Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Thiền sư Hương Hải (1628-1715) - thiền sư Việt Nam
Tổ tiên thiền sư Hương Hải ở làng Áng Độ, huyện Chân Phúc (sau đổi là Nghi Lộc, nay thuộc tỉnh Nghệ An). Ông Tổ năm đời của sư làm quan Quản chu tượng coi thợ đóng thuyền cho triều đình. Ông có hai người con trai. Con cả (không rõ họ tên) trông coi Lãng Doanh, tước Hùng quận công, quản đốc ba trăm lính thợ. Con thứ (không rõ họ tên) làm chức Phó cai quan, tước Trung lộc hầu, là ông Tổ bốn đời của sư. Khoảng niên hiệu Chính trị (1558-1571) đời vua Lê Anh Tông, Trung lộc hầu theo Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng vào trấn Quảng Nam. Ông được Nguyễn Hoàng tin dùng nên thăng chức Chánh cai, quản lãnh các lính thợ đóng thuyền. Sau, Nguyễn Hoàng lại dâng sớ về triều kể rõ công trạng, vua Lê phong cho ông hiệu Khởi Nghĩa Kiệt Tiết Công Thần, cấp cho ba mươi mẫu ruộng và con cháu được thế tập. Hương Hải (không rõ họ tên thật), sinh năm Mậu Thìn (1628), sống ở làng Bình An Thượng, thuộc phủ Thăng Hoa (nay thuộc tỉnh Quảng Nam).[1] Vốn thông minh, hiếu học ngay từ thuở nhỏ, nên năm 18 tuổi, ông thi đỗ Cử nhân), được bổ vào làm Văn chức trong phủ chúa Nguyễn Phúc Lan (ở ngôi: 1635-1648).
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:471

Các tên gọi khác

Hương Hải , Huyền Cơ Thiện Giác

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nam
Religion : Group
blood : B+
Thiền sư Hương Hải (1628-1715) - thiền sư Việt Nam

Hương Hải

 

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thiền sư
Hương Hải
Tôn giáo Phật giáo
Chùa Thiền Tĩnh Viện
chùa Nguyệt Đường
Pháp danh Huyền Cơ Thiện Giác
Cá nhân
Sinh 1628
làng Bình An Thượng, thuộc phủ Thăng Hoa (nay thuộc tỉnh Quảng Nam)
Mất 1715
Sự nghiệp tôn giáo
Thầy Viên Cảnh, Đại Thâm Viên Khoan
Một phần của loạt bài về
Thiền sư Việt Nam
Ensō

Sơ khai[hiện]

Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi[hiện]

Thiền phái Vô Ngôn Thông[hiện]

Thiền phái Thảo Đường[hiện]

Thiền phái Trúc Lâm[hiện]

Lâm Tế tông[hiện]

Tào Động tông[hiện]

 Cổng thông tin Phật giáo

 

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ tiên thiền sư Hương Hải ở làng Áng Độ, huyện Chân Phúc (sau đổi là Nghi Lộc, nay thuộc tỉnh Nghệ An). Ông Tổ năm đời của sư làm quan Quản chu tượng coi thợ đóng thuyền cho triều đình. Ông có hai người con trai. Con cả (không rõ họ tên) trông coi Lãng Doanh, tước Hùng quận công, quản đốc ba trăm lính thợ. Con thứ (không rõ họ tên) làm chức Phó cai quan, tước Trung lộc hầu, là ông Tổ bốn đời của sư. Khoảng niên hiệu Chính trị (1558-1571) đời vua Lê Anh Tông, Trung lộc hầu theo Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng vào trấn Quảng Nam. Ông được Nguyễn Hoàng tin dùng nên thăng chức Chánh cai, quản lãnh các lính thợ đóng thuyền. Sau, Nguyễn Hoàng lại dâng sớ về triều kể rõ công trạng, vua Lê phong cho ông hiệu Khởi Nghĩa Kiệt Tiết Công Thần, cấp cho ba mươi mẫu ruộng và con cháu được thế tập.

Hương Hải (không rõ họ tên thật), sinh năm Mậu Thìn (1628), sống ở làng Bình An Thượng, thuộc phủ Thăng Hoa (nay thuộc tỉnh Quảng Nam).[1] Vốn thông minh, hiếu học ngay từ thuở nhỏ, nên năm 18 tuổi, ông thi đỗ Cử nhân), được bổ vào làm Văn chức trong phủ chúa Nguyễn Phúc Lan (ở ngôi: 1635-1648).

Năm 1652, ông được bổ làm Tri phủ Triệu Phong (nay thuộc tỉnh Quảng Trị).[2] Khi ấy, vì hâm mộ Phật pháp, ông tìm đến học đạo với Viên Cảnh, là một thiền sư Trung Hoa đang hành đạo ở Quảng Trị [3].

Đạo nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Từ quan, xuất gia tu ở Đàng Trong[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1655, Hương Hải xin từ quan, rồi xin xuất gia với thiền sư Viên Cảnh, được đặt pháp danh là Huyền Cơ Thiện Giác, pháp tự là Minh Châu Hương Hải [4]. Sau đó, sư tìm đến thiền sư Đại Thâm Viên Khoan (cũng là một vị tăng Trung Hoa) để tham học. Rồi sư cùng với một số đồ đệ dong thuyền ra Biển Đông, lập am tu trên ngọn núi Tiêm Bút La (hay Tiêm Bút, tức cù lao Chàm; nay thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam[5]).

Sư ở đây được mấy tháng, thì gặp chướng ngại ở địa phương nên trở về quê cũ là làng Bình An Thượng, định cất am tu ở đây. Nhưng vì lời thỉnh cầu của dân chúng ở đảo Tiêm Bút La, nên sư và các đồ đệ lại trở ra đảo, và trụ trì ở đấy được 8 năm, đạo hạnh được nghe biết khắp nơi.

Theo một số tài liệu, thì trấn thủ dinh Quảng Nam khi ấy là Thuần quận công (không rõ họ tên) có vợ bị bệnh đã lâu. Nghe tiếng sư, Thuần quận công bèn sai người mời về để cầu an cho vợ, và để cho cả nhà được quy y với sư.[6] Xong việc, sư lại trở ra đảo.

Năm 1665, Tổng thái giám Hoa Lễ hầu (không rõ họ tên) lại cho thuyền ra đảo thỉnh ông về làm đàn tràng sám hối, cầu cho hết bệnh lao mà ông mắc phải trong ba năm.[7] Chúa Nguyễn Phúc Tần nghe tiếng sư liền cho người đi mời về phủ. Sau khi hỏi thăm và úy lạo, Chúa Nguyễn truyền lập Thiền Tĩnh Viện trên núi Quy Kính (còn có tên là núi Quy Sơn; nay thuộc xã Hoài Ân, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế) để sư ở tu. Quốc Thái phu nhân và ba công tử là Phúc Mỹ, Hiệp Đức và Phúc Tộ đều đến quy y học đạo với ông. Các quan, quân lính và dân chúng các tỉnh cũng đến xin quy y có đến hơn ngàn người. Thiền Tĩnh Viện trở nên một trung tâm Phật giáo nổi tiếng ở Đàng Trong.[8]

Trong số những người đến quy y có Thị nội thái giám Gia quận công, là người làng Thụy Bái, thuộc huyện Gia Định (nay là Gia Bình), phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Trước đây, ông đầu quân Trịnh, rồi theo vào đánh Thuận Hóa bị quân của Chúa Nguyễn Phúc Tần bắt sống, nhưng được tha và cho vào dạy học trong phủ chúa. Nhân việc ông thường đến học Phật tại Thiền Tĩnh Viện, nên có người ganh ghét tâu với chúa rằng ông và thiền sư Hương Hải đang âm mưu trốn ra Bắc. Chúa Nguyễn Phúc Tần liền sai người bắt sư và Gia quận công đem tra khảo.[9] Tuy không có bằng chứng gì để kết tội, nhưng vì nghi ngờ nên Chúa Nguyễn đưa sư vào Quảng Nam, cách xa Thuận Hóa. Vì sự đối đãi ấy, thiền sư Hương Hải mới quyết định ra bắc.[10]

Bị nghi ngờ, trở ra tu ở Đàng Ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1682, sư chuẩn bị một chiếc thuyền cùng khoảng 50 đệ tử vượt bể ra Đàng Ngoài. Đến trấn Nghệ An, sư vào trình diện với quan trấn thủ.[11] Viên quan ấy liền báo về triều. Chúa Trịnh (có lẽ là Trịnh Căn mới lên thay Trịnh Tạc)[12] bèn cho Đường quận công (không rõ họ tên) mang thuyền vào đón hết thầy trò về Thăng Long, tạm ngụ ở công quán. Điều tra lý lịch của thiền sư Hương Hải xong,[13] Chúa Trịnh cho vời sư vào triều thăm hỏi và phong cho chức Vụ sứ, đồng thời ban cho 300 quan tiền. Ngoài ra, mỗi năm triều đình còn cấp cho sư: 24 bồ thóc, 36 quan tiền, 1 tấm vải trắng. Các đồ đệ cũng được cấp phát. Sau đó, Chúa Trịnh bảo sư vẽ bản đồ hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam. Sư vẽ rất rõ ràng, lại được chúa thưởng tiền.[14]

Tháng 8 năm ấy (1682), Chúa Trịnh sai người đưa thầy trò sư về ở công quán trấn Sơn Tây. Ở đó được 8 tháng, sang năm 1686, chúa Trịnh Căn đưa thầy trò sư về ngụ ở trấn Sơn Nam. Đến năm 1683, Chúa Trịnh ra lệnh cho trấn thủ trấn ấy là Lê Đình Kiên cất am tu và cấp ba mẫu đất công cho thầy trò sư. Lúc ấy, thiền sư Hương Hải đã được 56 tuổi. Đã có chỗ yên thân, nên suốt 17 năm sau đó, sư chuyên tu và sáng tác.

Năm 1700, sư rời trấn Sơn Nam về mở đạo tràng ở chùa Nguyệt Đường (thuộc tổng An Tảo, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu; nay thuộc tỉnh Hưng Yên)[15], cốt để phục hưng phái thiền Trúc Lâm đã có từ thời Nhà Trần.[16] Đệ tử xuất gia đắc pháp với sư rất nhiều, và người ở các nơi đến cầu đạo cũng rất đông. Vua Lê Dụ Tông có lần đón sư về kinh, vời vào nội điện để lập đàn cầu tự và thuyết pháp. Vua rất tôn kính sư, thường hỏi sư về phương pháp tu. Năm Giáp Ngọ (1714), chúa Trịnh Cương nhân đi kinh lý có ghé thăm chùa Nguyệt Đường, cúng dường tiền và đề thơ ở chùa.

Viên tịch[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Ất Mùi (1715) đời vua Lê Dụ Tông, sáng ngày 13 tháng 5,[17] sau khi tắm rửa, thiền sư Hương Hải khoác y, đội mũ, đeo tràng hạt, ngồi kiết già mà tịch, thọ 88 tuổi. Trước khi mất, sư đã phó chúc lại bài kệ:

Phiên âm Hán-Việt:
Thời đương bát thập bát
Hốt nhiên đăng tọa thoát
Hữu lai diệc hữu khứ
Vô tử diệc vô hoạt
Pháp tính đẳng hư không
Sắc thân như bào mạt
Đông độ ly ta bà
Tây phương liên ngạc pháp.
Dịch:
Tuổi đương tám mươi tám
Tọa thoát tự nhiên bỗng
Có đến cũng có đi
Không chết cũng không sống
Pháp tính giống hư không
Sắc thân như bọt mọn
Đông độ rời ta bà
Tây phương đài sen đón [18].

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, thì thiền sư Hương Hải đã chú giải các kinh, dịch và sáng tác bằng chữ Nôm hơn ba mươi tác phẩm truyền lại cho đời.[19] Nhiều tác phẩm của sư chưa tìm lại được. Trong số những tác phẩm của sư, có những đề mục sau đây:

  • Giải Pháp Hoa kinh
  • Giải Kim Cương kinh lý nghĩa
  • Giải Sa di giới luật
  • Giải Phật Tổ tam kinh
  • Giải A Di Đà kinh
  • Giải Vô Lượng Thọ kinh
  • Giải Địa Tạng kinh
  • Giải Tâm kinh Đại Điên
  • Giải Tâm kinh ngũ chỉ
  • Giải Chân tâm trực thuyết
  • Giải Pháp bảo đàn kinh
  • Quán Vô Lượng Thọ kinh quốc ngữ
  • Phổ Khuyến tu hành
  • Bảng điều nhất thiên
  • Cơ duyên vấn đáp tịnh giải
  • Sự lý dung thông, thơ, v.v...

Nhìn chung tư tưởng thiền của thiền sư Hương Hải chủ yếu chịu ảnh hưởng tư tưởng thiền của Lục tổ Huệ Năng, tức tư tưởng của kinh Kim Cang Bát Nhã và kinh Pháp Bảo Đàn. Bên cạnh đó, sư còn chịu ảnh hưởng "tịnh" và "mật" của thiền Trúc Lâm. Và cũng vì trong sư vẫn tồn tại một nhà nho, nên sư còn mang tư tưởng "Phật và Nho vốn cùng một gốc"...[20].

Sách tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nguyễn Lang (tức thiền sư Thích Nhất Hạnh), Việt Nam Phật giáo sử luận (tập 2). Nhà xuất bản Văn Học, 1992.
  • Thích Thanh Từthiền sư Việt Nam, Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản, 1992.
  • Lê Mạnh ThátToàn tập Minh Châu Hương Hải, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành 2000. Bản điện tử: [6] Lưu trữ 2013-01-26 tại Wayback Machine
  • Thích Tâm Tuệ, Lược sử Phật giáo Việt Nam. Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản, 1993.
  • Nhiều người soạn (Nguyễn Tài Thư làm chủ biên), Lịch sử Phật giáo Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1991.
  • Nguyễn Hiền Đức, Lịch sử Phật giáo Đàng Trong (trọn bộ 2 tập), Nhà xuất bản. Thành phố Hồ Chí Minh, 1995.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Theo Lịch sử Phật giáo Đàng Trong (tập 1, tr.50) và Lịch sử Phật giáo Việt Nam (tr. 327). Các sách ở mục tham khảo đều không cho biết cha mẹ của Thiền sư Hương Hải là ai.
  2. ^ Theo Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tr. 327.
  3. ^ Theo Việt Nam Phật giáo sử luận (tập 2), tr. 156.
  4. ^ Sách Lịch sử Phật giáo Đàng Trong (tập 1) viết có dấu nối ở giữa: Huyền Cơ -Thiện Giác và Minh Châu-Hương Hải.
  5. ^ Nguồn: [1].
  6. ^ Chép theo Việt Nam Phật giáo sử luận (tập 2, tr. 156-157). Lịch sử Phật giáo Việt Nam (tr. 328) và Thiền sư Việt Nam (tr. 342) đều ghi rằng: "Sư lập đàn tụng kinh suốt 7 ngày đêm, thì chữa được bệnh của bà. Kính phục, cả nhà Thuần quận công đều xin quy y với Sư".
  7. ^ Chép theo Việt Nam Phật giáo sử luận (tập 2, tr. 157). Lịch sử Phật giáo Việt Nam (tr. 328) và Thiền sư Việt Nam (tr. 342) đều ghi rằng: "Sư lập đàn tụng kinh sám hối trong vòng 10 ngày đêm thì Hoa Lễ hầu khỏi bệnh. Cảm phục, viên quan này đem việc thuật lại cho Chúa Nguyễn Phúc Tần".
  8. ^ Nguồn: Việt Nam Phật giáo sử luận (tập 2, tr. 157), Lịch sử Phật giáo Đàng Trong (tập 1, tr.53) và Lịch sử Phật giáo Việt Nam (tr. 328).
  9. ^ Theo Thiền sư Việt Nam, tr.342.
  10. ^ Nguồn: Việt Nam Phật giáo sử luận (tập 2, tr. 156), Lịch sử Phật giáo Việt Nam (tr. 329), Thiền sư Việt Nam (tr. 342).
  11. ^ Theo Lịch sử Phật giáo Việt Nam (tr. 329), thì quan Trấn thủ khi ấy là Trịnh Na (trong Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn cũng ghi như vậy). Tuy nhiên, theo Hương Hải thiền sư ngữ lục và Đại Việt sử ký tục biên, thì viên quan ấy là Trịnh Liễu; còn Khâm định Việt sử Thông giám cương mục thì ghi là Trịnh Điềm (TS. Lê Mạnh Thát cũng ghi là Trịnh Điềm).
  12. ^ Chép theo Việt Nam Phật giáo sử luận (tập 2, tr. 158). Lịch sử Phật giáo Việt Nam (tr. 329) và Thiền sư Việt Nam (tr.343) đều ghi là chúa Trịnh Tạc.
  13. ^ Theo Lịch sử Phật giáo Việt Nam (tr. 329), thì người điều tra Sư là Nội giám Nhương quận công (không rõ họ tên) và bồi tụng Lê Hi. Trong quá trình điều tra, họ cũng cho mời người làng Áng Đô để dò hỏi.
  14. ^ Nguồn: Lịch sử Phật giáo Việt Nam (tr. 329), Thiền sư Việt Nam (tr. 342).
  15. ^ Theo đây [2], thì chùa Nguyệt Đường có tên chữ là Tứ Nguyệt Đường Tự. Rất tiếc là ngôi cổ tự này bây giờ không còn nữa. Nền chùa ngày nay là Văn miếu Xích Đằng, còn ngôi cổ tháp của Thiền sư Hương Hải thì nằm trong khuôn viên của nhà dân.
  16. ^ Nguồn: Lịch sử Phật giáo Việt Nam (tr. 330) và Thiền sư Việt Nam (tr. 343).
  17. ^ Phần nhiều các sách đều ghi Sư mất vào ngày 13. Riêng Kiến văn tiểu lục (và GS. Lê Mạnh Thát) ghi Sư mất ngày 12, tức trước một ngày.
  18. ^ Chép theo TS. Lê Mạnh Thát, phần "Niên đại và con người" trong Toàn tập Minh Châu Hương Hải.
  19. ^ Theo TS. Lê Mạnh Thát, thì Thiền sư Hương Hải đã diễn dịch ra tiếng Nôm 20 bộ kinh luận cùng sáng tác một số thơ văn khoảng 5 bài. Xem: [3] Lưu trữ 2012-11-15 tại Wayback Machine.
  20. ^ Tóm tắt theo Lịch sử Phật giáo Việt Nam (tr. 332-333), Lược sử Phật giáo Việt Nam (tr.417). Cần hiểu cặn kẽ, có thể đọc thêm Toàn tập Minh Châu Hương Hải của Tiến sĩ Lê Mạnh Thát [4] Lưu trữ 2013-01-26 tại Wayback Machine, ở mục "Tư tưởng thiền của Hương Hải" trong Việt Nam Phật giáo sử luận (tập 2) [5] Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine, hoặc ở trong các sách khác.

Thể loại

.

THIỀN SƯ VÀ TƯ TƯỞNG GIÁC NGỘ
Như Hùng
Chân Nguyên xuất bản 1987

 

Thiền Sư
HƯƠNG HẢI

Nhạn quá trường không
Ảnh trầm hàn thủy
Nhạn vô di tích chi ý
Thủy vô lưu ảnh chi tâm.

Dịch:

“Nhạn bay trên không
Bóng chìm đáy nước
Nhạn không có ý để lại dấu tích
Nước không có ý lưu giữ bóng hình.”


I. NIÊN ĐẠI VÀ CON NGƯỜI CỦA HƯƠNG HẢI

Theo sách Kiến Văn Tiểu Lục của Lê Quý Đôn, Hương Hải người làng Án Độ huyện Chân Phúc tỉnh Nghệ An sinh năm 1627, vốn là người thông minh xuất chúng, lịch lãm về nho học, đỗ Hương Cống (cử nhân) năm 18 tuổi, được chọn vào phủ Chúa Nguyễn. Sau đó cử nhận Tri Phủ huyện Triệu Phong, Quảng Trị. Vào năm 25 tuổi ông rất hâm mộ đạo Phật, đã từng đàm luận với các vị Thiền Sư Trung Hoa đang hành đạo tại Quảng Trị.


Ba năm sau (1655) ông từ quan đi xuất gia với ngài Viên Cảnh thiền sư, ngài đặt cho pháp danh là Huyền Cơ Thiện Giác, pháp tự Minh Châu Hương Hải, ngày nay chúng ta thường gọi ngài là Hương Hải. Sau đó ngài ra vân du ở đảo Tiêm Bút La, cảnh trí nơi đây thích hợp cho việc tu trì nên ngài lập am để chuyên tu. Đạo hạnh của ngài cao thâm, quan dân thảy đều ngưỡng mộ. Có lần quan trấn thủ Thuần Quận Công thỉnh ngài về đất liền tụng kinh cầu an cho phu nhân, và cả gia đình quy y theo. Và quan Tổng thái giám Hoa Lệ Hầu cung thỉnh ngài về đất liền lập đàn sám hối, cầu cho hết bịnh mà quan Tổng đã mắc phải. Chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Chu 1691-1752) nghe tiếng bèn cử người ra cung đón, khi ngài về đến nội địa đích thân chúa Nguyễn ra đón tiếp, hỏi thăm, ủy lạo, rồi sau đó lập Thiền Tĩnh Viện ở trên núi Qui Cảnh để ngài ở. Các quan trong triều và đủ mọi tầng lớp nhân dân các tỉnh đến quy y học đạo rất đông. Thiền Tĩnh Viện trở thành trung tâm truyền bá, phát triển, nổi tiếng ở đàng Trong.
Trong số những người đến tham học có quan Thị Nội Giám Gia Quận Công vốn là người đàng Ngoài, quan nội giám thường gặp gỡ Hương Hải để nghe thuyết pháp, có người dèm pha vu cáo ông cùng Thiền Sư đang âm mưu trốn về Bắc. Chúa Nguyễn hay tin đem việc tra xét nhưng không có bằng cớ để buộc tội. Chúa Nguyễn bèn truyền cho ngài phải vào ở Quảng Nam. Vì sự đối đãi kèm theo nghi kỵ nên Hương Hải quyết chí ra Bắc thật. Năm 1682 Thiền Sư cùng với 50 đồ đề vượt biển ra Bắc đến trấn Nghệ An, thuyền ghé bến ngài đến trình diện ở đồn Trần Lao do Yên Quận Công Trịnh Gia trông coi. Sau đó ông mới tâu về triều Chúa Trịnh cho người đón tất cả về kinh hỏi han mọi việc. Sau đó chúa sai quan Trấn Thủ Sơn Nam lấy đất lập chùa mời ngài trụ trì ở đó.
Những tháng năm bập bềnh sóng gió đã trôi qua, ngài bèn dùng thời gian còn lại trong việc tu tập và nghiên cứu sáng tác, dịch thuật hơn 30 tác phẩm để lại cho đời. Trong số những tác phẩm bị thất lạc chúng ta chưa tìm ra đầy đủ.


Hương Hải Thiền Sư vốn đã uyên thâm về Nho học trước khi đi xuất gia, hầu hết lúc bấy giờ theo đường công danh cử nghiệp bút nghiên phải thông nho mới mong đỗ đạt. Hương Hải quan niệm sự dung hòa giữa Nho giáo và Phật giáo có thể bổ túc cho nhau trên phương diện trị an.


“Lên tận nguồn Nho trông bát ngát
Vào sâu biển Pháp thấy mênh mông”
(Nho nguyên đãng đãng đăng di khoát
Pháp hải trùng trùng nhập chuyển thâm)


Qua hai câu thơ trên, Hương Hải quả có cái nhìn muốn kết hợp hai tôn giáo lúc bấy giờ, đàng nào cũng có cái mênh mông bát ngát của nó, chúng ta chỉ là kẻ đứng ngắm sự rộng lớn nầy, không thể dùng con mắt mà đo lường được. Trong những tháng ngày an lành tu học, không còn bị hạch hỏi lôi thôi nữa ngài cảm tác bài thơ với sự biết ơn nơi đang ở:


“Sư tử quật trung sư tử
Chiên đàn lâm lý chiên đàn
Nhất thân hữu lại càn khôn khoát
Vạn sự vô ưu nhật nguyệt tường”
Dịch:
Sư tử nằm hang sư tử
Cây trầm mọc trong rừng trầm
Một thân nhờ có càn khôn rộng
Ngày dài tháng rộng đã an tâm.


Đi đâu dù có được tiếp đãi ân cần, quyền cao trọng vọng, thì thỉnh thoảng vẫn nhớ quê hương, nhớ nhà, nhớ làng xóm, nơi đã chôn nhau cắt rún, lớn lên bên khóm trúc, hàng cau, làm sao quên được, sợ rằng nhiều kẻ không hiểu được cái khổ tâm khi phải ra đi, ngài làm mấy câu thơ để chia xẻ với nỗi cô quạnh tha phương của mình:


Hoặc thị hoặc phi nhân mạc thức
Thuận hành nghịch hành thiên mạc trắc
Mãn sơn nhân xướng Chá cô từ * (* điệu hát)
Thác nhận Hồ gia thập bát phách.
Dịch:
“Là thị là phi ai có biết
Rằng xuôi rằng ngược lẽ trời hay
Chá cô khúc ấy ca đầy núi
Tưởng nhạc người Hồ mười tám giây.”


Vào năm 1700 thiền sư Hương Hải rời chùa Trấn Thủ Sơn Nam, về chùa Nguyệt Đường tổng An Tảo, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, nơi đây đông đảo người về quy y học hỏi. Vua Lê Dụ Tôn có lần đón ngài về kinh thuyết pháp và lập đàn cầu tự, vua rất tôn kính quý mến, thường hỏi ngài về phương pháp tu hành.
Năm 1714, chúa Trịnh Căn có vào chùa Nguyệt Đường tham bái, cảm xúc chúa ngự viết bài thơ:


Danh Nam trừng trải đã hay danh
Trình độ này âu hợp chốn trình
Pháp giới chăm chăm tuyên diệu pháp
Kinh lâu rờ rỡ diễn chân kinh
Công nhiều nhà có công vô lượng
Thế thuận vây lên thế hữu tình
Ngán tục chẳng hề mùi tục lụy
Lòng thiền tu cẩn chốn thiền quynh.


Năm Ất Mùi 1715, sáng ngày 13 tháng 5, sau khi tắm xong thiền sư khoác y, đeo tràng hạt, đội mũ trang nghiêm ngồi kiết già tịch, hưởng thọ 88 tuổi. Đệ tử đắc pháp của ngài rất đông, có vị được phong chức Tăng Thống.

II. QUAN NIỆM VỀ THIỀN CỦA HƯƠNG HẢI

Tìm đến tư tưởng Hương Hải, một trong những cây đuốc sáng rực trong Thiền Tông ở thế kỷ 17, chúng ta sẽ cảm nhận một cách sâu sắc qua lời văn trong sáng, dễ hiểu, Hương Hải không thích lý luận nhiều, nên văn thơ của ngài hầu hết đều mang cốt cách một người dản dị, muốn mọi người ai cũng có thể đọc hiểu và nương theo đó để tu hành, ngài rất ít dùng đến thuật ngữ bí ẩn của Thiền, phần nhiều làm cho kẻ thưởng thức cảm thấy bớt căng thẳng và đi vào tư tưởng một cách từ từ, tiệm ngộ chứ không đốn ngộ như những Thiền Sư mà chúng ta hay bắt gặp. Dĩ nhiên Thiền vẫn có những công năng như nhau trong việc nhắm đến trực giác, dù bằng phương cách nào đều do sự xử dụng của từng thiền sư, có ai dám bảo Thiền của Thần Tú thua Huệ Năng? Bởi vì Thần Tú là Thần Tú, Huệ Năng là Huệ Năng, có khác nhau tùy vào lối dụng công của từng vị. Tư tưởng Thiền của Hương Hải phản ảnh được sự tương quan giữa chúng sanh và Phật, mê với ngộ v.v… Bằng vào những liên hệ nầy Hương Hải hé mở cho chúng ta thấy đâu là điều nên thực hiện để đạt được giải thoát, và phương pháp để thành tựu. Trước hết theo Hương Hải phải hoán chuyển cái Tâm vọng của mỗi người để đạt đến Chơn Tâm và bí quyết để thành tựu trong việc Giác Ngộ là “Vô Tâm” theo Hương Hải. Tương quan giữa Phật và chúng sanh Thiền Sư diễn tả như sau: “Khi mặt trời lên chiếu sáng thiên hạ, thì hư không, không vì đó mà sáng, khi mặt trời lặn bóng tối bao trùm khắp thiên hạ thì hư không không vì đó mà tối. Sự sáng và sự tối tranh cướp lẫn nhau, còn hư không vẫn lặng lẽ tự nó là nó. Tâm Phật và chúng sanh cũng vậy. Nếu quan niệm Phật là thanh tịnh quang minh, quan niệm chúng sanh là dơ bẩn mờ tối, thì có tu qua nhiều kiếp như số cát sông Hằng cũng không đạt được giác ngộ.” Sự sáng và tối hoàn toàn tùy thuộc vào không gian, thời gian, nhưng nếu theo Chơn Tâm tròn đầy thì không phải lúc không có mặt trời là tối; vì lẽ cái biết là tối đó do đâu mà có, nếu cái tối có mà không có cái biết được tối không? Như vậy tối và sáng duyên nhau nhưng cái biết thường còn không mất, nếu có mất thì sao khi sáng lại biết là sáng? Đức Phật đã từng hiển lộ điều này trong kinh Thủ Lăng Nghiêm khi chỉ chơn tâm cho ngài A Nan. Sự hiện diện của Đức Phật như chúng ta đã biết nhằm một mục đích duy nhất mở bày cho chúng sanh đi vào tri kiến giác ngộ. Trước đó chúng ta không hề nhận ra được chân lý này, nhưng trong mỗi con người đều có khả năng thành Phật tiềm ẩn, vì trần lao phiền não che khuất nên không vén mở được cái bổn lai diện mục của mình. Đức Phật có thể làm được điều này mà tôi, ngoài ra ngài không có quyền năng đưa một ai đi đến giải thoát mà chính kẻ ấy không tự mình đi qua quá trình giác ngộ, Phật cũng từ con người bình thường như những chúng sanh khác, ngài hơn chúng ta là biết xử dụng trí tuệ để từ đó đi đến giải thoát. Nếu tất cả chúng ta đều xử dụng đến trí tuệ của mình thì chắc hẳn sẽ được giải thoát như ngài. Huyền Giác trong chứng đạo ca cũng đã cho chúng ta một quan niệm về điều nầy.


“Thoắc giác rồi Như Lai thiền
Sáu độ muôn hạnh thể tròn nguyên
Trong mộng lao xao bày sáu nẽo
Tỉnh ra bằn bặt chẳng ba nghìn”

Mê, Ngộ theo Hương Hải cũng vì đối đãi với nhau mà có, duyên với nhau mà lập, nên không thật, nếu tìm cầu chân mà bỏ vọng ắt lạc vào ngàn trùng, vọng che khuất nên Ngộ không mở bày, một khi chân hiển lộ thì vọng tự nó tiêu diệt vì có vọng nên mới có chân. Ngài nói: “Mê và Ngộ dựa vào nhau, Chân và Vọng vì đối đãi với nhau mà có. Nếu tìm Chân bỏ Vọng thì không khác gì người sợ bóng theo hình mà cứ chạy ở ngoài nắng. Nếu biết rõ vọng là chân thì cũng như đi vào nơi rợp tự khắc bóng biến mất.”


Mê và Ngộ cũng tựa như kẻ bộ hành đi trong đêm tối vốn sợ ma, dù không biết ma là gì cả, nhưng khi đi có cảm tưởng đằng sau có ai đi theo, hễ bước nhanh thì nghe tiếng đi nhanh, đi chậm thì nghe tiếng đi cũng chậm, đến khi quýnh lên vụt chạy, nghe tiếng ấy chạy theo, cứ như thế mà cắm đầu cắm cổ chạy mãi đến nơi có đèn sáng, cố lấy bình tĩnh quay đầu nhìn lại thì không trông thấy ai cả. Mê và Ngộ cũng tương tự như thế khi chưa tìm ra được lý lẽ của nó thì thấy có hai thái cực, nhưng thật ra hai là một, mà một là hai, nếu ngộ thì không còn thấy có hai mà tự nó tiêu hủy, hỗ trợ lẫn nhau, còn nếu mê thì muôn kiếp vẫn phải trôi lăn trong vòng sống chết, mịt mù tăm tối.


Ngoài ra Hương Hải còn cho chúng ta thấy rất nhiều về khía cạnh của những tương quan như: thiện ác, tâm cảnh, nhằm cho ta có một ít khái niệm thực tế trong ấy. Tất cả những điều này không ngoài mục đích tạo lại sự quân bình mà cái tâm của ta vốn đã dong ruổi quá nhiều theo trần thế, hay bóp méo sự thật cũng như tạo nên những xung đột một cách phi lý ở nội tại, chấp nhầm những gì mà ta có thể quan niệm đo lường, sờ mó được, hầu như ta duyên theo đó để khởi nên những phân biệt. Bản chất Giác Ngộ là phải vượt ra ngoài những đối đãi, cần phải trở về khám phá trong tận cùng tâm thức, đừng dong ruổi theo ngoại vật, phong tỏa lục căn bằng cách tiếp xúc với trần cảnh nhưng đừng bao giờ bị đắm nhiễm trong ấy.


“Thấy theo sắc mà hết
Nghe theo tiếng mà bay
Trở về là thượng sách
Hôm qua và sáng nay.”
(Nhãn quan tùy sắc tận
Nhĩ thức trục tranh tiêu
Hoàn nguyên đương biệt chỉ
Tạc nhật dữ kim tiêu.)


Ở khía cạnh khác về Tâm và Cảnh, hầu hết chúng ta cứ luôn nắm bắt theo trần cảnh nên bỏ mất cái chân tâm thường hằng của mình, vì trần cảnh vốn sinh diệt không thật, nếu theo đó chỉ làm cho ta đau khổ. Điều quan trọng, buông bỏ thế giới bên ngoài để soi sáng chiếu rọi vào Chơn Tâm, nhưng không có nghĩa bỏ cảnh để về tâm, bởi lẽ cảnh đều do tâm mà hiện, bỏ cảnh tìm tâm là lắp thêm một cái đầu trên một cái đầu, cứ việc làm hiển lộ cái Chân Tâm thì tự nhiên cảnh cũng trở thành chân, đừng có quan niệm là tách rời nó ra hai thể, thì cứ luống công chạy ngược xuôi để tìm chân, mà thực ra ngay chân có vọng, trong vọng có chân. Để tóm tắt tư tưởng của Hương Hải trong những tương quan ở trên điều cần nhất là không trốn chạy hiện hữu. Thiền Sư viết:


“Thân vọng tới gương soi bóng
Bóng với thân vọng giống nhau
Chỉ muốn giữ thân bỏ bóng
Vọng thân vốn có thực đâu ?
Thân kia với bóng đồng nhất
Một không một có được nào ?
Kẻ muốn giữ một bỏ một
Cách xa sự thật biết bao !
Người nào ưa thánh ghét phàm
Sẽ mãi sanh tử phiền não
Phiền não vì tâm mà có
Vô tâm phiền não ở đâu ?
Hễ đừng phân biệt chấp tướng
Đương nhiên chứng được đạo mầu”


Theo Hương Hải, một khi tâm an tịnh đó là Thiền chứ không cần phải tìm cầu đâu xa “Trong đời sống hàng ngày không gì không phải đạo, hễ an tâm thì đó là Thiền”. (Nhật dụng vô phi đạo, Tâm an tức nhị Thiền)

III. NHỮNG TÁC PHẨM CỦA HƯƠNG HẢI

Cuộc đời của Hương Hải đã để lại sự nghiệp trước tác, chú giải, phiên dịch khá nhiều hơn 30 tác phẩm, hầu hết những tác phẩm nầy chưa tìm lại được.
- Giải Pháp Hoa Kinh
- Giải Kim Cương kinh lý nghĩa
- Giải Sa Di giới luật
- Giải Phật Tổ tam kinh
- Giải A Di Đà kinh
- Giải Vô Lượng Thọ kinh
- Giải Địa Tạng kinh
- Giải Tâm kinh đại điển
- Giải tâm kinh ngủ chỉ
- Giải Chân Tâm trực thuyết
- Giải Pháp Bảo Đàn Kinh
- Quán Vô Lượng thọ kinh quốc ngữ
- Phổ khuyến tu hành
- Bảng điều nhất thiên
- Cơ duyên vấn đáp tinh giải
- Sự lý dung thông, thơ.
Để có ý niệm về thơ nôm của ngài, chúng ta đọc một đoạn trong Sự Lý Dung Thông:


“Những thánh hiền nguồn nhân biển quả
Xưa tu hành trí đã rộng cao
Trong nơi ba cõi ra vào
Mười phương tri thức ai vào khá nghi
Nguyện in thanh hải tịnh trì
Thềm lan bóng trúc hề chi viên ngần
Phên dày nước chảy khôn ngăn
Mây mỏi ngoài trần há động non cao
Sự nài bao hang sâu tiếng dội
Đèn hãy dùng chớ nỗi chờ trăng
Đường lên diệu lộ cao thăng
Giải hành hai chữ há rằng làm sai
Tạng Như Lai làu làu thanh tịnh
Nắm hương lòng hằng kính hằng tin
Đòi phen giải thoát tự nhiên
Dụng chân như trí, gương thiền ráng thâu
Lộc dương theo dấu hay đâu
Nê ngưu vào biển rộng sâu khôn tìm
Bao nhiêu chim bay về lạc tổ
Mây che ngoài ngỡ ổ hang xưa
……………
Đạo viên minh ngại chi chân tục
Miễn lòng rồi tri túc thời nên
Năm mươi năm phẩm dưới trên
Luyện Tam muội hỏa chí bền kim cương
Nhân thiên mấy đấng phong quang
Tam hiền thập thánh một đàng cao siêu
Cày mây cuốc nguyệt đã nhiều
Chứng vô thượng sĩ danh tiêu mới nồng.”


Ngoài ra còn có những bài thơ do thầy Thích Trí Hiếu sưu tầm và được đăng tải trong tập san Đuốc Tuệ (số 7 ra ngày 21.1.1936) hai bài thơ của Hương Hải, một bài vịnh cảnh xuân và bài khác tặng quan Trấn Thủ Sơn Tây. Hai bài nầy không thấy chép trong Kiến Văn Tiểu Lục.


1. “Tam dương khai thái chuyển hồng quân
Cửu thập thiều quang sắc sắc tan
Dạ tỉnh thanh phong chiêu ngọc lộ
Nhật tình thụy khí ái từ vân
Sơn cao lâm thụ hy kỳ mỹ
Bình địa niên hoa phức úc huân
Xứ xứ nghên trường ca vạn thọ
Nhân nhân hòa mục vĩnh thiên xuân”
Và bài thứ 2 đó là:


“Hướng minh quy mệnh sự quân vương
Yết kiến tôn công khánh thọ đường
Tài dụng kinh luân kim đức hạnh
Âm thi lễ nghĩa quý văn chương
Ngoại trừ đạo tặc bình dân ái
Nội dường chinh liêm sĩ tốt cường
Quyền trấn Nam Giao danh tứ hải
Khuông phù quốc chính lạc quần phương.”
Trong khi nhàn hạ Sư thường ngâm hai bài thơ nầy:


1. (Thành thị du lai ngụ tự chiền
Tùy cơ ứng biến mỗi thời nhiên
Song triêu nguyệt đáo thiền sàng mật
Tùng tiếu phong xuy tĩnh khách miên
Sắc ảnh lâu đài minh sắc diệu
Thanh truyền trung cổ diễn thanh huyền
Nguyên lai tam giáo đồng nhất thể
Nhậm vận hà tằng lý hữu thiên.)


Dịch:
“Dạo qua thành thị nghĩ chùa chiền
Tùy cơ ứng biến lẽ đương nhiên
Trăng dòm cửa mở giường kê sát
Gió thổi thông cười khánh ngủ yên
Lâu đài rực rỡ màu đẹp đẽ
Chuông trống vang rền tiếng diệu huyền
Ba giáo nguyên lai cùng một thể
Xoay vần đâu có lẽ nào thiên.”


2. (Thượng sĩ thường du bát nhã lâm
Trần cư bất nhiễm liễu thiền tâm
Liêm khê Trình thị minh cao thức
Tô Tử Hàn Văn khế diệu âm
Vạn tượng sum la cao di hiển
Nhất biểu tạo hóa mật nan tầm
Nho nguyên đãng đãng đăng di khoát
Pháp hải trùng trùng nhập chuyển thâm.)


Dịch:
“Thượng sĩ thường chơi cảnh tùng lâm
Phong trần không vướng hội thiền tâm
Liêm khê Trình Hiệu người thông suốt
Tô Tử Hàn Văn hiểu diệu âm
Muôn ngàn cảnh vật bày dễ thấy
Tạo hóa một bầu khó truy tầm
Nguồn nho thăm thẳm lên càng rộng
Bể thích trùng trùng xuống lại thâm.”


Qua những ý niệm về thơ của Hương Hải đã biểu lộ phong cách một con người giải thoát. Đồng thời thơ bằng chữ nôm của Hương Hải đã đóng góp thật nhiều cho nền Văn Học nước nhà, nhất là lãnh vực chữ nôm ở thế kỷ thứ 17.

IV. NHỮNG BÀI THƠ HAY CỦA HƯƠNG HẢI

Những bài thơ hay nhất của Hương Hải là lúc vua Lê Dụ Tôn đến tham vấn. Hương Hải không thuyết pháp dài dòng mà chỉ đọc mấy bài thơ, chứa đựng cả tư tưởng thâm sâu mà ngài đã khai quật được từ nội tâm của mình. Hiển lộ nên sự thâm đắc chứng nghiệm tâm linh mà ngài đã phải tốn công để đạt được.
Vua Lê Dụ Tôn hỏi sư rằng: “Trẫm nghe Lão sư học rộng nhớ nhiều, vậy xin Lão sư thuyết pháp cho trẫm nghe để trẫm được liễu ngộ”
Sư tâu: “Xin bệ hạ chí tâm nghe cho thật hiểu bốn câu kệ nầy:


Phản văn tự kỷ mỗi thường quan
Thẩm sát tư duy tử tế khan
Mạc giáo mộng trung tầm tri thức
Tương lai diện thượng đổ sư nhan.


Dịch:
“Hằng ngày quán lại chính nơi mình
Xét nét kỹ càng chớ dễ khinh
Trong mộng tìm chi người tri thức
Mặt thầy sẽ thấy trên mặt mình.”


Có lẽ đây là một trong những phương pháp mà Hương Hải đã nương vào đó để tựu thành giác ngộ. Kiểm soát nội tâm trong từng phút giây là then chốt quan trọng để có thể mở được cánh cửa tâm linh. Dòng tâm thức vốn phức tạp và loạn động, hưng khởi theo bản năng dính mắc, nô lệ vào trần cảnh. Khi nhãn quan bắt gặp đối tượng, tâm sẽ theo đó khởi lên những vọng động sai biệt. Chính vì duyên theo trần cảnh nên phải trôi lăn trong vòng sống chết vô tận. Nếu xoay tất cả những công năng ở bên ngoài, trở lại quán chiếu vào tận cùng thể tánh, quật khai nguyên lý giác ngộ trong chính mình, thì may ra thành tựu được sự nghiệp chứng đắc.


Kiểm soát những vọng niệm bằng cách, tỉnh thức trong từng niệm hưng khởi và biết một cách minh mẫn niệm ấy có phù hợp trong hành trình đạt được thức giác hay không? Ý thức một cách thường nghiệm, biết được ngõ ngách xuất hiện của nó, hướng nó đi vào nẽo có thể bùng lên ánh sáng thực ngộ. Đừng bao giờ khởi lên ý niệm tiêu diệt hay ngăn chận, như thế gây nên trạng thái nội chiến, cần nhất là phải xoay chiều, hoán chuyển từ mê sang giác ngộ, hoán chuyển từ vọng sang tịnh, và trong vọng có tịnh và cũng có thể vọng chính là tịnh, hoàn toàn tùy thuộc vào mức độ chứng nghiệm, thẩm định một cách siêu thể.


Đừng bao giờ nương vào những quan niệm do trí thức xúi dục, dù đó là điều nghe có vẻ phù hợp với trạng huống, nhưng nếu không khéo quan sát cặn kẽ dễ bị lầm lẫn, bởi vì tri thức được hưng khởi còn nằm trong phong tỏa của vô minh. Như giấc mộng huy hoàng đâu đó còn lại nuối tiếc rỗng không, đừng tìm cầu bên ngoài dù đó là ý niệm thiện, nhưng ngoài tâm vốn không có Phật, Phật được hình thành từ trong những khám phá tra vấn ở nội tại.


Bồ Tát Quan Thế Âm thành tựu được giải thoát, cũng nhờ xoay chuyển cái nghe ở bên ngoài, để nghe chính sự hưng động nơi tự tâm, nhờ quán sát nội tâm, soi thấu ngũ uẩn mà chứng nhập giải thoát. Chưa một ai có thể đạt được giác ngộ mà không đi qua chặng đường quật khởi nội tâm, mọi hỗ trợ nơi trần cảnh không hẳn là yếu tố quan trọng, nếu không lấy cái tâm làm gốc. Hẳn chắc một ngày nào đó bộ mặt nghìn đời xuất hiện, khi đã đi hết con đường khám phá tận cùng ở nội tâm.


Vua Lê Dụ Tôn lại hỏi; “Thế nào là ý của Phật.”
Sư liền đáp:
Nhạn quá trường không
Ảnh trầm hàn thủy
Nhạn vô di tích chi ý
Thủy vô lưu ảnh chi tâm.
Dịch:
“Nhạn bay trên không
Bóng chìm đáy nước
Nhạn không có ý để lại dấu tích
Nước không có ý lưu giữ bóng hình.”


Điều đắc ý nhất của Hương Hải là “vô tâm” – không có nghĩa là thờ ơ, không chú ý. Nhưng ngược lại đây có những công năng siêu việt hơn, không để bất cứ những tư duy, tương quan nào có thể dính mắc, không bị những sai sử của sai biệt, không khởi lên những khuynh hướng đối lập, nhị nguyên. Như một sự rỗng suốt thanh thoát ở trong tâm, chưa một lần khởi lên những phân biệt, tâm, cảnh, chủ thể, khách thể. Đến đi trong cuộc đời, tiếp xúc với trần thế, nhưng không bao giờ đắm nhiễm, ung dung tự tại, làm tất cả nhưng tất cả không làm hề hấn được cái tâm không nầy.


Hình ảnh của con nhạn bay ngang qua dòng nước là một hình ảnh đẹp và nên thơ nhất, nó chứa đựng cả một tư duy nhưng nếu, không nằm ở cung bậc tương ứng thì khó mà bắt gặp cái tuyệt diệu của nó. Nếu không một lần nhìn thật lâu vào dòng nước, những thăm hỏi tra vấn với sự lạnh lùng, thờ ơ, giá buốt và mặc nhiên chấp nhận ở dòng nước, thì khó mà tìm ra được đáp số đúng mức cho dòng tâm. Sự lạnh lùng dung chứa của hư không để cho nhạn tung bay, nhưng có bao giờ tìm được hình hài dấu vết trong bầu trời mênh mông ấy. Dòng nước đã từng yên lặng trong những tháng năm đằng đẵng, đã biết bao nhiêu sự đi qua của muôn loài, khi thấp thoáng, khi in đậm nét, nhưng chỉ đi qua chứ nước không một lần lưu lại bóng.


Đó là bài thơ nổi tiếng độc đáo nhất của ngài, ảnh hưởng của nó vô cùng mãnh liệt, một khi kẻ thưởng thức bắt đúng được cung nhịp, bao nhiêu mơ ước bỗng thành mây khói, chỉ còn lại một hình hài không được dệt nên khung ảnh, bàng bạc mênh mang trong không gian mà không hề lưu lại dấu vết. Nhạn bay thật nhiều trên nền trời xanh biếc, đã bao nhiêu năm trôi qua, nhưng cứ mỗi lần nhìn lên bầu trời chúng ta vẫn chưa hề bắt gặp bóng dáng ấy in trên nền trong xanh. Nếu truy tìm một cách kỹ lưỡng, chỉ thấy đâu đó những áng mây lững lờ vốn đã từng in bóng của cuộc đời trong ấy, nhưng không một lần nào mây cố tình nhận bóng, mà hình như nếu có sự tương phản nào đó, thì do con người truy tìm mà vọng tưởng hưng khởi nên, cho đó là thấy một cách thấp thoáng, mờ ảo, tưởng tượng. Không vì những quan niệm của con người mà áng mây ấy phải lưu lại dấu, mây là mây và nó cứ lững lờ bay nhẹ theo làn gió, chứ không ai có thể bắt nó phải in hình hài vào được, vì nó là nó kia mà. Nếu có, thì cơn gió vô tình cùng với mây trôi về phương trời vô định, mà gió cũng chỉ làm phận sự đưa đường cho mây đi mà thôi, nhưng mây không chịu đi thì gió cũng đành chịu, mây cũng đã từng phủ trên đỉnh núi chơ vơ mà không cần phải đi đâu cả.


Dòng nước cũng đã lắm phen rơi vào cảnh tương tợ như thế, đã bao nhiêu biến thiên của cuộc đời, và cũng đã bao lần bóng nhạn bay qua sóng nước, nhưng rồi chìm khuất vào cõi vô cùng chẳng lưu lại dấu vết gì.


Nếu Tâm con người trong và yên lặng như mặt nước hồ thu, đón nhận tất cả không khởi lên lòng thương ghét, vương vấn. Mọi vật đi qua không lưu lại dấu vết, đó không phải là điều giải thoát hay sao ?

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state