Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Thiền sư Liễu Quán (chữ Hán: 了觀; 1667 – 1742) - khai lập Thiền phái Liễu Quán
Thiền sư Liễu Quán (chữ Hán: 了觀; 1667 – 1742)[1] là một cao tăng Việt Nam, thuộc đời pháp thứ 35, tông Lâm Tế. Sư là người khai lập ra Thiền phái Liễu Quán, một nhánh Thiền mang đậm phong cách của Văn hóa Phật giáo Việt Nam còn truyền lại đến ngày nay[2]. Thân thế và đạo nghiệp[sửa | sửa mã nguồn] Căn cứ theo văn bia do nhà sư Thiện Kế [3] soạn năm 1748, thì Thiền sư Liễu Quán sinh vào giờ Thìn, ngày 18 tháng 11 năm Đinh Mùi (1667) tại làng Bạch Mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Sư nguyên họ Lê nhưng không rõ tên thật. Thiệt Diệu (實耀) chỉ là pháp danh, Liễu Quán (了觀) là tên tự.[4]
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:477

Các tên gọi khác

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nam
Religion : Group
blood : B+
Thiền sư Liễu Quán (chữ Hán: 了觀; 1667 – 1742) - khai lập Thiền phái Liễu Quán

Liễu Quán

 

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thiền sư
Liễu Quán
了觀

Tháp mộ Tổ sư Liễu Quán ở chân núi Thiên Thai, Huế

Pháp danh Thiệt Diệu 實耀
Pháp tự Liễu Quán 了觀
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáo Phật giáo
Trường phái Đại thừa
Tông phái Thiền tông
Lưu phái Lâm Tế tông
Sư phụ Tế ViênGiác PhongThạch LiêmTừ Lâm
Thông tin cá nhân
Sinh  
Ngày sinh 1667
Nơi sinh làng Bạch Mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
Mất  
Thụy hiệu Chính Giác - Viên Ngộ Hòa Thượng
Ngày mất 1742
Nơi mất Chùa Viên Thông, xã Thủy An, thành phố Huế
An nghỉ Chân núi Thiên Thai, Huế
Quốc gia Việt Nam
 Cổng thông tin Phật giáo
Một phần của loạt bài về
Thiền sư Việt Nam
Ensō

Sơ khai[hiện]

Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi[hiện]

Thiền phái Vô Ngôn Thông[hiện]

Thiền phái Thảo Đường[hiện]

Thiền phái Trúc Lâm[hiện]

Lâm Tế tông[hiện]

Tào Động tông[hiện]

 Cổng thông tin Phật giáo

Thiền sư Liễu Quán (chữ Hán: 了觀; 1667 – 1742)[1] là một cao tăng Việt Nam, thuộc đời pháp thứ 35, tông Lâm Tế. Sư là người khai lập ra Thiền phái Liễu Quán, một nhánh Thiền mang đậm phong cách của Văn hóa Phật giáo Việt Nam còn truyền lại đến ngày nay[2].

Thân thế và đạo nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Căn cứ theo văn bia do nhà sư Thiện Kế [3] soạn năm 1748, thì Thiền sư Liễu Quán sinh vào giờ Thìn, ngày 18 tháng 11 năm Đinh Mùi (1667) tại làng Bạch Mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Sư nguyên họ Lê nhưng không rõ tên thật. Thiệt Diệu (實耀) chỉ là pháp danh, Liễu Quán (了觀) là tên tự.[4]

Quá trình tu học[sửa | sửa mã nguồn]

Lúc 6 tuổi[5], Sư mồ côi mẹ. 12 tuổi (1678), Sư được cha đưa đi chùa Hội Tôn ở Phú Yên lễ Phật. Gặp Thiền sư Tế Viên (người Trung Quốc), Sư tỏ ra quý mến và xin ở lại chùa để học đạo. Được bảy năm thì thầy viên tịch (1685), Sư ra kinh thành Thuận Hóa (Huế) xin học với Thiền sư Giác Phong (người Trung Quốc) ở chùa Hàm Long (sau đổi là chùa Báo Quốc; nay thuộc địa phận phường Phường Đúc, thành phố Huế).

Ở đấy được một năm, năm Tân Mùi (1691), Sư phải trở về phụng dưỡng cha già, lấy nghề kiếm củi độ nhật và thuốc thang cho cha. Bốn năm sau cha mất (Ất Hợi1695), Sư lại trở ra Thuận Hóa thọ giới sa-di (sa. śrāmaṇera) với Thiền sư Thạch Liêm (người Trung Quốc) ở chùa Thiền Lâm (nay thuộc xã Thủy Xuân, thành phố Huế). Năm Đinh Sửu (1697), Sư lại thọ giới cụ túc (sa. upasampadā) với Thiền sư Từ Lâm (người Trung Quốc) ở chùa Từ Lâm (nay thuộc xã Thủy Xuân, thành phố Huế).

Từ năm Kỷ Mão (1699), Sư đi đến nhiều chùa ở xứ Đàng Trong để xin tham vấn, trải bao khó nhọc. Đến năm Nhâm Ngọ (1702), nghe tiếng Thiền sư Minh Hoằng Tử Dung (gọi tắt là Tử Dung) là người truyền bá pháp Thiền thoại đầu của Tông Lâm Tế, Sư đến chùa Ấn Tôn (sau đổi là Từ Đàm; nay thuộc phường Trường An, thành phố Huế) ở kinh thành Thuận Hóa xin gặp Thiền sư để cầu pháp. Thiền sư Tử Dung dạy Sư tham cứu công án bằng câu:

Vạn pháp qui nhất, nhất qui hà xứ?
(Muôn pháp về một, một về chỗ nào?)

Song đến bảy, tám năm tham cứu mà chưa lãnh hội, trong lòng Sư tự lấy làm hổ thẹn [6]. Một hôm, nhân đọc sách Truyền Đăng Lục đến câu: Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ (Chỉ vật truyền tâm, người không hiểu rõ được), thoạt nhiên Sư tỏ ngộ được yếu chỉ của Thiền. Nhưng vì núi sông cách trở, Sư không thể đến Thiền sư Tử Dung để trình sở ngộ được.

Mãi đến mùa xuân năm Mậu Tý (1708), 42 tuổi, Sư lại trở ra chùa Ấn Tôn cầu Thiền sư Tử Dung ấn chứng. Sư đem hiểu biết của mình trình bày ra, đoạn nói đến câu "Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ", thì nghe Thiền sư đọc:

Huyền nhai tán thủ,
tự khẳng thừa đương,
Tuyệt hậu tái tô,
khi quân bất đắc
(Hố thẳm buông tay,
Một mình cam chịu
Chết rồi sống lại,
Ai dám chê mình ?)

Rồi hỏi: Vậy là thế nào, nói nghe?

Sư Liễu Quán không đáp, chỉ vỗ tay cười ha hả.

Thiền sư Tử Dung bảo: Chưa phải.

Sư nói: Bình thùy nguyên thị thiết (Trái cân vốn là sắt).

Thiền sư lại bảo: Cũng chưa phải.

Sáng hôm sau, Thiền sư thấy Sư đi ngang, liền gọi lại bảo: Chuyện hôm qua chưa xong, nói lại xem!

Sư thưa:

Tảo tri đăng thị hỏa,
Thực thục dĩ đa thì!
(Sớm biết đèn là lửa,
Cơm chín đã lâu rồi!)

Bấy giờ, Thiền sư mới cả khen.

Sau đó, Sư vào rừng thông ở núi Thiên Thai lập am tranh (sau này là chùa Thiền Tôn hay Thuyền Tôn; hiện ở thôn Ngũ Tây, xã Thủy An, Huế) để tiếp tục tu tập [7].

Mùa hạ năm Nhâm Thìn (1712), Thiền sư Tử Dung vào Quảng Nam dự lễ "Toàn viện" (theo văn bia). Nhân đó, Sư đem trình bài kệ "Dục Phật" (Tắm Phật).

Thiền sư hỏi:

Tổ Tổ truyền nhau, Phật Phật truyền nhau; chẳng hay truyền trao nhau cái gì?

Sư đáp:

Thạch duẩn trừu điều trường nhất trượng,
Quy mao phủ phất trọng tam cân.
(Búp măng trên đá dài một trượng,
Cây chổi lông rùa nặng ba cân)

Thiền sư đọc:

Cao cao sơn thượng hành thuyền
Thâm thâm hải để tẩu mã.
(Chèo thuyền trên núi cao,
Phi ngựa dưới đáy bể)
Rồi hỏi: Là sao?

Sư đáp:

Chiết giác nê ngưu triệt dạ hống
Một huyền cầm tử tận nhật đàn.
(Trâu đất gãy sừng rống suốt đêm.
Đàn tranh đứt dây gẩy trọn ngày)

Thấy Sư Liễu quán biện luận lanh lẹ, lâm cơ ứng biến rất phù hợp, nên Thiền sư Tử Dung tỏ ý vui mừng và ấn chứng.

Thuyết pháp độ sinh[sửa | sửa mã nguồn]

Kể từ đó (1708), Sư Liễu Quán vân du thuyết pháp độ sinh từ Phú Yên đến Phú Xuân, không nề khó nhọc [8].

Mùa xuân năm Nhâm Dần (1722), Sư về trụ ở chùa Thiền Tôn ở núi Thiên Thai (Huế). Trong các năm Quý Sửu (1733), Giáp Dần (1734) và Ất Mão (1735); Sư nhận lời thỉnh của chư Tăng cùng các tể quan và cư sĩ ở Thuận Hóa, dự bốn lễ đại giới đàn. Đến năm Canh Thân (1740), Sư Liễu Quán lại được mời làm chủ tọa giới đàn Long Hoa Phòng Giới. Lễ xong, Sư trở về chùa Thiền Tôn.

Thời ấy, chúa Nguyễn Phúc Chú (hay Trú) rất sùng kính đạo hạnh của Sư, nên nhiều lần triệu thỉnh vào phủ, nhưng Sư một mực từ chối vì "giữ chí lâm tuyền" (văn bia).

Mùa xuân năm Nhâm Tuất (1742), khi ấy Sư đã ngoài 70 tuổi, nhưng vẫn đến làm chủ lễ giới đàn ở chùa Viên Thông (nay thuộc xã Thủy An, thành phố Huế). Đệ tử đến thụ giới kể cả xuất gia và tại gia có tới gần bốn ngàn người [9].

Viên tịch[sửa | sửa mã nguồn]

Cũng theo văn bia, thì cuối mùa thu năm ấy (1742), Thiền sư Liễu Quán đang an trú tại chùa Viên Thông thì có chút bệnh. Sư gọi đệ tử đến bảo: Nhân duyên cuộc đời đã hết. Ta sắp về quê thôi!. Mọi người khóc. Sư bảo: Các người buồn khóc điều chi vậy? Chư Phật xuất thế còn nhập Niết bàn; ta nay đi đã rõ ràng, về đã có nơi. Các người không nên buồn khóc.

Đến tháng 11 âm lịch (1742), vài ngày trước khi tịch, Sư ngồi ngay ngắn tự cầm bút viết bài Kệ từ biệt như sau:

Thất thập dư niên thế giới trung
Không không sắc sắc diệc dung thông
Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lý
Hà tất bôn man vấn tổ tông.
(Tuổi đời đã quá bảy mươi niên,
Không không sắc sắc chẳng ưu phiền.
Hôm nay mãn nguyện về quê cũ,
Hà tất lăng xăng hỏi Tổ Tông)[10]

Viết xong bài kệ, Sư nói: Lời sau cùng của lão tăng nói gì đây? Vòi vòi nguy nga, xán lạn rực rỡ, xưa đến nay đi. Muốn hỏi việc đi đến thế nào, kìa trời xanh biếc lặng trong, trăng thu vằng vặc, đại thiên thế giới nhiều như cát đều hiển lộ toàn thân. Sau khi ta đi, các ngươi phải nhớ: Vô thường mau chóng, phải siêng năng tu học Bát-nhã. Chớ quên lời ta, hãy tinh tấn.

Ngày 22, sau lễ trà sớm, Sư hỏi: Bây giờ là giờ gì? Đệ tử đáp: Giờ Mùi. Sư an nhiên ra đi. Việc tâu lên, chúa Nguyễn Phúc Khoát sắc lập bia và ban thụy hiệu là "Chính Giác - Viên Ngộ Hòa Thượng".

Theo văn bia vừa kể thì Thiền sư Liễu Quán viên tịch ngày 22 tháng 11 năm Nhâm Tuất (1742), trụ thế 75 năm [11].

Kệ truyền pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ sư Liễu Quán để lại bài kệ truyền pháp sau đây:

Thiệt Tế Đại Đạo
Tánh Hải Thanh Trừng
Tâm Nguyên Quảng Nhuận,
Đức Bổn Từ Phong
Giới Định Phước Tuệ
Thể Dụng Viên Thông
Vĩnh Siêu Trí Quả
Mật Khế Thành Công
Truyền Trì Diệu Lý
Diễn Xướng Chánh Tông
Hạnh Giải Tương Ưng
Đạt Ngộ Chơn Không.
Dịch:
Đường lớn thực tại
Biển thể tính trong
Nguồn tâm thấm khắp
Gốc đức vun trồng
Giới định cùng tuệ
Thể dụng viên thông
Quả trí siêu việt
Hiểu thấu nên công
Thuyền giữ lý mầu
Tuyên dương chính tông
Hành giải song song
Đạt ngộ chân không [12].

Ghi nhận công lao[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ sư Liễu Quán thuyết pháp độ sinh 34 năm (1708-1742), độ xuất gia và tại gia kể đến hàng ngàn. Ghi nhận đóng góp của Sư cho Phật giáo Việt Nam, Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết:

Nếu ở Đàng Ngoài, Thiền sư Chân Nguyên được xem là nhân vật then chốt để phục hưng Phật giáo Đàng Ngoài, thì ở Đàng Trong Thiền sư Liễu Quán cũng được xem là vị thiền sư lãnh đạo công cuộc phục hưng Phật giáo Đàng Trong...
...Thiền sư Liễu Quán đã làm cho thiền phái Lâm Tế trở thành một thiền phái linh động, có gốc rễ ở Đàng Trong. Trước ông, Phật giáo ở Đàng Trong mang nặng màu sắc Quảng Đông. Ông đã Việt hóa thiền phái Lâm Tế, và làm cho thiền phái này trở thành thiền phái của đa số Phật tử Đàng Trong. Kiến trúc lễ nhạc bắt đầu trút bỏ màu sắc Trung Quốc và từ từ mang lấy màu sắc dân tộc. Những bài tán lễ như "Cực lạc Từ Hàng" chẳng hạn, đã hoàn toàn mang màu sắc Việt. Bốn vị đệ tử lớn của ông là Tổ Huấn, Trạm Quan, Tế Nhân và Từ Chiếu dã tạo lập bốn trung tâm hoằng đạo lớn, và hàng chục tổ đình được tạo dựng khắp Đàng Trong trong thế kỷ 18 đã thuộc về môn phái Liễu Quán. Phong trào Phật giáo phục hưng ở thế kỷ 20 đã dựa trên cơ sở của môn phái mang tên ông...[13].

Ở thành phố Huế, hiện có con đường mang tên Sư Liễu Quán.[14]

Bảo tháp Sư Liễu Quán[sửa | sửa mã nguồn]

Bảo tháp của Tổ sư Liễu Quán được lập ở chân núi Thiên Thai, thuộc vùng rừng thông của làng An Cựu xưa. Đây là một ngôi tháp đẹp, cổ kính và uy nghiêm. Lễ nhập di cốt của Sư vào tháp được tổ chức vào ngày 19 tháng 2 năm Quý Hợi (1743)[15]. Cách phía sau tháp độ 800 mét là chùa Thiền Tôn (hay Thuyền Tôn) do Sư sáng lập và là nơi Sư thường ở. Trong đó có quả đại hồng chung đúc năm Cảnh Hưng thứ 8 (1747) là di vật quý nhất [16].

Nguồn tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài văn bia đã kể trên, còn tham khảo thêm các sách:

  • Nguyễn Lang (tức Thiền sư Thích Nhất Hạnh), Việt Nam Phật giáo sử luận (Tập 2). Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1992.
  • Thích Thanh TừThiền sư Việt Nam. Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản, 1992.
  • Nguyễn Hiền Đức, Lịch sử Phật giáo Đàng Trong (tập 1). Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1995.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ngày giờ sinh và viên tịch của Tổ sư Liễu Quán ghi đúng theo văn bia ở bảo tháp của Sư. Nguyễn Hiền Đức (tr. 290) cũng ghi theo bia. Lâu nay, ở các sách viết về Sư đều ghi sai lệch ít nhiều, thí dụ như: 1668 (một bài viết trên website chùa Diệu Pháp [1][liên kết hỏng]), 1670 (TS. Thích Nhất Hạnh, tr. 200), không rõ (HT. Thích Thanh Từ, tr. 443).
  2. ^ Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế [2][liên kết hỏng].
  3. ^ Nhà sư Thiện Kế là "người cháu trong đạo" (Pháp điệt) của Thiền phái Liễu Quán, bấy giờ đang làm Sư ở chùa Tang Liên bên Ô Lăng, thuộc tỉnh Phúc KiếnTrung Quốc. Bia do Sư soạn và dựng ở bảo tháp của Thiền sư Liễu Quán vào tháng 4 năm Cảnh Hưng (1748, đời vua Lê Hiển Tông), tức đúng 6 năm sau ngày Sư Liễu Quán viên tịch. Nhờ vậy, mà người đời sau biết rõ công hạnh tu chứng và hóa đạo của vị cao tăng ấy.
  4. ^ Nguyên chính âm "Thiệt" trong pháp danh "Thiệt Diệu" của Sư phải đọc là "thực" hay "thật", nhưng lại đọc là "thiệt" có lẽ vì lê kỵ húy. Tuy vậy về mặt chữ Hán thì vẫn giữ nguyên dạng. Cho đến nay, phương ngữ Nam Bộ vẫn nói là "thiệt" thay cho "thực" hay "thật".
  5. ^ Lưu ý, tuổi trong bài viết này là tuổi ta.
  6. ^ Theo Nguyễn Hiền Đức (tr. 291), thì Sư trở lại Phú Yên để tiếp tục tu tập và tham cứu công án. Tuy nhiên, trong văn bia không nói Sư Liễu Quán cư trú ở đâu để tham cứu.
  7. ^ Chi tiết này kể theo Nguyễn Hiền Đức (tr. 29), trong văn bia không có.
  8. ^ Theo Nguyễn Hiển Đức, tr. 293.
  9. ^ Theo TS. Thích Nhất Hạnh (tr. 204)
  10. ^ Bản dịch chép theo Nguyễn Hiền Đức, tr. 300.
  11. ^ Do vậy, hàng năm vào ngày 22 tháng 11 âm lịch là ngày giỗ của Tổ Sư Liễu Quán. Xem: [3].
  12. ^ Theo TS. Thích Nhất Hạnh, tr. 205-206.
  13. ^ Thiền sư Thích Nhất Hạnh tr. 22 và 206, 207.
  14. ^ Nguồn: [4][liên kết hỏng].
  15. ^ Theo Nguyễn Hiền Đức, tr. 295
  16. ^ Xem chi tiết ở đây: [5] Lưu trữ 2011-09-11 tại Wayback Machine.
.

Tiểu sử và công hạnh Tổ Liễu Quán

Ngài Liễu Quán là người Việt Nam đầu tiên thọ pháp và nối truyền dòng Lâm Tế ở Việt Nam (đời thứ 35 dòng Lâm Tế chánh tôn truyền từ Trung Quốc) mở mang nền đạo học hợp với thời đại và dân tộc, phát triển thành thiền phái Lâm Tế Liễu Quán lớn nhất.

Mời Đạo hữu ngắm và cung thỉnh tôn tượng Đức Thích Ca Mâu Ni tại đây.

>>Chân dung từ bi

Ngài Liễu Quán sinh trưởng trong thời kỳ nhiễu nhương của Nam Bắc phân tranh (Trịnh - Nguyễn), thế đất mới lập (Nam - Ngãi - Bình - Phú), dân ly tán hay di cư là chủ yếu, đời sống khó khăn, tín ngưỡng chưa phổ quát. Ngài nhờ thiện duyên và chí nguyện tu học, độ sanh trở nên một vị Thiền sư nổi tiếng của phái Lâm Tế, đàng Trong. Nếu ở đàng Ngoài, Thiền sư Chân Nguyên được xem như là nhân vật then chốt cho cuộc phục hưng Chánh Pháp ở đàng Ngoài; thì ở đàng Trong, Tổ Liễu Quán cũng là nhân vật quan trọng đặc biệt về vấn đề lãnh đạo phong trào Phục Hưng Phật Giáo ở đàng Trong vậy.

Thiền sư Liễu Quán là một cao tăng Việt Nam, thuộc đời pháp thứ 35, tông Lâm Tế. Liễu là hiểu được, quán tức là quán chiếu, là nhìn cho sâu. Tên hiệu là Liễu Quán, pháp danh là Thật Diệu. Thật là sự thật, diệu là sáng tỏ, chiếu sáng, sự thật chiếu sáng. Suốt bao nhiêu năm tu hành, học tập, đã khai sáng ra chi phái Thiền mới (Thiền Phái Liễu Quán), mang đậm phong cách của văn hóa Phật Giáo Việt Nam còn truyền lại đến ngày nay. Tăng và tín đồ miền Trung và miền Nam hiện nay hầu hết là thuộc dòng Lâm Tế, mà người có công khai hóa hơn hết chính là Thiền sư. Vì thế mà thành một nhánh lớn gọi là Liễu Quán, Ngài chính là Sư Tổ trong Phái này.

Chân dung Tổ sư Liễu Quán. Ảnh: Internet

Chân dung Tổ sư Liễu Quán. Ảnh: Internet

Cuộc đời Tổ Liễu Quán

Tên Ngài là Lê Thiệt Diệu, sinh năm 1670 (tịch năm 1742, thọ 72 tuổi), quê ở làng Bạch Mã, Huyện Ðồng Xuân Sông Cầu, Tỉnh Phú Yên, miền Trung nước Việt trong một gia đình không mấy khá giả. Ngài là người thông minh, chí khí hơn người. Tu học từ thuở nhỏ, Ngài tỏ ra thông minh khí tiết hơn các bạn đồng học.

Mồ côi mẹ khi Ngài vừa lên sáu tuổi. Năm 1682, lúc vừa được 12 tuổi, theo cha đi chùa Hội Tôn lễ Phật, gặp Thiền sư Tế Viên, Ngài cảm mến và xin phụ thân xuất gia tại đây. Ngài rất được Thiền sư Tế Viên thương mến và hết lòng dạy dỗ. Những năm hành điệu tại chùa Hội Viên, Ngài chỉ làm những công việc nhỏ nhặt như gánh nước cũng như hai thời khóa công phu và luật tiểu Sa Di. Tu tập ở đây được chín năm thì Thiền sư Tế Viên viên tịch, Ngài tròn 19 tuổi. Sau khi chu tất tang lễ của Thầy, Ngài từ giả quý huynh đệ đồng tu ở đây rồi một mình lên đường tìm thầy học đạo tiếp tục.

Năm 1690, vượt Trường Sơn ra đất Thuận Hóa, đầu sư với Giác Phong lão tổ ở chùa Thiên Thọ, núi Hàm Long (tức Phật Học Đường Báo Quốc bây giờ). Được một năm thì phụ thân thọ bệnh, Ngài xin phép được trở về nhà để săn sóc. Hằng ngày vào rừng lo đốn củi đổi gạo và thuốc men để chăm sóc cho phụ thân. Bốn năm sau, phụ thân mãn phần, lo tang chay và giao hết nhà cửa hương hỏa cho bà con quyến thuộc xong xuôi, Ngài tiếp tục lên đường học đạo.

Năm 1695, nghe Thiền sư Thạch Liêm tổ chức giới đàn ở chùa Thiền Lâm, cố đô Huế, Ngài xin cầu thọ Sa Di thập giới với đạo hiệu thượng Liễu hạ Quán húy Thiệt Diệu, thuộc dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 35.

Năm 1697, Thiền sư Từ Lâm làm Đàn Đầu Hòa Thượng, Ngài tròn 27 tuổi được tấn đàn Tỳ Kheo Giới. Đắc giới xong, Ngài ở lại đây hai năm để cầu học những giới pháp đã thọ cho được thông suốt, rồi lại tiếp tục tham cầu Phật Pháp với các bậc tôn sư khắp nơi.

Năm 1699, Ngài đi khắp Tòng Lâm, Tổ chẳng quản gian lao, sống đời đạm bạc. Đi tham học với các bậc thạc đức cao tăng, thăm viếng nhiều chùa để học hỏi đạo lý, và quyết định hiến thân cho đời sống đạo. Bấy giờ Tổ thường tự nghĩ: “Pháp nào là vi diệu tối thượng bậc nhất, ta nguyện quyết xả thân mạng, y vào pháp đó tu hành”. Từ đó Ngài tinh chuyên tu tập.

Năm 1702, Ngài bái yết Tử Dung Hòa Thượng cầu dạy pháp tham thiền tại chùa Ấn Tôn (tức tổ đình Từ Đàm bây giờ), ở núi Long Sơn, cố đô Huế. Bấy giờ, Tổ Tử Dung dạy cho Ngài tham cứu câu thoại đầu:

Muôn Pháp về một, một ấy đi về đâu?

Từ câu thoại đầu nầy, làm cho Ngài ngày đêm suy nghĩ miên mang. Cuối cùng, Ngài lại phải trở về chốn cũ Phú Yên để tịnh tu và tham cứu cho được câu mà Tổ đã trao. Suốt năm năm liền mà vẫn chưa làm bung vỡ được thâm ý của câu thoại đầu, lòng tự hổ thẹn.

Một hôm, nhân đọc cuốn Truyền Đăng Lục, khi đọc đến câu:

Chỉ vật mà truyền tâm, chính vì vậy mà người ta không hiểu nổi; thoạt nhiên Ngài tỏ ngộ và buông sách xuống với một tâm niệm an lạc.

Năm 1708, Ngài quay trở lại núi Long Sơn để gặp tổ Tử Dung và trình bày ý của Ngài cho Tổ rõ về công phu đã tu tập trong mấy năm qua, và cầu Hòa Thượng Tử Dung ấn chứng.

Qua sự trình bày công phu tu tập tỏ ngộ và biện tài lanh lẹ lâm cơ ứng biến rất là phù hợp, Hòa Thượng Tử Dung rất vui mừng ấn khả.

Sau khi được truyền tâm ấn, Ngài thường ra vào Huế - Phú Yên để tùy duyên hóa đạo, chẳng nề xa xôi, khó nhọc.

Từ năm 1704 đến năm 1730, Ngài tinh tấn hóa đạo khắp xứ Thuận - Quảng, Phú - Khánh, lập nên 32 tu viện, độ rất nhiều chúng Tăng, Phật Tử.Năm Quý Sửu (1733), Giáp Dần (1734) và Ất Mảo (1735), theo lời thỉnh cầu của chư Tăng trong tông môn cùng các bậc tể quan, cư sĩ ở Huế, Ngài dự bốn lễ lớn về Ðại Giới Ðàn, qua năm Canh Thân (1740) Ngài tấn đàn Long Hoa phóng giới, rồi trở về núi Thiên Thai ẩn tu (nay là chùa Thiền Tôn do Ngài khai sơn).

Mùa xuân năm Nhâm Tuất (1742) Ngài dự lễ Giới Ðàn ở chùa Viên Thông, cuối mùa thu năm đó, Ngài bị bệnh, gọi môn đồ đến dạy rằng: “Nhân duyên đã hết, ta sắp đi đây”, khi ấy môn đồ điều khóc, Ngài dạy rằng: “Các ngươi khóc mà làm gì? Các Đức Phật ra đời còn nhập Niết Bàn, nay ta đi lại rõ ràng, về tất có chỗ, các ngươi không nên khóc và cũng đừng buồn thảm lắm”.

Ðến ngày 22-11-Nhâm Tuất (1742) sau khi dùng trà, Ngài viết bài kệ:

Ngoài bảy mươi năm trong thế giới

Không không sắc sắc thảy dung thông

Ngày nay nguyện mãn về nơi cũ

Nào phải ân cần hỏi tổ tông.

Viết xong, Ngài gọi môn đồ đến từ biệt “sau khi ta đi, các ngươi phải nghĩ cơn vô thường nhanh chóng cần phải siêng năng tu học, các ngươi phải cố gắng, tinh tấn chớ quên lời ta”, rồi Ngài an nhiên thị tịch.

Bảo tháp Tổ sư Liễu Quán. Ảnh: Internet

Bảo tháp Tổ sư Liễu Quán. Ảnh: Internet

Sự nghiệp truyền thừa và công hạnh Tổ Liễu Quán

Truyền thừa:

Ngài Liễu Quán là Thiền sư đời thứ 35 của phái Thiền Lâm Tế (Trung Quốc), khai sơn chùa Thiền Tôn (Huế), Ngài đặc biệt xuất dòng kệ phái Liễu Quán.

“Thiệt tế đại đạo, tánh hải thanh trừng

Tâm nguyên, quảng, nhuận, đức bổn từ phong

Giới, định, phước huệ, thể dụng viên thông

Vĩnh siêu trí quả, mật khế thành công

Truyền tri diệu lý, diễn xướng chánh tông

Hạnh giải tương ưng, đạt ngộ chơn không”

 

Thực tế đường lớn

Biển tánh lắng trong

Nguồn tâm nhuần khắp

Gốc đức từ phong

 

Giới định phước huệ

Thể dụng viên thông

Trí quả vĩnh siêu

Thầm hợp thành công

 

Truyền giữ lý mầu

Tuyên dương chánh tông

Biết làm đồng nhất

Đạt ngộ chân không.

Theo tuần tự bài kệ trên, dòng Liễu Quán hiện nay đến đời chữ Tâm, Nguyên, Quảng, Nhuận; từ chữ Trừng, Thanh trở về trước thì đã hiếm; số lượng Phật Tử quy y theo dòng kệ này đến nay cũng khó tính đếm cho được.

Công hạnh:

Ngài Liễu Quán là người Việt Nam đầu tiên thọ pháp và nối truyền dòng Lâm Tế ở Việt Nam (đời thứ 35 dòng Lâm Tế chánh tôn truyền từ Trung Quốc) mở mang nền đạo học hợp với thời đại và dân tộc, phát triển thành thiền phái Lâm Tế Liễu Quán lớn nhất.

Ngài đã khai nguồn Thiền Học, giúp thế hệ sau liễu ngộ chân tâm bằng con đường trực chỉ kiến tánh thành Phật.

Ngài thể hiện đạo phong thuần thắm, đạo nghiệp viên thành, góp phần mở mang xã hội tươi đẹp bằng nguồn đạo học chân chính của Ngài truyền bá.

Sự xuất hiện của Tổ Sư Liễu Quán như là một Bồ Tát Bổ Xứ, thực hiện sứ mệnh lịch sử: không chỉ duy trì và phát triển mạch sống Phật Giáo Việt Nam giữa bối cảnh xã hội tối tăm, Phật Pháp suy đồi, mà còn thể hiện sự xả thân vì đạo; lập thảo am, ăn rong, uống nước suối, hơn mười năm tham cứu công án, tu hành đắc đạo.

Từ giữa thế kỷ 18 trở lại đây, tại miền Trung Việt Nam, một phái Thiền do vị Thiền Sư Việt Nam - Tổ Sư Liễu Quán khai sáng đã phổ cập sâu rộng trong nhân gian. Tại các tỉnh miền Trung Việt Nam, phái Thiền Liễu Quán chiếm một vị thế quan yếu và sâu đậm trong sinh hoạt của các chốn thiền môn. Điểm đặc biệt cần nhấn mạnh ở đây chính là bản sắc thuần túy Việt Nam của phái Thiền Liễu Quán đã được người Việt Nam tiếp dụng một cách tích cực. Chính điều này là chứng liệu cụ thể về khả tính khế lý, khế cơ ưu việt của phái Thiền Liễu Quán suốt hai thế kỷ qua.

Cái gốc của phái Liễu Quán là Lâm Tế. Ban đầu thì được các thầy từ Quảng Đông truyền sang nên có tính cách rất Quảng Đông, nhưng từ Thiền Sư Liễu Quán trở về sau thì truyền thống này càng ngày càng được Việt hóa, từ văn hóa, nghi lễ, kiến trúc, thực tập. Tổ Sư Liễu Quán đã làm cho thiền phái Lâm Tế trở thành một tông phái đặc thù và linh động, có một nền móng vững chắc để truyền thừa.

Ngài Liễu Quán viên tịch năm Nhâm Tuất (1742), 43 tuổi hạ, 72 tuổi đời, hơn 30 năm thuyết pháp độ sanh, với 49 đệ tử xuất gia danh tiếng và rất đông đệ tử tại gia. Hòa Thượng Liễu Quán là một Thiền Sư Việt Nam chánh tông, đạo đức cao siêu, tâm quang sáng rực, được tôn làm Tổ, mà cuộc đời của Ngài thật là một tấm gương tốt chói lọi của một trong những vị Sư thông thái nhất của dân tộc Việt. Chúng ta học hỏi về công hạnh của Tổ Liễu Quán với mục đích nhắc nhở cho đàn hậu tấn biết về sự diễn tiến chánh pháp từ sơ khởi cho đến lúc huy hoàng về Thiền Phái Liễu Quán để quán chiếu, hiểu được và áp dụng trong đời sống hằng ngày của người Huynh Trưởng hầu có thể phát triển Tổ Chức lớn mạnh theo ý nghĩa của sự thật chiếu sáng.

Hơn nữa, học qua lịch sử Ngài Liễu Quán, chúng ta cảm dâng niềm tôn kính, tri ân đối với vị Cao Tăng chân chính đã thực hiện đúng tinh thần “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh”. Nối dõi và truyền thừa Thiền Tông Việt Nam, Huynh Trưởng chúng ta noi gương Ngài:

Tinh tấn nghiên cứu học hỏi, thực hành truyền bá rộng rãi nguồn giáo lý Phật Đà, để nối tiếp chí nguyện độ sanh an lạc.

Vượt khó chịu khổ, hoàn thành sứ mệnh lý tưởng của Huynh Trưởng Áo Lam, bảo tồn sự trong sáng, chân chính, cao siêu và thực dụng của đạo Phật để lợi mình ích người, đem an vui cho xã hội.

Nguồn: Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state