Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Thiền sư Định Không (730-808) - Thiền sư Việt Nam
Thiền sư Định Không (730-808) họ Nguyễn, sư người hương Cổ Pháp, thuộc dòng vọng tộc. Thiền sư là một trong 3 thiền sư thuộc thế hệ thứ 8 thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi, tu hành ở chùa Thiện Chúng, hương Dịch Bảng, phủ Thiên Đức. Cơ duyên và hành trạng[sửa | sửa mã nguồn] Khi tuổi đã nhiều, nhân đi dự hội ở chùa Long Tuyền, nghe Thiền sư Nam Dương giảng kinh, ông lĩnh ngộ tôn chỉ, quy y đạo Phật. Khoảng niên hiệu Đường Trinh Nguyên (785-805) sự dựng chùa Quỳnh Lâm ở bản hương. Khi xây chùa, thợ làm móng đào được một bình hương và mười chiếc khánh đồng. Sư sai người đem ra sông rửa sạch, một chiếc rơi xuống sông trôi liệng mãi đến khi chạm đất mới nằm im.
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:467

Các tên gọi khác

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nam
Religion : Group
blood : B+
Thiền sư Định Không (730-808) - Thiền sư Việt Nam

Định Không

 

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Một phần của loạt bài về
Thiền sư Việt Nam
Ensō

Sơ khai[hiện]

Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi[hiện]

Thiền phái Vô Ngôn Thông[hiện]

Thiền phái Thảo Đường[hiện]

Thiền phái Trúc Lâm[hiện]

Lâm Tế tông[hiện]

Tào Động tông[hiện]

 Cổng thông tin Phật giáo

Thiền sư Định Không (730-808) họ Nguyễn, sư người hương Cổ Pháp, thuộc dòng vọng tộc. Thiền sư là một trong 3 thiền sư thuộc thế hệ thứ 8 thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi, tu hành ở chùa Thiện Chúng, hương Dịch Bảng, phủ Thiên Đức.

Cơ duyên và hành trạng[sửa | sửa mã nguồn]

Khi tuổi đã nhiều, nhân đi dự hội ở chùa Long Tuyền, nghe Thiền sư Nam Dương giảng kinh, ông lĩnh ngộ tôn chỉ, quy y đạo Phật. Khoảng niên hiệu Đường Trinh Nguyên (785-805) sự dựng chùa Quỳnh Lâm ở bản hương. Khi xây chùa, thợ làm móng đào được một bình hương và mười chiếc khánh đồng. Sư sai người đem ra sông rửa sạch, một chiếc rơi xuống sông trôi liệng mãi đến khi chạm đất mới nằm im.

Sư giải thích rằng: Thập khẩu là chữ cổ, Thủy khứ là chữ Pháp. Còn thổ là chỉ vào hương ta. Nhân đó đổi tên hương Diên Uẩn thành hương Cổ Pháp. Sư có làm bài tụng như sau:

Rồi Sư đọc kệ rằng:
Địa trình pháp khí
Nhất phẩm tinh đồng
Trị Phật pháp chi hưng long
Lập hương danh chi Cổ Pháp
Dịch thơ:
Đất bày dâng pháp khí
Phẩm chất thuần túy đồng
Chuẩn bị cho Phật Pháp hưng long
Đặt tên là Cổ Pháp
Rồi Sư lại đọc rằng:
Pháp khí xuất hiện thập khẩu đồng chung
Lý hưng vương tam phẩm thành công.
Dịch thơ:
Pháp khí hiện ra mười cái chung đồng
Họ Lý làm vua ba phẩm thành công.

Trước khi quy tịch, sư nói với đệ tử Thông Thiện: Ta muốn mở mang hương ấp, nhưng sợ ngày sau gặp nạn, tất có dị nhân đến phá hoại mạch đất của hương ta. Sau khi ta qua đời, ngươi khéo giữ đạo pháp của ta để sau gặp người họ Đinh thì truyền lại. Thế là ý nguyện của ta được toại thành.

Nói xong, sư cáo biệt rồi qua đời, thọ 79 tuổi. Năm đó là năm Mậu Tý, niên hiệu Đường Nguyên Hòa thứ ba (808).

Nguyên bản chữ Hán[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán
Hình tượng sơ khai Bài viết các tu sĩ, danh tăng Phật giáo trong lịch sử Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
.

Lời tiên tri chính xác sau hàng thế kỷ của Thiền sư Định Không

Tượng đá thờ Thiền sư Định Không
Tượng đá thờ Thiền sư Định Không

(PLO) -Thông qua những câu sấm truyền, nhiều bậc vĩ nhân của lịch sử Việt Nam đã tiên đoán chính xác những sự kiện diễn ra sau hàng thế kỷ.

 Có thể kể đến sự việc giải đoán hậu vận đất nước của Thiền sư Định Không (?-808) –  người xuất thân từ một dòng tộc quyền quý họ Nguyễn, ở hương Cổ Pháp, Bắc Ninh.

Bậc đại sư tinh thông thế số

Tương truyền, lúc tuổi đã lớn, Sư Định Không đến pháp hội Long Tuyền Nam Dương nghe pháp, liền lãnh hội ý chỉ. Nhân đây Sư phát tâm xuất gia theo Phật. Thiền sư là một trong 3 thiền sư thuộc thế hệ thứ 8 thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi, tu hành ở chùa Thiện Chúng, hương Dịch Bảng, phủ Thiên Đức. 

Sử sách ghi lại rằng ông là người am hiểu thế số, hành động đúng pháp tắc biết đoán định tương lai.Tương truyền, khi tiến hành xây chùa Quỳnh Lâm, lúc mới đào đất đắp nền đã phát hiện 1 cái ly hương và 10 cái khánh. Sau đó, nhà sư sai người đem xuống sông rửa sạch. Không may, một cái khánh bị rơi xuống tận đáy sông.

Thiền sư Định không cho rằng đây là điềm báo tốt, liền nói với mọi người: Chữ Thập, chữ Khẩu hợp thành chữ Cổ. Chữ Thuỷ, chữ Khứ hợp thành chữ Pháp. Chữ Thổ chỉ làng đang ở nên sư quyết định đổi tên làng mình từ Diên Uẩn thành Cổ Pháp. Kế đó, sư tụng rằng: Hiện ra pháp khí/ Mười hai chuông đồng/ Họ Lý làm vua/ Ba phẩm thành công.

Trong sách Thiền Uyển tập anh cho rằng, ngay từ thời điểm năm 785 đến 804, tức hơn 200 năm trước khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua, thiền sư Định Không đã dự cảm được việc triều nhà Lý xuất hiện trong lịch sử nên đã làm mấy bài thơ tụng. Câu chuyện mang màu sắc huyền bí này lại gắn liền với ngôi chùa Quỳnh Lâm (tức chùa Đài hay còn gọi là chùa Lục Tổ, ở Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) nổi tiếng đất Kinh Bắc:

“Thập khẩu thủy thổ khứ

Cổ Pháp danh hương hiệu

Kê cư loan nguyệt hậu

Chính thị hưng tam bảo.”

Câu “Kê cư loan nguyệt hậu” hiện dịch là “Gà ngồi lưng loan phượng” và cho rằng đây là lời sấm chỉ sự kiện Lý Công Uẩn lên ngôi năm Kỷ Dậu (1009). Tuy nhiên, câu sấm này trong một vài tài liệu lại lý giải rằng: “Gà” (Kê) vẫn là chỉ họ Lý. “Nguyệt” là mặt trăng, chỉ hướng Tây, đối lập với mặt trời chỉ hướng Đông.

Phía Tây thời kỳ này là đất Tĩnh Hải hay gọi là Đinh Bộ. Thời kỳ này có đồng tiền Thuận Thiên đại bảo mặt sau có chữ Nguyệt 月, và đồng tiền Đại Hưng bình bảo có chữ Đinh丁 ở mặt sau. Nguyệt và Đinh cùng có nghĩa là phần đất phía Tây, là vùng Tĩnh Hải quân.

“Loan” là chỉ triều đại của nước Đại Hưng từ Lưu Cung. “Kê cư loan nguyệt hậu” có thể hiểu là “Họ Lý ở vùng đất phía Tây sau thời Lưu Cung”, chỉ sự lên ngôi của nhà Lý ở vùng đất Tĩnh Hải sau thời kỳ nước Đại Hưng.

Cũng thiền sư Định Không còn một bài thơ sấm khác:

Pháp khí xuất hiện 

Thập khẩu đồng chung

Lý hưng vương

Tam phẩm thành công.

Dịch:

Pháp khí hiện ra

Khánh đồng mười tấm

Họ Lý làm vua

Tam phẩm thành công.

Chữ “tam phẩm” hiện được cho là Lý Công Uẩn đang ở chức hàm Tam phẩm mà lên ngôi vua. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng “Tam phẩm thành công” là 3 đời họ Lý mới nên nghiệp. Nếu hiểu vậy thì đây là ứng với chuyện từ Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông ẩn họ Lê, tới Lý Thánh Tông mới chính thức xưng vương và lấy quốc hiệu Đại Việt.

Trước khi qua đời, sư truyền lời tiên tri về hậu vận đất nước cho học trò như sau: “Ta muốn mở rộng làng xóm, nhưng e nửa chừng gặp tai họa, chắc có kẻ lạ đến phá hoại đất nước ta. Sau khi ta mất, con khéo giữ pháp này, gặp người họ Đinh thì truyền, nguyện ta đã mãn”.

Hơn 60 năm sau, lời của ông đã linh ứng. Nhà Đường cử Tiết Độ Sứ Cao Biền sang cai trị, bóc lột nhân dân ta. Thâm độc hơn, chúng còn đến nhiều vùng đất, thế núi linh thiêng, nơi sẽ sinh người tài giỏi, trấn yểm triệt phá long mạch, trong đó có đất Cổ Pháp của sư Định Không. Một thế kỷ sau đó Đinh Tiên Hoàng (924 – 979) chấm dứt tình cảnh loạn lạc, sáng lập ra nhà Đinh và nước Đại Cồ Việt, mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ của người Việt.

Lời tiên tri chính xác sau hàng thế kỷ của Thiền sư Định Không ảnh 1
Đình Sấm – nơi thiền sư Đinh La Quý trồng cây gạo

Tiên đoán sự ra đời của triều đại

Vị Thiền sư được nhắc đến là La Quý, người họ Đinh, cũng được lịch sử ghi nhận với khả năng tiên tri của mình. Thiền sư Đinh La Quý sinh năm 805, mất năm 936, người An Chân, nay là thôn Đồng Trực, xã Quỳnh Hoàng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. 

Theo sách “Lịch sử Phật giáo Việt Nam”của Giáo sư, Tiến sĩ, Thiền sư Lê Mạnh Thát (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2001) viết: “Thuở nhỏ Đinh La Quý đã du phương học thiền khắp nơi nhưng không gặp duyên đạo, sắp thối chí thì gặp Thông Thiện tu ở chùa Thiện Chúng (làng Phù Ninh, phủ Thiên Đức, nay là thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), La Quý khai ngộ thờ Thông Thiện làm thầy.

Khi Thiền sư Thông Thiện sắp viên tịch gọi Sư đến dạy rằng: “Xưa thầy ta là Định Không thường dặn ta rằng: Người giữ pháp ta, gặp người họ Đinh thì truyền, con đúng là người đó, ta đi vậy". Khi đã đắc pháp, Sư tùy phương diễn hóa, chọn đất dựng chùa, mỗi khi nói ra lời nào, tất là sấm phù (tiên đoán, biết trước)”.

Thiền sư La Quý còn được nhắc đến với câu chuyện tiếp tục bảo vệ “cuộc đất” vừa bị Cao Biền (quan nhà Đường) yểm theo lời truyền dặn của Thiền sư Thông Thiện trước khi mất. 

Truyền rằng Cao Biền vốn là người giỏi phong thủy, khi sang nước ta quan sát đã viết cuốn Địa lý Cao Biền cảo. Biết thế đất Cổ Pháp sẽ phát đế vương, Cao Biền đã cho đào 19 địa điểm để phá. 

Thiền sư La Quý đã cho lấp lại, đồng thời, quyên góp tài sản đúc một tượng Lục Tổ bằng vàng, chôn ở gần tam quan chùa, và dặn đệ tử: “Gặp vua sáng thì trao, gặp chúa tối thì giấu”. Đặc biệt, năm 936, trước khi thị tịch, thiền sư La Quý đã tự tay trồng một cây gạo ở chùa Minh Châu để nối long mạch, và dặn đệ tử sau này phải xây nền đắp tháp, nếu cần thì cất giữ tượng vàng Lục Tổ trong tháp đừng để kẻ khác thấy. Trồng xong cây gạo, thiền sư La Quý An để lại lời sấm rằng: 

“Đại sơn long đầu khỉ

Cù vĩ ẩn châu minh

Thập bát tử định thiền

Miên thọ hiện long hình

Thổ kê thử nguyệt nội

Định kiên nhật xuất thanh”

Dịch là:

“Đại sơn đầu rồng ngửng

Đuôi cù ẩn Châu minh

Thập bát tử định thành

Bông gạo hiện long hình

Thỏ gà trong tháng chuột

Nhất định thấy trời lên”

Do những từ “thập bát tử” ở câu số 3 là chiết tự của chữ Lý, nghĩa là họ Lý, nên bài thơ được diễn giải như sau: Đầu rồng hiện ở núi lớn / đuôi rồng giấu sự thịnh vượng / Họ Lý nhất định thành/khi cây gạo hiện hình rồng/ chỉ trong mấy tháng thỏ, gà, chuột / chắc chắn sẽ thấy mặt trời (vua) anh minh”. Và điều này đã ứng với sự ra đời của nhà Lý vào tháng 11 (tháng chuột) năm Kỷ Dậu (năm gà) 1009.

Thiền sư Đinh La Quý là người đã tiếp thu, hoàn thiện và phổ biến tư tưởng của Định Không "rất sành về thế số, giỏi về các khoa nghiên cứu lịch âm dương ngũ hành và phong thủy", khẳng định nước Việt ta có những vùng "địa linh" có khí tượng đế vương có thể sinh ra những bậc anh hùng xuất chúng, làm chủ đất nước sánh vai cùng những người làm chủ đất nước Trung Hoa. 

Đinh La Quý không chỉ nêu ra thuyết địa linh mà còn phản đối mạnh mẽ chính sách "yểm trừ những thế đất thiên tử" của Cao Biền, tự mình hoặc bảo người đi lấp lại những chỗ đất mà Cao Biền đã đào bới. 

Đánh giá về công lao của Đinh La Quý, sách “Lịch sử phật giáo Việt Nam” viết: “Khơi dậy và giáo dục ý thức độc lập cho toàn dân là một trong những thành công rực rỡ của nền giáo dục Việt Nam và Phật giáo Việt Nam mà người đi đầu là Định Không và Đinh La Quý”.

Sách viết tiếp: "Tư tưởng địa linh do Định Không đề ra, La Quý hoàn thiện và phổ biến đã cung cấp một nền tảng lý luận vào thời điểm ấy. Đây là một đóng góp to lớn của La Quý với lịch sử dân tộc và Phật giáo".

(Còn nữa…)

Minh An (biên soạn)

 

Thiền sư Định Không (730 - 808) (Đời thứ 8, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

Sư họ Nguyễn quê ở làng Cổ Pháp, con nhà danh giá, lại thâm hiểu về thế số. Những hành động của Sư đều hợp pháp tắc, người trong làng quí kính gọi là Trưởng lão.

Lúc tuổi đã lớn, Sư đến pháp hội Long Tuyền Nam Dương nghe pháp, liền lãnh hội ý chỉ. Nhân đây Sư phát tâm xuất gia theo Phật.

Đời Đường khoảng niên hiệu Trinh Nguyên (785-804), Sư lập ngôi chùa Quỳnh Lâm tại quê nhà. Khi đào đất đắp nền chùa gặp được một quả hương đề và mười cái khánh. Sư sai đem xuống nước rửa, một cái khánh lăn đến tận đáy ao mới dừng. Sư giải rằng:

- Chữ thập, chữ khẩu hợp thành chữ cổ. Chữ thủy, chữ khứ hợp thành chữ pháp. Thổ là chính chỗ chúng ta ở, tức chỉ đất này.

Nhân đây, Sư đổi tên làng là Cổ Pháp (trước tên Diên Uẩn), lại làm bài tụng:

Đất dâng pháp khí
Một món thuần đồng.
Ấy điềm Phật pháp hưng long
Đặt tên làng là Cổ Pháp.

(Địa trình pháp khí
Nhất phẩm tinh đồng.
Trị Phật pháp chi hưng long
Lập hương danh chi Cổ Pháp.)

Sư lại nói:

Pháp khí hiện ra mười cái chung đồng
Họ Lý làm vua ba phẩm thành công.

(Pháp khí xuất hiện thập khẩu đồng chung
Lý hưng vương tam phẩm thành công.)

Lại nói:

Thập, khẩu, thủy, thổ, khứ
Danh hiệu làng Cổ Pháp.
Gà ở sau loan nguyệt
Chính là Tam Bảo thạnh.

(Thập, khẩu, thủy, thổ, khứ
Cổ Pháp danh hương hiệu.
Kê cư loan nguyệt hậu
Chánh thị hưng Tam Bảo.)

Sau, Sư trụ trì tại chùa Thiền Chúng ở làng Dịch Bảng, phủ Thiên Đức (nay là làng Đình Bảng, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh).

Sắp tịch, Sư gọi đệ tử Thông Thiện đến bảo:

- Ta muốn mở rộng làng xã, nhưng giữa chừng e gặp họa nạn, ắt có người khác đến phá hoại đất đai của chúng ta (quả nhiên, sau có Cao Biền đời Đường đến trấn ở đây). Sau khi ta tịch, ngươi khéo gìn giữ pháp của ta. Khi nào gặp người họ Đinh sẽ truyền thì nguyện của ta được mãn vậy.

Nói xong, Sư cáo biệt mà tịch, thọ bảy mươi chín tuổi, nhằm đời Đường niên hiệu Nguyên Hòa thứ ba (808) năm Bính Tý.

Thông Thiện xây tháp thờ Sư ở phía tây chùa Lục Tổ và ghi lời phó chúc rành rõ.

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state