Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Thiền sư Minh Trí (明智, ? -1196) - Thiền sư VN thơi lý
Thiền sư Minh Trí (明智, ? -1196), tên tục: Tô Thiền Trí (蘇禪智); là thiền sư Việt Nam thời nhà Lý, thuộc thế hệ thứ 10 thiền phái Vô Ngôn Thông[1]. Tô Thiền Trí là người làng Phù Cầm, nay thuộc xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Ông vốn thông minh, đọc nhiều sách vở. Đến tuổi 20, gặp Đạo Huệ thượng sĩ bèn bỏ tục xuất gia [2]. Sau một thời gian tu tập với thiền sư Đạo Huệ, ông hiểu được yếu chỉ của đạo, và hiểu được ý chỉ của các bộ kinh Viên Giác, Nhân Vương, Pháp Hoa và sách Truyền Đăng. Do chuyên cần tu trì và giảng dạy đồ chúng không biết mệt mỏi, nên được ban hiệu là Minh Trí[2].
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:475

Các tên gọi khác

Minh Trí , Tô Thiền Trí 

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nam
Religion : Group
blood : B+
Thiền sư Minh Trí (明智, ? -1196) - Thiền sư VN thơi lý

Minh Trí (thiền sư)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đối với các định nghĩa khác, xem Minh Trí.

Một phần của loạt bài về
Thiền sư Việt Nam
Ensō

Sơ khai[hiện]

Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi[hiện]

Thiền phái Vô Ngôn Thông[hiện]

Thiền phái Thảo Đường[hiện]

Thiền phái Trúc Lâm[hiện]

Lâm Tế tông[hiện]

Tào Động tông[hiện]

 Cổng thông tin Phật giáo

Thiền sư Minh Trí (明智, ? -1196), tên tục: Tô Thiền Trí (蘇禪智); là thiền sư Việt Nam thời nhà Lý, thuộc thế hệ thứ 10 thiền phái Vô Ngôn Thông[1].

Thân thế và hành trạng[sửa | sửa mã nguồn]

Tô Thiền Trí là người làng Phù Cầm, nay thuộc xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

Ông vốn thông minh, đọc nhiều sách vở. Đến tuổi 20, gặp Đạo Huệ thượng sĩ bèn bỏ tục xuất gia [2].

Sau một thời gian tu tập với thiền sư Đạo Huệ, ông hiểu được yếu chỉ của đạo, và hiểu được ý chỉ của các bộ kinh Viên Giác, Nhân Vương, Pháp Hoa và sách Truyền Đăng. Do chuyên cần tu trì và giảng dạy đồ chúng không biết mệt mỏi, nên được ban hiệu là Minh Trí[2].

Về sau thiền sư Minh Trí đến trụ trì chùa Phúc Thánh ở hương Điển Lãnh (nay thuộc Bắc Ninh[3], tăng chúng theo học rất đông.

Đến năm 1196 đời vua Lý Cao Tông, sau khi nói kệ cho đồ chúng nghe, thiền sư Minh Trí lặng lẽ qua đời. Bài kệ ấy như sau:

Tùng phong thủy nguyệt minh
Vô ảnh diệc vô hình
Sắc thân giá cá thị
Không không tầm hưởng thanh.
Nghĩa là:
Thông reo trăng nước sáng
Không ảnh cũng không hình
Sắc thân cũng thế vậy
Hư không tìm tiếng vang![4]

Một câu chuyện thiền[sửa | sửa mã nguồn]

Một hôm thiền sư Minh Trí đang cắt cỏ, có vị tăng khoanh tay đến đứng bên cạnh. Sư ném chiếc liềm đến trước mặt vị tăng làm đứt một bụi cỏ.

Vị tăng hỏi: Cổ nhân dạy Hòa thượng chỉ cắt được một cái đó sao?

Thiền sư cầm chiếc liềm đưa lên, vị tăng nhận lấy rồi vung tay làm một động tác như cắt cỏ. Thiền Sư nói: Còn nhớ câu nói sau của ông không? Ông chỉ cắt được cái đấy, mà không cắt được cái kia sao?

Vị tăng ngẫm nghĩ, rồi bỏ đi.

Thiền sư Minh Trí kể lại cho tăng đồ nghe chuyện ấy. Một vị tăng đứng cạnh nói: Người nói là Văn Thù,[5], kẻ im lặng là Duy Ma[6].

Thiền sư nói: Không nói không im lặng, chẳng phải là ông sao?

Vị tăng ấy nhận là phải. Sư hỏi: Sao không hiện pháp thần thông?

Vị tăng đáp: Đệ tử không từ chối. Nhưng hiện pháp thần thông chỉ sợ hòa thượng thu vào trong đạo.

Thiền sư nói: Thế là ông chưa phải đã có con mắt ở ngoài giáo điển. Nói đoạn thiền sư đọc kệ rằng:

Giáo ngoại khả biệt truyền
Hy di Tổ, Phật uyên
Nhược nhân dục biện đích
Dương diệm mịch cầu yên.
Dịch:
Giáo ngoại khá riêng truyền
Phật, Tổ đạo uyên nguyên
Nếu mong thấy rõ đích
Hãy tìm mây khói lúc nắng xuân lên![7].

Sách tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Theo HT. Thích Thanh Từ,Thiền sư Việt Nam, tr. 191.
  2. a b Theo Thiền uyển tập anh (bản dịch của GS. Lê Mạnh Thát, mục "Thiền sư Minh Trí").
  3. ^ Theo GS. Lê Mạnh Thát thì hương Điển Lãnh tức làng Khương Tự, nay thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Xem chú thích [1] phần nói về Thiền sư Minh Trí [1][liên kết hỏng].
  4. ^ Chép theo Thiền uyển tập anh, bản dịch của Ngô Đức Thọ-Nguyễn Thúy Nga.
  5. ^ Văn thù tức Văn-thù-sư-lợi, là đệ tử của Phật Thích-ca, và là một vị Bồ Tát tượng trưng cho trí huệ trong Phật giáo.
  6. ^ Duy Ma tức Duy-ma-cật. Theo kinh Duy-ma-cật sở thuyết kinh thì đây là một trưởng lão giàu có, giỏi tranh luận, sống cuộc đời thế tục không ràng buộc. Tuy ông chỉ là một cư sĩ, nhưng trình độ Phật học và chứng đắc không thua kém gì các vị Bồ Tát.
  7. ^ Theo Thiền uyển tập anh (tham khảo từ hai bản dịch: của Lê Mạnh Thát, và của Ngô Đức Thọ-Nguyễn Thúy Nga).
.

Từ : Tu viện Quảng Đức


Thiền Sư Minh Trí (? - 1196)
Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
(Vào thời Vua Lý Cao Tông)


Kính dâng Thầy bài trình pháp về Thiền Sư Minh Trí , tuy bài pháp thoại được thu ngắn trong một giờ đồng hồ vì Phật Sự cần sự có mặt của Thầy nhưng yếu nghĩa từng bài kệ của Ngài được thi đàn Lý Trần ghi lại đã được Thầy giảng giải tuyệt vời . Nhờ hiểu được đạo lý Kinh Nhân Vương Hộ Quốc mà chúng đệ tử sẽ rất quý trọng những bài pháp thoại từ Giảng Sư có Trí Vô Sư thuyết giảng, hạnh đức trang nghiêm thanh tịnh nên Chánh Pháp sẽ tồn tại và Tuệ Trí người tu học sẽ phát sanh . Kính tri ân Thày và kính đảnh lễ Thầy, kính chúc Thầy pháp thể khinh an, HH

 

 

 

 

 

Với Đạo hiệu tuyệt vời được Vua Ban MINH TRÍ ( MINH là sáng TRÍ là Trí Tuệ ) , người tu học Tổ Sư Thiền thật là tri ân Ngài bởi vì nhờ đọc qua hành trạng Ngài mới thấy rõ được tôn chỉ Giáo ngoại biệt truyền của Tổ Bồ Đề Đạt Ma :

Giáo ngoại biệt truyền

Bất lập văn tự

Trực chỉ nhân tâm

Kiến tánh thành Phật

 

Chỉ riêng phần giáo ngoại biệt truyền Ngài đã đánh đổ mọi nghi vấn bằng bài thơ Hy Di được Thi Đàn Lý Trần ghi lại với nhiều học giả dịch nghĩa :

 

(Giáo ngoại khả biệt truyền,

Hy di Tổ Phật uyên.

Nhược nhân dục biện đích,

Dương diệm mích cầu yên.)

HT Thích Thanh Từ dịch :

Giáo ngoại nên biệt truyền,

Lâu xa Phật Tổ sâu.

Nếu người cầu phân biệt,

Ánh nắng tìm khói mây.

 

Đỗ văn Hỷ dịch:

 

Truyền riêng ngoài giáo lý,
Vi diệu ấy nguồn Thiền.
Nếu ai muốn phân biệt,
Tìm khói trong ảo huyền.

 

Nguyễn văn Dũng dịch :

 

Ngoài pháp có thể truyền riêng

Hy Di, tổ Phật đều thâm uyên

Phân tích nếu ai còn muốn xét

Tìm khói trong ánh dương ảo huy

 

Lượng trọng Nhàn dịch :

 

Pháp ngoài có cách truyền riêng,

Hy Di từ nguồn cõi Thiền thâm uyên.

Nếu người phân tích căn duyên,

Nắng mai tìm khói hư huyền mây bay.

 

Trương Việt Linh dịch :

 

Truyền giáo riêng một cách
Vi diệu thay cõi Thiền
Nếu còn ham biện bạch
Tìm khói giữa vầng dương

 

 

Và HT Thích Thanh Từ cho rằng

Giáo ngoại biệt truyền của Phật, Tổ rất là mầu nhiệm sâu xa và vi diệu Người nào muốn tìm thấy nó chẳng khác nào giữa trưa nắng mà muốn tìm một đám mây đen .

Vì thế chân thật do Chư Phật Chư Tổ truyền riêng không phải lời dạy thông thường trong kinh điển .

Nhưng nếu ....Lời Phật dạy được ghi trong kinh là để cho chúng sinh nương theo đó mà tu hành thế thì giáo lý ấy rất sâu xa mầu nhiệm rồi , sao lại muốn truyền riêng để có gì đặc biệt !

Thật ra , đối với người lợi căn lanh lẹ , khi lãnh hội được thì mắt sáng lên ....được thầy thông cảm gật đầu và trò tiếp nhận sự cảm thông ấy ...điều này gọi là hiểu riêng' truyền riêng .

Vì vậy việc truyền riêng này không do biền biệt kiếm tìm mà có , nói truyền riêng ngoài kinh giáo, rồi cho rằng có một cái gì đó đặc biệt để truyền riêng thì chính cái thấy đó đã đi quá xa với Thiền tông.

Vì đó là thấy ngòai tâm có pháp, và tưởng là có trao có nhận, tức đã bị lừa gạt. Đồng thời, có cái thấy đó là có tâm lấy bỏ. Bỏ kinh lấy thiền, vẫn y nguyên rơi vào trong đối đãi, đâu thể đạt ý Tổ.

Đây chính là ý nghĩa sâu xa, người đứng ngòai cửa Tổ không dễ gì lý luận đến được.

Thực ra, nói ‘ngòai giáo’, nói ‘truyền riêng’ nhưng ý đó đã nằm sẵn trong kinh, không phải là cái mới đặt ra. Chẳng qua vì người dùng tâm suy nghĩ khó nhận thấy, kẻ dùng thức tâm phân biệt khó khám phá.

Với ý nghĩa “giáo ngoại biệt truyền” đó, Thiền nhấn mạnh người học phải “Đạt ý quên lời”, không thể bám chết trên ngôn ngữ. Tại sao? Vì ngôn ngữ luôn có giới hạn và dẫn khởi tâm thức đi vào con đường suy nghĩ đối đãi. Nhất là nó lừa con người vào cuộc sống khái niệm, quay lưng với thực tại hiện tiền.

 

Riêng bài kệ Tầm Hưởng được Thiền Sư Minh Trí nói trước khi sắp thị tịch lại chỉ rõ Thực tướng của pháp, được hiểu rằng hết thảy muôn pháp trong thế gian và xuất thế gian là các hiện tượng sai biệt,chỉ là các pháp tùy duyên -

Thực tướng, thể tướng chân thực của các pháp là thực tại bình đẳng, là lý bất biến.

Và bài kệ này cũng được nhiều học giả dịch nghĩa trên thi đàn Lý Trần như sau :

 

(Đến niên hiệu Thiên Tư Gia Thụy thứ mười một (1196) đời vua Lý cao Tông Sư sắp thị tịch, nói kệ:

 

(Tùng phong thủy nguyệt minh,

Vô ảnh diệc vô hình.

Sắc tướng giá cá thị,

Không không tầm hưởng thinh.)

 

HT Thích Thanh Từ dịch

 

Gió tùng, trăng nước sáng,

Không bóng cũng không hình.

Sắc tướng chỉ thế ấy,

Trong không tìm tiếng vang.

 

Nam Trân dịch :

 

Gió giật cành thông, trăng sáng dưới nước,
Không có bóng, cũng không có hình.
Sắc thân cũng như thế,
(Muốn tìm nó như) tìm tiếng vang trong hư không.

 

Nguyễn Duy, Nguyễn bá Chung:

 

Gió cành tùng trăng đầy sông

Như không có bóng như không có hình

Sắc thân như thể duyên sinh

Như tìm tiếng vọng vô thanh giữa trời.

 

Phạm đình Nhân dịch :

 

Thông reo trăng nước sáng

Không ảnh cũng không hình

Sắc thân cũng thế vậy

Hư không tìm tiếng vang

 

Nguyễn tấn Hưng dịch :

 

Gió cành thông' trăng lồng đáy nước

Bóng hình này lưu được bao lâu

Sắc thân vốn dĩ có đâu

Như tìm tiếng vọng giữa bầu hư không

 

Điều này tất cả người học Đạo đều thấy được điều Ngài muốn chỉ dạy chính là " Mọi hình tướng của các pháp trên thế gian đều không thật có ."

Gió thổi cành tùng , không thấy hình dáng của gió nhưng có âm thanh vi vu của lá chạm vào nhạy

Bóng trăng rõ dưới nước là CÓ, nhưng nó không có tướng thật ta không thể vớt được nó

Bất cứ việc gì trên thế gian đều là vậy

Muốn tìm cho ra nó chẳng khác nào vào hư không mà tìm tiếng vang.và

Tiếng vang có nhưng tìm hình tướng thì KHÔNG

Vì vậy nên chấp nhận thân ngũ uẩn này chỉ là giả có.... tất cả đều do duyên sinh

 

Nhưng điều thú vị nhất về Đạo hiệu Minh Trí lại là những kinh sách mà Ngài đã chuyên cần đọc tụng quên cả nhọc nhằn do trực nhận được ý chỉ các bộ kinh Viên Giác, Nhân Vương, Pháp Hoa và sách Truyền Đăng nhờ sự thấu đạt lý huyền. diệu của Thiền từ Minh Sư Đạo Huệ, người đã truyền trao di chúc cho 7 cao đồ ( Tịnh Không- Đại Xả- Tín Học - Trường Nguyên- Tịnh Lực- Trí Bảo và Ngài ..( Minh Trí )

Di chúc " LOẠN LY LAN RỘNG ÁI CHỪ TỪ ĐÓ MÀ ĐẾN " đã ảnh hưởng thật mãnh liệt . Đúng là DANH SƯ XUẤT CAO ĐỒ ....

Trong số các bộ kinh sách thường được giảng dạy trong Thiền Tông, ta lại chú yếu đến Cảnh Đức Truyền Đăng Lục và Kinh Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhã Ba La Mật

khiến người đọc phải tự hỏi thầm Ngài chắc hẳn có tham dự vào việc giảng dạy cho triều thần đời vua Lý Cao Tông chăng?

Tại sao Ngài lại học kinh Nhân Vương , một bộ kinh thuyết giảng cho 16 đại Quốc Vương .

Nội dung chủ yếu của bản kinh trình bày những phương pháp hộ trì Phật quả, hộ trì Bồ-tát thập địa và cách thức giữ gìn quốc gia. Kinh gồm hai quyển thượng hạ, chia thành tám phẩm, mỗi quyển bốn phẩm...

Qua đó cũng có nghĩa là Ngài đã thấu đạt cốt tủy lời dạy kinh Kim Cang " Muốn hàng phục vọng tâm cần phải giáo hoá chúng sinh "

Và hơn thế nữa với bộ Cảnh Đức Truyền Đăng Lụccũng được gọi tắt là Truyền Đăng lục, là tác phẩm lịch sử cổ nhất của Thiền tông Trung Quốc,

được một vị Thiền sư thuộc tông Pháp Nhãn là Đạo Nguyên, môn đệ của Quốc sư Thiên Thai Đức Thiều, biên soạn vào năm Cảnh Đức, đời Tống Nhân Tông (1004). Bộ sách này nói về cơ duyên của chư tổ cho đến Thiền sư Pháp Nhãn Văn Ích (885-958).Về pháp hệ truyền thừa giữa thầy và trò nối nhau không dứt giống như lửa của ngọn đèn có năng lực phá trừ tối tăm, nối nhau liên tục nên gọi là Truyền Đăng.

 

Sách này sưu tập ghi chép về hành trạng, cơ duyên v.v. của 1701 vị, bắt đầu từ Phật đời quá khứ đến các vị Tổ thuộc đời thứ 51 của Ngũ gia tông phái. Đó là thiền sư Huệ Thành

 

Cảnh Đức truyền đăng lục gồm 30 quyển, vốn có tựa đề là Phật Tổ Đồng Tham tập, được xếp vào Đại Chính Tân Tu Đại tạng kinh, tập 51, số 2076.

Trong đó, 951 vị có phụ thêm ngữ lục. Vì bộ sách này được vua sắc chỉ nhập tạng vào niên hiệu Cảnh Đức thứ 1 (1004) nên đặt tên là Cảnh Đức.

 

Trộm nghĩ mỗi vị cao đồ của Thiền Sư Đạo Huệ đã để lại những lời dạy cho hậu thế qua sự triệt ngộ của mình về Thục tướng chư Pháp , về bản thể chân như, Thể tánh tịnh minh , Như Lai Tạng .

 

Kính tri ân và tán dương Đại Trưởng Lão HT Thích Thanh Từ và TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng là người đầu tiên giảng trọn hành trạng các Thiền Sư Ấn Trung, và Việt Nam theo thứ tự các thế hệ truyền thừa của Tổ Sư Thiền thật súc tích và đã truyền trao Chánh Pháp cho hậu học ...

Có thể nói Chánh Pháp vẫn còn đây vì theo Kinh Nhân Vương , HT Tịnh Không đã nhắc lại rằng :

Chánh Pháp phải hội đủ 3 điều kiện ( 1- người nói pháp 2- người tu học pháp và hành pháp 3- người chứng quả )

Mạt pháp là có người nói pháp và người tu hành nhưng không có người chứng quả

Diệt pháp là lúc đó không còn người giảng kinh và nói pháp

 

Kính trân trọng,

 


 

 

Kính ngưỡng mộ Thiền Sư Minh Trí

Đạo hiệu ...vua ban tặng quá tuyệt vời (1)

Yếu chỉ Thiền Tông triệt ngộ ...Chân lý sáng ngời

Một trong bảy cao đồ siêu xuất từ Minh Sư Đạo Huệ (2)


 

Giáo ngoại biệt truyền được giải thích trong bài thi kệ (3)

Do nguyên nhân chúng tăng còn chấp nhị nguyên

Mượn kinh Duy Ma....vẫn chưa rõ lý diệu huyền (4)

Kính đa tạ Giảng Sư ...phẩm Pháp Môn Bất Nhị (5)


 

Đồng thời chỉ rõ ...

kinh Nhân Vương và Kim Cang đồng cốt tủy(6)

Và ...Truyền đăng lục, sách gối đầu Thiền Tông (7)

Bài kệ thị tịch ...chiêm nghiệm về Có và Không (8)

Chấp nhận thân ngũ uẩn này chỉ là giả CÓ


 

Kính tri ân Giảng Sư ..phương tiện, cứu cánh hiện rõ !

Nam Mô Thiền Sư Minh Trí tác đại chứng minh


 

Huệ Hương

Melbourne 2/11/2021

 

 

Chú thích :

 

(1)

Sư họ Tô, tên Thiền Trí, quê ở làng Phù Cầm. Tư chất thông minh, đọc khắp sách vở ngoài đời. Lúc trẻ gặp Thiền sư Đạo Huệ liền xả tục xuất gia. Theo hầu Đạo Huệ, Sư thấu đạt lý huyền diệu của Thiền, trực nhận được ý chỉ các bộ kinh Viên Giác, Nhân Vương, Pháp Hoa và sách Truyền Đăng. Do chuyên cần đọc tụng quên cả nhọc nhằn, nên nhà vua ban hiệu cho Sư là Minh Trí.

 

(2)

Thiền Sư Đạo Huệ, người đã truyền trao di chúc cho 7 cao đồ ( Tịnh Không- Đại Xả- Tín Học - Trường Nguyên- Tịnh Lực- Trí Bảo và Ngài ..( Minh Trí )

Di chúc " LOẠN LY LAN RỘNG ÁI CHỪ TỪ ĐÓ MÀ ĐẾN " đã ảnh hưởng thật mãnh liệt . Đúng là DANH SƯ XUẤT CAO ĐỒ ....

 

 

(3)

Sư bảo:- Ngươi chưa phải là con mắt giáo ngoại biệt truyền.

Bèn nói kệ:

Giáo ngoại nên biệt truyền,

Lâu xa Phật Tổ sâu.

Nếu người cầu phân biệt,

Ánh nắng tìm khói mây.

(Giáo ngoại khả biệt truyền,

Hy di Tổ Phật uyên.

Nhược nhân dục biện đích,

Dương diệm mích cầu yên.)

(4)

Sau Sư trụ trì chùa Phúc Thánh, tăng chúng theo học đông đảo. Một hôm Sư đang bàn luận với một vị tăng, có vị tăng bên cạnh nói:

- Nói là Văn Thù, nín là Duy Ma.

Sư bảo:- Không nói, không nín, đâu chẳng phải là ông ?

Vị tăng ấy liền chấp nhận. Sư bảo:- Sao chẳng hiện thần thông ?

Vị tăng thưa:

- Chẳng từ chối hiện thần thông, chỉ sợ Hòa thượng bắt vào dạy.

Sư bảo:- Ngươi chưa phải là con mắt giáo ngoại biệt truyền.

Vì sao vậy ?

Vì đó là thấy ngòai tâm có pháp, và tưởng là có trao có nhận, tức đã bị lừa gạt. Đồng thời, có cái thấy đó là có tâm lấy bỏ. Bỏ kinh lấy thiền, vẫn y nguyên rơi vào trong đối đãi, đâu thể đạt ý Tổ.
Đây chính là ý nghĩa sâu xa, người đứng ngòai cửa Tổ không dễ gì lý luận đến được.

 

(5)

Kinh Duy Ma với quan niệm chủ đạo về Bát nhã tính không, “bất khả tư nghị” “vô ngôn ngữ khả thuyết” cũng được Trung luận triển khai với pháp môn “bát bất”, Thiên Thai tông với “tam đế viên dung”, gọi là Không, Giả, Trung. Theo Thiên Thai tông, “không” dùng để phủ định mọi sự vật hiện tượng (không dĩ phá nhất thiết pháp), “giả” cốt để thừa nhận sự tồn tại của sự vật hiện tượng (giả dĩ lập nhất thiết pháp), “trung” là để thừa nhận sự tồn tại vi diệu của mọi sự vật hiện tượng (trung dĩ diệu nhất thiết pháp). Cho nên ba khái niệm đó cũng là tên gọi khác nhau của “pháp" mà thôi. Thiền tông với “bất lập văn tự, vô pháp khả thuyết”…

(6)

kinh Nhân Vương , một bộ kinh thuyết giảng cho 16 đại Quốc Vương .Nội dung chủ yếu của bản kinh trình bày những phương pháp hộ trì Phật quả, hộ trì Bồ-tát thập địa và cách thức giữ gìn quốc gia. Kinh gồm hai quyển thượng hạ, chia thành tám phẩm, mỗi quyển bốn phẩm...

Qua đó cũng có nghĩa là Ngài đã thấu đạt cốt tủy lời dạy kinh Kim Cang " Muốn hàng phục vọng tâm cần phải giáo hoá chúng sinh "

 

(7)

Cảnh Đức truyền đăng lục (zh. jǐngdé chuándēng-lù/ chingte ch'uan-teng-lu 景德傳燈錄, ja. keitoku-dentōroku), cũng được gọi tắt là Truyền Đăng lục, là tác phẩm lịch sử cổ nhất của Thiền tông Trung Quốc, được một vị Thiền sư thuộc tông Pháp Nhãn là Đạo Nguyên, môn đệ của Quốc sư Thiên Thai Đức Thiều, biên soạn vào năm Cảnh Đức, đời Tống Nhân Tông (1004). Bộ sách này nói về cơ duyên của chư tổ cho đến Thiền sư Pháp Nhãn Văn Ích (885-958).

Cảnh Đức truyền đăng lục gồm 30 quyển, vốn có tựa đề là Phật Tổ Đồng Tham tập, được xếp vào Đại Chính Tân Tu Đại tạng kinh, tập 51, số 2076. Sách này sưu tập ghi chép về hành trạng, cơ duyên v.v. của 1701 vị, bắt đầu từ Phật đời quá khứ đến các vị Tổ thuộc đời thứ 51 của Ngũ gia tông phái. Đó là thiền sư Huệ Thành

Trong đó, 951 vị có phụ thêm ngữ lục. Vì bộ sách này được vua sắc chỉ nhập tạng vào niên hiệu Cảnh Đức thứ 1 (1004) nên đặt tên là Cảnh Đức. Về pháp hệ truyền thừa giữa thầy và trò nối nhau không dứt giống như lửa của ngọn đèn có năng lực phá trừ tối tăm, nối nhau liên tục nên gọi là Truyền Đăng. Đầu quyển có bài tựa do Dương Ức soạn. Nội dung toàn sách nói về sự truyền pháp Thiền như sau:

Quyển 1, 2: Bảy đức Phật đời quá khứ và Tổ Ma-ha-ca-diếp (摩訶迦葉) truyền xuống đến Tổ thứ 27 là Bát-nhã-đa-la (般若多羅).
Quyển 3: Năm vị Tổ Trung Quốc: Bồ-đề-đạt-ma (菩提達摩), Huệ Khả (慧可), Tăng Xán (僧璨), Đạo Tín (道信), Hoằng Nhẫn (弘忍)......
Hoà thượng Thích Thanh Từ đã mượn chi tiết trong đây để viết về Thiền Sư Trung Hoa

 

(8)

(Tùng phong thủy nguyệt minh,

Vô ảnh diệc vô hình.

Sắc tướng giá cá thị,

Không không tầm hưởng thinh.)

 

HT Thích Thanh Từ dịch

 

Gió tùng, trăng nước sáng,

Không bóng cũng không hình.

Sắc tướng chỉ thế ấy,

Trong không tìm tiếng vang.

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state