Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Thiền sư Minh Tịnh (明淨禪師, 1888 - ?1951) - Thiền sư Việt Nam
Thiền sư Minh Tịnh (明淨禪師, 1888 - ?) hay còn gọi là hòa thượng Thích Nhẫn Tế (釋忍濟) hoặc hòa thượng Chơn Phổ-Nhẫn Tế (真普-忍濟) thế danh Nguyễn Văn Tạo, tên thường gọi là Mười Tạo, là một thiền sư nổi tiếng của Việt Nam. Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn] Thiền sư Minh Tịnh là người ở thôn An Thạnh (ngày nay là phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An), tỉnh Bình Dương.
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:481

Các tên gọi khác

Thiền sư Minh Tịnh , hòa thượng Thích Nhẫn Tế, hòa thượng Chơn Phổ-Nhẫn Tế , Nguyễn Văn Tạo, Mười Tạo,

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nam
Religion : Group
blood : B+
Thiền sư Minh Tịnh (明淨禪師, 1888 - ?1951) - Thiền sư Việt Nam

Minh Tịnh

 

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Một phần của loạt bài về
Thiền sư Việt Nam
Ensō

Sơ khai[hiện]

Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi[hiện]

Thiền phái Vô Ngôn Thông[hiện]

Thiền phái Thảo Đường[hiện]

Thiền phái Trúc Lâm[hiện]

Lâm Tế tông[hiện]

Tào Động tông[hiện]

 Cổng thông tin Phật giáo

Thiền sư Minh Tịnh (明淨禪師, 1888 - ?) hay còn gọi là hòa thượng Thích Nhẫn Tế (釋忍濟) hoặc hòa thượng Chơn Phổ-Nhẫn Tế (真普-忍濟) thế danh Nguyễn Văn Tạo, tên thường gọi là Mười Tạo, là một thiền sư nổi tiếng của Việt Nam.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Thiền sư Minh Tịnh là người ở thôn An Thạnh (ngày nay là phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An), tỉnh Bình Dương.

Ông là bậc am tường Đông và Tây học, và nguyên là công chức của ngành y tế. Về sau, vì lòng ham thích Phật giáo từ khi tuổi hãy còn trẻ, nên ông xin xuất gia với Hòa thượng Ấn Thành-Từ Thiện ở chùa Thiên Tôn và được ban pháp danh là Chơn Phổ (真普), pháp hiệu Nhẫn Tế(忍濟), thuộc dòng thiền Lâm Tế đời thứ 40 và là thế hệ thứ 7 của phái Chúc Thánh. Năm Bính Dần 1926, tại chùa Long Hoà núi Thiên Thai, Bà Rịa, Hòa thượng cầu pháp học đạo với tổ Huệ Đăng và thụ giới với Hòa thượng Ngộ Định-Từ Phong được ban pháp danh Trừng Liến, pháp hiệu là Minh Tịnh (明淨), nối pháp đời thứ 42 dòng Thiên Thai Thiền giáo Tông [1].

Năm 1928, Sư dựng một am nhỏ thờ Phật trên một ngọn đồi thấp có nhiều cây cổ thụ, để có chỗ tu tập và phổ độ chúng sanh, và đặt tên là Bửu Hương Tự (寶香寺) [2]. Năm 1937, sau khi Sư vân du đất Phật trở về, mới cho đổi tên chùa thành Tây Tạng Tự (西藏寺).

Ngày 27 tháng 2 năm 1936, Ngài bắt đầu khởi hành đi Tây Tạng theo các vị lạt ma trong đoàn chiêm bái Bồ Đề Đạo Tràng khi họ trở về xứ. Đường đi gian khổ vất vả đi hơn hai tháng mới đến xứ Bhutan, mất một tháng ở lại đây học hỏi ngôn ngữ, phong tục, chờ tuyết tan và đi một tháng nữa mới đến thủ đô Lhasa. Ngài đến xứ Tây Tạng vào ngày 28 tháng 6 năm 1936.

Tại Tây Tạng, Ngài tham học về Kim Cang thừa Mật giáo với Lama Quốc Vương. Để được học pháp môn này, Ngài phải trải qua khảo thí khắt khe nghiêm mật trong cuộc thi tuyển toàn quốc, Ngài là một trong hai người được tuyển chọn cuối cùng. Sau một trăm ngày tu học ở Tây Tạng, Ngài được Lama Quốc Vương ấn chứng sở đắc thiền quán, truyền tâm pháp Kim Cang thừa và ban cho pháp danh là Thubten Osall Lama. Thành tựu sở nguyện, ngày 29 tháng 10 năm 1936, Ngài lên đường rời xứ Tây Tạng, mất một tháng để trở lại Ấn Độ. Ngài ở lại đây đi chiêm bái và học hỏi thêm một thời gian nữa rồi xuống tàu về nước.

Ngày 30 tháng 6 năm 1937, Ngài về đến Việt Nam kết thúc chuyến du hành chiêm bái Thánh Tích dài hai năm bốn tháng. Ngài đến chùa Thiên Thai định lễ Tổ sư rồi dâng cúng ngọc xá lợi lên Hoà thượng để làm biểu tượng chánh pháp tại đây. Về lại trụ xứ Bình Dương, uy tín đạo đức của Ngài lan rộng, bổn đạo làng Phú Cường cung thỉnh Ngài chứng minh trụ trì ngôi chùa Bửu Hương. Ngài đổi tên chùa thành Tây Tạng Tự để ghi nhớ nơi Ngài đã đến cầu pháp.

Năm Mậu Dần 1938, Ngài khởi công xây dựng lại chùa Thiên Chơn tại làng An Thạnh ngay trên nền cũ của am nơi Ngài đã tu trước khi đi Ấn Độ. Chùa được khánh thành vào năm 1940.

Năm Ất Dậu 1945, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Ngài tham gia Hội Phật giáo Cứu quốc Thủ Dầu Một và được suy cử làm chủ tịch. Tháng 6 năm 1946, Ngài là thành viên Mặt trận Việt Minh tỉnh Thủ Dầu Một tại Khu Thuận An Hoà. Ngài đã đóng góp công lao trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam. Dù ước muốn xây dựng lại chùa Tây Tạng nhưng với tấm lòng yêu nước và ủng hộ kháng chiến Ngài đã nói: " Khi còn chiến tranh thì một viên ngói, một viên gạch cũng không được sử dụng xây chùa... ".

Đến tháng 8 năm Quý Dậu - 1933, chùa Thiên Tôn mở Đại giới đàn do Hoà thượng Ngộ Định - Từ Phong làm đàng đầu truyền giới, Ngài được thọ đại giới lại với Sơn môn, được ban pháp hiệu là Nhẫn Tế, nối pháp đời thứ 40 dòng Lâm Tế Chúc Thánh.

Trải qua thời gian tu hành và tham học, Ngài cảm thấy vẫn chưa thoả mãn chí nguyện, muốn tìm về cội nguồn Phật tổ, trước là để chiêm bái Thánh tích sau là tham cứu học hỏi phương pháp tu trì mong đạt được sở chứng tỏ ngộ bản tâm, thoát ly sanh tử. Vì thế, Ngài rời chùa Thiên Tôn cất một cái am đặt hiệu Thiên Chơn để tu, chuẩn bị hành trang, học thêm tiếng Anh đợi ngày thực hiện ý chí du hành về đất Phật.

Năm Ngài 47 tuổi, Ngài xuống Sài Gòn khởi hành sang Ấn Độ vào ngày 17 tháng 4 năm 1935. Trong thời gian trên đất Ấn, tùy thuận phong tục, Ngài đắp y theo xứ Tích Lan và học tiếng Tamil khi ở Nam Ấn, học tiếng Hindi khi ở Bắc Ấn. Lúc đến xứ Bhutan, Tây Tạng Ngài đổi sang pháp phục Lạt Ma và học tiếng Tây Tạng để thích hợp việc tham cầu giáo pháp.

Ngày 06 tháng 2 năm 1936, Ngài đến xứ Nepal để tham lễ chùa tháp. Khi đến tháp Boudhanath, Ngài được đảnh lễ chiêm ngưỡng xá lợi Phật và thỉnh cầu Thượng toạ quản tháp cho thỉnh một phần xá lợi đem về bổn quốc làm chứng tín cho hàng đệ tử tôn thờ. Ngài là người đầu tiên thỉnh được xá lợi Phật về Việt Nam.

Trong cuộc đời tu học và hoằng dương đạo pháp, Ngài hóa độ rất nhiều đồ chúng xuất gia cũng như tại gia, đệ tử mà Ngài truyền thừa là Hoà thượng Như Trạm - Tịch Chiếu. Ngài có hai tác phẩm lưu lại cho hậu thế là Bộ Kinh Lăng Nghiêm Tông Thông và Nhật Ký Tham Bái Ấn Độ, Tây Tạng.

Ngày 17 tháng 5 năm Tân Mão, Ngài thâu thần viên tịch tại chùa Tây Tạng, trụ thế 63 năm, giới lạp 25 mùa hạ. Môn đồ lập bảo tháp thờ nhục thân của Ngài tại chùa Thiên Chơn và lập bảo tháp thờ vọng tại khuôn viên chùa Tây Tạng.

Hành trình đi Tây Tạng[sửa | sửa mã nguồn]

Trong chùa Tây Tạng hiện còn cuốn nhật ký lưu giữ hình ảnh và sự kiện hành trình về đất Phật một cách chi tiết, đầy đủ từng ngày từ Việt Nam qua Ấn Độ - Nêpan - Tây Tạng và ngược lại của thiền sư Minh Tịnh. Cuốn nhật ký này, có thể xem như là tập "Tây Trúc - Tây Tạng ký" ghi rõ thời gian, các địa danh và Phật sự suốt cuộc hành trình từ khi ngài xuất hành từ Thủ Dầu Một (Bình Dương), rời bến Nhà Rồng (Sài Gòn) vào ngày 17 tháng 4 năm 1935 cho đến khi trở về nước vào ngày 30 tháng 6 năm 1937 (kéo dài 2 năm 2 tháng 13 ngày). Cuốn nhật ký ghi bằng thủ bút của thiền sư với nét chữ nghiêng, đẹp, rõ ràng bằng chữ quốc ngữ, có xen lẫn ghi chú bằng tiếng Pháp, Anh, Tây Tạng, Phạn. Nhật ký có độ dày trên 300 trang khổ lớn, hiện còn lưu giữ cẩn thận tại chùa Tây Tạng. Và có thể nói Sư là một "tiểu Huyền Trang của Việt Nam" [3].

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Theo Sơ thảo Phật giáo Bình Dương. Dẫn lại theo bài viết "Chùa Tây Tạng: Vết chân đầu tiên của Mật tông Việt Nam" đăng trên báo Giáo Ngộ online [1].
  2. ^ Theo bài viết "Hành trình Tây du Phật quốc của vị Tiểu Đường Tăng Việt Nam" đăng trên website Người đưa tin, cập nhật ngày 14 tháng 7 năm 2013 [2]. Tuy nhiên, theo lời kể của thầy Trì Chánh (72 tuổi vào năm 2012), người đã có nhiều năm tu hành tại đây, thì chùa được xây dựng từ những năm 1930. Lúc đầu chùa có quy mô nhỏ mang tên Bửu Hương Tự do một người địa phương tạo lập. Sau này vì nghe tiếng thiền sư Minh Tịnh nên người địa phương đã mời Sư về trụ trì chùa. Theo "Độc đáo tượng Bồ Đề Đạt Ma thành hình từ tóc của hàng ngàn Phật tử", nguồn đã dẫn.
  3. ^ Theo tập san Chùa Cổ Bình Dương. Dẫn lại theo bài viết "Chùa Tây Tạng: Vết chân đầu tiên của Mật tông Việt Nam" đăng trên báo Giáo Ngộ online, đã dẫn.
Hình tượng sơ khai Bài viết các tu sĩ, danh tăng Phật giáo trong lịch sử Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
.

ẤN ĐỘ QUA NHẬT KÝ CỦA NHÀ SƯ MINH TỊNH - Chùa Phật học Xá Lợi (chuaxaloi.vn)

 

ẤN ĐỘ QUA NHẬT KÝ CỦA NHÀ SƯ MINH TỊNH

ẤN ĐỘ QUA NHẬT KÝ CỦA NHÀ SƯ MINH TỊNH

DƯƠNG HOÀNG LỘC

Tranh vẽ nhà sư Minh Tịnh

I. Tiểu sử nhà sư Minh Tịnh

Hòa thượng Minh Tịnh (1889-1951) thế danh là Nguyễn Tấn Tạo, quê quán tại làng An Thạnh, quận Lái Thiêu, Thủ Dầu Một (nay là thị trấn An Thạnh, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương). Trước khi xuất gia tu học, ông là một công chức y tế, có vốn hiểu biết rộng, thông hiểu các thứ tiếng Hán, Pháp, Anh và nghiên cứu Phật học từ năm 16 tuổi. Sau một thời gian tu học, Sư Minh Tịnh phát tâm muốn tìm hiểu giáo lý và chiêm bái Phật tích ở Ấn Độ. Sư đi hành hương sang Ấn Độ, Né - pal và đặt chân đến vùng đất Tây Tạng vào những năm từ 1935 đến 1937. Đặc biệt, tại kinh đô Tây Tạng thời bấy giờ - Lhasa, ông được đức Nhiếp Chính vương Tây Tạng thời đó là Re-Ting Rinponche tiếp đón, khen ngợi và ban pháp hiệu Thubten-Osall Lama. Đây là một niềm vinh dự lớn mà ít ai có được. Trong thời gian ở lại Tây Tạng, ngài còn có dịp học hỏi, tìm hiểu văn hóa và Phật giáo Tây Tạng, hành trì pháp tu Mật tông. Tháng 6-1937, Sư Minh Tịnh về lại Việt Nam. Về nước, ngài trở thành một vị cao tăng được kính nể ở vùng đất Thủ. Ông lập chùa Thiên Chơn, được thỉnh làm trụ trì chùa Bửu Hương và sau đổi tên chùa này thành chùa Tây Tạng nhằm kỷ niệm chuyến đi hành hương của mình. Ngày 17/5/1951, hòa thượng viên tịch và được lập tháp thờ tại chùa Thiên Chơn ở Búng (nay là thị trấn An Thạnh, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương). Hai tác phẩm mà Ngài để lại cho hàng đệ tử là quyển Nhật ký tham bái Ấn Độ - Tây Tạng và bản dịch bộ kinh Lăng Nghiêm Tông thông(1). Quyển Nhật ký tham bái Ấn Độ - Tây Tạng là những ghi chép của ngài suốt toàn bộ chuyến đi này và chứa đựng nhiều tư liệu quý, góp thêm sự hiểu biết về các quốc gia mà nhà sư Minh Tịnh đã đặt chân đến, nhất là đất nước Ấn Độ.

Chùa Tây Tạng

II. Nội dung của quyển Nhật ký tham bái Ấn Độ, Tây Tạng

Nhật ký tham bái Ấn Độ, Tây Tạng của nhà sư Minh Tịnh là những ghi chép của ông về chuyến hành trình từ Việt Nam đến Ấn Độ, Né - pal, Bhutan và Tây Tạng trong thời điểm từ năm 1935 đến 1937. Quyển nhật ký này được lưu giữ từ nhiều năm nay tại chùa Tây Tạng (phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một) và lưu hành trong phạm vi nội bộ nhà chùa. Nhật ký dài hơn 300 trang với những ghi chép tỉ mỉ về chuyến đi xuất dương cầu đạo của tác giả. Thiền sư Minh Tịnh ra đi để tìm hiểu và chiêm bái Phật tích bằng ý chí và lòng phát nguyện của mình với bối cảnh Phật giáo cả nước trong cao trào bừng dậy công cuộc chấn hưng. Ngài nghĩ muốn chấn hưng Phật pháp(2) phải biết cội nguồn của Phật pháp. Vì vậy, khi đã hội đủ cơ duyên: “Nghĩ rằng: Tiền lo cũng vừa đủ đủ, tham học cũng vừa thông thông. Nay cũng nên nhất định, bèn làm đơn trình quan chủ tỉnh, xin giấy xuất dương. Sự tích Tây du Phật quốc sơ dẫn vậy”(3). Ngày 17 tháng 4 năm 1935, ngài lên tàu bắt đầu chuyến hành trình tìm về đất Phật. Chuyến đi này của Hòa thượng Minh Tịnh là cuộc hành trình về đất Phật, đến Tây Tạng - miền xứ tuyết còn rất huyền bí thời bấy giờ. Do vậy, qua quyển nhật ký không chỉ để biết được tâm trạng và suy nghĩ của người viết mà còn chứa đựng khá nhiều “vĩ quặng” về tự nhiên, lịch sử, xã hội, văn hóa ở những miền đất mà nhà sư này đến chiêm bái.

Đọc quyển nhật ký này, điều đầu tiên thấy rằng, khi đến nơi nào, Sư Minh Tịnh đều ghi chép cụ thể về nơi đó. Điều này cũng phù hợp với đặc trưng của thể loại ký: “Trong văn học ta, ký cũng là một loại văn có truyền thống lâu đời. Ký là ghi chép, về nguyên tắc là viết về sự thật mắt thấy tai nghe, do vậy, không chấp nhận hư cấu, bịa đặt. Đó là đặc điểm chính của ký”(4). Khi đến Ấn Độ, ngài liền tìm đến sông Hằng - dòng sông linh thiêng của nước này. Những cảnh tượng kỳ lạ đã không thể không làm một nhà sư đất Việt quan tâm chú ý: “Xuống tam cấp, chen cùng họ, xem đầu này, coi chỗ nọ, nhất là tôi ham quan sát mấy chỗ của các thầy tu ngoại đạo ngồi. Họ che cái giại hay cặm cây dù lớn mà ngồi. Có đủ đồ, nào hình tượng, lư hương, son, phân tro. Mỗi cây dù và mỗi cái giại là mỗi ông sư ngoại đạo ngồi, đặng tiếp bổn đạo đi cầu nước sông Linh. Trước khi xuống múc nước hay tắm, thì bổn đạo nào tìm thấy đạo nấy mà xin phép và lễ hình tượng đạo giáo chủ rồi mới đặng xuống múc nước hoặc tắm. Mỗi đạo khác nhau chỉ dòm hình trạng ông thầy tùy cái biểu hiện vẽ nơi trán, tay hoặc có dấu riêng vật dụng, như tích trượng, chuỗi đeo cổ cùng hình tượng thờ. Khi múc nước hay tắm rồi thì lên thọ phép của thầy, hoặc phết tro, hoặc điểm son, hoặc cột niệt, đeo bùa, học chú, cầu kinh nguyện. Đoạn cúng ít xu, hột nổ, bánh trái, bông hoa rồi mới về. Kẻ múc nước, thì cũng dâng lễ vật rồi, thầy họa phù trong nước rồi đem đi về, nội nhà dùng, gọi là hạnh phúc. Tôi đi dài theo đó mà quan sát, đoạn vào chùa xem họ đi cúng, không chỗ nào là không để mắt”(5)Việc miêu tả chân thật, cụ thể và tỉ mỉ là thủ pháp đặc trưng của thể loại ký. Đồng thời, qua các ghi chép này còn cho thấy tác giả của nó là một người có óc quan sát tinh tế, rất chú ý đến những sự việc, hình ảnh mới lạ. Điều này đã được tác giả chia sẻ: “Đến xứ người, không một sự việc chi trong cảnh vật, quanh mình, dầu lớn dầu nhỏ, cũng có thể dạy ta đặng những sự ta chưa từng thấy”(6).

Không dừng lại ở đó, tác giả còn xen giữa miêu tả là giới thiệu, lý giải những điều mới lạ ấy. Có thể nói, nhà sư Minh Tịnh đã có tìm hiểu về lịch sử, phong tục tập quán, địa dư, kiến trúc,... ở những nơi mà ông đến. Chính điều này đã làm cho quyển nhật ký còn có một ý nghĩa to lớn và quan trọng. Đó là cung cấp những tư liệu về tự nhiên cũng như lịch sử, văn hóa, tôn giáo của Ấn Độ, Né-pal, Bhutan, Tây Tạng. Người đọc, bên cạnh những tư liệu liên quan đến Phật giáo, sẽ được hiểu hơn về đất nước và con người ở những miền đất này vào những thập niên 30 của thế kỷ trước. Vì vậy, quyển Nhật ký tham bái Ấn Độ - Tây Tạng của Hòa thượng Minh Tịnh mang giá trị lịch sử đối với những ai muốn tìm hiểu về những nơi này. Điều này càng phù hợp với thể loại ký: “Người ta so sánh không phải là không phải không có căn cứ thể ký với “binh chủng trinh sát” trong quân đội văn học. Thông qua tác phẩm ký có thể kịp thời ghi lại những gì có ý nghĩa đang diễn ra, và trực tiếp bày tỏ thái độ. Các tác phẩm ký cũng là một kho tư liệu dồi dào về xã hội, về con người trong một thời kỳ lịch sử nhất định”(7).

Đầu tiên, đó là những ghi chép về tự nhiên, kinh tế và xã hội ở những nơi mà ông đặt chân đến. Ngay khi quá cảnh ở Singapore, Sư Minh Tịnh đã ghi chép cảnh sầm uất của một hải cảng lớn ở Đông Nam Á thời đó: “Sigapore thì vui rồi, phố xá, lầu đài, dinh thự, ngó xán qua thì cũng biết đẹp xinh. Người Tàu ở đây đông đảo lắm. Ấy là một hải cảng to lớn... Lầu các, phố phường  cao chất ngất, trên bờ dưới nước chật tàu xe...”(8). Đến các địa phương của Ấn Độ, Né - pal, Tây Tạng, không nơi đâu mà ngài không nhắc đến, xen lẫn giới thiệu và miêu tả các nơi đó. Đặc biệt, trong quyển nhật ký, Hòa thượng Minh Tịnh rất chú trọng việc ghi chép các khung cảnh của các thành phố lớn ở Ấn Độ thời đó: Madras, Benares, Calcutta,... Vừa đặt chân đến Madras, ông tả lại khung cảnh của một thành phố cảng Ấn Độ thời đó: “Ròng là người bổn xứ, mà tôi nghĩ sao lạ quá, vì không thấy một Hoa kiều nào cả... Đụng đường lộ lớn, láng bóng, không một miếng rác. Càng đi vào thành thị càng thấy nguy nga, rẽ qua một con đường hẻm lớn, đi ngang qua một đống rác và tro...”(9)Ở một đoạn khác, ông ghi nhận cảnh sầm uất nơi đây: “Ôi thôi! Ta ngó phố phường, tiệm hãng, dinh thự, lầu đài, không mãn nhãn. Số người lại qua đếm không hết...”(10)Hành trình từ Madras đến Calcutta, điều ghi nhận của tác giả là tình hình dân cư khá đông đúc: “Từ Madras đến Calcutta  trải qua nhiều cái thành thị cũng lớn, nhơn dân chỗ nào cũng nhiều. Tôi thấy làm lạ là mỗi gare nào cũng thấy hành khách nào đông nghẹt. Không biết họ đi đâu quá vậy, ngày đêm cũng vậy...”(11)Một so sánh giữa hai thành phố Madras và Benares dưới con mắt của nhà sư ngoại quốc: “Thành thị Benares tốt đẹp hơn Madras nhiều lắm. Phần đông số là chùa của ngoại đạo, làm cho cái thành Ba La Nại đặng nguy nga, sạch sẽ hơn Madras. Các nơi bán đồ ăn, thì tôi thấy tiệm nào cũng bán Kari hàng bông, nhiều thứ bánh mứt. Tôi để ý xem mà không thấy nơi nào bán đồ mạng vật...”(12).

Trên chuyến đi hành hương này, ngài Minh Tịnh không thể không miêu tả cảnh vật, thời tiết của dãy Himalaya. Dãy núi này có nhiều ngọn núi cao, có hơn 40 ngọn cao hơn 6.000 m. Riêng đỉnh Everest cao 9.676 m. Đặc biệt, trong tâm trí người Ấn, Himalaya còn là nơi trú ngụ của thần linh, là nơi các ẩn sĩ, triết gia, nhà tu hành tìm đến để suy ngẫm và tìm tòi các đạo lý cao sâu. Trong quyển nhật ký, Hòa thượng Minh Tịnh đã nhiều lần nhắc đến phong cảnh, thời tiết khá đặc biệt của dãy núi hùng vĩ này: ”Xe chạy theo triền núi, trải qua biết bao đèo ải, núi tứ giăng. Ban đầu núi đá hòn, đá khối. Xem phong cảnh nào sơn nào thủy mỹ lệ: Có cây tòng đầy núi, có thác nước, có dây thép treo để chở lương phạn qua mấy ải sâu...”(13). Mặc dù chỉ vài dòng, nhưng cũng đủ cho thấy thời tiết nơi đó thật khắc nghiệt, nhất là một người chưa hợp phong thổ và lần đầu đặt chân đến: “Lên đèo xuống ải trống bụng qua non, miệng phà ra khói, lạnh tê tái tay chơn, mũi thở ra tiếng, trống ngực ầm ì, mệt ngất. Ngó quanh Hy Mã Lạp Sơn bao giăng, chặp chùng cao thấp, tòng reo, nước khải, gió đưa sương...”(14). Himalaya còn có nghĩa là xứ sở của tuyết. Như vậy, ấn tượng nhất của phong cảnh nơi đây là cảnh tuyết che phủ quanh năm: “Một ngày tấc đường một lên cao, tháng nực ở các xứ mà ở đây lạnh thấu xương, tuyết còn trắng núi lấp đường, hà huống là tới lập đông... Tháng này là tháng Tư mà đường núi bần đạo trải qua nhiều nơi tuyết còn cao trên thước... Đừng tưởng có mặt trời mà tuyết phải tan, bần đạo vẫn cảm thấy mặt trời chan chan nắng giọi mà tuyết vẫn trơ trơ, chỉ lần hồi bắt ở dưới đất tiêu lần ra nước rỉ rả chút đỉnh vậy thôi, chừng đủ thì giờ trời tối cũng rã tan, chẳng lựa có mặt trời. Như tại Pharijong này, cách núi tuyết chừng ngàn thước, thì ngày đêm bần đạo vẫn thấy trắng như vôi, có bữa sớm mơi ra thấy núi xanh um, chừng 10 giờ, 11 giờ thì tuyết xuống đã trắng đảnh, vậy thì biết chưa phải mặt trời làm rã nó. Nước đá đông đặc, xem khác hơn tuyết đặc... Nước suối lạnh thì có mà không đặc. Lạnh đến nỗi hớp vào thì phun ra liền mà răng ê lười quánh lận, thiệt quá đỗi lạnh...”(15)Có lẽ, những dòng ghi chép trên cũng đủ để người đọc hình dung được cảnh đồi núi chập chùng, khí hậu lạnh lẽo ở núi rừng Himalaya. Qua những ghi chép trên, có thể nói đó chính là những bức tranh được vẽ sinh động, thực tế, thủ pháp lúc gần lúc xa, chú trọng những chi tiết quan trọng - dù rất nhỏ đã làm cho tác phẩm này chứa đựng nhiều bức ký họa về đất và người ở đất nước Ấn Độ thời đó.

(Còn tiếp)


(1) Viết phần này, chúng tôi đã tham khảo từ:

1. Nguyễn Hiếu Học (2009), Dấu xưa đất Thủ, TP.Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Trẻ - Hội Văn học nghệ thuật Bình Dương.

2. Huệ Thông, Minh Tịnh Thiền sư đất Thủ và cuộc hành trình Tây Trúc (thập niên 30 thế kỷ XX). Bản tin Hương Sen, Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương, số 12, ngày 15/7/2009.

(2) Huệ Thông, Minh Tịnh Thiền sư đất Thủ và cuộc hành trình Tây Trúc (thập niên 30 thế kỷ XX). Bản tin Hương Sen, Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương, số 12, ngày 15/7/2009, trang 16.

(3) Tổ sư Thượng Nhẫn Hạ Tế - Thubten Osall Lama, Nhật ký tham bái Ấn Độ, Tây Tạng, Bản photocopy do chùa Tây Tạng cung cấp, trang 7.

(4) Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương (1999), Lý luận văn học vấn đề và suy nghĩ, Hà Nội, Nxb. Giáo Dục, trang 98.

(5) Tổ sư Thượng Nhẫn Hạ Tế - Thubten Osall Lama, sđd, trang 34.

(6)  Tổ sư Thượng Nhẫn Hạ Tế - Thubten Osall Lama, sđd, trang 16.

(7) Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương (1999), Lý luận văn học vấn đề và suy nghĩ, Hà Nội, Nxb. Giáo Dục, trang 101.

(8) Tổ sư Thượng Nhẫn Hạ Tế - Thubten Osall Lama, sđd, trang 15.

(9) Tổ sư Thượng Nhẫn Hạ Tế - Thubten Osall Lama, sđd, trang 16.

(10) Tổ sư Thượng Nhẫn Hạ Tế - Thubten Osall Lama, sđd, trang 20.

(11) Tổ sư Thượng Nhẫn Hạ Tế - Thubten Osall Lama, sđd, trang 24.

(12) Tổ sư Thượng Nhẫn Hạ Tế - Thubten Osall Lama, sđd, trang 13.

(13) Tổ sư Thượng Nhẫn Hạ Tế - Thubten Osall Lama, sđd, trang 49.

(14) Tổ sư Thượng Nhẫn Hạ Tế - Thubten Osall Lama, sđd, trang 49-50.

(15) Tổ sư Thượng Nhẫn Hạ Tế - Thubten Osall Lama, sđd, trang 87-88.

HÒA THƯỢNG THÍCH MINH TỊNH - Chùa Phật học Xá Lợi (chuaxaloi.vn)

HÒA THƯỢNG THÍCH MINH TỊNH

VỊ CHỦ TỊCH HỘI PHẬT GIÁO CỨU QUỐC THỦ DẦU MỘT

VỚI NHỮNG ĐÓNG GÓP CHO ĐẠO PHÁP VÀ DÂN TỘC

 

Thượng tọa Tiến sĩ THÍCH CHƠN PHÁT
Ủy viên HĐTS GHPGVN,
Phó Ban Trị sự, kiêm Trưởng Ban Giáo dục
GHPGVN tỉnh Bình Dương

 

1. Bối cảnh ra đời Hội Phật giáo cứu quốc Thủ Dầu Một

Lịch sử ghi nhận, vào năm 1935, khi phong trào chấn hưng Phật giáo được phát động và các tổ chức Phật giáo tại Nam Kỳ lần lượt ra đời, thì tại Thủ Dầu Một đã có Hội Lục Hòa Liên Xã và Hội danh dự yêu nước với mục đích chấn hưng Phật giáo và tham gia cứu quốc do Hòa thượng Từ Văn khởi xướng và lãnh đạo trước đó hàng chục năm.

Lại nữa, vào khoảng cuối năm 1944, cũng tại Thủ Dầu Một, ông Huỳnh Kim Trương một nhân sĩ trí thức yêu nước đã đứng ra thành lập Hội truyền bá quốc ngữ tại làng Phú Cường. Tiếp đó từ năm 1944 đến năm 1945, phong trào truyền bá chữ quốc ngữ lan rộng ra khắp các tỉnh thành Nam Bộ. Lúc bấy giờ, các lãnh đạo Việt Minh tại Thủ Dầu Một đã tranh thủ cơ hội này xây dựng một đội ngũ giáo viên cốt cán của tổ chức Việt Minh nằm trong Hội để truyền bá tinh thần yêu nước. Đặc biệt, ngoài các lớp học tổ chức tại Trường nữ Châu Thành, Trường Tân Ánh Mai, Trường Trước, thì các lớp học ban đêm còn lại hầu hết đều được tổ chức tại chùa Hội Khánh, chùa Tây Tạng, chùa Thiên Tôn, hằng đêm có đến hàng trăm học viên theo học. Hội truyền bá quốc ngữ Thủ Dầu Một được giới Phật giáo Thủ Dầu Một nhiệt tình hưởng ứng với nhiều mục đích, mà trong đó có mục đích phục vụ phong trào kháng chiến. Theo lịch sử thì sau cách mạng tháng 8, khi Hội Phật giáo cứu quốc Nam Bộ chưa thành lập, thì trước đó giới Tăng sĩ yêu nước ở Thủ Dầu Một đã tập hợp được 40 ngôi chùa trong tỉnh để làm hậu thuẩn và chuẩn bị cho sự kiện thành lập Hội Phật giáo cứu quốc Thủ Dầu Một. Do đó, có thể nói là tư tưởng và hoạt động yêu nước của Hội Phật giáo cứu quốc Thủ Dầu Một bắt nguồn từ Lục Hòa Liên Xã và Hội danh dự yêu nước, nhờ đó mà sau cách mạng tháng 8, giới Phật giáo Thủ Dầu Một đã hăng hái tham gia hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước do Hội Phật giáo cứu quốc Thủ Dầu Một phát động.

Vào ngày 23/3/1945, Hội Phật giáo cứu quốc Thủ Dầu Một do mặt trận Việt Minh hướng dẫn đã được thành lập tại chùa Hội Khánh, Hòa thượng Minh Tịnh được bầu làm Chủ tịch và Hòa thượng Thiện Hương (trụ trì chùa Hội Khánh) làm Phó Chủ tịch, Thượng tọa Quảng Viên làm Thư ký. Tại lễ ra mắt Hội có bác sĩ Trần Công Vị, Chủ tịch Ủy ban hành chánh tỉnh Thủ Dầu Một đến tham dự và chứng nhận. Với uy tín của mình, vai trò chủ đạo của Hòa thượng thiền sư Minh Tịnh đã thu hút nhiều thành phần yêu nước trong xã hội thời bấy giờ tham gia vào hội.

2. Vài nét về hoạt động yêu nước của Hội Phật giáo cứu quốc Thủ Dầu Một

So với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, thì Hội Phật giáo cứu quốc tỉnh Thủ Dầu Một mang nét đặc thù rất riêng. Nhất là sau chuyến đi Ấn Độ và Tây Tạng của Hòa thượng thiền sư Minh Tịnh năm 1935, mới nhìn tuy không liên quan gì đến hoạt động cứu quốc, nhưng thật ra nó lại là chiều sâu của phong trào Phật giáo cứu quốc tại Thủ Dầu Một, bởi theo Hòa thượng Minh Tịnh, muốn chấn hưng Phật giáo hay tham gia cứu quốc thì phải nghiên cứu giáo lý Phật đà. Chính vì vậy mà ngài đã xuất dương qua Tây Tạng và Ấn Độ trong điều kiện hết sức khó khăn, cho nên không phải ngẫu nhiên mà sau cách mạng tháng 8, Hòa thượng thiền sư Minh Tịnh đã được bầu làm Chủ tịch Hội Phật giáo cứu quốc Thủ Dầu Một.

Từ khi Hội Phật giáo cứu quốc Thủ Dầu Một ra đời, nó đã tác động mạnh đến lòng yêu nước trong đại đa số Tăng, tín đồ Phật giáo ở đây, thanh niên Tăng lần lượt tình nguyện thoát ly ra bưng biền kháng chiến, như quý Hòa thượng Thiện Tràng (chùa Long Minh – Thị xã), Hòa thượng Thiện An1, thầy Thiện Linh (chùa Bửu Phước - Phú Giáo), Hòa thượng Quảng Viên (chùa Hội Khánh), sư Thiện Căn (chùa Thanh Long)... Các vị tôn túc ở lại thì tổ chức vận động đồng bào Phật giáo quyên góp ủng hộ kháng chiến, như Hòa thượng Thiên Hương ở chùa Hội Khánh, đã nhường quyền canh tác 28 mẫu ruộng ở xã An Tây để làm kinh tế nuôi quân do ông Nguyễn Minh Chương, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chánh tỉnh Thủ Dầu Một yêu cầu... Cũng vào thời điểm này một cuộc họp quan trọng được tổ chức tại chùa Thiên Ân ở Thuận Giao vào đêm mùng 3 tháng giêng năm Bính Tuất (1946) do Hòa thượng Minh Trứ và Hòa thượng Minh Nguyệt2 tổ chức, trong đó có hai ông Tám Chinh và Tám Nhóm, cuộc họp bàn kế hoạch vận động trong giới Phật giáo và quần chúng tham gia ủng hộ cách mạng, nhưng do có nội gián chỉ điểm nên Hòa thượng Minh Trứ3 và Minh Nguyệt cùng hai ông Chinh và ông Nhóm bị chúng bắt đem về đồn gần nhà thờ họ đạo chợ Búng để điều tra, riêng Hòa thượng Minh Nguyệt (người quê Bến Thế) được bảo lãnh hợp pháp, nên Hòa thượng được trả về. Còn ngài Minh Trứ và hai đồng sự của Hòa thượng bị Pháp đem xử bắn tại dốc dài Hòa Lân xã An Thạnh vào lúc 16 giờ ngày mùng 4 tháng giêng âm lịch (1946), theo chính sách hiện hành thì Hòa thượng Minh Trứ đã được công nhận là liệt sĩ.

Trong quá trình hoạt động yêu nước của Hội Phật giáo cứu quốc Thủ Dầu Một, Yết ma Thích Chơn Thiện, thế danh là Lê Văn Thiện, ở chùa Thiên Thắng4 (Chánh Nghĩa) ảnh hưởng truyền thống yêu nước của bổn sư là Hòa thượng Chơn Đạt, thầy giỏi cả văn lẫn võ và cũng là một họa sĩ tài năng, tham gia kháng chiến làm thư ký mật vụ cho cách mạng, thầy là người chịu trách nhiệm mọi hoạt động đưa tin tức ra cơ sở. Ngày 1/9/1960, Yết ma Chơn Thiện bị mật thám theo dõi và bị bắt, thầy cùng 4 đồng sự bị địch đem ra xử bắn tại ngã tư Sao Quỳ (Phú Hòa) vào 8 giờ sáng ngày 10/9/1950, trước khi chết thầy còn nói: “Tôi chỉ buồn là chưa đuổi giặc ra khỏi đất nước Việt Nam và chưa làm tròn chữ hiếu”. Theo Lịch sử Đảng (địa phương Tân An) thì trong quá trình hoạt động cứu quốc diễn ra tại Thủ Dầu Một thì Hòa thượng Thích Thiện Tràng5 đã vận động một số tay anh chị giới lục lâm, giang hồ tham gia vào đội quân du kích khởi nghĩa cướp chính quyền. Cách mạng tháng tám thành công, ngài thoát ly vào vùng kháng chiến, giữ chức Phó Quận đội Châu Thành, Thủ Dầu Một. Năm 1963, Hòa thượng bị bắt cầm tù đến tháng 12/1964 được trả tự do. Sau ngày giải phóng (1975) Hòa thượng là Ủy viên Mặt trận tổ quốc Sông Bé, Hòa thượng được tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất.

Hòa thượng Thích Thiện An (Trần Văn Mạnh) người làng Phước Vĩnh (Phú Giáo) xuất gia học đạo với Hòa thượng Từ Chí chùa Bửu Phước ở Bưng Lớn, sau chùa dời về Suối Nước Trong (Vĩnh Hòa). Năm 1946, chùa tổ chức đám cúng, mời lính Pháp ở cầu Sông Bé sang dự tiệc, lợi dụng tình thế này chư Tăng và du kích đánh Pháp cướp súng, sau đó chùa bị giặc Pháp thiêu hủy, Hòa thượng phải vào vùng kháng chiến trực tiếp tham gia làm trưởng công an xã An Linh, sau làm Phó Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chánh xã Sông Lô (căn cứ địa vùng chiến khu D) được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Năm 1954 Hòa thượng được Nhà nước tặng thưởng hai huân chương kháng chiến…

Hòa thượng Thích Quảng Viên (tức Lê Văn Ký quê Tương Bình Hiệp), ngài xuất gia năm 1926 tại chùa Hội Khánh, tháng 12/1945, thoát ly tham gia kháng chiến làm chính trị viên trung đội thuộc ấp 1 Tương Bình Hiệp, năm 1947 đắc cử vào Hội đồng Nhân dân xã, Hòa thượng là Đảng viên Đảng Cộng sản… Sư Thiện Linh (Nguyễn Văn Linh) Tăng chúng chùa Bửu Phước, là người trực tiếp tham gia chiến đấu và đã hy sinh vào năm 1947 tại Nước Trong (nay thuộc Vĩnh Hòa), cũng trong thời gian này, còn có rất nhiều nhà sư yêu nước ở Thủ Dầu Một đã bị Pháp xử bắn, đánh đập và tù đày, như sư Trần Văn Sẵn đệ tử của Hòa thượng Khánh Tường chùa Phước An ở Phú Hòa, Thủ Dầu Một. Sư không ngăn được lòng căm phẩn khi chứng kiến cảnh giặc Pháp đánh đập thầy bổn sư của mình một cách dã man, sư đã tham gia cách mạng và trực tiếp ném lựu đạn vào lễ đài của làng Phú Cường trong khi người Pháp đang tổ chức lễ, thầy Sửu bị bắt và bị tử hình tại Gò Đậu vào năm 1948. Cùng với sư Trần Văn Sẵn, các sư Thiện Quý chùa Thanh Sơn (Thạnh Phước, Tân Uyên) cũng bị giặc Pháp ở đồn Tân Trạch xử bắn vào năm 1948, các sư đều được công nhận là liệt sĩ.

Ngoài ra trong hoạt động yêu nước của Hội Phật giáo cứu quốc Thủ Dầu Một còn có rất nhiều tấm gương cách mạng sáng ngời về tinh thần quật khởi và ý chí chiến đấu, điển hình như Sư cô Bùi Thị Được là con gái duy nhất của Ni sư Đạt Huyền chùa Bùi Bửu (Dĩ An) đã thoát ly tham gia chống Pháp và hy sinh tại Đồng An (Dĩ An). Ni sư Đạt Huyền đã được Nhà nước phong tặng “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”; Phật tử Trương Thị Ninh, sinh hoạt ở chùa Huyền Trang (Tân Đông Hiệp - Dĩ An) là một Phật tử kiên trung với cách mạng, trong hai thời kỳ kháng chiến, Phật tử Trương Thị Ninh đã có 3 người con hy sinh cho cách mạng, bà được Nhà nước phong “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Phật tử Nguyễn Thị Mười (pháp danh Như Ngọc) là bà nội Ni sư Diệu Nghĩa, bà đã hiến cho hai cuộc kháng chiến 5 người con và được Nhà nước phong “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Thầy Trí Minh chùa Long Thắng (Tân Uyên) tham gia hoạt động cách mạng bị Pháp bắt đày ra Côn Đảo đến năm 1954 mới được trả về. Thầy Quảng An (Thầy Sầu) chùa Thanh

Sơn (Thạnh Phước – Tân Uyên) tham gia hoạt động cách mạng bị Pháp bắt đày ra Côn Đảo. Thầy Tắc Kim, Sư cô Tắc Thông (chùa Pháp Ấn), Hòa thượng Thiện Nguyệt (chùa Bồ đề Đạo Tràng) trực tiếp tham gia và ủng hộ cho cơ sở cách mạng được Nhà nước tặng thưởng Huân chương. Sư Thiện Căn tham gia phong trào thanh niên tiền phong, sau 1945 tham gia vệ quốc đoàn, thuộc chi đội 1, đại đội 3 ở khu vực Bến Cát. Trong thời gian tham gia cách mạng, sư từng bị tù đày, năm 1969, sư về quê Bình Dương xây dựng chùa Thanh Long thuộc hệ Nam Tông. Sư Thiện Căn được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng 3….

Trong suốt quá trình cống hiến cho phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp, Hội Phật giáo cứu quốc Thủ Dầu Một đã chứng tỏ bản thân là một trong những lực lượng nòng cốt, chứ không đơn thuần chỉ là một tổ chức mang tính phong trào, điển hình cho nhận định này là tại chùa Bửu Nghiêm ở phường Chánh Nghĩa (Thủ Dầu Một) đã thành lập Hội quán Thanh niên tiền phong, qui tụ đông đảo thanh niên ở vùng Bà Lụa đến để tập quân sự và hình thành đội cứu quốc quân do thầy Út Rõ đứng ra vận động kêu gọi. Lãnh đạo phong trào có các đồng chí địa phương như Lê Văn Rõ, Nguyễn Văn Dần (Hòa thượng Chí An - Chơn Dung) Huỳnh Văn Hoa, Đỗ Bá Phe. Trong số lãnh đạo này, Hòa thượng Dần là người có công lớn cho việc tập hợp xây dựng phong trào cách mạng tại chùa Bửu Nghiêm, Hòa thượng được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, và tại chùa Long Thắng xã Thạnh Phước (Tân Uyên) lúc bấy giờ do Đại đức Trí Minh trụ trì, là một cơ sở hoạt động cách mạng. Vào ngày 14/9/1946 Đại đức Trí Minh đã tổ chức một đại trai đàn, nhân dịp này thầy kêu gọi đồng bào hưởng ứng treo quốc kỳ Việt Nam chào mừng sự kiện Hồ Chủ tịch ký Hiệp ước Paris (6/3/1946), cuộc lễ có sự chứng minh của Hòa hượng Thích Huệ Thành (Phó Chủ tịch Hội Phật giáo cứu quốc Nam Bộ) và Hòa thượng Trí Tấn (Đại diện Mặt trận Việt Minh) cùng với ông Trần Công Thành lãnh đạo địa phương đến tham dự. Sau cuộc lễ, chùa bị lính Pháp theo dõi và Đại đức Trí bị bắt đày ra Côn Đảo.

Tại chùa núi Châu Thới, chư Tôn đức và tăng chúng đã ủng hộ cho một đơn vị bộ đội (Chi đội 10 ở Biên Hòa) và ủng hộ một Đại hồng chung cho công binh xưởng đúc vũ khí phục vụ chiến trường. Hoạt động nơi đây có nhiều đồng chí lãnh đạo như: Huỳnh Văn Nghệ, nhà cách mạng lão thành, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát và Huỳnh Văn Đức (tự Bảy Kiên)… Tại chùa Hưng Long (Tân Uyên) Hòa thượng Trí Tấn đã đào hầm, nuôi giấu nhiều cán bộ cách mạng trong đó có hai vị: Ông Chín Đàn (nguyên thường vụ huyện ủy Tân Uyên) và ông Tư Sơn (nguyên thường vụ huyện ủy Thuận An). Năm 1945 Hòa thượng Trí Tấn là Tổng thư ký Phật giáo cứu quốc miền Đông Nam Bộ, ngài đã động viên 4 thầy trong chùa tham gia kháng chiến và tất cả đều đã hy sinh vào năm 1947, trong năm 1947, ngài thiêu hủy chùa Hưng Long để hưởng ứng phong trào tiêu thổ kháng chiến. Tại chùa Phước Đồng, Hòa thượng Tân trực tiếp nuôi giấu cán bộ cách mạng trong đó có đồng chí Năm Trang (tức Phan Văn Trang, nguyên bí thư tỉnh ủy Đồng Nai), bà Nguyễn Thị Hiệp (hiện là thương binh), và ông Hồ Văn Xã (nguyên Trưởng công an xã Mỹ Hiệp trong thời kháng chiến chống Pháp)… Có thể nói rằng, dưới sự lãnh đạo điều hành của Hội Phật giáo cứu quốc Thủ Dầu Một, trong suốt thời kỳ chống Pháp, hầu hết các chùa ở Bình Dương đều tham gia ủng hộ, giúp đỡ, nuôi giấu cán bộ cách mạng.

3. Thân thế và sự nghiệp của Hòa thượng thiền sư Thích Minh Tịnh (1888 – 1951) - Chủ tịch Hội Phật giáo cứu quốc Thủ Dầu Một

Hòa thượng thiền sư Minh Tịnh tên thật là Nguyễn Tấn Tạo (ông mười Tạo) sanh năm 1888 tại thôn An Thạnh (Thủ Dầu Một). Ngài là bậc trí thức am hiểu cả Đông lẫn Tây học, vốn xuất thân là một công chức trong ngành y tế, bình sinh ngài rất chú tâm nghiên cứu Phật học, thời gian sau đó ngài xuất gia với Hòa thượng Ấn Thành – Từ Thiện ở chùa Thiên Tôn, được thầy bổn sư đặt pháp danh Chân Phổ - Nhẫn Tế thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 40. Về sau, ngài lại cầu pháp thọ giới với Hòa thượng Ngộ Định - Từ Phong, đồng thời cầu pháp học đạo với Tổ Huệ Đăng và được Tổ Huệ Đăng đặt pháp danh Minh Tịnh.

Sau khi cầu pháp với Tổ Huệ Đăng, ngày 27/2/1936, ngài bắt đầu cuộc hành trình đi Tây Tạng theo các vị Lạt Ma trong đoàn chiêm bái Bồ Đề Đạo Tràng khi họ trở về xứ. Lúc bấy giờ đường đi gian khổ vất vả, nên hơn hai tháng ngài mới đến xứ Bhutan, mất một tháng ở lại đây học hỏi ngôn ngữ, phong tục, chờ tuyết tan và đi một tháng nữa mới đến thủ đô Lhasa, ngài đến xứ Tây Tạng vào ngày 28/6/1936. Tại Tây Tạng, ngài tham học về Kim Cang thừa Mật giáo với Lama Quốc Vương. Để được học pháp môn này, ngài phải trải qua khảo thí khắt khe nghiêm mật trong cuộc thi tuyển toàn quốc, ngài là một trong hai người được tuyển chọn cuối cùng. Sau một trăm ngày tu học ở Tây Tạng, ngài được Lam Quốc Vương ấn chứng sở đắc thiền quán, truyền tâm pháp Kim Cang thừa và ban cho pháp danh Thubten Osall Lama. Thành tựu sở nguyện, ngày 29/10/1936, ngài rời xứ Tây Tạng và mất một tháng để trở lại Ấn Độ, tại đây ngài đi chiêm bái và học hỏi thêm một thời gian nữa rồi xuống tàu về nước.

Ngày 30/6/1937, ngài về đến Việt Nam kết thúc chuyến du hành chiêm bái Phật tích dài hai năm bốn tháng, ngày 2/7/1937, ngài dâng cúng lên Tổ Huệ Đăng một số bảo vật như: Ngọc Xá Lợi của Phật Thích Ca thỉnh tại tháp Bothu-Nath ở Nepal, một xâu chuỗi 18 hột kim cang tròn năm khía, không mài sửa và nột xâu chuỗi trường (108 hột), mỗi hột có hình một con mắt có con ngươi như mắt người. Sau khi nhận các bảo vật do ngài dâng cúng, Tổ Thiên Thai đã cho thỉnh Xá Lợi Phật thờ ở tháp Thiên Bửu và cho đổi tên tháp lại là “Thiên Bửu Tự Tháp”. Rời Tổ đình Thiên Thai, ngài về lại trụ xứ Bình Dương, uy tín đạo đức của ngài lan rộng. Năm Mậu Dần (1938), ngài được ông Hương cả Trượng ở Phú Cường thỉnh về trụ trì chùa Bửu Hương6 tại làng Phú Cường, về sau chùa Bửu Hương được ngài đã đổi tên thành Tây Tạng để đánh dấu chuyến du hành Tây Tạng. Cũng trong năm này ngài khởi công xây dựng lại chùa Thiên Chơn tại làng An Thạnh ngay trên nền cũ vốn là am cốc nơi ngài chuyên tu trước khi đi Ấn Độ, chùa Thiên Chơn được khánh thành vào năm 1940.

Hòa thượng thiền sư Minh Tịnh là một trong những vị Tăng đầu tiên của Phật giáo Đàng Trong thời bấy giờ mang xá lợi từ đất Phật về Việt Nam, sau chuyến vân du học đạo trên đất Phật, ngài trở thành một bậc cao Tăng tạo nhiều ảnh hưởng trong giới học Phật, và được Phật tử khắp nơi tôn vinh sùng kính.

Năm Ất Dậu (1945), hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, ngài tham gia Hội Phật giáo cứu quốc Thủ Dầu Một và được suy cử làm Chủ tịch. Tháng 6/1946, ngài là thành viên Mặt trận Việt Minh tỉnh Thủ Dầu Một tại khu Thuận An Hòa. Theo các bậc cách mạng tiền bối tại Bình Dương thì Hòa thượng Minh Tịnh là người có công trong phong trào kháng chiến trong giới Phật giáo và cũng là người cha đỡ đầu của đồng chí Nguyễn Văn Thi (Liên trung đoàn trưởng) bản doanh đóng tại Bình Chuẩn - Lái Thiêu; ngoài ra ngài còn đỡ đầu cho chi đội 1 và chi đội 10 sau này trở thành liên trung đoàn 301, 310. Vào khoảng năm 1950, ngài làm cố vấn quân-dân-chánh tỉnh Thủ Dầu Một. Trong vị trí của Chủ tịch Hội Phật giáo cứu quốc Thủ Dầu một, Hòa thượng Minh Tịnh đã nhiều lần ra lời kêu gọi vận động viên giới Tăng sĩ và tín đồ Phật tử dồn hết sức mình tham gia kháng chiến, ngài từng tuyên bố “Khi còn chiến tranh thì một viên ngói, một viên gạch cũng không được sử dụng xây chùa”.

Ngoài những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, Hòa thượng Minh Tịnh còn là bậc cao Tăng, thật học, ngài đã để lại tác phẩm như Nhật Ký Tây Tạng và dịch bộ Lăng Nghiêm Tông Thông (do Thành hội Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản 1997). Ngài viên tịch ngày 17/5/1951 (Tân Mão) thọ 63 tuổi; đồ chúng lập tháp thờ trong khuôn viên chùa Thiên Chơn.

Qua dòng chảy lịch sử và tinh thần yêu nước của Phật giáo Bình Dương trong công cuộc kháng chiến chống Pháp, có thể nói ảnh hưởng tư tưởng, tinh thần nhập thế phụng đạo, yêu nước của Thiền sư Minh Tịnh rất lớn. Do đó hầu hết các bậc tiền bối tham gia vào tổ chức Hội Phật giáo Cứu Quốc Thủ Dầu Một sau này đều là những vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Lục Hoà Tăng Bình Dương, điển hình trong số đệ tử của Hòa thượng Thiền sư Minh Tịnh có Hòa thượng Tịch Chiếu từng giữ chức Chánh Thư ký Giáo hội Cổ truyền Lục Hòa Tăng tỉnh Bình Dương (1953). Năm 1963, Hòa thượng Tịch Chiếu là đại diện Giáo hội Lục Hoà Tăng tỉnh Bình Dương tham dự Đại hội thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tại chùa Ấn Quang (Sài Gòn) và được cử vào chức vụ Chánh Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tỉnh Bình Dương vào năm 1965.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hiếu Học, Dấu xưa đất Thủ, Hội Văn học nghệ thuật Bình Dương, Nxb Trẻ, năm 2009.

2. Thích Huệ Thông, Minh Tịnh Thiền sư đất Thủ và cuộc hành trình Tây Trúc (thập niên 30 thế kỷ XX), bản tin Hương Sen, Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương, số 12, ngày 15/7/2009, trang 16.

3. Tổ sư thượng Nhẫn hạ Tế - Thubten Osall Lama, Nhật ký tham bái Ấn Độ, Tây Tạng, Bản photocopy do chùa Tây Tạng lưu trữ.

4. Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương (1999), Lý luận văn học vấn đề và suy nghĩ, Hà Nội, Nxb. Giáo Dục, trang 101.

5. Lịch sử Phật giáo Bình Dương – Thích Huệ Thông, NXB Văn hoá Văn nghệ TP HCM, năm 2015.

 


1. Hòa thượng Thích Thiện An thế danh Trần Văn Mạnh, người làng Phước Vĩnh(Phú Giáo) xuất gia học đạo với Hòa thượng Từ Chí chùa Bửu Phước ở Bưng Lớn, sau chùa dời về Suối Nước Trong (Vĩnh Hòa).

2. Hòa thượng Minh Nguyệt với bí danh Tam Không, sau này làm Chủ tịch Hội Phật giáo cứu quốc Nam Bộ.

3. Hòa thượng Minh Trứ tên tục là Nguyễn Văn Vằn, quê An Thạnh, là trưởng tử của Hòa thượng Pháp Hỷ (người đầu tiên tham gia phong trào Thiên Địa Hội), Hòa thượng Minh Trứ cầu pháp với Tổ Huệ Đăng. Sau là cán bộ Việt Minh trong phong trào thanh niên cứu quốc, Hòa thượng trực tiếp tham gia vào tổ chức quốc gia tự vệ cuộc, được cơ sở giao nhiệm vụ đặc biệt hoạt động tại địa phương, năm 1946 Hòa thượng bị mật thám Pháp bắt và xử bắn.

4. Chùa Thiên Thắng còn gọi là chùa Hang vì là ngôi chủa đào hầm nuôi giấu cán bộ cách mạng, giống như cái hang nên gọi làchùa Hang.

5. Tức Võ Văn Huê, quê xã Tân An, Châu Thành, Thủ Dầu Một, vào năm 1920, ngài xuất gia tại chùa Hội Khánh, năm 1929 thì về trụ trì chùa Long Minh.

6. Ngôi chùa này được xây dựng vào khoảng năm 1930 do ngài Cao Minh và ông Huyện Trương vận động bà con thành lập. Chùa ban đầu theo hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương (do ông Đoàn Văn Huyên sáng lập).

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state