Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Thiền Lão (Thiền Nguyệt) 1 trong 3 vị Thiền sư thế hệ thứ 6  Vô Ngôn Thông
Thiền Lão (hay Thiền Nguyệt) là một trong ba vị Thiền sư thuộc thế hệ thứ 6 dòng Pháp của Thiền sư Vô Ngôn Thông. Sư tu chùa chùa Trùng Minh, núi Thiên Phúc, Tiên Du. Thuở đầu Thiền Lão đến tham bái Thiền sư Đa Bảo tại chùa Kiến Sơ, lãnh được tâm yếu rồi đến trác tích tại chùa Trùng Minh. Gió thiền càng nổi, Phật tử càng đông làm cho chùa thêm thịnh vượng.
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:497

Các tên gọi khác

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nam
Religion : Group
blood : B+
Thiền Lão (Thiền Nguyệt) 1 trong 3 vị Thiền sư thế hệ thứ 6  Vô Ngôn Thông

Thiền Lão

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Một phần của loạt bài về
Thiền sư Việt Nam
Ensō

Sơ khai[hiện]

Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi[hiện]

Thiền phái Vô Ngôn Thông[hiện]

Thiền phái Thảo Đường[hiện]

Thiền phái Trúc Lâm[hiện]

Lâm Tế tông[hiện]

Tào Động tông[hiện]

 Cổng thông tin Phật giáo

Thiền Lão (hay Thiền Nguyệt) là một trong ba vị Thiền sư thuộc thế hệ thứ 6 dòng Pháp của Thiền sư Vô Ngôn Thông. Sư tu chùa chùa Trùng Minh, núi Thiên Phúc, Tiên Du.

Cơ duyên và hành trạng[sửa | sửa mã nguồn]

Thuở đầu Thiền Lão đến tham bái Thiền sư Đa Bảo tại chùa Kiến Sơ, lãnh được tâm yếu rồi đến trác tích tại chùa Trùng Minh.

Gió thiền càng nổi, Phật tử càng đông làm cho chùa thêm thịnh vượng.

Vua Lý Thái Tông, khoảng niên hiệu Thông Thụy (1034-1038), một sáng mùa xuân tìm vào núi viếng thăm Thiền sư Thiền Lão. Với 4 câu thơ, đáp lời hai câu hỏi của nhà vua, Thiền sư đã lưu lại cho những câu thơ tuyệt bích trong thi ca Thiền học về không gian và thời gian.

Khi vua hỏi: Hòa Thượng đến tu núi này được bao lâu rồi?, Thiền sư đáp:

但知今日月
誰識舊春秋
Đãn tri kim nhật nguyệt
Thùy thức cựu Xuân Thu
Dịch thơ:
Sống ngày nay biết ngày nay
Còn Xuân Thu trước ai hay làm gì!

Vua lại hỏi tiếp: Như vậy hằng ngày Hòa Thượng làm việc gì?

Thiền sư đáp:

翠竹黃花非外境
白雲明月露全真
Thúy trúc hoàng hoa[1]
phi ngoại cảnh
Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân
Dịch thơ:
Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác
Trăng trong mây bạc hiện toàn chân'

Vua hỏi: Có ý chỉ gì?

Sư đáp: Lắm lời không ích về sau.

Vua liền tỉnh ngộ.

Sau đó, khi vua sắp cho người rước Sư về triều làm cố vấn, thì Sư đã viên tịch[2]. Vua rất buồn tiếc, làm thơ thương khóc, sai trung sứ ban nhiều lễ hậu, lập đàn trà tỳ, thu linh cốt, xây tháp ở cửa núi, lại sửa sang rộng rãi chùa Sư, đặt môn đồ lo việc hương hỏa.

Nguyên bản chữ Hán[sửa | sửa mã nguồn]

𠎣逰天福峰重明寺禪老禪師初參建初多寶領得心要尋就慈山卓錫禪風日震學者千数欎為叢林之盛通瑞年間李太宗常幸其寺問師云和尚住山來㡬時對曰

但知今日月誰識舊春秋

帝云日過作麽生事 對曰

翠竹黃花非外境
白雲明月露全真帝云有何意旨

對曰詞多無後益帝豁然有得將遣使迎師赴闕顧問而師先以㱕寂帝深悼惜御製詩哀挽勑中使厚齊贈禮結壇闍維收靈骨塔于山門又廣修其寺置徒以香火焉

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Thúy trúc hoàng hoa: Cách ngữ của thiền nhằm chỉ chân lý không nằm đâu xa, nó nằm ngay trước mặt, ý nghĩa rút từ câu nói của Thiền sư Đại Châu Huệ Hải: Trúc biếc xanh xanh, đều là pháp thân, hoa vàng dờn dợn, chẳng gì là chẳng phải Bát nhã.
  2. ^ Căn cứ vào Thiền Uyển Tập Anh thì Thiền sư Thiền Lão viên tịch dưới thời Lý Thái Tông. Nhưng Truyện của Quảng Trí lại cho rằng: Năm đầu Chương Thánh Gia Khánh (1059) Sư bỏ đời đến tham học với Thiền Lão ở Tiên du.. Như vậy Thiền sư không thể viên tịch dưới triều Lý Thái Tông được, bởi Chương Thánh Gia Khánh là niên hiệu của vua Lý Thánh Tông, mà vua Lý Thái Tông mất năm 1054.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

.

Thiền Sư Thiền Lão (Đời thứ 6, Thiền Phái Vô Ngôn Thông) 🙏🙏🙏🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼




Thiền Sư Thiền Lão (Đời thứ 6, Thiền Phái Vô Ngôn Thông)
Thuyết giảng: TT Thích Nguyên Tạng
Bài trình pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm & Cư Sĩ Huệ Hương
Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh ; Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước

 

                       

 




Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,
 

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Thiền Lão. Ngài thuộc đời thứ 6 của dòng Vô Ngôn Thông.
Bài pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 265 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020).

Tiểu sử của Sư rất khiêm tốn, không rõ tên họ và sanh quán của Sư ở đâu, chỉ biết Sư đến tham học với Thiền Sư Đa Bảo ở chùa Kiến Sơ, thầm được tâm yếu.
 

Sư Phụ có nhắc đến chùa Kiến Sơ là di sản văn hoá Việt Nam, là ngôi Tổ đình của Thiền phái Vô Ngôn Thông, chùa có toà Cửu Long có tuổi thọ hơn 1,200 năm. Đây là tác phẩm nghệ thuật cổ xưa có kích thước lớn nhất Việt Nam: dài 8m, cao 3m, dày 2m. Tác phẩm chia thành 5 phần, có vòm mây rồng xoắn bao quanh, có tôn tượng Tổ Bồ Đề Đạt Ma, tượng Quán Thế Âm ngự trên đầu rồng…

Sau khi đắc pháp, Sư đến Từ Sơn, trụ trì chùa Trùng Minh trên núi Thiên Phúc huyện Tiên Du. Thiền phong của Sư lan khắp, học giả theo học có trên ngàn người, cảnh chùa trở thành một tùng lâm hưng thịnh.
 

Khoảng niên hiệu Thông Thuỵ (1034-1038), vua Lý Thái Tông thường đến viếng chùa Sư.
Vua là Phật tử thuần thành, đức độ. Vua hỏi Sư:
- Hoà Thượng trụ núi này đã được bao lâu?
Sư đáp:
- Chỉ biết ngày tháng này,
Ai rành xuân thu truớc
(Đản tri kim Nhật Nguyệt
Thuỳ thức cựu xuân thu)
Vua hỏi:
- Hằng ngày Hoà Thượng làm gì?
Sư đáp:
- Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác
Trăng trong mây bạch hiện toàn chân
(Thủy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh
Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân).
Vua lại hỏi: -Có ý chỉ gì?
Sư đáp: -Lời nhiều sau vô ích.

Vua hoát nhiên lãnh hội.
 

Sư Phụ giải thích ý nghĩa sâu rộng câu trả lời của Ngài Thiền Lão.

Chỉ biết ngày tháng này
Ai rành xuân thu trước.
 

(Đản tri kim nhật nguyệt

Thùy thức cựu xuân thu).


Chánh niệm giờ phút hiện tại là quan trọng, quá khứ đã qua rồi, tương lai thì chưa đến. Lời của Thiền Sư Thiền Lão trả lời câu hỏi của đức vua Lý Thái Tông đã lập lại theo đúng lời Đức Thế Tôn đã dạy năm xưa trong Kinh Nhất Dạ Hiền Giả như sau:

“Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy nên tu tập
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm
Đêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng”.
 

Sư phụ cũng nhấn mạnh rằng truyền thống Tổ Sư Thiền hay Thiền Đốn Ngộ cũng đã căn cứ vào bản kinh này để truyền bá “tâm tông” khi giáo hóa chúng đệ tử.



Nhà vua hỏi, “Hằng ngày Hoà Thượng làm gì?”
Sư đáp,
“Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác,
Trăng trong mây bạch hiện toàn chân”

(Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh
Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân.)


Sư Phụ giải thích, thiền sư Thiền Lão tả cảnh quá đẹp, diễm lệ. Lời thơ xuất phát từ trong tận chơn tâm của chính thiền sư một cảnh thanh bình mát mẻ, biểu trưng chân tâm của người tu. Mây trắng, trời xanh cũng là thiền ngữ biểu trưng chân tâm Phật tánh, là thông điệp của thiền sư Thiền Lão, hãy nhìn sự vật như nó đang là, không phải mình đang là.
 

Nhà vua hỏi, “có ý tưởng gì?”
Sư đáp,
“Lời nghĩa câu vô ích”.

Vua vừa nghe xong lãnh hội.
 

Sư Phụ có nhắc câu 100 trong phẩm Ngàn của Kinh Pháp Cú, Đức Phật đã dạy:
 

“Dầu nói ngàn ngàn lời,
Nhưng không gì lợi ích,
Tốt hơn một câu nghĩa,
Nghe xong, được tịnh lạc.”
 

Sau khi về cung, Vua sai sứ đến chùa rước Sư vào triều làm cố vấn. Khi đến nơi, Sư đã viên tịch. Vua rất đỗi nuối tiếc, sai Trung sứ đến cúng và tặng lễ, thu linh cốt xây tháp cúng dường. Tháp dựng tại cầu núi.
 

Cuối bài giảng, Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của Thiển Sư Thiền Lão do Thầy Chúc Hiền cúng dường.

 

Kiến Sơ thiền tự dự tham thiền
Tỏ ngộ nguồn chơn thấu cội nguyên
Tổ ấn trùng quang tuôn suối pháp
Đức thiền tỏa sáng nhuận cơ duyên
Trùng Minh một thuở sung hưng nguyện
Thiên Phúc bao thu sáng rạng nguyền
Hoàng đế thân lâm tham kiến học
Hội đàm thiền kệ rực trời thiêng…!

 

 

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban cho bài giảng về thiền sư Thiền Lão. Sư không rõ tên họ, quê quán, tuy Sư chỉ thầm được tâm yếu khi đến tham học với thiền sư Đa Bảo nhưng thiền phong của Sư lan khắp, có trên ngàn người theo học. Vua Lý Thái Tông có đến viếng chùa Sư hỏi đạo, và được Sư trả lời giúp Vua đạt yếu chỉ “Trăng trong mây bạc hiện toàn chân”. Thể tánh Phật thanh tịnh mát mẻ như tâm đang là bây giờ và tại đây.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada)



262_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Thien Lao
 


 

Thiền Lão Thiền Sư (Đời thứ 6, dòng Vô Ngôn Thông)

Lòi đối đáp của Thiền Lão Thiền Sư khi được Vua Lý Thái Tông vấn hỏi tuy được thi đàn ca ngợi t
ừ nhiều thế kỷ qua ...nhưng đó chính là . ....Lời day cốt tủy của Đức Thế Tôn
cho tất cả tông phái trong bài " Nhất Dạ Hiền Giả "và nồng cốt chính trong đây :
 

CHỈ CÓ PHÁP HIỆN TẠI

TUỆ QUÁN CHÍNH LÀ ĐÂY !

KHÔNG ĐỘNG KHÔNG RUNG CHUYỂN

 

 

Kính dâng Thầy bài trình pháp với sự ghi nhận đầy đủ chi tiết mà con đã lãnh hội qua bài pháp thoại tuyệt vời về Thiền Lão Thiền Sư . Kính tri ân Thầy đã giúp chúng đệ tử tìm về lịch sử của một vị vua Phật Tử thật nhân ái và anh minh giúp Phật Giáo VN hưng thịnh vào triều đại nhà Lý và yếu chỉ về một Chân Tâm mà chỉ có người thông đạt giáo pháp Đức Thế Tôn mới có thể xuất khẩu thành thơ với thiền phong cao vút . Kính đảnh lễ Thầy và kính chúc Thầy pháp thể khinh an, HH


 

Thiền Uyển Tập Anh còn ghi lại tích sử

Thiền Lão là mỹ lệ để tôn vinh

Thiền sư không danh tính quê quán, năm sinh

Nhưng thiền phong, uyên thâm Đạo Pháp vang khắp (1)


 

Kính đa tạ Giảng Sư ....qua lời thơ đối đáp (2)

Cả một triều đại thái bình dưới thời Vua Lý Thái Tông (3)

Chùa Kiến Sơ ....Tổ Đình dòng thiền vô Ngôn Thông

Đã trở thành di sản của văn hoá, lịch sử nhà Lý (4)


 

Tuy thi đàn ca tụng ngàn lời muôn ý

Biết đâu rằng ... thể hiện tu học Phật quá trình

Nắm cốt tủy các tông phái" Nhất dạ Hiền Giả " bài kinh (5)

Thiền đốn ngộ ....tu tập đoạn này làm chính (6)


 

Kính tri ân Giảng Sư ....dùng pháp cú dẫn chứng (7)

Đồng thời chỉ rõ một pháp môn tu

Đừng để tâm duyên theo cảnh ..thúc thu !

Thể tính tịnh minn ..bàng bạc trong nhiều ngữ lục (8)


 

Nam Mô Thiền Lão Thiền Sư tác đại chứng minh .


 

Huệ Hương

Melbourne 29/7/2021

 


 

 

(1) Thiền Lão là mỹ hiệu để tôn vinh thiền sư, hiện chưa rõ danh tính, quê quán, năm sinh năm mất và pháp hiệu của ông. Chỉ biết ông thuộc thế hệ thứ 6 của dòng thiền Vô Ngôn Thông (dòng Quán Bích, còn gọi là dòng Kiến Sơ), là đệ tử truyền thừa của thiền sư Đa Bảo ở chùa Kiến Sơ, thầm được tâm yếu. Và là huynh đệ với Thiền sư Định Hương cùng nối pháp đời thứ 6 dòng Vô Ngôn Thông .

( Cần nhắc thêm thiền Sư Đa Bảo là một trong Tứ Trụ Quốc Sư trong Triều đại Đinh Lê Lý đó là : Ngài Pháp Thuận , Khuông Việt, Vạn Hạnh và Đa Bảo )

Sau, Sư tìm đến Từ Sơn cắm gậy ở đó, trụ trì chùa Trùng Minh trên núi Thiên Phúc huyện Tiên Du.

Thiền phong của Sư lan khắp, học giả theo học có trên ngàn người, cảnh chùa này trở thành một tùng lâm sung thạnh.

(2)

 

khoảng niên hiệu Thông Thụy (1034-1038), vua Lý Thái Tông thường đến viếng chùa, vào một sáng mùa xuân tìm vào núi viếng thăm Thiền sư Thiền Lão. Với 4 câu thơ, đáp lời hai câu hỏi của nhà vua, Thiền sư đã lưu lại cho những câu thơ tuyệt bích trong thi ca Thiền học về không gian và thời gian.

Vua hỏi Sư:

- Hòa thượng trụ núi này đã được bao lâu ?

Sư đáp: - Chỉ biết ngày tháng này

Ai rành xuân thu trước.

(Đản tri kim nhật nguyệt

Thùy thức cựu xuân thu.)

Vua hỏi: - Hằng ngày Hòa thượng làm gì ?

Sư đáp: - Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác

Trăng trong mây bạc hiện toàn chân.

(Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh

Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân.)

Vua lại hỏi:- Có ý chỉ gì ?

Sư đáp:- Lời nhiều sau vô ích.

Vua hoát nhiên lãnh hội.

(3)

 

Lý Thái Tông là vị vua thứ hai vủa triều Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì trong vòng 26 năm. Ông được xem là một vị hoàng đế tài giỏi, và được xem là người đã mang lại sự thịnh vượng cho nhà Lý.(một vị vua ngộ đạo Phật và là vị Vua anh minh , nhân ái , rất tài giỏi chiến thắng giặc Chiêm Thành và đã thu phục một Quốc Sư : Thiền Sư Thảo Đường )

 

Vua Lý Thái Tông Lý Thái Tông (1028 – 1054) tên thật là Lý Phật Mã, hay Lý Đức Chính, là con cả của Lý Thái Tổ. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử phân tích, Thái Tông Đế là con trai của Lê Thị Phất Ngân - con gái của Lê Đại Hành và Dương Vân Nga phu nhân. Tương truyền, thuở nhỏ ông đã có bảy nốt ruồi sau gáy giống chòm sao thất tinh (sao Bắc Đẩu).

 

Như ta được biết Vua Lý Thái Tổ sinh các hoàng tử: Thái tử Phật Mã, Dực Thánh Vương, Khai Quốc Vương Bồ, Đông Chính Vương Lực, Võ Đức Vương Hoàng.

 

Năm 1010, ông lên 10 tuổi thì triều đình nhà Lý dời kinh đô từ Hoa Lư - Ninh Bình về Thăng Long tức Hà Nội ngày nay. Năm 13 tuổi, ông được sắc phong làm Đông cung Thái tử, được phong hiệu là Khai Thiên vương, được lập phủ ngoài nội cùng để làm quen với dân chúng và quan lại nơi đây. Trong thời gian này, ông được cử làm tướng dẫn quân đi dẹp loạn ở nhiều nơi, đã lập được nhiều chiến công. Năm 1019, ông được phong là nguyên soái, cầm quân tiến đánh Chiêm Thành. Khai đại quân vượt biển để tới núi Long Ty, bỗng nhiên có con rồng vàng hiện ra trên thuyền ngự, ông đi tới và đỡ lấy rồng rồi dần dần rồng tan biến mất

 

Khi Vua Thái Tổ vừa mất, chưa kịp làm lễ tang, các hoàng tử Võ Đức Vương, Dực Thánh Vương, Đông Chính Vương đem quân vây Hoàng thành để tranh ngôi vua với Thái tử, nhờ có Lê Phụng Hiểu trung dũng xông ra chém chết Võ Đức Vương, hai hoàng tử kia bỏ chạy. Triều thần cùng Lê Phụng Hiểu phò Thái tử Phật Mã lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu Lý Thái Tông.

Ngày Kỷ Hợi, Thái tử Phật Mã lên ngôi trước linh cữu. Tôn mẹ là Lê Thị , làm Linh Hiển thái hậu. Đại xá thiên hạ. Đổi niên hiệu là Thiên Thành năm thứ 1.

Ngày ấy , Đông Chinh vương và Dực Thánh vương đã về chịu tội. Thái Tôn Đế đã nghĩ đến tình cốt nhục mà tha tội cho họ và phục chức cũ cho họ.

 

(4) ngôi chùa cổ, tọa lạc tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Chùa là Tổ đình của Thiền phái Vô Ngôn Thông. Chùa được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia ngày 21/2/1975.

Chùa Kiến Sơ chính là một danh lam thắng tích gắn liền với lịch sử hình thành triều đại nhà Lý. Chính vì vậy, chùa được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia vào năm 1975.

Ấn tượng nhất đối với khách thập phương khi đến thăm chùa Kiến Sơ có lẽ là tòa Cửu Long (còn gọi là động Liên Hoàn) được tạo bằng đất thó, có tuổi thọ hơn 200 năm. Đây là tác phẩm nghệ thuật nhân tạo cổ xưa có kích thước lớn nhất Việt Nam: dài 8m, cao 3m, dày 2m. Tác phẩm chia thành 5 phần. 3 tòa chính diện có vòm mây, rồng xoắn bao quanh, ngự trên mây có rất nhiều tượng Phật, Bồ Tát, La Hán và các thần tướng nhà trời. Khác với các tòa Cửu Long thường gặp ở các chùa Bắc bộ, chính giữa tòa Cửu Long thường tôn trí tượng Đức Phật Thích Ca sơ sinh, nhưng tòa Cửu Long ở chùa Kiến Sơ được biến thể với tượng Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, tay cầm một chiếc hài; bên trái là tượng Maza trinh nữ, bên phải là Quán Thế Âm ngự trên đầu rồng. Hai bên hông tòa trung tâm là động tội tái hiện huyền tích tôn giả Mục Kiền Liên chứng kiến mẹ ngài bị hành hạ khắc nghiệt dưới địa ngục và động Tây du ký diễn tả thầy trò Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh.

Trong chùa có một hệ thống tượng khá phong phú, bao gồm tượng Phật, tượng Thiền sư Vô Ngôn Thông, tượng Lý Công Uẩn và mẹ của ông, tượng Khổng Tử, Lão Tử. Phía sau chùa có gác chuông, bên dưới có điêu khắc hệ thống hang động mô tả cảnh địa ngục. Trong chùa cũng còn một khánh đá cổ, tạc thô sơ.

Thời gian ở ngôi (1009 - 1028), Lý Thái Tổ nhiều lần mời thiền sư Đa Bảo vào Kinh để vấn hỏi những yếu chỉ của Thiền tông, tiếp đãi theo ân lễ trọng hậu. Cả những việc triều chính cũng cho mời thiền sư dự bàn. Vua còn hạ chiếu chỉ cho trùng tu lớn chùa Kiến Sơ. Trải qua hơn ngàn năm, hậu thế không còn nhớ tên ban đầu của chùa, chỉ biết gọi là Kiến Sơ, với nghĩa là nơi ban đầu gặp gỡ. Ý là, từ ngôi chùa này mà có cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa thiền sư Vô Ngôn Thông với thiền sư Cảm Thành; cũng hàm nghĩa dòng thiền Vô Ngôn Thông gặp gỡ buổi ban đầu và nảy nở trên đất Việt ta chính tại chùa này!

Qua ngàn năm, cổ tự Kiến Sơ được trùng tu không ít lần nhưng vẫn giữ dáng vẻ cổ kính. Hiện chùa còn lưu giữ nhiều di vật quý, như: đồ tế tự, hệ thống bia đá và tượng thờ, đặc biệt là 3 pho tượng mà các chùa cổ trên đất nước ta không có: tượng thiền sư Vô Ngôn Thông - vị Tổ sáng lập dòng thiền Vô Ngôn Thông ở nước ta; tượng Thánh mẫu Phạm Thị Ngà - thân mẫu của Lý Thái Tổ; tượng vua Lý Thái Tổ - người từ thời thơ ấu thường theo học tại chùa Kiến Sơ, và sau này là người khai sáng kinh đô Thăng Long...

(5)

Bài kinh tiếng Pàli, có tựa đề là "Bhaddekaratta Sutta" đã được cố Đại Lão Hoà Thượng Thích Minh Châu dịch là "Kinh Nhất Dạ Hiền Giả". Bài kinh đó như sau:

Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng
Quá khứ đã đoạn tận
Tương lai lại chưa đến
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây.
Không động không rung chuyển
Biết vậy nên tu tập,
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm,
Đêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.

 

(6)

 

CHỈ CÓ PHÁP HIỆN TẠI

TUỆ QUÁN CHÍNH LÀ ĐÂY !

KHÔNG ĐỘNG KHÔNG RUNG CHUYỂN

 

(7)

Phẩm Ngàn trong kinh Pháp cú

Dẫu có nói ngàn lời vô dụng

Chẳng theo đúng Đạo Quả Niết Bàn

Sao bằng thốt một lời ý nghĩa

Nghe xong rồi tâm được bình an

(câu kệ thứ 100)

Dẫu có đọc ngàn câu kệ

Chẳng liên hệ Đạo Quả Niết Bàn

Sao bằng nói một câu Chánh pháp

Nghe xong rồi Tâm được bình an

(câu kệ thứ 101)

(8)

Bàng Uẩn ngữ lục " TÂM NHƯ THÌ CẢNH CŨNG NHƯ "

Tâm bất tại yên

Thị nhi bất kiến

Thính nhi bất văn

Thực bất kỳ vị

 

Và Mây trắng trời xanh ...là biểu hiện cho Chân Tâm

Theo HT Thích Nhất Hạnh

Những câu thơ mà Thiền Lão đọc ở đây không phải chỉ là những câu thơ, mà còn là những câu thoại đầu, những lời thiền sư nhằm đánh thức sự tỉnh ngộ thiền giả.

 

Vua Lý Thái Tông, sau hai câu thiền ngữ, không hiểu được chủ ý của thiền sư và đã hỏi lại. Chính vì tính chất thoại đầu của các câu thơ mà thiền sư đã đáp: chừng đó lời đã quá đủ, nhà vua chỉ cần tham cứu cho kỹ, nói thêm thì câu sau chỉ bất lợi (từ đa vô hậu ích).

Thiền Sư THIỀN LÃO

(Đời thứ 6, dòng Vô Ngôn Thông)

Không rõ tên họ và sanh quán Sư ở đâu. Chỉ biết Sư đến tham học với Thiền sư Đa Bảo ở chùa Kiến Sơ, thầm được tâm yếu. Sau, Sư tìm đến Từ Sơn cắm gậy ở đó, trụ trì chùa Trùng Minh trên núi Thiên Phúc huyện Tiên Du.      

Thiền phong của Sư lan khắp, học giả theo học có trên ngàn người, cảnh chùa này trở thành một tùng lâm sung thạnh.

Khoảng niên hiệu Thông Thụy (1034-1038) vua Lý Thái Tông thường đến viếng chùa Sư. Vua hỏi Sư:

- Hòa thượng trụ núi này đã được bao lâu ?

Sư đáp:    - Chỉ biết ngày tháng này

                 Ai rành xuân thu trước.

                 (Đản tri kim nhật nguyệt

                 Thùy thức cựu xuân thu.)

Vua hỏi:  - Hằng ngày Hòa thượng làm gì ?

Sư đáp: - Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác

              Trăng trong mây bạc hiện toàn chân.

             (Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh

              Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân.)

Vua lại hỏi:- Có ý chỉ gì ?

Sư đáp:- Lời nhiều sau vô ích.

Vua hoát nhiên lãnh hội.

*

*   *

Sau khi về cung, vua sai sứ đến chùa rước Sư vào triều làm cố vấn. Khi đến nơi, Sư đã viên tịch. Vua rất đỗi mến tiếc, ngự chế thi và ai vãn, sai Trung sứ đến cúng và tặng lễ, thu linh cốt xây tháp cúng dường. Tháp dựng tại cửa núi, vua lại cho trùng tu lại ngôi chùa Sư ở và đặt người hôm sớm lo hương hỏa.

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state