Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Thiền sư Chân Không (真空, 1046-1100) - thiền sư Việt Nam thời nhà Lý
Thiền sư Chân Không (真空, 1046-1100), tên tục: Vương Hải Thiềm(王海蟾); là thiền sư Việt Nam thời nhà Lý, thuộc thế hệ thứ 16 thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi[1]. Vương Hải Thiềm là người làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Xuất thân trong một gia đình quý tộc, nhưng mồ côi từ thuở nhỏ, nhờ khổ công học tập, nên 15 tuổi đã hiểu nhiều sách vở. Năm 20 tuổi [2], ông dạo khắp thiền lâm để tìm thầy tu học. Sau khi đến dự hội giảng do thiền sư Thảo Nhất chủ trì tại chùa Tĩnh Lự ở núi Đông Cứu (Bắc Ninh) [3], nghe kinh Pháp hoa, Vương Hải Thiềm bỗng nhiên tỏ ngộ. Kể từ đó, ông thờ thiền sư Thảo Nhất làm thầy.
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:459

Các tên gọi khác

Chân Không , 真空 , Vương Hải Thiềm

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nam
Religion : Group
blood : B+
Thiền sư Chân Không (真空, 1046-1100) - thiền sư Việt Nam thời nhà Lý

Chân Không

 

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đối với các định nghĩa khác, xem chân không và Chân Không (Sư cô).

Thiền sư
Chân Không
真空
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáo Phật giáo
Trường phái Đại thừa
Tông phái Thiền tông
Lưu phái Tì-ni-đa-lưu-chi
Thông tin cá nhân
Sinh  
Thế danh Vương Hải Thiềm (王海蟾)
Ngày sinh 1046
Nơi sinh làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
Mất  
Ngày mất 1100
Nơi mất Chùa Bảo CảmBắc Ninh
Quốc gia Việt Nam
 Cổng thông tin Phật giáo
Một phần của loạt bài về
Thiền sư Việt Nam
Ensō

Sơ khai[hiện]

Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi[hiện]

Thiền phái Vô Ngôn Thông[hiện]

Thiền phái Thảo Đường[hiện]

Thiền phái Trúc Lâm[hiện]

Lâm Tế tông[hiện]

Tào Động tông[hiện]

 Cổng thông tin Phật giáo

Thiền sư Chân Không (真空, 1046-1100), tên tục: Vương Hải Thiềm(王海蟾); là thiền sư Việt Nam thời nhà Lý, thuộc thế hệ thứ 16 thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi[1].

Thân thế và hành trạng[sửa | sửa mã nguồn]

Vương Hải Thiềm là người làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Xuất thân trong một gia đình quý tộc, nhưng mồ côi từ thuở nhỏ, nhờ khổ công học tập, nên 15 tuổi đã hiểu nhiều sách vở.

Năm 20 tuổi [2], ông dạo khắp thiền lâm để tìm thầy tu học. Sau khi đến dự hội giảng do thiền sư Thảo Nhất chủ trì tại chùa Tĩnh Lự ở núi Đông Cứu (Bắc Ninh[3], nghe kinh Pháp hoa, Vương Hải Thiềm bỗng nhiên tỏ ngộ. Kể từ đó, ông thờ thiền sư Thảo Nhất làm thầy.

Nhờ siêng học hỏi, hiểu biết thiền học của sư (tức Vương Hải Thiềm) ngày càng tăng tiến. Khi đã lĩnh thụ được tâm ấn, sư đến ở chùa Chúc Thánh nơi núi Phả Lại, thuộc trại Phù Lan (nay thuộc tỉnh Hưng Yên).[4], tu trì giới luật suốt 20 năm, và nổi tiếng là bậc chân tu với pháp danh là Chân Không.

Mến mộ, vua Lý Nhân Tông (ở ngôi: 1076-1084) cho mời thiền sư Chân Không vào đại nội giảng kinh Pháp Hoa, được nhiều người đến nghe. Lúc bấy giờ có Thái úy Lý Thường Kiệt, Tướng quốc Thân Vứu và Thứ sử Lạng Châu[5] cũng đều mến mộ sư, nên thường bỏ của riêng ra cúng dường. Thiền Sư đem số của cải ấy dùng vào việc sửa chùa, xây tháp, đúc chuông...

Khi tuổi đã khá cao, thiền sư Chân Không trở về quê quán, dựng lại chùa Bảo Cảm, và tiếp tục hoằng pháp ở đó.

Đêm ngày mồng Một tháng 11, năm Hội Phong thứ 9 (1100) đời Lý Nhân Tông, thiền sư Chân Không ngồi kiết già thị tịch (hưởng dương 54 tuổi), sau khi đọc cho các đệ tử nghe một bài kệ.

Nghe tin, hoàng thái hậu Ỷ Lan, công chúa Thiên Thành, ni sư Diệu Nhân cùng đông đảo phật tử đến phúng viếng. Qua hai ngày sau, đại sư Nghĩa Hải Đại Sư ở chùa Sa Minh, sa môn được ban ấn tín là Pháp Thành cùng nhiều đồ chúng cũng đem lễ vật đến, rồi làm lễ an táng và xây tháp cho thiền sư ở trong khuôn viên chùa. Khi ấy, học sĩ Nguyễn Văn Sử phụng chiếu soạn bài minh cho tháp, và thượng thư Đoàn Văn Khâm có thơ truy điệu, trong đó có câu (dịch từ chữ Hán):

...Phút chốc cửa từ cây cột đổ,
Bùi ngùi rừng đạo gốc thông lay...

Công án thiền[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Thiền uyển tập anh có chép một đoạn đối thoại giữa thiền sư Chân Không (gọi tắt là sư) và một vị tăng (không rõ pháp danh) như sau:

Một lần, có vị tăng hỏi: Thế nào là đạo huyền?

Sư đáp: Giác ngộ rồi mới biết.

Hỏi: Đối với giáo chỉ của người xưa, thì đệ tử chưa hiểu. Nay thầy lại dạy thế, đệ tử làm sao hiểu được?

Đáp:

Nếu đến nhà tiên trong động thẳm
Thuốc đan thay cốt được mang về.
(Nhược đáo tiên gia thâm động nội
Hoàn đan hoán cốt đắc hoài qui)

Hỏi: Thế nào là thuốc đan?

Đáp:

Nhiều kiếp tối tâm không hiểu thấu
Sáng nay chợt ngộ được khai minh.
(Lịch kiếp ngu mông vô động hiểu
Kim thần nhất ngộ đắc khai minh)

Hỏi: Thế nào là khai minh?

Đáp:

Khai minh chiếu khắp cõi ta bà
Hết thảy chúng sinh thuộc một nhà.
(Khai minh chiếu triệt sa hà giới
Nhất thiết chúng sinh cộng nhất gia)

Hỏi: Tuy không giải đích xác, nhưng nơi nơi đều gặp nó. Vậy nó là cái gì?

Đáp:

Lửa kiếp lẫy lừng thiêu rụi hết
Núi xanh như cũ trắng mây bay.
(Kiếp hỏa động nhiên hào mạt tận
Thanh sơn y cựu bạch vân phi)

Lại hỏi: Sắc thân hư nát rồi thì sao?

Đáp:

Xuân đến xuân đi ngờ xuân hết
Hoa nở, hoa tàn, ấy vẫn xuân.
(Xuân lai, xuân khứ, nghi xuân tận
Hoa lạc hoa khai chỉ thị xuân)

Vị tăng còn nghĩ ngợi, thiền sư Chân Không quát bảo:

Đất bằng sau cơn lửa
Cây cối đượm hương thơm.
(Bình nguyên kinh hỏa hậu
Thực vật các thủ phương)

Vị tăng bèn sụp xuống lạy tạ [6].

Kệ thị tịch[sửa | sửa mã nguồn]

Biết mình sắp tịch, thiền sư Chân Không gọi các đệ tử lại rồi nói kệ:

Phiên âm Hán-Việt:
Diệu bản hư vô nhật nhật khoa
Hòa phong xuy khởi biến sa hà
Nhân nhân tận thức vô vi lạc
Nhược đắc vô vĩ thủy thị gia [7].
Nghĩa là:
Hư vô, điệu thể vẫn khoe bày
Khắp cõi sa hà, gió dịu bay
Vui nhất vô vi, ai cũng hiểu
Vô vi, nhà ở chính nơi này.

Sách tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Theo HT. Thích Thanh Từ, Thiền sư Việt Nam, tr. 137.
  2. ^ Theo Thiền uyển tập anh (bản dịch của Ngô Đức Thọ-Nguyễn Thúy Nga). Bản dịch của Lê Mạnh Thát ghi năm 18 tuổi.
  3. ^ Trước đây núi Đông Cứu thuộc huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc; nay thuộc huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
  4. ^ Ngô Đức Thọ-Nguyễn Thúy Nga chú thích: Phù Lan là tên trại có từ đời Tiền Lê (vua Lê Đại Hành phong cho hoàng tử thứ 6 là Cân làm Ngự Bắc vương, đóng ở trại Phù Lan). Sử nhà Nguyễn là Khâm định Việt sử Thông giám cương mục cho biết về sau, trại Phù Lan là xã Phù Duệ, thuộc huyện Đường Hào (nay thuộc huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên).
  5. ^ Theo thông tin trên website Thư viện Hoa Sen [1][liên kết hỏng]. Sách Thiền sư Việt Nam (tr. 137) chép là: "Thái úy Lý Thường Kiệt, Tướng quốc Thân Vứu và Châu Thích Sử".
  6. ^ Theo Thiền uyển tập anh (tham khảo từ hai bản dịch: của Lê Mạnh Thát, và của Ngô Đức Thọ-Nguyễn Thúy Nga).
  7. ^ Chép theo Thiền uyển tập anh (bản dịch của Ngô Đức Thọ-Nguyễn Thúy Nga). Sách Thiền sư Việt Nam chép khác một vài từ.
.

Thiền Sư CHÂN KHÔNG (thuongchieu.net)

Thiền Sư CHÂN KHÔNG

(1045 - 1100) - (Đời thứ 16, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

Sư họ Vương tục danh Hải Thiềm, quê làng Phù Đổng huyện Tiên Du, con nhà sang trọng. Lúc mẹ mang thai Sư, cha mộng thấy vị Tăng trao cho cây tích trượng. Sau đó, sinh ra Sư.

Thuở nhỏ, Sư thích ở riêng một mình, siêng năng đọc sách, chẳng màng những việc vặt vãnh. Năm 15 tuổi, Sư đã bác thông sách sử. Đến 20 tuổi, Sư xuất gia, rồi dạo khắp tùng lâm tìm nơi khế hợp.

Sư đến pháp hội chùa Tĩnh Lự núi Đông Cứu nghe giảng kinh Pháp Hoa, hoát nhiên tỉnh ngộ. Cơ duyên khế hợp ấy, khác nào con rùa mù gặp bộng cây. Sư ở đây nhập thất sáu năm, sự tham vấn càng ngày càng sâu. Nhân đó, được truyền tâm ấn.

Sau, Sư đến núi Từ Sơn dừng trụ. Tự lấy giới luật giữ mình, trên hai mươi năm không hề xuống núi. Danh tiếng vang dậy xa gần. Vua Lý Nhân Tông nghe danh, xuống chiếu mời vào Đại nội giảng kinh Pháp Hoa. Thính giả nghe giảng ai nấy đều kính phục.

Bấy giờ, Thái úy Lý Thường Kiệt, Thích sử Lạng Châu, Tướng quốc Thân Công rất kính trọng Sư thường xả tài vật cúng dường. Những phần cúng dường Sư đều dùng vào việc sửa chùa xây tháp, đúc hồng chung để lại đời.

Về sau, Sư trụ trì chùa Chúc Thánh trên núi Phả Lại, có vị tăng đến hỏi:

- Thế nào là diệu đạo ?

Sư đáp:

- Sau khi giác rồi mới biết.

- Giáo chỉ từ trước học nhân chưa rõ, lời dạy hôm nay làm sao hội được ?

- Nếu đến tiên gia trong động sâu,

Hoàn đan hoán cốt được mang về.

- Thế nào là hoàn đan ?

- Nhiều kiếp tối tăm không hiểu thấu,

Hôm nay chợt ngộ được khai minh.

- Thế nào là khai minh ?

- Khai minh chiếu khắp cõi ta-bà,

Tất cả chúng sanh chung một nhà.

Tăng lại thưa:

- Tuy nhiên không biện rõ.

- Chốn chốn đều gặp y.

- Cái gì là y ?

Sư đáp:

- Kiếp hỏa cháy tan mảy may sạch,

Núi xanh như cũ, mây trắng bay.

Tăng hỏi:

- Khi sắc thân bại hoại thì thế nào ?

- Xuân đến, xuân đi ngỡ xuân hết,

Hoa nở, hoa tàn chỉ là xuân.

Tăng suy nghĩ, Sư quát rằng:

- Đất bằng sau binh lửa,

Thực vật đều ngát thơm.

          (Bình nguyên kinh hỏa hậu,

          Thực vật các thù phương)

Tăng lễ bái.

*

*  *

Vãn niên, Sư trở về quận nhà, trùng tu lại ngôi chùa Bảo Cảm. Công việc vừa xong, ngày mùng 1 tháng 11 niên hiệu Hội Phong thứ chín (1100), Sư báo tin sắp tịch nói kệ:

          Diệu bản thênh thang rõ tự bày,

          Gió hòa thổi dậy khắp ta-bà.

          Người người nhận được vô vi lạc,

          Nếu được vô vi mới là nhà.

          (Diệu bản hư vô minh tự khoa,    

          Hòa phong xuy khởi biến ta-bà.   

          Nhân nhân tận thức vô vi lạc,      

          Nhược đắc vô vi thủy thị gia.)     

Đến nửa đêm, Sư lại bảo: “Đạo của ta đã thành, ta giáo hóa đã xong, vậy ta tùy ý ra đi.” Bèn ngồi kiết già mà tịch, thọ 55 tuổi, được 36 tuổi hạ.

Hoàng Thái Hậu, Công chúa Thiên Thành, Ni sư Diệu Nhân và đông đảo đệ tử làm lễ cúng dường trai tăng hai ngày. Đại sư Nghĩa Hải ở chùa Đại Minh, được vua ban tử y. Sa-môn Pháp Thành, toàn thể đồ chúng lo đủ lễ an táng Sư, xây tháp bên ngoài trai đường.                                     

*

*  *

Học sĩ Nguyễn Văn Cử vâng chiếu soạn lời minh ghi trên tháp. Công bộ thượng thơ Đoàn Văn Khâm làm thơ truy điệu Sư:

          Trong triều, ngoài nội kính gia phong,

          Chống gậy đường mây quyện bóng rồng.

          Cửa từ chợt hoảng rường cột đổ,

          Rừng đạo bùi ngùi cội thông long.

          Cỏ biếc quanh mồ thêm tháp mới,

          Non xanh nước thắm gởi thân trong.

          Vắng vẻ cửa thiền ai đến gõ,

          Văng vẳng chuông chiều nát cõi lòng.

         ( Hạnh cao triều dã chấn thanh phong,

          Tích trụ như vân mộ tập long.

          Nhân vũ hốt kinh băng huệ đống,

          Đạo lâm trường thán yển trinh tòng,

          Phần oanh bích thảo thiêm tân tháp

          Thủy trám thanh sơn nhận tạ dung.

          Tịch tịch thiền quan thùy cánh khấu,

          Kinh qua sầu thính mộ thiên chung.)

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state