Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Thiền sư Đinh La Quý (852 – 936) - Thiền sư Việt Nam
Đinh La Quý (852 – 936) là vị thiền sư Việt Nam thuộc thế hệ 10 của thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi. Hoạt động của ông có liên quan tới lịch sử Việt Nam thời kỳ phục quốc sau ngàn năm Bắc thuộc. Tu hành[sửa | sửa mã nguồn] Sư Đinh La Quý là học trò của sư Thông Thiện. Ông trụ trì tại chùa Song Lâm, làng Phù Ninh, phủ Thiên Đức, tức làng Phù Ninh, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh hiện nay. Từ nhỏ, Đinh La Quý đã đi học tập, tu hành ở nhiều nơi, gặp nhiều bậc thiền sư. Năm 808, thầy của sư Thông Thiện là sư Định Không trước khi mất đã dặn lại rằng người kế tục Thông Thiện sẽ mang họ Đinh. Vì vậy Thông Thiện gặp Đinh La Quý và truyền thụ cho ông kế tục[1].
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:468

Các tên gọi khác

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nam
Religion : Group
blood : B+
Thiền sư Đinh La Quý (852 – 936) - Thiền sư Việt Nam

Đinh La Quý

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thiền sư
Đinh La Quý
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáo Phật giáo
Trường phái Đại thừa
Tông phái Thiền tông
Lưu phái Tì-ni-đa-lưu-chi
Sư phụ Thông Thiện
Tu tập tại Chùa Song Lâm
Làng Phù Ninh, phủ Thiên Đức
(thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh)
Thông tin cá nhân
Sinh 852
Mất 936
Quốc gia Việt Nam
 Cổng thông tin Phật giáo
Một phần của loạt bài về
Thiền sư Việt Nam
Ensō

Sơ khai[hiện]

Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi[hiện]

Thiền phái Vô Ngôn Thông[hiện]

Thiền phái Thảo Đường[hiện]

Thiền phái Trúc Lâm[hiện]

Lâm Tế tông[hiện]

Tào Động tông[hiện]

 Cổng thông tin Phật giáo

Đinh La Quý (852 – 936) là vị thiền sư Việt Nam thuộc thế hệ 10 của thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi. Hoạt động của ông có liên quan tới lịch sử Việt Nam thời kỳ phục quốc sau ngàn năm Bắc thuộc.

Tu hành[sửa | sửa mã nguồn]

Sư Đinh La Quý là học trò của sư Thông Thiện. Ông trụ trì tại chùa Song Lâm, làng Phù Ninh, phủ Thiên Đức, tức làng Phù Ninh, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh hiện nay.

Từ nhỏ, Đinh La Quý đã đi học tập, tu hành ở nhiều nơi, gặp nhiều bậc thiền sư. Năm 808, thầy của sư Thông Thiện là sư Định Không trước khi mất đã dặn lại rằng người kế tục Thông Thiện sẽ mang họ Đinh. Vì vậy Thông Thiện gặp Đinh La Quý và truyền thụ cho ông kế tục[1].

Sau khi tu hành đắc đạo, Đinh La Quý chọn đất dựng chùa. Nhiều lời nói của ông được người đương thời xem là lời sấm ngữ dự báo[1].

Một thời gian ông ở chùa Lục Tổ, có đúc tượng Lục Tổ bằng vàng. Sau đó vì sợ trộm cướp, ông mang chôn giấu tượng ở cửa chùa và dặn mọi người: "Khi thấy vua sáng thì lấy ra, gặp chúa tối thì giấu".

Chữa long mạch đất Cổ Pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Theo sách Thiền Uyển tập anh, viên quan Tiết độ sứ đô hộ Việt Nam vào giữa thế kỷ 9 là Cao Biền xây thành Đại La bên sông Tô Lịch, biết đất Cổ Pháp có khí tượng đế vương, nên đã đào đứt con sông Điềm[2] và những ao Phù Chẩn[3] đến 19 chỗ để trấn yểm nó. Mục đích của Cao Biền là làm đứt long mạch, cản trở sự ra đời của đế vương tại Việt Nam.

Thiền sư Đinh La Quý đã khuyên Khúc Lãm lấp lại những chỗ bị đào như xưa để nối lại long mạch. Sau đó vào năm 936 thời Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ, sư Đinh La Quý trồng một cây hoa gạo ở chùa Châu Minh, làng Diên Uẩn thuộc hương Cổ Pháp (nay là xã Tân Hồng, thị trấn Từ Sơn, Bắc Ninh).

Việc trồng cây gạo của thiền sư Đinh La Quý nhằm khôi phục lại long mạch bị Cao Biền phá gãy, ngoài mục đích sinh ra chân mạng đế vương, chấn hưng đất nước còn vì bậc đế vương đó có thể phò dựng chính pháp làm hưng thịnh Phật giáo[1].

Sau khi trồng cây gạo, sư Đinh La Quý làm bài kệ như sau:

Đại sơn long đầu khỉ
Cù vĩ ẩn châu minh
Thập bát tử định thiền
Miên thọ hiện long hình
Thổ kê thử nguyệt nội
Định kiên nhật xuất thanh
Dịch:
Đại sơn đầu rồng ngửng
Đuôi cù ẩn Châu minh
Thập bát tử định thành
Bông gạo hiện long hình
Thỏ gà trong tháng chuột
Nhất định thấy trời lên

Bài thơ này được xem nhằm mục đích tuyên truyền cho sự ra đời của nhà Lý vào tháng 10 năm Dậu, và sau đó nhà Lý ra đời vào tháng 10 năm Kỷ Dậu (1009) - – ứng với sự tiên đoán của bài thơ. Có ý kiến cho rằng bài thơ do thế có thể được sáng tác trước lúc Lý Công Uẩn lên ngôi không lâu[4].

Trước khi viên tịch, ông còn dặn lại sư Thiền Ông:

Sau khi ta tịch, con khéo đắp một ngọn tháp bằng đất, dùng phép, yểm dấu trong đó, chớ cho người thấy.

Dặn dò xong, Đinh La Quý viên tịch, thọ 85 tuổi.

Cây gạo ông trồng sau này trở thành một sinh vật đặc biệt gắn liền với lịch sử Việt Nam. Bảy mươi ba năm sau, năm 1009, cây gạo bị sét đánh nhưng không chết[5], tại chỗ sét đánh trên thân cây có bài thơ sấm[6] (có ý kiến cho rằng tác giả là sư Vạn Hạnh[7]), được giải mã mang nội dung tiên đoán đúng các sự kiện trong lịch sử Việt Nam: việc nhà Lý nối nghiệp nhà Tiền Lê[6][8][9], cũng như tên các triều đại kế tục tiếp theo như nhà Trầnnhà Hậu Lênhà Mạcchúa Trịnh. Cây gạo bị bão đánh đổ năm 1966 sau 1030 năm tồn tại[8].

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. a b c Thiền uyển tập anh, tr 104
  2. ^ Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể là sông Đuống
  3. ^ Thuộc làng Phù Chẩn, thị trấn Từ SơnBắc Ninh
  4. ^ Thiền Uyển tập anh, tr 105
  5. ^ Phan Duy Kha, Lã Duy Lan, Đinh Công Vĩ, sách đã dẫn, tr 113
  6. a b Đại Việt sử ký toàn thư, Kỷ nhà Lê, Ngọa Triều hoàng đế
  7. ^ Phan Duy Kha, Lã Duy Lan, Đinh Công Vĩ, sách đã dẫn, tr 117
  8. a b Phan Duy Kha, Lã Duy Lan, Đinh Công Vĩ, sách đã dẫn, tr 114
  9. ^ Việt sử lược, tr 111-112
.

Trận Đinh La Quý phá vỡ bùa Yểm trấn long mạch của Cao Biền - Thầy phong thủy Trung Quốc Thiệu Quang Quê Tôi (thieuquangquetoi.blogspot.com)

Trận Đinh La Quý phá vỡ bùa Yểm trấn long mạch của Cao Biền - Thầy phong thủy Trung Quốc

 

 

Vâng lời vua Đường, Cao Biền đến nước ta bỏ công đi khắp nơi, xem xét núi non, rừng biển, sông hồ, chỗ nào địa thế tốt, có khí địa linh, thì đều yểm cả.
Phép phong thủy phân biệt hình thế của đất làm năm loại: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.
Tùy theo thế đất và hình dáng của cuộc đất (giống con vật gì) để theo đó đặt tên, tiên đoán lành dữ cho những ai sử dụng cuộc đất ấy, như: lục long tranh châu, phượng hoàng ẩm thủy, hổ trục quần dương, hoặc quần tiên hội ẩm (được xem là những cuộc đất quý).
Trận Đinh La Quý phá vỡ bùa Yểm trấn long mạch của Cao Biền - Thầy phong thủy Trung Quốc
Cao Biền
Thực hư Cao Biền trấn yểm thành Đại La
Theo tư liệu lịch sử và phong thủy, Cao Biền khi sang xâm lấn nước ta đã tiến chiếm thành Đại La và cho đắp lớn thành này cao đến 2 trượng 6 thước, chu vi hơn 1982 trượng, trên thành xây 55 vọng gác, với nhiều điểm phòng vệ quân sự.
Để làm rào chắn cho thành Đại La, Cao Biền đã tập trung các hộ ở vây quanh với bốn vạn căn nhà.
Là người giỏi về thuật phong thủy, xem địa lý, đoán cát hung, nên Cao Biền đã dò xét rất kỹ vị trí để xây thành Đại La (mà sau này vua Lý Thái Tổ khi dời đô về Thăng Long đã cho xây mới lại) và dò tìm đầu mối long mạch nước ta.
Trận Đinh La Quý phá vỡ bùa Yểm trấn long mạch của Cao Biền - Thầy phong thủy Trung Quốc
Trận Yểm bùa sông Tô Lịch
Nhắc đến vua Lý Thái Tổ (tức Lý Công Uẩn), nhắc đến thành Đại La và kinh đô Thăng Long, vì đều liên quan đến việc Cao Biền sử dụng những thuật lạ của phong thủy để trấn yểm và tiêu hủy khí tượng đế vương ở nước ta thời ấy theo lệnh của vua Đường Ý tông (860 – 873).Tài liệu ghi, khi Đường Ý tông quyết định cử Cao Biền sang nước ta, đã ngầm bảo: “Trẫm nghe An Nam có nhiều ngôi đất thiên tử, ngươi tinh thâm về địa lý, nên hết sức yểm đi và vẽ hình thế đất ấy đem về cho trẫm xem”.Vâng lời vua Đường, Cao Biền đến nước ta bỏ công đi khắp nơi, xem xét núi non, rừng biển, sông hồ, chỗ nào địa thế tốt, có khí địa linh, thì đều yểm cả.Riêng núi Tản Viên là Cao Biền không dám đụng tới vì cho rằng đó là chỗ thiêng liêng của chư thần thường ngự, không thể yểm được.Trong những nơi mà Biền nhắm đến có một điểm khá quan trọng, đó là làng Cổ Pháp – nơi sẽ sinh ra bậc đế vương của trời Nam.Vì thế, sau nhiều ngày chú tâm xem xét về cuộc đất toàn vùng, Cao Biền cùng các thầy pháp và thầy địa lý của Trung Quốc đã ra tay “cắt đứt long mạch” bằng cách đục đứt sông Điềm và 19 điểm ở Phù Chấn để yểm.

La Quý nối chỗ đứt long mạch

Nhưng mưu thâm độc của vua Đường và Cao Biền trong việc phá hủy thế phong thủy và làm tan khí tượng đế vương ở nước ta đã bị một thiền sư thời ấy là ngài La Quý phá tan.Ngài La Quý là trưởng lão tu ở chùa Song Lâm, thuở nhỏ du phương tham vấn khắp nơi, sau đến gặp pháp hội của thiền sư Thông Thiện liền khai ngộ.Khi đắc pháp, ngài La Quý tùy phương diễn hóa, nói ra lời nào đều là lời sấm truyền. Ngài rất thông tuệ, nhìn xuyên sông núi, biết rõ nguồn gốc phong thủy, biết quá khứ và tiên đoán được tương lai.Trước khi mất, vào năm 85 tuổi (năm 936), ngài gọi đệ tử truyền pháp là Thiền Ông đến căn dặn:“Ngày trước, Cao Biền đã xây thành bên sông Tô Lịch, dùng phép phong thủy, biết vùng đất Cổ Pháp của ta có khí tượng đế vương, nên đã nhẫn tâm đào đứt sông Điềm và khuấy động 19 chỗ trấn yểm ở Phù Chẩn.
Nay ta đã chủ trì lắp lại những chỗ bị đào đứt được lành lặn như xưa. Trước khi ta mất, ta có trồng tại chùa Châu Minh một cây bông gạo.Cây bông gạo này không phải là cây bông gạo bình thường, mà là vật để trấn an và nối liền những chỗ đứt trong long mạch, mục đích để đời sau sẽ có một vị hoàng đế ra đời và vị này sẽ phò dựng chính pháp của chư Phật”.Vị hoàng đế mà ngài La Quý báo trước là Lý Công Uẩn. Lý Công Uẩn mồ côi từ nhỏ, được sư Khánh Vân đem về chùa nuôi, lớn lên Lý Công Uẩn được thiền sư Vạn Hạnh nuôi dạy và sau này lên ngôi tức vua Lý Thái Tổ, mở ra thời đại hộ pháp hưng thịnh trong lịch sử Việt Nam...
 
Như vậy, thuật phong thủy với khí tượng đế vương của các vùng đất đã liên quan nhiều đến lịch sử Việt Nam từ xa xưa.Đến đời Lê, có ngài Nguyễn Đức Huyên sinh tại làng Tả Ao, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tỉnh, là người lặn lội học khoa địa lý phong thủy tận nơi khai sáng của khoa này trên đất Trung Hoa và cũng là người Việt Nam đầu tiên viết sách địa lý lưu truyền đến nay.Ngài là danh nhân có tên gọi quen thuộc không những trong dân gian mà cả giới nghiên cứu nữa: Tả Ao.Tả Ao đã phân tích, nêu rõ hình các cuộc đất kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, cũng như việc tìm long mạch ra sao. 
Xin nêu ra đây đoạn nhỏ trong sách “Tả Ao địa lý toàn thư” do Cao Trung biên dịch, đại ý nêu hai mạch:Mạch dương cơ và Mạch âm phần. Mạch dương cơ nếu nhỏ thì dùng làm nhà, nếu lớn hơn làm doanh trại, hoặc rộng và tốt có thể dùng làm thị trấn, xây kinh đô. Còn Mạch âm phần dùng chôn cất.Đại cương là vậy, về chi tiết còn có nhiều loại mạch khác, như Mạch mã tích tức mạch chạy như vết chân ngựa, lúc cạn lúc sâu; Mạch hạc tất tức mạch ở giữa nhỏ, hai đầu to ra dần, như gối của con hạc; Mạch phong yếu tức mạch nhỏ nhắn, phình ra to dần như lưng con ong;Mạch qua đằng tức mạch không chạy thẳng mà ngoằn ngoèo như các thân cây bí cây bầu, có khả năng kết được bên trái hoặc bên phải đường đi của mạch nên được xem là loại mạch quý.
Đất kết có hai loại: một loại dùng chôn xương người chết và một loại để người sống ở đều tốt.Riêng đất để người sống ở, sách Tả Ao địa lý toàn thư đã đề cập đến đất dương cơ liên quan tới lịch sử nước ta:Trừ nhà Hùng Vương được đất quá lớn ra, thì sau đó, nhà Đinh và tiền Lê trở về trước, những triều đại thịnh trị thật ngắn ngủi, không được tới ba đời, nên quốc sư Vạn Hạnh phải tìm một đại địa khác làm kinh đô.Đó là Thăng Long hay Hà Nội. Lý Công Uẩn nghe theo, dời kinh đô về Thăng Long nên nhà Lý làm vua được tám đời; và sau đó nhà Trần và hậu Lê (Lê Lợi) cũng nhờ có đại địa đó làm kinh đô, nên bền vững lâu dài hơn”.

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state