Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Thiền sư Dương Không Lộ (楊空路, 1016-1094)- Thiền sư Việt Nam
Dương Không Lộ (楊空路, 1016-1094), húy Dương Minh Nghiêm, hiệu Khổng Lồ đọc tránh Không Lộ pháp hiệu là Thông Huyền chân nhân, quê gốc làng Giao Thủy (sau đổi là làng Hộ Xá), phủ Hải Thanh (đời Trần đổi là Thiên Thanh, sau lại đổi là Thiên Trường) tỉnh Nam Định, quê mẹ có một nguồn nói ở mạn Duyên Hà (Thái Bình), lại có nguồn khác nói ở quê mẹ là làng Hán Lý, phủ Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn] Không Lộ sinh ngày 13 tháng 9 năm Bính Thìn niên hiệu Thuận Thiên thứ 7(1016) đời Lý Thái Tổ, tại doi đất sau này được gọi là làng Lại Trì, phủ Kiến Xương (Thái Bình).
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:463

Các tên gọi khác

Dương Không Lộ , Dương Minh Nghiêm, Khổng Lồ , Không Lộ , Thông Huyền chân nhân

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nam
Religion : Group
blood : B+
Thiền sư Dương Không Lộ (楊空路, 1016-1094)- Thiền sư Việt Nam

Dương Không Lộ

 

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Một phần của loạt bài về
Thiền sư Việt Nam
Ensō

Sơ khai[hiện]

Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi[hiện]

Thiền phái Vô Ngôn Thông[hiện]

Thiền phái Thảo Đường[hiện]

Thiền phái Trúc Lâm[hiện]

Lâm Tế tông[hiện]

Tào Động tông[hiện]

 Cổng thông tin Phật giáo

Dương Không Lộ (楊空路, 1016-1094), húy Dương Minh Nghiêm, hiệu Khổng Lồ đọc tránh Không Lộ pháp hiệu là Thông Huyền chân nhân, quê gốc làng Giao Thủy (sau đổi là làng Hộ Xá), phủ Hải Thanh (đời Trần đổi là Thiên Thanh, sau lại đổi là Thiên Trường) tỉnh Nam Định, quê mẹ có một nguồn nói ở mạn Duyên Hà (Thái Bình), lại có nguồn khác nói ở quê mẹ là làng Hán Lý, phủ Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Không Lộ sinh ngày 13 tháng 9 năm Bính Thìn niên hiệu Thuận Thiên thứ 7(1016) đời Lý Thái Tổ, tại doi đất sau này được gọi là làng Lại Trì, phủ Kiến Xương (Thái Bình).

Ông xuất thân làm nghề chài lưới, nhưng giỏi văn chương và mộ đạo Phật. Không Lộ là một Thiền sư triều nhà Lý được phong làm Quốc sư, đã từng tu ở các chùa:Hà Trạch, Diên Phúc (sau đổi Viên Quang), Nghiêm Quang (sau đổi Thần Quang - chùa Keo), Chúc Thánh. Không Lộ vừa được coi là thiền sư thuộc dòng thiền Vô Ngôn Thông vừa được cho là thuộc thiền phái Thảo Đường.

Ngày mùng 3 tháng 6 năm Giáp Tuất, niên hiệu Hội Phong 3 (1094), thiền sư Không Lộ hóa thọ 79 tuổi

Hành trạng[sửa | sửa mã nguồn]

Gia đình Dương Không Lộ sống ở làng Lại Trì, chuyên nghề chài lưới ven sông. Khi lớn lên, ông lấy việc câu cá, quăng chài làm vui và thường du ngoạn nhiều nơi danh lam thắng cảnh, tuỳ hứng ngâm vịnh và sáng tác thơ ca.

Năm Giáp Thân (1044) triều Lý Thái Tông, ông 29 tuổi, bỏ nghề đánh cá để theo học đạo thiền. Ban đầu ông theo học Noãn cư sĩ làng Bảo Tài (chưa rõ nay ở đâu). Sau ông đắc đạo, trở thành Tổ thứ 10 của thiền phái Vô Ngôn Thông, một thiền phái được thành lập ở nước ta vào đầu thế kỷ thứ IX.

Năm Đinh Dậu (1057) ông chuyển sang theo học thiền phái Thảo Đường. Thảo Đường thiền sư từng nhận xét về học trò Không Lộ của mình: "Chú này cốt cách phi phàm, sau này tất làm pháp tự." Quả nhiên về sau, Không Lộ trở thành Tổ đời thứ 3 của thiền phái Thảo Đường.

Năm Kỷ Hợi (1059), Không Lộ tu tại chùa Hà Trạch, rồi chuyển về tu ở chùa Duyên Phúc (tức chùa làng Hộ Xá) sau đổi là chùa Viên Quang (Xuân Ninh - Nam Định).

Năm Nhâm Dần (1062) Không Lộ cùng Giác Hải và Đạo Hạnh đi Tây Trúc cầu kiến Phật Tổ, được Phật Tổ giác ngộ và truyền cho phép lạ.

Năm Quý Mão (1063) Không Lộ dựng chùa Nghiêm Quang (sau đổi là Thần Quang - chùa Keo) tại làng Dũng Nhuệ. Sau do đất lở xuống sông Hồng, chùa được chuyển sang làng Dũng Nghĩa (Vũ ThưThái Bình).

Năm Nhâm Tý (1072), Không Lộ cùng Giác Hải chữa khỏi bệnh sợ tắc kè kêu cho vua Lý Nhân Tông. Ông được phong làm Quốc sư.

Ngày 3 tháng 6 năm Giáp Tuất (1094), Không Lộ thiền sư viên tịch, thọ 79 tuổi. Ngày 10 tháng 8 năm Ất Hợi (1095) thiền sư Giác Hải thu thập xá lợi của Không Lộ, xây tháp để chôn cất, tạc tượng để thờ tại chùa Nghiêm Quang.

Vua Lý Nhân Tông xuống chiếu tu sửa chùa, cắt 3.000 hộ (có tài liệu 20 hộ) hương khói phụng thờ ông.[1]

Chữa bệnh sợ tắc kè kêu cho vua Lý Nhân Tông[sửa | sửa mã nguồn]

Sách Thiền uyển tập anh chép:

Thời vua Lý Nhân Tông, thiền sư Giác Hải thường cùng Thông Huyền chân nhân, bị triệu vào nhà hóng mát hầu hạ, bỗng có tiếng cắc kè kêu nhau chối tai, đáng ghét. Vua khiến Huyền làm cho nó đừng kêu. Huyền bèn lâm râm niệm chú, làm rơi trước một con. Huyền cười Sư, Sư bảo "Đang còn một con, để đó cho Sa môn". Sư chú mục nhìn, trong giây lát, nó cũng rơi theo.

Vua lấy làm lạ, làm một bài thơ khen:

Giác Hải tâm như hải
Thông Huyền đạo hựu huyền
Thần thông kiêm biến hóa
Nhất Phật, nhất Thần tiên.
Dịch:
Giác Hải lòng như biển
Thông Huyền đạo rất huyền
Thần thông kiêm biến hóa
Một Phật, một Thần tiên.

Từ đó, tiếng tăm Sư vang khắp thiên hạ, tăng tục ngưỡng chuộng. Vua thường đối đãi Sư như bậc thầy. Mỗi lần ra chơi hành cung Hải Thanh, vua tất đến chùa Sư trước.

Câu đối ở chùa Keo Hành Thiện (Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định) nơi thờ Không Lộ thiền sư:

Pháp thị thiên tiên tâm thị phật

Hương vi thánh tổ quốc vi sư.

Dịch:

Phép là tiên trời, tâm là phật

Quê tôn thánh tổ, nước tôn thầy.

Phép là tiên trời, tức là phép của đạo sĩ. Tâm mới từ bi như phật. Đây cũng chính là giáo lý của phái Không Lộ: tu tiên và lấy đức theo phật, chứ không phải tu phật. Không Lộ thiền sư là vị thánh tổ của đạo phù thủy nước Đại VIệt.

Vấn đề Không Lộ và Minh Không[sửa | sửa mã nguồn]

Không Lộ được suy tôn là bậc thánh, một nhân vật siêu phàm nổi bật trong văn hóa của một vùng cư dân hạ lưu sông Hồng. Suốt một vùng Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, lên cả đến Bắc Ninh, Bắc Giang ngày nay.

Văn hóa dân gian đan cài trong các lễ tiết nhà chùa, có không ít tình tiết hoang đường để tô vẽ cho tài đức một nhà tu hành có thật trong lịch sử. Cho nên đã có nhiều bản in khắc gỗ nói về sự tích Không Lộ lầm lẫn đến nỗi người ta khó phân biệt được Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không là một hay hai nhà tu hành của đạo Phật ở thời Lý.

Sự tích của Dương Không Lộ thường bị lẫn lộn với thiền sư Nguyễn Minh Không, vì cùng là thiền sư giỏi chữa bệnh và đều được phong Lý Quốc Sư.

Quan điểm: Hai người là một[sửa | sửa mã nguồn]

Các tài liệu "Án cổ tích Đại Bi tự Thiền uyển thực lục" ở chùa Đại Bi xã Nam Giang, huyện Nam Trực (Nam Định), "Đại Việt sử ký toàn thư", bài viết của Nhà nghiên cứu Lê Xuân Quang và một số sắc phong từ thời Lê về sau...

Sách "Lĩnh Nam chích quái" chép rằng "chùa Không Lộ ở làng Giao Thủy có nhà sư Minh Không". Có ý kiến rằng Dương Không Lộ thực chất là tên lấy theo họ mẹ của Minh Không ghép với hiệu Không Lộ.

Sách "Nam ông mộng lục" của Hồ Nguyên Trừng chép truyện Không Lộ thần dị đồng nhất Không Lộ và Minh Không

Theo sách "Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược" (Phòng Địa chí - Thư viện tỉnh Nam Định chế bản) tại trang 146, trong mục chùa Keo thì: Không Lộ tên chính là Nguyễn Chí Thành người xã Điềm Xá huyện Gia Viễn cùng Nguyễn Viết Y người xã Loa Điền Hải Thanh kết bạn với nhau, Chí Thành đạo hiệu là Không Lộ, Viên Y đạo hiệu là Giác Hải, sau gặp sư Từ Đạo Hạnh người Yên Lãng cùng sang Tây Trúc học đạo đều thành.[2]

Các bài báo sau này của một số nhà nghiên cứu:

"Đức Thánh Nguyễn Minh Không" của Đỗ Danh Gia (Tạp chí Văn nghệ Ninh Bình, số 59 năm 2008)

"Bái Đính – Ngàn năm tâm linh và huyền thoại" của Trương Đình Tưởng (Nxb. Thế giới, 2008)

"Thiền sư Dương Không Lộ – Nguyễn Minh Không là hai hay là một" trên Tạp chí Văn nhân số 62 năm 2008

Theo quan điểm này nhà sư đã chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông.

Quan điểm: Hai người khác nhau[sửa | sửa mã nguồn]

"Thiền uyển tập anh" do Thông Biện (? – 1134) khởi thảo, đến Biện Tài, Thường Chiếu và cuối cùng là Ẩn Không (đầu thời Trần) hoàn chỉnh. Phần nói về Không Lộ tài liệu này viết rõ rằng ông họ Dương quê ở Hải Thanh (nay thuộc tỉnh Nam Định). Đồng thời sách lại có riêng một truyện viết về Minh Không (1066 – 1141) họ Nguyễn, quê ở Đàm Xá (nay thuộc tỉnh Ninh Bình).

"Quỳnh Côi dư địa chí của Ngô Vi Liễn", nhà in Lê Văn Tân, Hà Nội, 1933. Phần viết về xã La Vân, trang 63, mục mười, nói về đình chùa, có đoạn ông viết: "Phụng khảo bia làng này là phụng sự đức Minh Không thiền sư, cũng có người nói hai người tức là một, nên thánh tích của làng này thì sự tích hai ngài chép lẫn nhau, nhưng xét trong quốc sử và sự tích các nơi khác phụng sự thì đức Minh Không họ Nguyễn, đức Không Lộ họ Dương, ngày sinh ngày hoá khác nhau, vậy dịch thuật ra sau này để tiện khảo cứu". Sau đó, Ngô Vi Liễn đã viết thứ tự sự tích của cả bốn nhà sư nổi tiếng ở thời Lý: Không Lộ, Minh Không, Giác Hải và Đạo Hạnh.

"Thánh tổ hành thực diễn âm ca" của Đặng Xuân Bảng, ký hiệu VHv.2380 trong kho sách Hán Nôm do Viện nghiên cứu Hán Nôm quản lý viết vào tháng 10 năm Mậu Tuất, niên hiệu Thành Thái, tức là tháng 11 năm 1898, bằng chữ Nôm theo thể lục bát, có chú thích tỉ mỉ bằng chữ Hán và "Quốc sư bảo lục" Hoàng triều Bảo Đại tam niên (1928) Mậu Thìn mạnh thu phụng tu, Lại Trì xã phụng tự[3] nội dung sách hoàn toàn giống sự tích Không Lộ chép trong sách Quỳnh Côi dư địa chí [1] Bài Thiện Đình, Tuần Phủ Đặng tiên sinh khảo bạt như sau:

"Chùa làng ta phụng sự đức Không Lộ. Khi còn nhỏ, tôi thường thấy các bậc cố lão nói rằng đức Không Lộ tức là đức Minh Không. Tôi lấy làm ngờ. Nhân có dịp xem sách nhà chùa, tôi thấy có hai tập: một tập là Tiền lục nói rằng: Đức Không Lộ họ Dương, húy Minh Nghiêm, quán phủ Hải Thanh; một tập là Hậu lục nói rằng: đức Không Lộ họ Nguyễn, húy Chí Thành, quán làng Đàm Xá, biệt hiệu Minh Không. Tôi càng ngờ.

Khi xem sách Lĩnh Nam chích quái của ông Vũ Quỳnh thì sự tích thành tổ hợp với Tiền lục, nhưng tôi lại ngờ rằng hoặc là Hậu lục đã có khảo cứu chăng? Khi đi du lãm các nơi, tôi thường hỏi thánh tích và so sánh sách Chích quái với quốc sử thì Không Lộ họ Dương, Minh Không họ Nguyễn, Không Lộ huý là Minh Nghiêm. Minh Không huý là Chí Thành. Họ và tên đều khác nhau. Không Lộ quê ở phủ Hải Thanh, Minh Không quê ở Đàm Xá, quê quán cũng khác nhau. Không Lộ sinh năm Bính Thìn niên hiệu Thuận Thiên thứ 7 (1016) triều Lý Thái Tổ. Minh Không sinh năm Bính Ngọ niên hiệu Long Chương Thiên Tự nguyên niên (1066) triều Lý Thánh Tông. Không Lộ mất năm Giáp Tuất, niên hiệu Hội Phong thứ 3 (1094) triều Lý Nhân Tông. Minh Không mất năm Tân Dậu, niên hiệu Đại Định thứ 2 (1141) triều Lý Anh Tông. Khi sinh cách nhau 51 năm, khi mất cách nhau 48 năm. Ngày sinh ngày mất không giống nhau. Như thế Tiền lục đúng Hậu lục sai. Các bậc cố lão làng ta không khảo cứu Tiền lục nên lầm. Vả lại, Hậu lục nói sau, có lẽ vì chùa Diên Phúc nguyên là nơi Không Lộ tu hành, về sau Minh Không cũng tu ở đây. Và do pháp thuật hai vị đều nổi tiếng nên Hậu lục chép lầm cũng vì cớ đó."[1]

"Đại việt sử ký toàn thư" "Đại Nam nhất thống chí", "Hoàng Việt thi văn tuyển", "Hành Thiện xã chí"... cũng dẫn quan điểm hai người khác nhau.

"Địa chí Nam Định 2003" mục nói về tiểu sử Không Lộ cũng cho rằng có sự lẫn lộn giữa Không Lộ và Minh Không

"Sự tích Không Lộ, Minh Không" trên Nghiên cứu Hán Nôm - 1984, "về một tập sách Quốc sư bảo lục của Đặng Xuân Bảng" viết khoảng 1898 Nhà nghiên cứu Phạm Đức Duật và nhà nghiên cứu Trần Mỹ Giống đã tập hợp các tư liệu chứng minh hai người khác nhau[1][4]

Di văn[sửa | sửa mã nguồn]

Không Lộ có hai bài thơ là "Ngôn hoài" và "Ngư nhàn".

"Ngôn hoài" (Nói nỗi cảm hoài)  là bài kệ khi vui mừng khi chọn được đất tốt để xây chùa Nghiêm Quang làm nơi trụ trì, bộc lộ tình cảm bất tận của tác giả đối với đồng quê, thiên nhiên, tạo vật, đất nước

Phiên âm

         Trạch đắc long xà địa khả cư

         Dã tình chung nhật lạc vô dư

         Hữu thời trực thượng cô phong đỉnh

         Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.

         (Chọn đất long xà tới nghỉ ngơi

         Lòng quê vui thích thú thảnh thơi

         Núi cao có lúc trèo lên đỉnh

         Thét một tiếng vang lạnh cả trời.)

 

"Ngư nhàn" cũng là một bài thơ đặc sắc của Không Lộ. Bài thơ là một bức tranh phong cảnh sơn thủy sinh động và tuyệt đẹp:Bài thơ mang cảm xúc thiền học tinh tế, tâm hồn trong cõi không hư, huyền ảo:

         Vạn lý thanh giang, vạn lý thiên,

         Nhất thôn tang giá, nhất thôn yên,

         Ngư ông thuỵ trước vô nhân hoán

         Quá ngọ tỉnh lai tuyết mãn thuyền.

         (Bát ngát sông xanh, bát ngát trời,

         Một thôn mây khói, một dâu gai.

         Ông chài ngủ tít không người gọi,

         Tỉnh dậy thuyền trưa ngập tuyết rơi).

                                           (Ngọc Liên dịch)

         Năm 62 tuổi, một hôm Không Lộ đang tĩnh toạ thì chú tiểu hỏi: "Từ khi tôi đến đây chưa được thầy dạy cho tâm yếu". Không Lộ trả lời: "Chú đem kinh cho ta thì ta tiếp, đem nước cho ta thì ta nhận, lúc nào ta cũng dạy tâm yếu chú" rồi cười và đọc bài kệ sau:

         Đoàn luyện tâm thâm thủy đắc tinh

         Sâm sâm trực thượng đối hư đình

         Hữu nhân lai vấn không không pháp

         Thân toạ bình biên ảnh tập hình.

         (Tu luyện bao phen phép đã tinh

         Muốn lên đối phó chốn hư đình

         Không không nhẽ đó nào ai biết

         Ngồi tựa bình phong, bóng ẩn hình.)

        

Trong cuốn Thiên tiên Phật Thánh lục có chép bài thơ sau đây của Không Lộ, khi ông gặp Giác Hải. Bài thơ rất lạ, đặc biệt là nghệ thuật sử dụng từ ngữ:

         Thiên liên bích thụ, thụ liên thiên,

         Yên toả thanh sơn, sơn toả yên,

         Thụ nhiễu tùng la, la nhiễu thụ,

         Xuyên thông vu giáp, giáp thông xuyên,

         Tửu mê tuý khách, khách mê tửu,

         Thuyền tống hành nhân, nhân tống thuyền,

         Hội đắc tri âm, âm đắc hội,

         Truyền kim đáo cổ, cổ kim truyền.

         (Da trời giòng biếc nhuộm màu cây

         Một giải non xanh toả khói mây

         Cây quấn cây tùng, cây rậm rạp

         Nước quanh đỉnh giáp, nước vơi đầy

         Rượu mê người, người mê rượu đấy

         Khách giục thuyền, thuyền giục khách đây

         Liệu được tri âm, nào được mấy

         Xưa nay vẫn nhớ mãi xưa nay.)

                                     (Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng dịch)

Hoặc khi gặp Từ Đạo Hạnh, ông cũng làm bài kệ trả lời Đạo Hạnh như sau:

         Ngọc nang bí quyết nghĩ chân kim

         Cá chung mãn nguyệt lộ thần tâm

         Hà sa cách thị Bồ đề đạo

         Nghĩ hướng Bồ đề mãn liễu cầm.

         (Túi ngọc bí truyền rõ thực vàng

         Tháng qua mưa móc dạ xốn xang

         Hà sa thu gót Bồ đề đạo

         Tìm gặp được nhau mấy đoạn trường.)

        

Một buổi chiều thu, trời trong mây đẹp, ngồi trên thuyền câu, ông cảm hứng đọc thơ:

         Ngọc phái chi trường, không sơn hà vạn lại

         Dung toạ ngư, ngư khiếp điểu

         Dương cung tiễu hạc, hạc nghi cung

         Quang phóng vân tiêu ngoại

         Phong quang đô hảo đạo khoái lạc.

         (Ngọc Phái dẫu dài, không bằng núi sông muôn trùng ngọn gió

         Thung dung ngồi câu cá, nhưng cá lại sợ chim

         Dương cung bắn hạc, hạc ngờ cung

         Vút bay rẽ mây lên tít trời cao

         Thời tiết đẹp trên đường đi vui vẻ)

Bài thơ tác giả tự sự về bản thân:

         Lão hỷ yên hà tẩu

         Na tri lợi lộc mến

         Thuỳ điểu đương liễu ngạn

         Tán võng địch hoá thôn

         Bả trạo ngân phong tuyết

         Đặc ngư thí tửu tôn

         Sơn tiều thời ngộ ngã

         Kim cổ mạn tương luân.

         (Yên hà mùi vẫn thích

         Danh lợi tính không ưa

         Bến liễu buông câu sớm

         Làn lau vãi lưới trưa

         Gác mái ca phong nguyệt

         Được cá chén say sưa

         Kiếm củi người đi lại

         Vui cùng dở chuyện xưa.)

                             (Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng dịch)[4][5]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. a b c d “Vấn đề về cuộc đời các thiền sư Không Lộ và Nguyễn Minh Không”https://phatgiao.org.vn/. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  2. ^ Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược
  3. ^ https://phatgiao.vn/bai-viet/su-tich-khong-lo-minh-khong-qua-quyen-sach-chu-han-moi-suu-tam.html. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  4. a b https://tranmygiong.blogspot.com/2016/06/khong-lo-va-minh-khong-la-hai-hay-mot.html. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  5. ^ https://tranmygiong.blogspot.com/2017/01/thien-su-duong-khong-lo-1016-1094.html. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
Hình tượng sơ khai Bài viết các tu sĩ, danh tăng Phật giáo trong lịch sử Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
.

Thiền Sư KHÔNG LỘ

(? - 1119)-(Đời thứ 9, dòng Vô Ngôn Thông)

Sư họ Dương, không rõ tên thực là gì, quê ở làng Hải Thanh. Ông cha chuyên nghề chài lưới, đến đời Sư mới bỏ nghề ấy đi tu đạo Phật. Khoảng niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh (1059-1065), Sư theo Thiền sư  Lôi Hà Trạch xuất gia, cùng làm bạn với Thiền sư Giác Hải và Từ Đạo Hạnh.

Phong cách Sư thoát tục, ăn mặc thế nào xong thôi, không vướng mắc vật chất thường tình, chỉ tinh chuyên thiền định, trải bao năm tu tập, ăn cây mặc cỏ, quên cả thân mình.

Sau khi đắc đạo, Sư có thể bay trên không, hoặc đi trên mặt nước, cọp thấy phải cúi đầu, rồng gặp cũng nép phục. Những pháp thuật thần bí của Sư không đo lường được.

Đến ngày 3 tháng 6 năm Hội Tường Đại Khánh thứ mười (1119) đời Lý Nhân Tông, Sư viên tịch. Môn đồ làm lễ hỏa táng, thu xá-lợi, xây tháp thờ ở trước chùa Nghiêm Quang [Thiền sư Không Lộ chùa Nghiêm Quang: Chùa Nghiêm Quang đổi tên là Thần Quang (1167), nguyên ở hữu ngạn sông Hồng đã bị hủy hoại vì bão lụt. Năm 1630 dân sở tại dựng lại chùa ở tả ngạn sông Hồng, nay thuộc xã Vũ Nghĩa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, thường gọi là chùa Keo dưới.]là nơi Sư  trụ trì.

Tác phẩm của Sư có bài kệ Ngôn Hoài và bài thơ Ngư  Nhàn.

Kệ Ngôn Hoài:

          Trạch đắc long xà địa khả cư,

          Dã tình chung nhật lạc vô dư.

          Hữu thời trực thướng cô phong đảnh,

          Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.

Dịch:

          Lựa nơi rồng rắn đất ưa người,

          Cả buổi tình quê những mảng vui.

          Có lúc thẳng lên đầu núi thẳm,

          Một hơi sáo miệng, lạnh bầu trời.

                                                  (Ngô Tất Tố)

Thơ Ngư Nhàn:

          Vạn lý thanh giang vạn lý thiên,

          Nhất thôn tang giá nhất thôn yên.

          Ngư ông thùy trước vô nhân hoán,

          Quá ngọ tỉnh lai tuyết mãn thuyền.

Dịch:

          Muôn dặm sông dài, muôn dặm trời,

          Một làng dâu giá, một làng hơi.

          Ông chài mê ngủ, không người gọi,

          Tỉnh giấc quá trưa tuyết đầy thuyền.

Vài vấn đề về cuộc đời các thiền sư Không Lộ và Nguyễn Minh Không

Một số nhà nghiên cứu khi tìm hiểu văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ thường nhầm lẫn hai nhà tu hành đạo Phật đời Lý là một người. Đó là Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không.

Mời Đạo hữu ngắm và cung thỉnh tôn tượng Đức Thích Ca Mâu Ni tại đây.

Sách Thiền uyển tập anh biên soạn khoảng niên hiệu Khai Hựu (1329 - 1341) và sách Lĩnh Nam chích quái biên soạn vào mùa xuân năm Hồng Đức thứ 23 (1492) đều chép tiểu truyện Không Lộ một cách giản lược, nhưng vẫn phân biệt được Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không.

Bài liên quan

Lược sử tóm tắt về Đức Phật - Thích Ca Mâu Ni

Cũng vào thế kỷ XV, sách Nam ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng chép truyện Không Lộ thần dị thì, tác giả đã lẫn lộn giữa sự tích Không Lộ và sự tích Minh Không. Càng về sau, sự lầm lẫn này càng trở nên phổ biến.

thien su khong lo

Tượng Thiền sư Không Lộ

Do việc thần thánh hóa một nhà hành đạo và do xu thế cần được bảo tồn, phát triển các truyền thuyết dân gian, sự tích Không Lộ đã được đắp thêm bằng nhiều mẩu chuyện dựa trên những mô - típ vốn có trong nhiều truyện cổ lưu truyền trong nhân dân. Vì thế, Không Lộ không những là nhà tu hành được suy tôn là bậc thánh, mà ông còn được xem như một nhân vật siêu phàm nổi bật trong số những người có công đầu sáng tạo văn hóa của một vùng cư dân nông nghiệp rộng lớn ở hai bên hạ lưu sông Hồng. Suốt một vùng Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, lên cả đến Bắc Ninh, Bắc Giang ngày nay, nhiều hòn đá giống hình chiếc dép để lại giữa đồng, được giải thích là dép Không Lộ, chiếc đó Không Lộ, ...

Văn hóa dân gian được sử dụng đan cài trong các lễ tiết nhà chùa, đã dần dần trở thành những chứng cứ được nghệ thuật hoá làm phong phú thêm cho sự tích Không Lộ. Bên cạnh đó có không ít tình tiết hoang đường để tô vẽ cho tài đức một nhà tu hành có thật trong lịch sử. Cho nên đã có nhiều bản in khắc gỗ nói về sự tích Không Lộ lầm lẫn đến nỗi người ta khó phân biệt được Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không là một hay hai nhà tu hành của đạo Phật ở thời Lý.

Từ năm 1957, chùa Keo Thái Bình được Bộ Văn hóa xếp hạng vào loại những công trình kiến trúc cổ có giá trị, thì việc nghiên cứu giới thiệu lịch sử di tích này mới thực sự được nhiều người chú ý.

Bài Thăm chùa Keo đăng trên Tạp chí văn hóa nghệ thuật số 9, năm 1971 của Trần Huy Bá và Trương Chính cho biết: khi tác giả đến thăm chùa Keo Thái Bình, còn được đọc ba cuốn sách chữ Hán là: Không Lộ thiền sư ký ngữ lục, Địa bạ và Thánh tổ thực lục diễn ca. Trừ sách Địa bạ liệt kê những người cúng ruộng vào chùa, chúng tôi thấy cần chú ý cuốn thứ nhất và cuốn thứ ba.

Theo tác giả lược thuật về sách Không Lộ thiền sư ký ngữ lục thì vị thiền sư này “người Hải Thanh, họ Dương, pháp hiệu là Minh Không, làm nghề đánh cá, sau bỏ nghề đi tu, đắc đạo, có pháp thuật, có thể bay trên không, đi trên mặt nước, bắt long, hổ phải qui phục, v.v...

Đời Lý Thái Tông, năm Minh Đạo nguyên niên (1041), giúp nhà vua đánh được Chiêm Thành. Lại năm Bính Thìn (1136) đời Lý Thần Tông, nhà vua bị bệnh hoá hổ. Lương y khắp nước chữa không khỏi. Sau cho sứ giả đến chùa đưa nhà sư về cung. Cuối cùng nhà sư chữa khỏi bệnh cho vua. Nhà vua sắc phong Đại pháp kiêm Quốc sư, ban ruộng hàng vạn khoảnh. Nhà sư tịch ngày 3 - 6 năm Kỷ Hợi. Chính vị thiền sư này được Lý Anh Tông (1138 - 1175) cho lập đền thờ ở Thăng Long, gọi là đền Lý Quốc Sư”.

Về sách Thánh tổ thực lục diễn ca, tác giả lược thuật rằng: “ Sách này nói Không Lộ họ Nguyễn, người làng Đàm Xá, huyện Gia Viễn, phủ An Khánh, tỉnh Ninh Bình, tiểu sử có nhiều chỗ hoang đường, chúng tôi lược bớt. Phần lớn như Vũ Quỳnh kể trong Lĩnh Nam chích quái, kể cả chuyến đi sang Trung Quốc, được vua Trung Quốc cho đồng, bỏ tất cả mấy kho đồng vào một cái túi nhỏ, thả nón xuống sông làm thuyền đi về Nam Hải. Cũng vì vậy Minh Không còn được coi là ông tổ nghề đúc ở ta, thờ ở đình Ngũ Xá và chùa Tổ ong(1) ở phố Lò Đúc”.

Như thế, về họ, quê quán và sự tích Không Lộ qua hai quyển sách trên có nhiều điểm sai khác nhau rất cơ bản. Sách trên thì nói Không Lộ họ Dương, sách dưới nói họ Nguyễn. Sách trên nói Không Lộ người Hải Thanh, sách dưới nói người làng Đàm Xá. Sách trên nói Không Lộ làm nghề đánh cá, sau bỏ đi tu, đắc đạo, có pháp thuật. Sách dưới không thấy nói những sự kiện này. Sách trên nói Không Lộ giúp vua đánh được Chiêm Thành và chữa khỏi bệnh hoá hổ cho Lý Thần Tông. Sách dưới chỉ nói ông sang Trung Hoa lấy đồng. Hai sách đều giống nhau một điểm gọi pháp hiệu là Minh Không.

Cuốn Thơ văn Lý - Trần tập I của Nxb. KHXH, H, 1977, tr.384, phần viết về tiểu sử Dương Không Lộ như sau:

“Dương Không Lộ, tên thực và năm sinh đều chưa rõ. Người hương Hải Thanh, tổ tiên vốn làm nghề chài lưới. Đến đời ông mới bỏ nghề ấy đi tu, là thế hệ thứ chín dòng Thiền Quan Bích. Từng tu ở các chùa Nghiêm Quang, Chúc Thánh và Hà Trạch.

Ông chuyên tâm nghiên cứu về Thiền tông và Mật tông. Thường cùng thiền sư Giác Hải du ngoạn những nơi danh lam thắng cảnh. Sống giản dị điềm đạm, không màng danh lợi.

Ông mất ngày 3 tháng 6 năm Kỷ Hợi, niên hiệu Hội Tường Đại Khánh thứ 10 đời Lý Nhân Tông (tức ngày 12-07-1119)".

Phần tiểu sử này cho thấy một điểm đáng chú ý, Dương Không Lộ không phải là tên thực của ông. Tuy viết thế, nhưng ở chú thích 4, sau khi dẫn ra một số sách vở và tài liệu đã tham khảo, trong đó có cả bài Thăm chùa Keo của Trần Huy Bá và Trương Chính, người viết tiểu sử Dương Không Lộ vẫn tỏ ra nghi ngờ: “Như vậy không rõ Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không ở đời Lý có phải là một người hay không? Chúng tôi chưa dám khẳng định vì Thiền uyển tập anh, Đại Việt sử ký toàn thư nói họ khác nhau. Trong nhiều bản Lĩnh Nam chích quáicũng có một bản chép là hai người”.

Tháng 6 - 1975, Ty Thông tin văn hóa Thái Bình xuất bản cuốn Chùa Keo của Đỗ Văn Ninh và Trịnh Cao Tưởng. Trong sách này, phần Truyền thuyết về thiền sư Không Lộ, hai tác giả cũng sử dụng ba quyển sách đã dẫn trong bài Thăm chùa Keo và thêm một vài tư liệu khác. Nhưng hai tác giả đã dựa vào nội dung sách Không Lộ thiền sư ký ngữ lục rồi đem so sánh với nội dung bài văn bia ở chùa La Vân, thuộc xã Quỳnh Vân, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình). Sở dĩ có việc làm này vì hai tác giả đã cho rằng chùa Keo và chùa La Vân cùng thờ một ông thánh. (Sự thực thì chùa Keo thờ Dương Không Lộ, chùa La Vân thờ Nguyễn Minh Không). Kết quả việc so sánh ấy đã làm cho hai tác giả thấy những điểm khác nhau cơ bản như trường hợp bài Thăm chùa Keo đã nêu ở trên.

Tạp chí Văn học số 6 năm 1974 có bài Hình bóng người anh hùng sáng tạo văn hóa trong truyền thuyết dân gian Không Lộ của Nguyễn Quang Vinh. Với cách nhìn của người nghiên cứu văn học dân gian, tác giả bài tạp chí cho rằng “Có Không Lộ của sử sách, có Không Lộ của dân gian. Trong giới nhà nho và các nhà sư, Không Lộ là cái tên đã từng được dùng để chỉ hai nhà sư có thật trong lịch sử. Khi thì để trỏ nhà sư Dương Không Lộ, quê ở đất Hải Thanh (thuộc các huyện Xuân Thủy, Nam Ninh tỉnh Nam Định ngày nay), thuở nhỏ làm nghề đánh cá, đời Lý Thần Tông tu thiền định ở chùa Hà Trạch cùng thiền sư Giác Hải, mất năm 1120, khi thì lại để trỏ vào nhà sư Nguyễn Chí Thành, hiệu là Minh Không, quê làng Đàm Xá, huyện Gia Viễn, Ninh Bình có công chữa khỏi ác tật cho Lý Thần Tông, được phong Lý triều quốc sư. Minh Không từng ở chùa Không Lộ, hương Giao Thủy (nên có lẽ vì thế cũng mang tên Không Lộ chăng?); nhà sư mất năm 1141. Theo sách Thiền uyển tập anh, Dương Không Lộ là người kế thừa thứ chín của phái thiền sư Vô Ngôn Thông; Nguyễn Minh Không là người kế thừa đời thứ mười ba, phái thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi” (tr.62).

Nếu nói: “... Không Lộ là cái tên đã từng được dùng để trỏ vào hai nhà sư có thật trong lịch sử” là Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không thì cũng chưa thật đúng mà cả Minh Không cũng là cái tên đã từng được dùng để chỉ hai nhà sư có thật này. Hay nói cách khác, sự tích của Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không từ lâu đã bị pha trộn không chỉ trong nguồn truyện kể dân gian mà cả trong nhiều bản in khắc gỗ, các nơi thờ Không Lộ hay thờ Minh Không. Vì thế, tác giả bài tạp chí đã cho rằng: “Sẽ ít có triển vọng, nếu xem xét từng mặt riêng rẽ của hiện tượng Không Lộ. Chẳng hạn chỉ coi đây là sự tích một nhà tu hành, hoặc một vị “tổ sư” nghề đúc đồng, một danh y hoặc một vị thánh của đạo giáo pha đạo Phật” (trang 61).

Quả đây là một vấn đề rất phức tạp. Năm 1980, khi về thăm chùa Am làng Lại Trì, nay thuộc xã Vũ Tây, huyện Kiến Xương, nơi thờ Không Lộ và thờ thánh mẫu (tức mẹ Không Lộ), chúng tôi được cụ Trần Văn Thuyết, 74 tuổi (thủ từ) kể cho nghe về một vụ án như sau:

Năm Duy Tân thứ 2 (1908), dân làng Lại Trì khắc một đôi câu đối bằng gỗ cúng vào chùa với hai vế chữ Hán là:

陽家集福天生聖

李世尊禪國有師

"Dương gia tập phúc thiên sinh thánh;

Lý thế tôn thiền quốc hữu sư".

(Phúc đức tập hợp vào nhà họ Dương để trời sinh ra bậc thánh nhân;

Đời nhà Lý tôn sùng đạo Phật, nên nước có Quốc sư).

Khi đôi câu đối này treo lên thì nổ ra cuộc tranh cãi về tên họ của vị thánh thờ ở đây. Cụ Cử nhân Vũ Công Quán cho rằng: thánh người họ Dương (tức Dương Không Lộ) là đúng. Ngược lại, cụ tú kép Trần Văn Ước lại cho rằng thánh họ Nguyễn (tức Nguyễn Minh Không). Hai cụ dùng mọi lý lẽ qua những văn bản khác nhau để tranh biện. Cãi nhau không xong, cả hai cụ đều phát đơn kiện việc này nên toà án Thái Bình. Cuối cùng toà án Thái Bình đã xử cho cụ Kép Ước thắng cuộc và đương nhiên thừa nhận thánh họ Nguyễn. Dư luận của dân sở tại lúc đó cho rằng cụ Kép Ước thắng cuộc vì cụ có người con trai cả là Trần Văn Vỡi làm thông phán ở Thái Bình chạy kiện cho bố. Tuy vậy dân làng Lại Trì vẫn phải theo lệnh của toà án cho khoét chữ “陽” (Dương) trên câu đối đi, ghép miếng gỗ khác và khắc chữ “阮” (Nguyễn) điền vào đó. Hiện nay, đôi câu đối trên vẫn còn vết ô vuông chỗ ghép gỗ.

Khi làm thư mục về vấn đề Không Lộ, chúng tôi tìm đọc cuốn Quỳnh Côi dư địa chí của Ngô Vi Liễn(2), nhà in Lê Văn Tân, Hà Nội, 1933.

Phần viết về xã La Vân, trang 63, mục mười, nói về đình chùa, có đoạn ông viết: “Phụng khảo bia làng này là phụng sự đức Minh Không thiền sư, cũng có người nói hai người tức là một, nên thánh tích của làng này thì sự tích hai ngài chép lẫn nhau, nhưng xét trong quốc sử và sự tích các nơi khác phụng sự thì đức Minh Không họ Nguyễn, đức Không Lộ họ Dương, ngày sinh ngày hoá khác nhau, vậy dịch thuật ra sau này để tiện khảo cứu”.

Sau đó, Ngô Vi Liễn đã viết thứ tự sự tích của cả bốn nhà sư nổi tiếng ở thời Lý: Không Lộ, Minh Không, Giác Hải và Đạo Hạnh. Ở đây, tác giả đã ghi rõ bốn nhà sư này đều có quê quán, ngày sinh, ngày mất và sự tích hoàn toàn khác nhau. Không Lộ, Giác Hải, Đạo Hạnh lại cùng thế hệ và là bạn thân thiết với nhau. Họ cùng đi trong chuyến sang Tây Trúc học pháp thuật vào năm thứ hai niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh (1060) đời vua Lý Thánh Tông. Không Lộ và Giác Hải được vua Lý Nhân Tông cho người triệu về kinh để trừ hai con tắc kè kêu trên xà điện Liên Mộng. Vì tiếng tắc kè kêu đã làm cho vua sợ hãi thành bệnh, thuốc gì cũng không chữa khỏi. Còn Minh Không lại là học trò của Đạo Hạnh, và Minh Không mới là người chữa khỏi bệnh hoá hổ cho Lý Thần Tông.

Phần chú thích của trang 69, tác giả tỏ ra có tìm tòi nghiên cứu để giải thích rõ ràng về Nam thiên tứ khí (bốn vật dụng của nước ta). Theo tác giả thì tháp Báo Thiên do vua Lý Thánh Tông cho xây ở Kinh đô. Chuông Qui Điền do vua Lý Nhân Tông cho đúc. Minh Không tạo tượng Quỳnh Lâm. Còn chuông Phả Lại là “khi đức Không Lộ tu ở Phả Lại đúc ra, mà cũng có sách lại cho là của Minh Không đúc và liệt kê vào Nam thiên tứ khí là nhầm”.

Ngô Vi Liễn còn cho biết tên thật của bốn nhà sư trên: Không Lộ là Dương Minh Nghiêm, Minh Không là Nguyễn Chí Thành, Giác Hải là Nguyễn Việt Y, Đạo Hạnh là Từ Lộ.

Tuy vậy, đọc sự tích bốn nhà sư trên, chúng ta không rõ Ngô Vi Liễn đã căn cứ vào những sách vở tài liệu cụ thể nào, ngoài việc “phụng khảo bia làng này” (tức làng La Vân).

Tác giả chỉ nói “ xét trong quốc sử và các nơi khác phụng sự...” một cách chung chung. Vì vậy, khảo về sự tích Không Lộ, chúng ta cần có những văn bản đáng tin cậy thì mới có thể giải quyết thoả đáng hơn về vấn đề này,

Cũng vào thời gian đó, tại địa bàn xã Vũ Tây, huyện Kiến Xương, chúng tôi đã sưu tầm được một cuốn sách chữ Hán chép tay, giấy bản, khổ 21 x 12cm gồm 28 tờ, được chép chữ trong 48 trang. Nội dung sách này gồm hai phần:

Phần thứ nhất: Tên sách, đề giữa trang bốn chữ to (Quốc sư bảo lục). Phía bên phải đề (Hoàng triều Bảo Đại tam niên (1928) Mậu Thìn mạnh thu phụng tu). Phía trái đề (Lại Trì xã phụng tự).

Ở phần thứ nhất này chép Lý triều quốc sư tích lục gồm 10 trang. Trang cuối ghi lạc khoản: Bính Thìn khoa đồng Tiến sĩ Tuần phủ trí sĩ Thiện Đình Đặng Hy Long tiên sinh khảo bạt gồm 6 trang.

Phần thứ hai: Dòng thứ nhất đề: Lại Trì xã. Dòng thứ hai đề: Quốc sư sự tích ký ngữ lục, gồm 17 trang. Tiếp theo chép: Đạo Hạnh biệt truyện gồm 5 trang. Cuối cùng có bài Tự điển khảo đính gồm 4 trang.

Nhìn vào bố cục của sách, chúng ta thấy phần đầu gồm 22 trang là sách của Đặng Xuân Bảng, hiệu Hy Long, người xã Hành Thiện(3). Căn cứ vào mấy chữ trong lạc khoản nói trên “Thiện Đình Đặng Hy Long tiên sinh”, chúng ta biết người sao chép sách này là một nhà nho người làng Lại Trì và là học trò của Đặng Xuân Bảng, vì lạc khoản có hai chữ “tiên sinh” (chỉ thầy học của mình). Theo ông Vũ Công Toàn, xã Vũ Tây, huyện Kiến Xương thì, sách này do thân phụ ông là Vũ Công Hoạt (1871 - 1945), (còn gọi là Vũ Công Quán) viết. Cụ Vũ Công Quán đỗ Cử nhân. Theo Quốc triều hương khoa lục của Cao Xuân Dục và sách Những ông Nghè ông Cống triều Nguyễn, Nxb. Văn hóa - Thông tin, H. 1995, Vũ Công Quán người xã Lại Trì, huyện Chân Định, tỉnh Thái Bình, thi Hương khoa Canh Tý, Thành Thái thứ 12 (1900), tại trường Hà Nội - Nam Định đỗ Cử nhân. Ông là học trò của ông Nghè Đặng Xuân Bảng.

Đọc phần sách của Đặng Xuân Bảng, chúng tôi thấy tác giả chép sự tích Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không giống hệt như sách Quỳnh Côi dư địa chí của Ngô Vi Liễn, chỉ khác là sách của Đặng Xuân Bảng thì viết chữ Hán, còn sách của Ngô Vi Liễn in chữ quốc ngữ.

Một vấn đề đặt ra là sách nào viết trước và sách nào có cơ sở khoa học đáng tin cậy hơn.

Như trên chúng tôi đã trình bày, sách Quỳnh Côi dư địa chí được in năm 1933, còn sách Quốc sư bảo lục không ghi viết năm nào, mà chỉ biết sách được sao chép năm 1928.

Tìm đọc sách Thánh tổ hành thực diễn âm ca của Đặng Xuân Bảng, ký hiệu VHv.2380 trong kho sách Hán Nôm do Viện nghiên cứu Hán Nôm quản lý hiện nay, chúng tôi thấy sách ghi rõ: viết vào tháng 10 năm Mậu Tuất, niên hiệu Thành Thái, tức là tháng 11 năm 1898. Sách này được viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát, có chú thích tỉ mỉ bằng chữ Hán, nội dung sách hoàn toàn giống sự tích Không Lộ chép trong sách Quốc sư bảo lục đã nói ở trên. Do đó, chúng ta có thể biết tác giả Đặng Xuân Bảng đã biên soạn sách Quốc sư bảo lục muộn nhất vào tháng 11 năm 1898 cùng với thời gian tác giả diễn âm thành sách Thánh tổ hành thực diễn âm ca.

Như vậy rõ ràng sách Quốc sư bảo lục của Đặng Xuân Bảng đã viết trước khi in sách Quỳnh Côi dư địa chí của Ngô Vi Liễn 35 năm.

Để thấy được cách làm thận trọng nghiêm túc của tác giả sách Quốc sư bảo lục, chúng tôi xin giới thiệu toàn văn phần dịch nghĩa bài Thiện Đình, Tuần Phủ Đặng tiên sinh khảo bạt như sau:

“Chùa làng ta phụng sự đức Không Lộ. Khi còn nhỏ, tôi thường thấy các bậc cố lão nói rằng đức Không Lộ tức là đức Minh Không. Tôi lấy làm ngờ. Nhân có dịp xem sách nhà chùa, tôi thấy có hai tập: một tập là Tiền lục nói rằng: Đức Không Lộ họ Dương, húy Minh Nghiêm, quán phủ Hải Thanh; một tập là Hậu lục nói rằng: đức Không Lộ họ Nguyễn, húy Chí Thành, quán làng Đàm Xá, biệt hiệu Minh Không. Tôi càng ngờ.

Khi xem sách Lĩnh Nam chích quái của ông Vũ Quỳnh thì sự tích thành tổ hợp với Tiền lục, nhưng tôi lại ngờ rằng hoặc là Hậu lục đã có khảo cứu chăng? Khi đi du lãm các nơi, tôi thường hỏi thánh tích và so sánh sách Chích quái với quốc sử thì Không Lộ họ Dương, Minh Không họ Nguyễn, Không Lộ huý là Minh Nghiêm. Minh Không huý là Chí Thành. Họ và tên đều khác nhau. Không Lộ quê ở phủ Hải Thanh, Minh Không quê ở Đàm Xá, quê quán cũng khác nhau. Không Lộ sinh năm Bính Thìn niên hiệu Thuận Thiên thứ 7 (1016) triều Lý Thái Tổ. Minh Không sinh năm Bính Ngọ niên hiệu Long Chương Thiên Tự nguyên niên (1066) triều Lý Thánh Tông. Không Lộ mất năm Giáp Tuất, niên hiệu Hội Phong thứ 3 (1094) triều Lý Nhân Tông. Minh Không mất năm Tân Dậu, niên hiệu Đại Định thứ 2 (1141) triều Lý Anh Tông. Khi sinh cách nhau 51 năm, khi mất cách nhau 48 năm. Ngày sinh ngày mất không giống nhau. Như thế Tiền lục đúng Hậu lục sai. Các bậc cố lão làng ta không khảo cứu Tiền lục nên lầm. Vả lại, Hậu lục nói sau, có lẽ vì chùa Diên Phúc nguyên là nơi Không Lộ tu hành, về sau Minh Không cũng tu ở đây. Và do pháp thuật hai vị đều nổi tiếng nên Hậu lục chép lầm cũng vì cớ đó.

Qua những sách vở, tài liệu trình bày ở trên, cho chúng ta thấy:

1. Không Lộ là đạo hiệu có thật ở thời nhà Lý.

2. Không Lộ và Minh Không là hai người khác nhau. Không Lộ ở thế hệ trước cùng với Giác Hải và Từ Đạo Hạnh. Còn Minh Không ở thế hệ sau và là học trò của Từ Đạo Hạnh.

3. Nguyên nhân dẫn đến sự lầm lẫn giữa Không Lộ với Minh Không vì sự tích hai nhà sư này có những điểm tương tự như nhau:

a, Cả hai người đều chữa bệnh cho vua nhà Lý. Không Lộ chữa bệnh sợ tiếng tắc kè kêu của Lý Nhân Tông (1072-1128), còn Minh Không chữa bệnh hóa hổ cho Lý Thần Tông (1128-1138).

b, Cả hai người đều được nhà Lý phong làm Quốc sư.

c, Minh Không cũng tu ở chùa Diên Phúc (sau đó là Viên Quang) nơi mà Không Lộ và Giác Hải trước đó đã từng tu.

4. Do ảnh hưởng của sách Nam ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng và nhất là sách Hành Thiện hậu lục đã dẫn đến những sai lầm về nội dung của các sách ra đời sau đó như: Nam Việt Phật tổ tam thánh sự tích thiền uyển ngữ lục ký tập hiện có ở chùa Keo làng Hành Thiện, Không Lộ thiền sư ký ngữ lục ở chùa Keo Thái Bình trước đây, Quốc sư sự tích ký ngữ lục ở chùa Am xã Vũ Tây, Kiến Xương, v.v...

5. Sách Quốc sư bảo lục của Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng thể hiện cách làm việc nghiêm túc của một tác giả ở cuối thế kỷ XIX. Sự tích Không Lộ qua Quốc sư bảo lục dẫu còn có màu sắc tôn giáo và được đan cài bằng những mẩu chuyện có chung mô - típ với một số truyện cổ dân gian khác, nhưng những điểm cơ bản như họ, tên, đạo hiệu, quê quán, ngày sinh, ngày mất cùng nhiều sự kiện khác của cuộc đời Không Lộ không bị trùng lặp với bất cứ nhà sư nào cùng thời.

Sự tích Không Lộ qua Quốc sư bảo lục không còn sơ lược như trong Thiền uyển tập anh và Lĩnh Nam chích quái. Ở đây tác giả tỏ ra có nhiều công phu khảo cứu. Do đó, nhiều tên đất, tên người đã được tác giả chú giải tường tận rõ ràng. Chúng tôi xem đây là một tài liệu tin cậy để viết về sự tích Không Lộ.

Từ những căn cứ trên, năm 1984, chúng tôi đã trình bày vấn đề Không Lộ trong Hội thảo khoa học của Viện Nghiên cứu Hán Nôm tổ chức qua bài Sự tích Không Lộ, Minh Không qua quyển sách chữ Hán mới sưu tầm. Sau đó, bài tham luận đã được đăng trên tập san Nghiên cứu Hán Nôm năm 1984. Năm 2000, nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Viện Nghiên cứu Hán Nôm, bài viết đó lại được tuyển chọn đăng trong tập Tạp chí Hán Nôm 100 bài tuyển chọn.

Năm 1985, do yêu cầu phải viết lại cuốn Chùa Keo, Ty Văn hóa và thông tin Thái Bình đã xuất bản sách Chùa Keo mới của hai tác giả Phạm Đức Duật và Bùi Duy Lan. Bản thảo mới này Phần thứ nhất với tiêu đề Lịch sử chùa Keo, tác giả bản thảo đã dựa vào nội dung sách Quốc sư bảo lục của Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng và tài liệu Khảo về sự thay đổi địa danh Giao Thủy Hành Thiện chùa Thần Quang của Cúc Viên luyện sĩ để so sánh đối chiếu với các văn bản khác. Do đó, sự tích Dương Không Lộ cùng lịch sử xây dựng chùa Nghiêm Quang và cuộc vận động xây dựng chùa Thần Quang được trình bày rõ ràng, giải thích được những điều từ lâu bị lầm lẫn.

Phó Giáo sư Bùi Duy Tân viết bài Không Lộ - sư tổ chùa Keo cuộc đời - Văn nghiệp đăng trong nội san Nghiên cứu Phật học số 5 - 1992 và năm 2001 được in lại trong Khảo và luận một số thể loại - tác giả - tác phẩm văn học trung đại Việt Nam. Tập Hai Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng viết: “Về cuộc đời Không Lộ: do có sự nhầm lẫn, chưa rõ từ bao giờ giữa Không Lộ và Minh Không, con người và huyền thoại, v.v… mà một số tập sách, bài báo xuất bản ở trung ương và địa phương trước đây chưa có sự phân định rõ ràng tiểu sử và hành trạng của hai thiền sư này; thậm chí còn cho “chuyện về quốc sư thời Lý có thể đúng sai khó bề khảo đính” hoặc “như vậy không rõ Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không ở thời Lý có phải một người hay không?”

“Điều đáng nói nữa là, tác giả của những điều nghi ngờ trên đây đều có đọc ít hoặc nhiều những thư tịch cổ, hầu hết đã được phiên dịch, xuất bản như Thiền uyển tập anh, Lĩnh Nam chích quái, Đại Việt sử ký toàn thư, An Nam chí lược, Nam ông mộng lục v.v... trong đó hai thiền sư khác nhau cả về tên họ, quê quán, năm mất .v.v... chỉ còn nhầm nhoè đôi chi tiết. Thế mà còn quá thận trọng nên vẫn chưa quả quyết đây là hai con người đích thực. Lạ thật nữa là, sau khi Phạm Đức Duật đã công bố: “Sự tích Không Lộ, Minh Không trên Nghiên cứu Hán Nôm - 1984, về một tập sách Quốc sư bảo lục của Đặng Xuân Bảng viết khoảng 1898, biện minh về hai nhà sư này, mà Thiền uyển tập anh in 1990 vẫn cứ “tạm lược bỏ chuyện Minh Không, không đưa vào bản dịch này”. Sách Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam, xuất bản 1991 cũng chưa thật rạch ròi trong việc khảo cứu về các đền chùa liên quan đến hai nhà sư”.

Gần đây, Tạp chí Văn hóa dân gian số 2 - 2008 trong mục Nghiên cứu - trao đổi, đăng bài Việc thờ phụng Thánh Dương Không Lộ ở Bắc Bộ của Lê Thị Thu Hà, tr.52-53, tác giả bài viết vẫn nêu: “hiện nay, vẫn còn hai quan điểm khác nhau về nhân vật Không Lộ:

- Trong một số tài liệu, thư tịch cổ, theo một số nhà nghiên cứu và nhất là trong tâm thức của người dân vùng Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình: Dương Không Lộ chính là Nguyễn Minh Không - một nhà sư được vua Lý Thần Tông phong là Quốc sư.

- Một số ý kiến lại cho rằng: Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không là hai người khác biệt, có tiểu sử rõ ràng, cả hai đã từng chữa khỏi bệnh cho vua (Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông).

“Với phạm vi một bài viết, chúng tôi không có tham vọng giải quyết thấu đáo vấn đề đã và đang gây tranh cãi về mặt học thuật giữa các nhà nghiên cứu, mà chỉ xin được nêu ra những suy nghĩ bước đầu trên chặng đường nghiên cứu về vị thánh này”

Nói như thế, nhưng ngay sau đó tác giả bài tạp chí của Lê Thị Thu Hà lại viết:

“Cho đến nay, thánh Không Lộ vẫn được thờ phụng ở khá nhiều địa phương như Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội... hiện ở chùa Keo (Thái Bình) - một trong hai nơi chính nhất thờ thánh Không Lộ còn lưu giữ một số tài liệu chép tay bằng chữ Hán có tiêu đề Không Lộ thiền sư ký ngữ lục. Rồi tác giả bài tạp chí trên lại dẫn sách này ra, gây lại sự nghi ngờ giống như hai tác giả Trần Huy Bá và Trương Chính trong bài Thăm chùa Keo ở Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 9 năm 1971. Và cũng lặp lại sự sai lầm của Đỗ Văn Ninh và Trịnh Cao Tưởng viết cuốn Chùa Keo năm 1975 do Ty Văn hóa và Thông tin Thái Bình xuất bản. Các tác giả trên đều dựa vào Không Lộ Thiền sư ký ngữ lục nên gây thêm sự nghi ngờ, làm cho phần viết về tiểu sử Dương Không Lộ trong cuốn Thơ văn Lý - Trần tập I đã nói ở trên đã phải viết: “... như vậy không rõ Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không ở đời Lý có phải một người không? (!)”

Rõ ràng vấn đề tiểu sử Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không đã được làm sáng tỏ trên hai mươi năm nay rồi. Nếu còn trao đổi lại là việc lặp lại không cần thiết. Viết lại những vấn đề này ở đây, chúng tôi không có ý phê phán ai mà chỉ để thông báo lại khi công tác thông tin tư liệu nghiên cứu của chúng ta hiện nay chưa có điều kiện cập nhật rộng rãi.

Chú thích:

(1) Thực ra tên chùa là Tổ ong hiện ở tại số 8 ngõ 79 Lò Đúc, phường Phạm Đình Hổ (Hà Nội) [Đinh Khắc Thuân chú].

(2) Theo Lược truyện các tác gia Việt Nam của Trần Văn Giáp (tập II), Nxb. KHXH, H. 1972. Ngô Vi Liễn (1894 - 1945) quê xã Đại Thanh, huyện Thường Tín nay thuộc tỉnh Hà Tây. Ông tốt nghiệp trung học, rồi vào học trường cao đẳng (ban Luật học). Ra trường ông làm Tham tá ở Thư viện Trung ương từ năm 1923-1928. Năm 1928, ông làm Tri huyện Cẩm Giàng, Quỳnh Côi, Bình Lục, Võ Giàng và có soạn sách địa lý những hạt này.

(3) Theo sách Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075-1919, Ngô Đức Thọ chủ biên, Nxb. Văn học, H. 1993. Đặng Xuân Bảng sinh năm 1828, quê làng Hành Thiện, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, nay là thôn Hành Thiện xã Xuân Hồng, huyện Xuân Thuỷ, anh của Vũ Ngọc Toản. Ông đỗ Cử nhân khoa Canh Tuất (1850). Năm 29 tuổi, ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Bính Thìn niên hiệu Tự Đức thứ 9 (1856). Trước khi thi Hội làm Giáo thụ phủ Ninh Giang. Sau khi đỗ Tiến sĩ được bổ chức Tuần phủ Hải Dương. Khi quân Pháp chiếm thành Hải Dương (1873), ông bị cách chức, rồi được khôi phục làm Quang Lộc tự Thiếu khanh, lĩnh chức Đốc học Nam Định. Sau về hưu trí, ông miệt mài nghiên cứu những chỗ còn tồn nghi trong quốc sử, phần nhiều đều có phát hiện. Ông cũng là người biết nhiều tên các loài cây, loài vật, ghi riêng thành tập. Sỹ phu nước ta suy tôn ông là bậc học nhiều biết rộng.

Đặng Xuân Bảng, tự Hy Long, hiệu Thiện Đình và Văn Phủ. Tác phẩm có: Độc sử bị khảo, Nam phương danh vật bị khảo, Thiện Đình thi văn tập./.

Phạm Đức Duật (Nguyên cán bộ Viện Văn học)

Theo Tạp chí Hán Nôm

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state