp quá khứ ngăn cản, và không điều gì có thể can thiệp vào quá trình nhân quả báo ứng, cho dù Đức Phật bước lên tấm thảm, do thái tử trải ra với ý nghĩ sai lầm. Do vô minh, vị ấy có thể tạo thêm lỗi lầm mới bằng cách nghĩ rằng, không gì không thể đạt được bằng cách cúng dường đến Đức Phật vì có câu châm ngôn rằng: “ Mọi sự cúng dường đến Đức Phật đều đem lại quả phước như ý nguyện.” Vị ấy có thể có những ý nghĩ sai lầm khác về vấn đề ấy.

(2)   Nếu làm như vậy thì ngoại đạo sẽ có cơ hội để chỉ trích rằng:“ Những vị tỳ khưu ấy đang đi đến nơi này chỗ kia và giẫm lên những tấm thảm trắng và không có điều gì mà họ không dám làm.”

(3)   Trong số những vị tỳ khưu mà có thể đã có lúc giẫm lên những  tấm thảm trắng trong khi Đức Phật còn tại tiền, có những vị tỳ khưu có đầy đủ các thắng trí có thể biết được tâm của mọi người. Những vị tỳ khưu như vậy sẽ giẫm lên những tấm thảm, khi nào chúng đáng được giẫm lên! Họ sẽ từ chối không làm như vậy khi hoàn cảnh không cho phép. Một khi Đức Phật đã viên tịch rồi, thì cơ hội chứng đắc đạo quả kèm theo thắng trí biết về tương lai sẽ hiếm hoi dành cho chúng sanh.

Một khi họ không có khả năng biết về tương lai, thì họ không thể quyết định liệu việc giẫm lên tấm thảm trắng có đem lại lợi ích hay không. Sẽ tốt thay nếu họ có đầy đủ khả năng biết về tương lai để quyết định khi cần thiết. Nếu không, hàng thiện nam tín nữ có thể mang ý nghĩ rằng: “ Trong thời của Đức Phật, việc cúng duờng đến chư Tăng chắc chắn sẽ làm thành tựu ước nguyện của họ, nhưng trong thời của chúng ta, sự cúng dường đến các vị tỳ khưu chẳng phát sanh điều gì. Có lẽ ngày nay họ không chuyên tâm hành đạo.” Ý nghĩ như vậy có thể làm cho họ không vui.

Chính vì những lý do này mà Đức Phật đã không bước trên tấm thảm trắng và đại đức Ānanda cũng đã giải thích là: “Đức Phật không bước trên tấm thảm trắng vì những sự thực đã được giải thích ở trên và vì sự quan tâm đến các vị tỳ khưu về sau, như đã được nhấn mạnh ở điểm (3).”

Thái tử cho người lấy đi tấm thảm trắng và cung rước Đức Phật vào cung điện rồi dâng cúng đến Ngài món cơm dẻo, vật thực thượng vị loại cứng và mềm. Khi Đức Phật đã thọ thực xong, thái tử bạch với Ngài rằng: “ Bạch Đức Thế Tôn, con có ý nghĩ rằng trạng thái an lạc và thanh tịnh chỉ có thể đạt được bằng sự tinh tấn mạnh mẽ.” Rồi Đức Phật đáp lại: “ Thưa thái tử… Như Lai cũng đã có ý nghĩ như vậy khi Như Lai còn là Bồ tát.” Và kể lại cho thái tử nghe về cuộc đời của Ngài từ lúc thực hành các pháp khổ hạnh cho đến khi thuyết giảng bài kinh Anatta Sutta đến nhóm năm vị Sa-môn, khiến họ an trú trong đạo quả A-la-hán.

 

Thái tử Bodhi quy y Tam bảo

Khi Đức Phật đã thuyết bài pháp về sự an trú của nhóm năm vị Sa-môn trong đạo quả A-la-hán, thì thái tử Bodhi hỏi Đức Phật rằng:

“ Bạch Đức Thế Tôn, đối với người có đạo sư là Đức Thế Tôn, người ấy phải tu tập bao lâu để chứng đắc đạo quả A-la-hán và thọ hưởng sự an lạc tịch tịnh?” Đức Phật trả lời: “ Thưa thái tử, về vấn đề này, Như Lai muốn hỏi thái tử một câu hỏi và thái tử có thể trả lời nếu thấy thích hợp : Phải chăng thái tử đã lão luyện trong việc điều phục voi và sử dụng móc sắt?” Thái tử đáp: “Thưa vâng, bạch Đức Thế Tôn, con đã lão luyện trong việc điều phục voi và sử dụng móc sắt.”

Đức Phật tiếp tục hỏi thái tử :

“Thưa thái tử, giả sử có một người nào đó biết rằng thái tử lão luyện trong việc điều phục voi và sử dụng móc sắt, ông ta đi đến xin học nghệ thuật điều phục voi nhưng ông ta có những khuyết điểm sau đây :

(1)   Thiếu lòng tin: Ông ta không có đủ lòng tin để đạt đến mục tiêu mong muốn.

(2)   Bịnh: Ông ta bị bịnh đủ nặng làm ngăn trở ông ta trong việc đạt đến mục tiêu mong muốn.

(3)   Tự phụ: Ông ta có tánh tự phụ thích khoe khoang, là pháp làm ngăn trở ông ta trong việc đạt đến mục tiêu mong muốn.

(4)   Thiếu cố gắng: Ông ta thiếu sự nỗ lực cố gắng để đạt đến mục tiêu mong muốn.

(5)   Thiếu thông minh: Ông ta không đủ thông minh để đạt đến mục tiêu mong muốn.

Liệu người ấy có khả năng học được nghệ thuật điều phục voi và sử dụng móc sắt chăng ?”

Thái tử đáp lại: “ Bạch Đức Thế Tôn… không thể nào dạy cho một người mà có một trong năm khuyết điểm để đạt đến mục tiêu mong muốn, nói chi đến việc dạy cho người có cả năm khuyết điểm ấy. ”

Rồi Đức Phật hỏi tiếp :

“Thưa Thái tử… Giả sử có người đi đến thái tử để học môn điều phục voi và sử dụng móc sắt, ông ta có năm đức tánh sau đây:

(1)   Về lòng tin : ông ta có đủ niềm tin khiến ông ta có thể đạt đến mục đích mong muốn.

(2)   Về bịnh tật: ông ta không có bịnh nào cả, hay ông ta là người khỏe mạnh có thể đạt đến mục đích mong muốn.

(3)   Về tánh tự phụ: ông ta không tự phụ hay ông ta là người có tánh chất phác, nhờ đó giúp ông ta có khả năng đạt đến mục đích mong muốn.

(4)   Về sự tinh tấn: ông ta là người có sự nỗ lực tinh tấn, nhờ đó giúp ông ta có thể đạt đến mục đích mong muốn.

(5)   Trí thông minh: ông ta là người có trí thông minh có khả năng đạt đến mục đích mong muốn.

Với một người có những đức tánh như vậy, liệu thái tử có thể dạy cho ông ta đạt đến mục đích mong muốn chăng? ”

Thái tử Bodhi đáp lại: “ Bạch Đức Thế Tôn … Con có thể dạy cho một người đạt được mục đích mong muốn chỉ cần ông ta có một trong năm đức tánh trên, tốt hơn nếu ông ta có cả năm đức tánh. ”

Năm chi Cần (Padhāniyañgac)

Rồi Đức Phật tiếp tục thuyết giảng:

“Cũng vậy, thưa thái tử, có năm đức tính mà người hành thiền quán cần phải có :

(1)      Trong giáo pháp này, vị tỳ khưu có niềm tin đầy đủ trong A-la- hán đạo trí và Nhất thiết trí của Đức Phật, có sự hiểu biết rằng Đức Phật Chánh đẳng Chánh giác có đầy đủ chín ân đức (Araham:vì đáng được sự tôn kính cao nhất; Sammāsam- buddha: vì đã tự mình giác ngộ hoàn toàn; v.v… ; Bhagavā: vì có sáu oai đức vĩ đại).

(2)      Vị ấy không có bệnh và có thân tâm bình thường và có bộ phận tiêu hóa tốt (pācaka-tejo) có thể tiêu hóa vật thực dễ dàng, tiện việc thực hành thiền quán.

(3)      Vị ấy không tự phụ và không dối trá, thành thật với Đức Phật hay các vị đồng tu.

(4)    Vị ấy siêng năng trong công việc đoạn trừ mọi điều ác và cố gắng thực hành các điều thiện. Vị ấy nỗ lực và kiên trì. Vị ấy có nhiệt tâm bất thối trong việc thực hành các việc phước, không phạm tội.

(5)    Vị ấy có trí tuệ và là người có tuệ quán (thấy được trạng thái ‘sanh và diệt’ của các pháp hữu vi – udayabbaya-ñāṇa, nhằm đoạn trừ khổ đau của vòng sanh tử).

Thưa thái tử…, như đã giải thích, một người có năm đức tính này, trong vòng bảy năm, dưới sự hướng dẫn của vị đạo sư là Đức Phật, có khả năng giác ngộ đạo quả A-la-hán và có thể sống an lạc.

Thưa thái tử…, nếu thời gian bảy năm được xem là quá dài, người có năm đức tánh này có thể chứng ngộ đạo quả A-la-hán trong sáu năm, bốn, ba, hai hoặc một năm dưới sự hướng dẫn của bậc đạo sư là Đức Phật có thể sống hạnh phúc.

Thưa thái tử…, nếu thời gian một năm được xem là quá dài, người có năm đức tánh này có thể chứng ngộ đạo quả A-la-hán trong vòng bảy tháng dưới sự hướng dẫn của bậc đạo sư là Đức Phật và có thể sống hạnh phúc.

Thưa thái tử…, nếu thời gian bảy tháng được xem là quá lâu, người có năm đức tánh này có thể giác ngộ đạo quả A-la-hán trong vòng 6,5,4,3,2, một tháng, nửa tháng dưới sự hướng dẫn của bậc đạo sư là Đức Phật và có thể sống hạnh phúc.

Thưa thái tử…, nếu thời gian mười lăm ngày được xem là quá lâu, người có năm đức tánh này có thể chứng ngộ đạo quả A-la-hán trong vòng bảy ngày, sáu ngày, 5,4,3,2, một ngày dưới sự hướng dẫn của bậc đạo sư là Đức Phật và có thể sống hạnh phúc.

Thưa thái tử …, nếu một ngày được xem là quá lâu, người có năm đức tánh này có thể giác ngộ đạo quả A-la-hán trong nửa ngày, nghĩa là người có năm đức tánh này và được Đức Phật chỉ dạy vào buổi chiều sẽ giác ngộ đạo quả A-la-hán vào buổi sáng, nếu được chỉ dạy vào buổi sáng thì sẽ giác ngộ đạo quả A-la-hán vào buổi chiều.

Đây là câu trả lời của Đức Phật đối với câu hỏi của thái tử Bodhi.

Sau đây là bài kệ của ngài Ledi Sayadaw tóm lượt về năm cần chi, nên được ghi nhớ nhằm lòng:

Đức tin, sức khỏe, thật thà,

Tinh cần, tuệ quán gọi là cần chi,

Năm đức cần phải thọ trì,

Ngõ hầu chứng đắc vô vi Niết-bàn !

Trong năm cần chi này, đức tin (saddhā) có thể phân thành 4 loại:

(1)  Āgama saddhā: Đức tin của chư vị Bồ tát tồn tại bất thối chuyển từ khi phát nguyện thành Phật.

(2)    Adhigama saddhā: Đức tin của các bậc thánh nhân (ariya- puggala) tồn tại bất động kể từ khi chứng đắc đạo trí (magga- ñāṇa).

(3)  Okappana saddhā: Đức tin vào Đức Phật là Bậc đã tự giác ngộ hoàn toàn; tin vào Pháp được khéo thuyết giảng;  tin  vào  sự  chánh trực của đức Tăng.

(4)   Pasāda saddhā: Tâm tịnh tín do lòng tôn kính đối với những ân đức của Phật, Pháp và Tăng.

Trong bốn loại saddhā này, Okappana saddhā, đức tin vào Tam bảo được xem là Tín chi của năm cần chi (Padhāniyañga).

Khi thái tử Bodhi nghe xong thời pháp do Đức Phật thuyết giảng, vị ấy nói những lời tán dương đầy tôn kính sau đây: “ Người hành đạo đúng theo sự chỉ dạy của Đức Phật vào lúc chiều thì có khả năng đắc Đạo và Quả vào buổi sáng; người hành đạo đúng theo sự chỉ dạy của Đức Phật vào buổi sáng thì có khả năng đắc Đạo và Quả vào buổi chiều. Đức Phật kỳ diệu, giáo pháp thật kỳ diệu, cách thuyết pháp thiện ở phần đầu, thiện ở phần giữa và thiện ở phần cuối quả thật kỳ diệu.” Như vậy thái tử đã nói lời tán dương về cách thuyết pháp của Đức Phật.

Khi thanh niên Sanjikaputta nghe thái tử Bodhi tán dương thời pháp, vị ấy nói lời khiêu khích thái tử: ‘Vị thái tử Bodhi này đã nói rằng, Đức Phật kỳ diệu, Giáo pháp kỳ diệu vì thiện ở phần đầu, thiện ở phần giữa và thiện ở phần cuối, và vị ấy cũng tán dương cách mà trong đó pháp được thuyết giảng. Chung quy, thái tử xem ra vẫn chưa quy y Phật, Pháp và Tăng.

Rồi thái tử giải thích cặn kẽ với vị ấy:

“Này ông bạn… Sañjikaputta… đừng nói như vậy, đừng nói như vậy, ông bạn Sañjikaputta. Hãy chú ý đến những điều mà ta sắp nói cho ngươi biết bây giờ, những điều mà ta đã nghe mẹ ta nói trong quá khứ.”

Khi Đức Phật đang ngụ ở tịnh xá Ghositarāma trong nước Kosambi, mẹ của ta cung kính đi đến Đức Phật và nói lời thỉnh cầu long trọng: “Bạch Đức Thế Tôn, cầu xin Thế Tôn nhủ lòng bi mẫn ban phước cho đứa con sắp sanh của con có thể là con trai hoặc con gái, mà con đang mang trong người, được quy y Phật, quy Pháp, quy y Tăng bằng cách nhận nó là cận sự của Tam bảo (upāsaka hoặc upāsikā) kể từ lúc nó sanh ra cho đến khi chết.”

Này ông bạn Sañjikaputta… Khi Đức Phật đang ngụ trong rừng thiêng Bhesakala này thuộc phủ Bagga, thì bà nhũ mẫu của ta đã bồng ta đến Đức Phật và nói lời thỉnh cầu rằng: “ Bạch Đức Thế Tôn, vị hoàng tử Bodhi này xin quy y Đức Phật, đức Pháp và đức Tăng . Xin Ngài bi mẫn xem hoàng tử Bodhi này là thiện nam kể từ hôm nay cho đến khi trút hơi thở cuối cùng. ”

Này ông bạn Sañjikaputta… thêm vào hai lời thỉnh cầu của mẹ ta và nhũ mẫu của ta, lần thứ ba này chính ta quy Phật, quy y Pháp và quy y Tăng: “Bạch Đức Thế Tôn, xin Thế Tôn hãy xem con là cận sự nam từ nay cho đến trọn đời.”

(Ở đây có câu hỏi cần được nêu lên về tánh hiệu quả hay nói cách khác về những lời thỉnh cầu của mẹ và nhũ mẫu của thái tử. Nói đúng ra, chúng không có hiệu quả do thiếu chủ ý (cetanā ) của đương sự. Không có sự quy y Tam bảo như vậy nếu không có chủ ý).

Phải chăng hai lời thỉnh cầu trước không có hiệu lực gì ? Thực ra, chúng không hẳn là không có giá trị, chúng làm bước mở đầu cho niềm tịnh tín và đem lại lợi ích cho thái tử. Vị ấy biết rõ những ân đức của Tam bảo khi cha mẹ của thái tử báo cho thái tử biết điều mà họ đã làm cho thái tử phòng khi vị ấy đi đến Đức Phật. Vị ấy hầu như trở thành một thiện nam vững chắc vào lúc vị ấy biết rõ những ân đức của Tam bảo và đặt niềm tin vào đó.

(Những sự kiện liên quan đến thái tử Bodhi được rút ra từ bài kinh Majjhima-paṇāsa Bodhi Rājakumāra Sutta Pāḷi, Atthakata and Tika).

Thái tử Bodhi chứng đắc quả thánh Sotāpatti

Sau đó, thái tử Bodhi ngồi xuống ở một nơi thích hợp, không phạm vào sáu lỗi và bạch với Đức Phật rằng: “ Bạch Đức Thế Tôn… Con là một trong những cận sự nam của Thế Tôn. Mẹ của con đầu tiên đã xin ân huệ nơi Thế Tôn là chấp nhận con là cận sự nam trước khi con sanh ra và nhũ mẫu của con cũng thỉnh cầu tương tự lần thứ hai khi đang bồng con trong tay của bà. Con cũng đã thỉnh cầu Đức Thế Tôn lần thứ ba khi con đã lớn khôn. Với tất cả điều ấy, Thế Tôn đã từ chối không bước lên tấm thảm trắng do một cận sự nam như con trải ra. Cầu xin Đức Thế Tôn hãy khai sáng cho con về nguyên nhân của tất cả điều này!”

Rồi Đức Phật đáp lại: “ Này Thái tử…đó là lý do khiến Như Lai không bước lên nó.” Thái tử lại hỏi: “ Bạch Đức Thế Tôn… Có phải con bị nghiệp không có con chăng?” “ Đúng vậy…Thái tử.” Đức Phật đáp lại.

Thái tử hỏi: “ Xin Đức Thế Tôn cho biết nguyên nhân của nó.” Đức Thế Tôn nói lời gợi ý: “ Nguyên nhân là thái tử đã dể duôi và đắm chìm trong ngũ dục cùng với vợ của thái tử trong một kiếp quá khứ nọ.” Thái tử thỉnh Đức Phật khai sáng cho vị ấy về lúc nào và kiếp nào vị ấy sống dể duôi và đắm chìm trong ngũ dục. Sau đây là câu trả lời của Đức Phật về lời thỉnh cầu của thái tử.

“Vào một thuở nọ, có hằng trăm người vượt đại dương bằng một chiếc thuyền lớn. Chiếc thuyền bị đắm giữa biển và tất cả những người đi tàu đều bị chết đuối ngoại trừ một cặp vợ chồng nhờ bám vào tấm ván mà sống sót khi tấm ván tấp vào một hải đảo nọ.

Trên đảo này có rất nhiều chim trú ngụ, và hai vợ chồng, để thỏa mãn cơn đói của họ, đã luộc trứng chim để ăn. Ngoài ra họ còn giết những chim con để ăn thịt trải qua suốt cuộc đời của họ. Họ không biết rằng làm như vậy là đã gây ra một ác nghiệp.”

Sau khi mô tả những ác nghiệp trong quá khứ của họ, Đức Phật tiếp tục thuyết giảng:

“Này thái tử… Nếu thái tử cùng vợ nhận ra những ác nghiệp của mình ở một giai đoạn nào đó của cuộc đời, thì thái tử có cơ may có con vào thời kỳ tương ứng trong kiếp hiện tại của thái tử.

Nếu một trong hai người nhận ra ác nghiệp mà từ bỏ thì sẽ có cơ hội có con.

Này thái tử, người biết thương mình thường biết rõ những lợi ích của những việc thiện trong cả ba thời kỳ của cuộc sống, nếu không, người ấy có thể tự phòng hộ mình tránh xa những việc ác ở một thời kỳ nào đó trong cuộc sống.”

Rồi Đức Phật tiếp tục thuyết giảng:

Attānañce piyaṃ jaññā,

rakkheyya naṃ surakkitaṃ

tiṇṇaṃ aññataraṃ yāmaṇ

paṭijaggeyya paṇḍito.

Này thái tử… người có trí tuệ biết thương mình, hằng hộ phòng bản thân tránh xa mọi tội lỗi, vì lợi ích của chính mình trong kiếp hiện tại và kiếp tương lai. Người ấy nên thanh lọc bản thân để tránh mười ác nghiệp, vì lợi ích của chính mình ở một trong ba thời kỳ của cuộc đời.

( Câu “ Người có trí tuệ biết thương mình hằng hộ phòng bản thân” nên được hiểu rõ như vầy: Trong trường hợp của một cư sĩ (người bình thường), người ấy không nên nghĩ rằng mình được bảo vệ do cổng kín tường cao với gia nhân canh gác. Cũng vậy, vị tỳ khưu không nên cho mình là an toàn khi ở trong hang động có cửa đóng then gài.

Thực ra, người cư sĩ khéo hộ phòng bản thân chỉ bằng cách bố thí và trì giới càng nhiều càng tốt. Vị bhikkhu hộ phòng bản thân bằng cách siêng năng làm những phận sự thường ngày của mình đối với các vị bhikkhu đồng cư và những vị bhikkhu cao hạ, và cố gắng học giáo pháp và thực hành thiền quán cho được tiến bộ và an lạc.

Câu: “ Người ấy nên thanh lọc chính mình ở một trong ba thời kỳ của cuộc sống,” nghĩa là: điều cấp thiết là người cư sĩ hay vị bhikkhu nên cố gắng gieo tạo phước bằng cách thọ trì giới phù hợp với mình trong cả ba thời kỳ của cuộc sống hoặc một trong ba thời kỳ ấy.

Khi một người không thể làm các việc phước trong độ tuổi còn nhỏ ham chơi, thì người ấy nên làm phước vào thời kỳ thứ hai của cuộc sống. Không làm được vì gánh nặng cuộc đời, người ấy nên làm phước ở thời kỳ cuối của cuộc đời mà không nên bỏ lỡ. Người như vậy được xem là đã lo cho sự thanh lọc bản thân. Người không lo cho sự thanh lọc của chính mình thì đi vào con đường dẫn đến khổ cảnh.

Trường hợp vị bhikkhu không thọ trì tỳ khưu giới và không hành thiền ở giai đoạn đầu vì công việc và phận sự đa đoan, vị ấy nên cố gắng thực hành chúng ở thời kỳ thứ hai. Nếu ở thời kỳ thứ hai cũng còn bận rộn nhiều phật sự thì vị ấy không có lý do gì mà bỏ cả thời kỳ thứ ba không tu tập. Chỉ khi ấy vị ấy mới được xem là người, lo cho sự thanh lọc bản thân là người biết thương mình và không bị sự dày  vò cắn rứt).

Vào lúc kết thúc thời pháp, Thái tử Bodhi chứng đắc quả thánh nhập lưu, và thời pháp đã đem lại lợi ích cho những người hiện diện ở đó.

(Đây là câu chuyện về Thái tử Bodhi).

.

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state