Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Thiền sư Pháp Loa (法螺 1284 – 1330),
Pháp Loa (法螺; 23 tháng 5 năm 1284 – 22 tháng 3 năm 1330), còn có tên là Minh Giác (明覺) hay Phổ Tuệ Tôn giả (普慧尊者), là một thiền sư, nhà lãnh đạo Phật giáo Đại thừa ở Đại Việt thế kỷ 13. Ông tu theo pháp môn cả Mật Tông và Thiền tông, là môn đệ của Trúc Lâm đại sĩ Trần Nhân Tông, và làm Tổ sư thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm. Ông xuất gia 1304, hành đạo suốt 26 năm cho tới khi qua đời ở tuổi 47. Trong quá trình làm đạo, ông đã xây cất nhiều chùa tháp trong nước, truyền bá rộng rãi những lời dạy của Phật Thích-ca Mâu-ni và Tổ sư Thiền, kết nạp nhiều tăng ni, cư sĩ trong đó có các vua Trần Anh Tông, Trần Minh Tông cùng nhiều thành viên hoàng gia và đại thần.[1] Ông còn là người ấn hành Đại tạng kinh tại Việt Nam khoảng năm 1329 và đã để lại nhiều tác phẩm Thiền học và luận thuyết về các kinh Nhập Lăng-già, Diệu pháp liên hoa, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Hiện nay, bộ sách chủ yếu còn sót lại về cuộc đời ông là Tam Tổ thực lục (三祖實錄), ra đời khoảng thế kỷ 14, kể tiểu sử 3 vị tổ sư phái Thiên Tông Trúc Lâm.
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:489

Các tên gọi khác

Pháp Loa , Minh Giác , Phổ Tuệ Tôn giả

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nam
Religion : Group
blood : B+
Thiền sư Pháp Loa (法螺 1284 – 1330),

Pháp Loa

 

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tôn giả
Pháp Loa
法螺

Tượng Nhị tổ Pháp Loa trong Thiền viện Trúc Lâm, Đà LạtViệt Nam

Tôn giáo Phật giáo
Trường phái Đại thừa
Tông phái Thiền tông
Thiền phái Thiền phái Trúc Lâm
Tên khác Thiện Lai (善來); Minh Giác (明覺)
Cá nhân
Quốc tịch Đại Việt
Sinh Đồng Kiên Cương
(同堅剛)
23 tháng 5 năm 1284
Châu Nam Sách, lộ Lạng Giang, Đại Việt
Nay thuộc huyện thành phố Hải Dương, tỉnh Hải DươngViệt Nam
Mất 8 tháng 3 năm 1330
Viện Quỳnh LâmĐại Việt
Nay thuộc thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhViệt Nam
An nghỉ Bảo tháp Viên Thông, chùa Thanh Mai, Đại Việt
Nay thuộc thị xã Chí Linhtỉnh Hải Dương, Việt Nam
Bố mẹ Cha: Đồng Thuần Mậu
Mẹ: Vũ Từ Cứu
Sự nghiệp tôn giáo
Xuất gia Liêu Kỳ Lân (Chí Linh)
Thầy Giác hoàng Điều ngự
Môn đồ 3000 người, nổi bật nhất là Huyền Quang
Tác phẩm Xem mục Tác phẩm
Tấn phong Phổ Tuệ Minh Giác Tịnh Trí Đại Tôn Giả (普慧明覺淨智大尊者)
Chức vụ Tổ thứ 2 Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Một phần của loạt bài về
Thiền sư Việt Nam
Ensō

Sơ khai[hiện]

Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi[hiện]

Thiền phái Vô Ngôn Thông[hiện]

Thiền phái Thảo Đường[hiện]

Thiền phái Trúc Lâm[hiện]

Lâm Tế tông[hiện]

Tào Động tông[hiện]

 Cổng thông tin Phật giáo

Pháp Loa (法螺; 23 tháng 5 năm 1284 – 22 tháng 3 năm 1330), còn có tên là Minh Giác (明覺) hay Phổ Tuệ Tôn giả (普慧尊者), là một thiền sư, nhà lãnh đạo Phật giáo Đại thừa ở Đại Việt thế kỷ 13. Ông tu theo pháp môn cả Mật Tông và Thiền tông, là môn đệ của Trúc Lâm đại sĩ Trần Nhân Tông, và làm Tổ sư thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm. Ông xuất gia 1304, hành đạo suốt 26 năm cho tới khi qua đời ở tuổi 47. Trong quá trình làm đạo, ông đã xây cất nhiều chùa tháp trong nước, truyền bá rộng rãi những lời dạy của Phật Thích-ca Mâu-ni và Tổ sư Thiền, kết nạp nhiều tăng ni, cư sĩ trong đó có các vua Trần Anh TôngTrần Minh Tông cùng nhiều thành viên hoàng gia và đại thần.[1] Ông còn là người ấn hành Đại tạng kinh tại Việt Nam khoảng năm 1329 và đã để lại nhiều tác phẩm Thiền học và luận thuyết về các kinh Nhập Lăng-giàDiệu pháp liên hoaBát-nhã-ba-la-mật-đa. Hiện nay, bộ sách chủ yếu còn sót lại về cuộc đời ông là Tam Tổ thực lục (三祖實錄), ra đời khoảng thế kỷ 14, kể tiểu sử 3 vị tổ sư phái Thiên Tông Trúc Lâm.

Gia thế[sửa | sửa mã nguồn]

Ông tên tục là Đồng Kiên Cương (同堅剛), sinh ngày 7 tháng 5 năm Giáp Thân (tức 23 tháng 5 năm 1284), niên hiệu Thiệu Bảo thứ 6 đời vua Trần Nhân Tông, quê ở hương Cửu La, huyện Chí Linh, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang (nay thuộc phường Ái Quốc, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương). Cha ông là Phật tử, họ Đồng, có pháp danh Thuần Mậu; mẹ là Vũ Từ Cứu.[1]

Tương truyền, mẹ ông nằm mộng thấy dị nhân trao cho kiếm thần và sau đó mang thai. Trước đó bà đã sinh 8 người con gái, nên khi có ông, tưởng sẽ là gái nữa, nên thất vọng uống thuốc phá thai. Phá tới bốn lần mà thai không hư, vì thế khi ông sinh ra, mẹ ông rất vui mừng, đặt tên ông là Kiên Cương, có nghĩa là "cứng rắn".[1]

Xuất gia[sửa | sửa mã nguồn]

Theo sách cổ, Đồng Kiên Cương còn nhỏ đã có chí khác thường, không nói lời ác, không thích ăn đồ cay nồng và thịt, cá.[1][2]

Năm 1293, vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho thái tử Trần Thuyên, tức Trần Anh Tông. Năm 1299, thượng hoàng Nhân Tông lên núi Yên Tử (Quảng Ninh) sống đời sa-môn, lấy đạo hiệu "Điều Ngự Giác Hoàng". Năm 1304, Điều Ngự đi khắp nơi trong nước, có ý tìm người kế thừa. Khi xa giá vừa đến thôn, Đồng Kiên Cương đỉnh lễ xin xuất gia, Trần Nhân Tông bảo ngay: "Đứa bé này có đạo nhãn, sau này hẳn là pháp khí", mới đặt tên ông là Thiện Lai (善來) cho theo về thụ giới Sa-di. Khi về liêu Kỳ Lân núi Linh Sơn (Chí LinhHải Dương), Điều Ngự lại bảo Thiện Lai đến chùa Quỳnh Quán học nơi Hoà thượng Tính Giác.[2] Ông hỏi rất nhiều điều nhưng hoà thượng vẫn chưa giải đáp triệt để. Không thỏa mãn, ông bèn nghiên cứu kinh Lăng Nghiêm, khi chiêm nghiệm chỗ tôn giả A-nan-đà (Ānanda) hỏi Phật bảy lần về vị trí của tâm và đoạn ví dụ khách trần thì có sở đắc.[1]

Sau một thời gian ở Quỳnh Quán, Thiện Lai từ tạ trở về với Điều Ngự. Khi Điều Ngự lên pháp đường đọc bài tán Thái dương ô kê, Thiện Lai có phần chứng ngộ. Điều Ngự bèn cho ông theo hầu bên mình. Một hôm, ông dâng ba bài tụng nhưng cả ba đều bị chê. Điều Ngự khuyên ông phải tự tham. Ông vào phòng đầu óc nặng trĩu, thức đến quá nửa đêm, nhìn thấy bông đèn tàn rụng xuống bỗng nhiên đại ngộ. Điều Ngự âm thầm ấn khả cho ông. Từ đây, ông lập chí tu theo 12 hạnh Đầu-đà.[1]

Năm 1305, Điều Ngự đích thân truyền Giới Thanh văn và Giới Bồ Tát cho ông. Điều Ngự thấy Thiện Lai tu tập tiến bộ nên bạn đạo hiệu Pháp Loa. Năm 1306, Điều Ngự cử Pháp Loa làm chủ giảng tại chùa Báo Ân. Tại đây ông gặp người đệ tử tương lai – Huyền Quang lần đầu tiên, lúc đó ông mới 23 tuổi. Bấy giờ, Huyền Quang đã thọ giới với Bảo Phác, đi cùng thầy mình đến chùa Báo Ân nghe thuyết pháp. Điều Ngự thấy vậy bèn nhận Huyền Quang làm thị giả[1]. Tháng 4 âm lịch năm 1307, Điều Ngự an cư ở am Thiên Bảo, có 7-8 thị giả theo hầu. Xét thấy Pháp Loa là người đứng đầu trong các thị giả, Điều Ngự thuyết Đại Tuệ Ngữ Lục cho ông nghe. Tháng 5 âm lịch năm này, ông theo Điều Ngự lên ở am Ngọa Vân, núi Yên Tử. Ngày rằm tháng này, Điều Ngự làm lễ "bố tát", sau đó cho các đệ tử khác xuống núi, chỉ giữ Pháp Loa ở lại. Điều Ngự đem y bát và tâm kệ giao phó ông, cùng lời dặn phải giữ gìn.[1]

Trúc Lâm Đệ nhị tổ[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn 1308–1314[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 1 tháng 1 âm lịch năm 1308, tại Cam Lộ Đường chùa Siêu Loại, Điều Ngự trao Pháp Loa chức trụ trì chùa Siêu Loại đồng thời xác nhận ông là Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm. Buổi lễ được tổ chức Long trọng dưới sự chứng kiến của vua Trần Anh Tông, quốc phụ thượng tể Trần Quốc Chẩn và đông đảo bá quan. Sách Tam Tổ thực lục đã thuật lại:[1]

Ngày mồng một tháng 1 năm Mậu Thân, niên hiệu Hưng Long thứ 16 (1308), Sư phụng mệnh nối dòng pháp, trụ trì Cam Lộ Đường chùa Siêu Loại. Mở đầu buổi lễ truyền thừa Tổ vị, Điều Ngự cho tấu đại nhạc, đốt danh hương, dẫn Sư lễ Tổ đường rồi ra điểm tâm. Sau khi điểm tâm, Điều Ngự lại sai tấu nhạc, đánh trống pháp, tập họp đại chúng tại pháp đường. Lúc bấy giờ vua Anh Tông ngự giá đến chùa, vì vua là đại thí chủ của Phật pháp, nên khi phân ngôi chủ khách, vua đứng vào vị trí khách tại pháp đường, còn Thượng tể thì hướng dẫn các quan đứng dưới sân. Điều Ngự lên tòa thuyết pháp, giảng xong, bước xuống đỡ Sư lên tòa, Điều Ngự đứng đối diện chấp tay thăm hỏi. Sư đáp lễ xong, liền nhận Pháp y mặc vào. Điều Ngự bèn bước sang một bên, ngồi trên giường khúc lục, nghe Sư thuyết pháp. Rồi đem chùa Siêu Loại của sơn môn Yên Tử giao cho Sư, bảo phải kế thế trụ trì, làm Tổ thứ hai Thiền phái Trúc Lâm. Lại đem một trăm hộp kinh sử ngoại điển và hai mươi hộp Đại Tạng cỡ nhỏ viết bằng máu trao cho Sư để mở mang sự học nội và ngoại điển.
— Tam Tổ thực lục

Cùng năm, thiền sư Pháp Loa nhận chiếu của vua Anh Tông, truyền giới Xuất gia và giới Bồ tát cho Tuyên Từ Hoàng thái hậu cùng Thiên Trinh Trưởng công chúa tại chùa Siêu Loại. Nhà vua còn sai Trung thư Thị lang Vương Công Trứ cấp độ điệp cho Pháp Loa, ý nói ông là người nối dòng chính thống của thiền phái Trúc Lâm, không phải bị ràng buộc bởi luật pháp thế tục.[1]

Tháng 11 âm lịch năm 1308, Điều Ngự viên tịch, Pháp Loa phụng mệnh đưa xá-lợi về kinh đô và thuyết pháp cho hoàng gia.[1] Đại Việt Sử ký Toàn thư, bộ quốc sử do sử quan Nho gia đời  là Ngô Sĩ Liên soạn năm 1479, thời Lê Thánh Tông, có ghi nhận sự hiện diện của Pháp Loa trong lễ tang Thượng hoàng Trần Nhân Tông/Giác Hoàng Điều ngự:[3]

Pháp Loa thiêu [xác Thượng hoàng] được hơn ba ngàn hạt xá lỵ mang về chùa Tư Phúc ở kinh sư. Vua [tức Anh Tông] có ý ngờ. Các quan nhiều người xin bắt tội Pháp Loa. Hoàng thái tử Mạnh mới 9 tuổi, đứng hầu bên cạnh, chợt thấy có mấy hạt xá lỵ ở trước ngực, đưa ra cho mọi người xem, kiểm lại trong hộp, thì đã mất một số ít hạt. Vua xúc động đến phát khóc, trong lòng mới khỏi nghi ngờ.
— Đại Việt Sử ký Toàn thư

Sau khi trở về núi, Pháp Loa soạn lại những bài tụng của Điều Ngự lúc ở Thạch thất và biên tập lại dưới tên Thạch thất mị ngữ. Theo Tam Tổ Thực Lục, hàng ngày Pháp Loa rất chăm chỉ đảnh lễ Phật, trì tụng thần chú. Ông còn soạn bài phát nguyện trong Lục Thời Nghi, có nội dung chính là:[1]

Chư Phật, Bồ-tát có những hạnh nguyện gì đều xin học cả. Hết thảy chúng sanh hoặc tán dương hay hủy báng, hoặc kính trọng hay xem thường, hoặc bố thí hay cướp đoạt, mà khi gặp mặt hay nghe tên, đều nguyện độ cho họ được giác ngộ.

Ngày 14 tháng 7 âm lịch năm 1309, nhân đại lễ Vu-lan-bồn, Trần Anh Tông mời Pháp Loa tham dự lễ cúng chay Giác hoàng Điều ngự. Pháp Loa gặp Huyền Quang và nhắn nhủ: "Những điều mà Điều Ngự Giác Hoàng dặn dò, nhà ngươi đã quên hết rồi sao?". Từ đây, Huyền Quang tinh tấn tu học và tham gia truyền bá giáo pháp, giúp Pháp Loa mở rộng Thiền phái Trúc Lâm (bấy giờ, Huyền Quang làm trụ trì chùa Vân Yên – núi Yên Tử, giảng dạy cho hàng ngàn học tăng).[1][2]

Năm 1310, Trần Anh Tông ra chiếu, quy định 3 năm độ tăng 1 lần. Cùng năm đó, nhân lễ cúng chay Điều Ngự vào ngày Vu-lan, Pháp Loa giảng nội dung căn bản kinh Hoa Nghiêm.[2]

Trước đây, năm 1295, thượng hoàng Trần Nhân Tông sai Nội viên ngoại lang Trần Khắc Dụng và Phạm Thảo sang nước Nguyên, thỉnh bộ Đại tạng kinh (gồm 7.182 quyển) từ chùa Hoằng Pháp (Bắc Kinh) về phủ Thiên Trường.[4] Sau đó, triều đình ra lệnh khắc bản Đại tạng kinh, nhưng công việc bị hoãn lại khi Nhân Tông Điều ngự viên tịch năm 1308.[2] Đến năm 1311, vua Anh Tông thỉnh cầu Pháp Loa tiếp tục khắc bản để in Đại tạng kinh. Pháp Loa giao phó thiền sư Bảo Sát, – thị giả của Nhân Tông Điều ngự lúc sinh thời – trông coi việc này. Tháng 4 âm lịch năm 1311, Pháp Loa làm trụ trì chùa Báo Ân – Siêu Loại, tại đây ông giảng Truyền Đăng Lục và nghe kiến giải Phật pháp của Huyền Quang; các kiến giải này đều được Pháp Loa đồng ý.[1]

Tháng 11 âm lịch năm 1312, triều đình thỉnh Pháp Loa tới kinh sư, giảng Đại Tuệ Ngữ Lục ở chùa Tư Phúc (hay chùa Thiên Phúc) trong hoàng thành. Vua Trần Anh Tông trích 5 vạn quan tiền từ kho riêng ra cúng dường cho Pháp Loa; thiền sư lại đem số tiền này bố thí cho người nghèo. Nhà vua còn ngỏ ý cấp thuyền và phu chèo cho Pháp Loa dễ thăm kinh đô, nhưng thiền sư khước từ. Nhà vua lại sai người tôn thất cống hiến cho sư 500 mẫu ruộng ở nông trại Niệm Như.[1][2]

Ngày 1 tháng 2 âm lịch năm 1313, viện chủ viện Na-Già là Tổ Long Đàm thỉnh Pháp Loa thăm viện này; tại đây, ông giảng các sách Thiền Lâm Thiết Chủy Ngữ LụcTuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục và kinh Duy-ma-cật.[2] Trong số những Phật tử nghe pháp có vua Trần Anh Tông. Sau đó, nhà vua giúp Pháp Loa tu bổ chùa Báo Ân – Siêu Loại (nay thuộc huyện Gia LâmHà Nội). Nhà vua đứng ra cung cấp những "vật liệu của Tam Bảo" lấy từ cung Thánh Từ (Thăng Long); các quan lo việc cung cấp nhân công, thợ xây cây gỗ. Sau khi chùa khánh thành, nhà vua đã nhiều lần đến thăm, sửa sang thêm cho chùa.[1]

Tháng 9 âm lịch năm 1313, thiền sư Pháp Loa tới chùa Vĩnh Nghiêm ở làng Đức La, phủ Lạng Giang (nay thuộc Bắc Giang), sắp đặt chức vụ và lập sổ bộ cho tăng ni trong nước. Từ đây, chư tăng đều có sổ bộ và được đặt dưới sự quản lý của Pháp Loa. Với hoạt động này, ông xúc tiến việc ổn chức giáo hội thống nhất và xác lập chùa Vĩnh Nghiêm làm trung tâm của Thiền phái Trúc Lâm.[5] Ông cũng khai mạc Đại giới đàn, kết nạp khoảng 1000 đệ tử xuất gia. Đây là cột mốc đầu tiên của việc thực hiện quy định 3 năm mở 1 đại giới đàn độ tăng; các đại giới đàn về sau mỗi lần độ gần 1000 người.[1][2]

Giai đoạn 1314–1330[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1314, Trần Anh Tông nhường ngôi cho hoàng thái tử Mạnh, tức vua Trần Minh Tông. Minh Tông giúp Pháp Loa dựng 3 pho tượng Phật cao 17 thước trong chùa Siêu Loại, lại cho lập thêm điện Phật, gác kinh, nhà Tăng, tổng cộng có 33 cơ sở. Pháp Loa đứng ra đặt tên cho các cơ sở mới này. Vua Minh Tông đích thân viết tấm biển “Nhị hương điện” trao cho chùa; ngoài ra, thượng hoàng Trần Anh Tông cũng cúng dường 500 hộp Đại Tạng kinh làm của thường trụ chùa.[1]

Năm 1316, thượng hoàng Anh Tông thỉnh Pháp Loa vào nội điện trao giới Bồ-tát tại gia cho vua Minh Tông.[1]

Tháng 2 âm lịch năm 1317, thiền sư Pháp Loa lâm bệnh nặng. Ông viết bài tâm kệ rồi đem cùng pháp y của Điều Ngự phó thác cho Huyền Quang. Ông còn giao phó cho Cảnh Ngung tích trượng, giao phó cho Cảnh Huy phất tử, giao phó cho Huệ Quang gậy tre (trúc bề), giao phó cho Huệ Nhiên kinh tạng và dụng cụ làm đạo, rồi lại giao linh vàng cho Hải Ấn và chày vàng cho Huệ Chúc. Chẳng bao lâu sau, Pháp Loa khỏi bệnh, Huyền Quang xin trả lại tâm kệ và pháp y.[1][6]

Tháng 12 âm lịch năm 1317, Pháp Loa kiến lập viện Quỳnh Lâm (nay thuộc huyện Đông Triều, Quảng Ninh). Tư đồ Văn Huệ vương Trần Quang Triều (cháu nội Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn) đóng góp cho viện 4.000 quan tiền. Một cư sĩ khác, Nguyễn Trường người ở Vân Động cũng ghé thăm, bái yết Pháp Loa và đóng góp cho ông 75 mẫu ruộng, dùng làm của thường trụ viện Quỳnh Lâm. Cùng năm này, Pháp Loa khánh thành chùa Bảo Sơn Vương ở Cổ Thành; triều đình sai họa sĩ là Hứa Khắc Thành vẽ chân dung đứng của thiền sư.[1]

Tháng 8 âm lịch năm 1318, thượng hoàng Anh Tông xuống chiếu, thỉnh Pháp Loa về am Thường Lạc ở Thiên Trường (Nam Định) – đời Trần, đây là thượng hoàng ở sau khi nhường ngôi.[1] Tại đây, ông giảng sách Truyền Đăng Lục; đến tháng 12 âm lịch năm 1318, ông lại giảng sách Tuyết Đậu Ngữ Lục. Sau khi nghe giảng, thượng hoàng đích thân viết 4 chữ Phổ Tuệ Tôn Giả (普慧尊者) trao cho ông.[2] Cũng từ thời điểm này, Anh Tông và Minh Tông nhiều lần viết thư hỏi thăm, trình bày sở đắc cho Pháp Loa, trong đó hai vua luôn nhận mình là đệ tử. Sách Thánh đăng ngữ lục (cuốn sách khuyết danh ra đời cuối thế kỷ 14, kể việc tu học của 5 vua đầu đời Trần) có chép lại một bức thư như thế của Anh Tông:[7]

"Đệ tử chợt nghe tôn thể không khỏe, kính sai Trung sứ đến hỏi thăm tin tức. Nhân đó được thư Thầy đáp lại, hỏi đến chỗ thấy thế nào? Lòng thẹn sợ, chẳng biết nói lên làm sao? Tạm mượn ngòi bút để tỏ bày, kính trình lên cho Thầy, hầu mở rộng tâm nghe đạo, xem có thật đúng chăng? Lấy đó... hằng làm của báu cho thân.
Tụng:
Mỗi mỗi hư dối,
Không pháp thật được,
Mắt bệnh sanh hoa,
Vọng chia Nam Bắc.
Cũng không làm dữ,
Cũng chẳng tu lành,
Mệt thì liền ngủ,
Đói lại ăn cơm.
Mặc kẻ rối rít,
Mặc người lăng xăng,
Xưa nay như cũ,
Làm chủ hoàn cầu"

Các sách cổ thừa nhận những kiến giải của thượng hoàng đều được Pháp Loa chấp thuận.[1][7]

Pháp Loa còn được nhiều thành viên hoàng gia, như thái hậuhoàng hậu, vương hầu, cung phi, công chúa, và đại thần triều đình nhiệt tình ủng hộ. Nhiều người trong số họ đã xuất gia hoặc thọ giới Bồ-tát dưới sự hướng dẫn của Pháp Loa. Ngoài ra, họ còn đóng góp nhiều tiền của, vàng bạc để hỗ trợ Pháp Loa xây, mở mang chùa tháp, tự viện, dựng tượng Phật, tượng Thánh tăng, in kinh sách,...[2] Sự cúng dường nồng nhiệt của họ khiến Pháp Loa và Thiền phái Trúc Lâm luôn có đủ điều kiện kinh tế để hành đạo.[8]

Thời kỳ làm đạo của Pháp Loa, Phật giáo Mật tông bắt đầu ảnh hưởng vào Đại Việt. So với Phật giáo đời , Phật giáo đời Trần hầu như không mang dấu vết Mật tông. Điều này thể hiện rõ nét qua các tác phẩm của vua-thiền sư Trần Thái Tông và Tuệ Trung Thượng Sĩ. Đến thời Pháp Loa, nghi thức Quán đảnh (Abhiseka) được thực hiện khá phổ biến ở Đại Việt. Ngoài ra, năm 1318, vua Minh Tông hạ chiếu, thỉnh Pháp Loa nhờ vị tu sĩ người Nam Á Ban-để-ba-ô-sá-thất-lợi (Panditausasri) dịch kinh Bạch Tán Cái Thần Chú (Mahasitatapatradharani), một tài liệu của Mật tông.[8] Bản thân Pháp Loa cũng soạn sách Kim cương đạo trường đà-la-ni kinh khoa chú, chú giải kinh Kim cương đạo trường đà-la-ni (Vajramanda dharani) cũng của Mật tông. Ngay cả trong sách Thiền đạo yếu học nói về đạo Thiền của mình, Pháp Loa cũng nhắc đến Phật Đại Nhật Như Lai (Vairocana), một vị Phật quan trọng trong Mật giáo.[9]

Năm 1318, Pháp Loa nhận chiếu vua Minh Tông, đón tiếp vị trưởng lão nước Nguyên là Vô Phương (Wu Fang) từ Hồ Nam tới.[1][9]

Năm 1319, Đại Việt gặp lũ lụt, đói kém. Hai vua Trần trích 100 lượng vàng và 500 lượng bạc từ kho riêng, giao cho Pháp Loa trợ cấp dân chúng. Cùng năm, Pháp Loa được Quốc phụ thượng tể Trần Quốc Chẩn – em trai Anh Tông và là tể tướng đầu triều – mời về giảng Đại Tuệ Ngữ Lục ở chùa Thiên Linh, phủ An Hoa. Nhân khi ông trú ở chùa Báo Thiên, công chúa Hoa Dương (con gái thứ sáu của Trần Thái Tông) xin Pháp Loa thuyết pháp, rồi truyền giới Bồ-tát tại gia cho công chúa cùng nhiều người khác.[1][2]

Tháng 12 âm lịch năm 1319, Pháp Loa kêu gọi Tăng chúng và cư sĩ chích máu in Đại tạng kinh hơn 5000 quyển, lưu hành tại viện Quỳnh Lâm. Thượng hoàng Trần Anh Tông cũng tự chích máu mình viết Đại tạng kinh cỡ nhỏ, tổng cộng 20 hộp.[1] Theo tác giả Nguyễn Hiền Đức trong sách Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài, sư huynh Pháp Loa là Bảo Sát, người chủ trì việc khắc bản in kinh, đã không cho in toàn bộ 6.010 quyển của Đại Tạng kinh nước Nguyên; thay vì đó, Bảo Sát lược đi một số kinh, rồi bổ sung thêm một số kinh điển của thiền sư, tăng sĩ thời Lý-Trần như Vạn HạnhThường ChiếuTrần Thái Tông, Nhân Tông Điều Ngự,...[2] Sau cuộc xâm lược nước Việt của nhà Minh năm 1406-1407, người Minh đã thiêu hủy, tịch thu hết sách vở của dân tộc Việt, vì vậy bộ kinh này ngày nay không còn.[2]

Ngày 16 tháng 3 âm lịch năm 1320, thượng hoàng Anh Tông qua đời ở phủ Thiên Trường, được đưa về táng ở Thái Lăng trên núi Yên Sinh, nay thuộc Đông TriềuQuảng Ninh. Pháp Loa đã thuyết pháp cho hoàng gia khi nhập quan tài và khi hạ huyệt chôn thượng hoàng.[2] Cùng năm đó, ông được Tuệ Nhân Đại vương (không rõ tên) mời về chùa Vũ Đinh để thọ tâm giới Bồ tát tại gia. Năm sau (1321), Pháp Loa trao giới này cho Thượng phẩm Hoài Ninh hầu Trịnh Trọng Tử, người đã bày tỏ lòng mộ đạo qua việc đúc một tượng Bồ tát Thiên thủ thiên nhãn. Ông còn nhận chiếu của Minh Tông, đặt pháp hiệu cho Hoàng thái phi Chiêu Từ và viết lời bạt sau bộ Đại Tạng Kinh mà trước đây Anh Tông và các hậu, phi đã chích máu viết nên.[1]

Năm 1321, Pháp Loa tới chùa Sùng Nghiêm (Chí Linh), truyền giới Bồ-tát tại gia cho Quốc phụ thượng tể Trần Quốc Chẩn. Sau đó, ông được thầy Thu Tử – trụ trì chùa Diên Quang ở Hiển Linh thỉnh về giảng phẩm Thập Địa của kinh Hoa Nghiêm – một bộ kinh quan trọng trong Phật giáo Đại Thừa. Từ đây bắt đầu công cuộc chuyên giảng kinh Hoa Nghiêm của Pháp Loa. Năm 1322, thể theo lời mời của Hoài Ninh hầu Trịnh Trọng Tử và Thầy chủ sự Huyền Quang, Pháp Loa ghé chùa Báo Ân–Siêu Loại giảng hội thứ hai của kinh Hoa Nghiêm. Đến khi viên tịch năm 1330, ông đã giảng chín hội Hoa Nghiêm ở nhiều chùa khác nhau, mỗi lần giảng có hơn hàng ngàn người nghe.[1]

Ngày 13 tháng 6 âm lịch năm 1322, vua Trần Minh Tông thỉnh thiền sư Pháp Loa biên chép sách Tham thiền chỉ yếu (có thể cũng có tên Thiền đạo yếu học).[2] Tác phẩm này ghi lại bài giảng của Nhân Tông Điều ngự năm 1306 ở viện Kỳ Lân, trích dẫn một số lời của Tuệ Trung Thượng Sĩ và chịu ảnh hưởng lớn từ dòng thiền Lâm Tế.[8] Công việc hoàn thành, ông được nhà vua tặng thêm hiệu là Minh Giác (明覺). Cùng năm đó, Pháp Loa khánh thành các am Hồ Thiên, Chân Lạc, và phát động xây 1.000 pho tượng Phật. Ông giao cho sư chùa Phổ Quang là Trừng Chiếu giám sát việc thi công. Công việc nhận được sự ủng hộ nồng hậu từ nhiều thành viên hoàng gia và đại thần – tiêu biểu như Hoàng thái hậu Bảo Từ, Quốc mẫu Bảo Huệ, Công chúa Bảo Vân, Kiểm hiệu Tư đồ Trần Quang Triều, Thượng phẩm Hoài Ninh hầu Trịnh Trọng Tử, Hữu bật Đoàn Nhữ Hài,... Đến năm 1324, việc đúc 1000 pho tượng Phật hoàn tất; Pháp Loa vào chùa Phổ Quang ở Nghĩa Trụ dự lễ điểm nhãn các tượng này.[2]

Năm 1322, nhận lời mời của Tư đồ Quang Triều, Pháp Loa ghé thăm dinh An Long, thuyết giảng kinh Thủ-lăng-nghiêm, rồi kiểm tra và sớ giải sách Tứ phần luật. Sau khi Pháp Loa kiểm định và sớ giải xong, Trần Quang Triều in hơn 5.000 quyển cúng dường cho các chùa. Pháp Loa thỉnh cầu các sư huynh là Quốc sư Tông Cảnh (chùa Tiên Du) và Quốc sư Bảo Phác (núi Vũ Ninh) ghé chùa Siêu Loại, giảng cho các sư về Tứ phần luật.[1][2] Sau đó, cho đến khi mất năm 1330, Pháp Loa tiếp tục truyền giới Bồ-tát, giới Xuất gia và phép Quán đỉnh cho nhiều quý tộc, trong đó có Tư đồ Văn Huệ vương Trần Quang Triều, công chúa Tuyên Chân (con gái Quốc phụ Thượng tể Quốc Chẩn), công chúa Lệ Bảo (con gái Chiêu Huân Vương), Hoàng thái phi Chiêu Từ và các cung nhân của Trần Minh Tông.[1]

Ngày 1 tháng 1 âm lịch năm 1325, Pháp Loa được Quốc mẫu Bảo Huệ thỉnh đến cung Dưỡng Phúc, thuyết kinh Kim Cương Niệm Tụng. Không lâu sau, ông ghé chùa Tư Phúc ở kinh sư giảng Tuyết Đậu ngữ lục. Ngày 1 tháng 9 âm lịch năm này, ông lại vào chùa Tư Phúc giảng kinh Viên Giác.[1][2]

Các năm 1319, 1325, 1326, đất nước gặp hạn hán, triều đình mời Pháp Loa tổ chức cầu mưa. Ông nhận lời, nhờ các sư đi cầu mưa, lần nào sử cũng chép là "ứng nghiệm".[1]

Tháng 10 âm lịch năm 1327, Pháp Loa kiến lập các am An Mã, Thị Khê và Hạc Lai.[1][2]

Tháng 9 âm lịch năm 1328, vua Trần Minh Tông ban chiếu mời Pháp Loa làm sách Nhân vương hộ quốc nghi quỹ để nhà vua vừa trị quốc vừa tu dưỡng. Năm sau vào tháng 9 âm lịch, ông thành lập các khu chùa Côn Sơn và Thanh Mai Sơn.[1][2]

Trong sự nghiệp hành đạo của mình, Pháp Loa đã xây, mở rộng 2 ngôi chùa lớn (Báo Ân và Quỳnh Lâm) và 5 bảo tháp, mở hơn 200 Tăng xá, hoá độ 15.000 Tăng Ni, in 1 bộ Đại Tạng Kinh, tạc 1.300 pho tượng Phật lớn nhỏ, 2 bộ tượng sơn mài và hàng trăm tượng bằng đất. Các đệ tử của ông cũng xây chùa tháp ở nhiều nơi; ví dụ, tu sĩ Trí Nhu xây tháp Linh Tế trên núi Dục Thúy (còn gọi là núi Non Nước – nay thuộc Ninh Bình) và tháp Hiền Diệu trên núi Tiên Long, nay thuộc huyện Hoa Lư, Ninh Bình.[5] Pháp Loa có hơn 3000 đệ tử xuất gia, nổi bật là Huyền Quang, Cảnh Ngung, Cảnh Huy, Kim Sơn, Tuệ Chúc, Tuệ Nhiên, Hải Ấn, Tuệ Quán, Hoàng Tuế, Huyền Giác, Cảnh Trưng, Vô Sơn Ông (nguyên là Tư đồ Văn Huệ vương),... Trong số cư sĩ đắc pháp có nhiều quý tộc mà tiêu biểu là hai vua Trần Anh Tông, Trần Minh Tông.[1][2]

Qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu năm 1330, Pháp Loa được một số quý tộc mời thăm An Lạc tàng viện, giảng lại hội thứ nhất và thứ hai trong kinh Hoa Nghiêm. Không lâu sau, ông lên Thăng Long chúc mừng thượng hoàng Trần Minh Tông dẹp được quân Ngưu Hống. Ngày 3 tháng 2 âm lịch, Pháp Loa trở về viện An Lạc, 2 ngày sau ông bị bệnh. Trong vòng 7-8 ngày tới bệnh tình trầm trọng hơn. Khi Huyền Quang đến thăm Pháp Loa đã có một cuộc hội thoại về Thiền được sử sách lưu lại:

"Đến ngày mười một vào lúc ban đêm Huyền Quang vào thăm bệnh, trong lúc ngủ, Sư [Pháp Loa] kêu “hồng hồng” một tiếng, Huyền Quang hỏi: “Ngủ với thức đã là một chưa?”
Sư đáp: “Ngủ với thức là một, là khi y không bệnh”.
Huyền Quang hỏi: “Bệnh với không bệnh đã là một chưa?”
Sư đáp: “Bệnh cũng chẳng can gì đến y, chẳng bệnh cũng chẳng can gì đến y”.
Huyền Quang hỏi: “Thế thì tại sao có tiếng nói thốt ra?”
Sư đáp: “ Tiếng gió thổi qua cây mà quan tâm làm gì”.
Huyền Quang nói: “Tiếng gió thổi qua cây thì người ta không lầm, nhưng khi ngủ nói mớ thì có thể làm người ta lầm”.
Sư nói: “Kẻ si mê cũng có thể bị tiếng gió thổi qua cây làm mê lầm lắm”.
Huyền Quang nói: “ Chỉ có một bệnh đó mà đến chết cũng chưa khỏi”.
Sư bèn đạp Huyền Quang, Huyền Quang bỏ ra."

Sau cuộc đối thoại này, thiền sư Pháp Loa có phần bình phục. Ngày 13 tháng 2 âm lịch, ông trở về phương trượng viện Quỳnh Lâm, 6 ngày sau bệnh lại trở nặng. Ông bèn phó chúc áo cà sa và tâm kệ của Điều Ngự cho Huyền Quang. Các đệ tử khác như Cảnh Ngung, Cảnh Huy, Vô Tế,... và nhiều người khác cũng vào phương trượng xin kệ và hỏi han, Pháp Loa cho kệ và "trả lời những câu hỏi của họ không biết mỏi mệt" (dẫn theo sách Tam Tổ Thực Lục). Ngày 1 tháng 3 âm lịch năm 1330, thượng hoàng Minh Tông đến thăm bệnh, nhưng không thấy thiền sư có triệu chứng sắp mất. Sau đó, thượng hoàng hai lần cho thái y đến chữa trị nhưng cũng đều rút ra kết luận tương tự. Đến đêm ngày 3 tháng 3 âm lịch (22 tháng 3 dương lịch), bệnh tình nguy kịch, Pháp Loa có cuộc đối thoại với Huyền Quang. Sách Tam Tổ Thực Lục kể lại:[1]

Huyền Quang vào thăm hỏi: “Xưa nay những người sắp lâm chung thì buông đi tốt hay giữ lại tốt?”

Sư đáp: “Đi hay ở đều chẳng liên can gì cả”.

Huyền Quang hỏi: “ Chẳng liên can gì cả là thế nào?’

Sư đáp: “Tùy xứ Tát-bà-ha”.

— Tam Tổ Thực Lục

Các đệ tử vào phương trượng, hỏi vì sao các tổ đều làm kệ lâm chung mà thầy không có, Pháp Loa viết:

萬緣裁斷一身閒。
四十餘年夢幻間
珍重諸人休借問。
那邊風月更邇寬

Vạn duyên tài đoạn nhất thân nhàn
Tứ thập dư niên mộng huyễn gian
Trân trọng chư nhân hưu tá vấn
Na biên phong nguyệt cánh nhĩ khoan.

Muôn duyên cắt đứt, tấm thân nhàn,
Hơn bốn mươi năm cõi mộng tàn.
Giã biệt! Xin đừng theo hỏi nữa,
Bên kia trăng gió mặc thênh thang.

Viết xong, ông ném bút, an nhiên viên tịch vào đúng giờ Tý, thọ 47 tuổi. Các đệ tử khâm liệm thiền sư vào quan tài, đến giờ Sửu rước lên chôn cất ở chùa Thanh Mai (núi Thanh Mai). Thượng hoàng Minh Tông sai trung sứ đến núi Thanh Mai để nghe thuật lại bài kệ thị tịch cùng những cuộc đối đáp của Pháp Loa lúc sắp mắt. Đến ngày 11 tháng 3 âm lịch, thượng hoàng truy tặng Pháp Loa danh hiệu Tịnh Trí Tôn giả (淨智尊者), cúng dường 10 lượng vàng cho việc xây tháp thờ Pháp Loa. Tháp này được đặt tên là Viên Thông. Thượng hoàng còn viết bài thơ viếng thiền sư, tựa là Đề chùa Thanh Mai viếng Pháp Loa tôn giả (Vãn Pháp Loa tôn giả đề Thanh Mai tự). Sách Thơ văn Lý Trần (tập 2, quyển thượng) do Nguyễn Huệ ChiTrần Thị Băng Thanh, Đỗ Văn Hỷ và Trần Tú Châu biên soạn đã chép lại rằng:[10]

挽法螺尊者題青梅寺
唾手塵寰以了緣,
覺皇金縷得人傳.
青山蔓草棺藏履,
碧樹深霜殼脫蟬.
夜掩講堂今古月,
晚迷丈室有無煙.
相投針芥嗟非昔,
琢就哀章淚泫然.
Vãn Pháp Loa tôn giả đề Thanh Mai tự
Thoá thủ trần hoàn dĩ liễu duyên,
Giác Hoàng kim lũ đắc nhân truyền.
Thanh sơn mạn thảo quan tàng lý,
Bích thụ thâm sương xác thoát thiền.
Dạ yểm giảng đường kim cổ nguyệt,
Hiểu mê trượng thất hữu vô yên.
Tương đầu châm giới ta phi tích,
Trác tựu ai chương lệ huyễn nhiên.
Đề chùa Thanh Mai viếng Pháp Loa tôn giả
Trắng tay chẳng chút nợ trần mang,
Đã có người truyền phép Giác vương.
Giầy xếp trong quan, nghìn núi cỏ,
Ve ra ngoài xác, một cây sương.
Trăng đêm nương náu trong tăng viện,
Mù sớm ngăn che trước pháp đường.
Kim cổ cùng nhau nay vắng vẻ,
Viếng ai một khúc lệ đôi hàng.
Bản dịch của Đinh Văn Chấp,
đăng trên Tạp chí Nam Phong

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Các tác phẩm của Pháp Loa được ghi nhận trong sách Tam Tổ Thực Lục:

  1. Đoạn sách lục;
  2. Tham thiền chỉ yếu (còn dịch là Thiền đạo yếu học)
  3. Kim cương đạo trường đà-la-ni kinh khoa chú;
  4. Tán Pháp hoa kinh khoa sớ;
  5. Bát-nhã tâm kinh khoa;
  6. Nhân vương hộ quốc nghi quỹ,

và một vài bài kệ trước lúc tịch.

Nhận định[sửa | sửa mã nguồn]

Sinh thời, năm 1322 Pháp Loa có nhận lời khen ngợi của vua Trần Minh Tông:[11]

Sư phong thái siêu thoát, chí khí hiên ngang, đáng gọi là người không lường. Nay xem đến bài “Tham Thiền Chỉ Yếu” do Sư dâng lên, thật là ra vào có phép tắc, bước đi có quy cũ, nếu không phải tâm cơ bậc tài ba, kế sách vị tướng giỏi, đâu hay được như thế ư? Tông phong của giòng Trúc Lâm chính thế mà chẳng suy sụp, đáng ban khen thêm hai chữ “Minh Giác”.
— Trần Minh Tông

Tác phẩm của Pháp Loa ngày nay chỉ có một phần sách Thiền Đạo Yếu Học, được in trong sách Tam Tổ Thực Lục, ngay sau phần tiểu sử Pháp Loa. Sách này có ghi lại lời ghi chú của một người khắc bản sách ở ngay sau phần Thiền Đạo Yếu Học:[12]

Sư tịch năm 47 tuổi, được nối dòng sau 23 tuổi theo tông môn của Dương Kỳ, nắm chỉ ý của Viên Ngộ, ngày ngày đàm thiền thuyết pháp trong tinh thần "vô nhất pháp nhi khả đắc", nơi nơi tiếp xúc độ sinh, theo tinh thần "phi chúng sinh nhi bất lợi". Khi đi thì thấy trâu đã rống mặt trăng, khi đứng thì nghe ngựa gỗ hí gió; ngôi thì dựa vào gốc cây không bóng, nằm thì nghỉ lưng nơi không giường chiếu, nào ai có thể biết được sự tuyệt với của đời ngài. Kinh Chư Sơn Lâm nói: "Thiền tông chợ sáng" tức là nếu gặp ý chỉ ngoài ngôn ngữ ngữ thì không nên dính vao kiến văn, chứo kẹt vào nghĩa huyền diệu trong văn cú. Hãy khai mở tư duy một cách thong thả, nhiên hậu mới có thể hướng về tông môn, đạt tới chuyển ngộ, mới có thể nắm tay tổ cùng đi... Nếu không thì cũng chỉ làm một cuốn sách mọt gặm mà thôi vậy...
— Tam Tổ Thực Lục

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z aa ab ac ad ae af ag ah ai aj Thích Phước Sơn 1995, Phần hai: "Vị tổ sư thứ hai của phái Trúc Lâm (được đặc phong Phổ Tuệ Minh Giác Tịnh Trí Đại Tôn Giả"
  2. a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u Nguyễn Hiền Đức 1973, chương 1–C–1: "Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử–Hành trạng tam tổ Trúc Lâm–Hành trạng Tôn giả Pháp Loa (1284 - 1330)"
  3. ^ Nhiều tác giả 1993, tr. 220.
  4. ^ Nhiều tác giả 1993, tr. 206.
  5. a b Nguyễn Tài Thư 1988, tr. 153.
  6. ^ Hòa thượng Thích Thanh Từ 1992"Thiền sư Pháp Loa (1284-1330) (Tổ thứ hai phái Trúc Lâm)"
  7. a b Hòa thượng Thích Thanh Từ (phiên dịch) (1999). Thánh Đăng Lục Giảng Giải (PDF). Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh. Truy cập 27 tháng 12 năm 2016. các trang 75-78.
  8. a b c Nguyễn Tài Thư 1988, tr. 155.
  9. a b Nguyễn Tài Thư 1988, tr. 156.
  10. ^ Nguyễn Huệ Chi; Trần Thị Băng Thanh; Đỗ Văn Hỷ; Trần Tú Châu (1988), Thơ văn Lý Trần, tập II - quyển thượng, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội - Hà Nội, tr. 807-808.
  11. ^ Hòa thượng Thích Thanh Từ (phiên dịch) (1999). Thánh Đăng Lục Giảng Giải (PDF). Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh. Truy cập 27 tháng 12 năm 2016. các trang 93-94.
  12. ^ Nguyễn Lang 1979, chương XIII: "Thiền sư Pháp Loa (1284-1330)"

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Khuyết danh (1995). Tam Tố Thực lục. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.
  • Ngô Sĩ Liên (1993). Đại Việt sử ký toàn thư. Nội các quan bản. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
  • Nguyễn Hiền Đức (1973). Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài. Đại học Văn khoa Sài Gòn. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  • Nguyễn Lang (1979). Việt Nam Phật giáo sử luận1. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  • Nguyễn Huệ Chi; Trần Thị Băng Thanh; Đỗ Văn Hỷ; Trần Tú Châu (1988). Thơ văn Lý Trần (PDF). II—Quyển thượng. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
  • Nguyễn Tài Thư (1988), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội, ISBN 1565180984
  • Hòa thượng Thích Thanh Từ (1992). Thiền sư Việt Nam (ấn bản 2). Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Lê Mạnh Thát (1999). Trần Nhân Tông: Con người và tác phẩm. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

ẩn

The Wheel of Dharma Thiền phái Trúc Lâm

Thiền sư

Điều Ngự Giác Hoàng  · Pháp Loa  · Huyền Quang  · Viên Cảnh Lục Hồ  · Viên Khoan Đại Thâm  · Minh Châu Hương Hải  · Chân Nguyên Tuệ Đăng  · Thích Thanh Từ  · Thích Thiện Châu

Tổ đình

Quần thể chùa núi Yên Tử  · Chùa Quỳnh Lâm  · Chùa Côn Sơn  · Chùa Thanh Mai  · Chùa Khai Phúc  · Chùa Vĩnh Nghiêm · Chùa Bổ Đà

Thiền viện

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt  · Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên  · Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử  · Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã  · Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng  · Thiền viện Trúc Lâm Đạo Nguyên  · Thiền viện Trúc Lâm Pháp  · Thiền viện Sùng Phúc  · Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm

Tiền nhiệm:
Điều Ngự Giác Hoàng
Sư tổ Thiền phái Trúc Lâm
1308-1330
Kế nhiệm:
Huyền Quang
.

Nhị tổ Pháp Loa trong sự nghiệp đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc (Hòa thượng Thích Thiện Nhơn)

Nhị tổ Pháp Loa trong sự nghiệp đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc (Hòa thượng Thích Thiện Nhơn) – Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo (tapchivanhoaphatgiao.com)

Sử dụng các phím mũi tên Lên/Xuống để tăng hoặc giảm âm lượng.

LỜI TÒA SOẠN: Nhân kỷ niệm 690 năm ngày Nhị Tổ Pháp Loa viên tịch, Viện Trần Nhân Tông thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học: “Sự nghiệp tu hành, thiền học và dấu ấn lịch sử – kỷ niệm 690 năm Đệ nhị Tổ Pháp Loa viên tịch” nhằm ghi nhận sự đóng góp cao cả cho đạo pháp và dân tộc cũng như sự tu chứng của Nhị Tổ Pháp Loa. Qua đó, nêu bật lên những dấu ấn lịch sử trong sự nghiệp tu hành, hoằng pháp lợi sinh của một bậc thâm chứng Phật pháp để làm tấm gương cho các thế hệ kế thừa sự nghiệp xiển dương Phật giáo, hoằng pháp lợi sinh. Ban Biên tập xin trân trọng giới thiệu bài viết của Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đến quý độc giả.

DẤU ẤN LỊCH SỬ TRONG SỰ NGHIỆP TU HÀNH CỦA TỔ PHÁP LOA

Lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung, lịch sử Phật giáo Việt Nam nói riêng đã ghi nhận công lao to lớn đối với dân tộc và đạo pháp của đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, một vị vua minh quân, một nhà văn hoá lỗi lạc, một bậc tu hành thâm chứng Phật pháp và là nhà chính trị tài ba kiệt xuất đã lãnh đạo quân dân Đại Việt hai lần đánh bại quân Nguyên – Mông, xây dựng nền tự chủ cho quốc gia, dân tộc Đại Việt, thống nhất các tổ chức Thiền phái Phật giáo, xây dựng và phát triển một tổ chức Phật giáo của Việt Nam được thống nhất lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo nước nhà.

Giác hoàng Điều ngự đã phát triển và xương minh Phật pháp trên đất nước Đại Việt, đào tạo giáo dưỡng những bậc hiền đức uyên bác Phật học, kế thừa tinh hoa Phật pháp để xây dựng và củng cố nền tảng đạo đức cho dân tộc và triều đại nhà Trần, trong đó nổi bật là Thiền sư Pháp Loa (1284-1330) – người có công lao to lớn trong sự nghiệp kế thừa và phát triển Phật pháp của Sơ Tổ Trúc Lâm Phật hoàng Trần Nhân Tông, xây dựng và trùng hưng nhiều Phật sự trọng đại trong suốt thời gian Ngài thừa đương Phật pháp.

Tháp Phổ Minh, Chùa Phổ Minh, Nam Định. Ảnh: Võ Văn Tường

Khi gặp cậu bé Đồng Kiên Cương đến đảnh lễ xin xuất gia tu học, với tuệ nhãn của Sơ Tổ Trúc Lâm, Phật hoàng Trần Nhân Tông liền bảo: “Đứa bé này có đạo nhãn, ắt hẳn sau sẽ là pháp khí”, liền ban hiệu cho Kiên Cương là Thiện Lai, ngay sau đó Thiện Lai xuất gia và thọ giới Sa di với Tổ Trúc Lâm, sau khi xuất gia đầu Phật, Sa di Thiện Lai nỗ lực tinh tấn hành trì ngày đêm công phu thiền định. Đến năm 1305, Sơ Tổ Trúc Lâm đăng đàn truyền giới Thanh văn, Bồ tát cho Ngài và ban pháp hiệu là Pháp Loa. Ngày 1 tháng 1 năm 1308, Điều ngự Giác hoàng đã chính thức trao cho Pháp Loa làm trụ trì chùa Siêu Loại và chứng nhận Ngài là Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm. Với sứ mệnh cao cả này, Nhị Tổ Pháp Loa đứng ra nhận trọng trách về việc lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm mà Điều ngự Giác hoàng giao phó.

Trong Đại Việt Sử ký toàn thư, năm 1308 đích thân vua Trần Anh Tông sai trung thư Thị lang Dương Công Trứ cấp độ điệp cho Pháp Loa chính thức nhận Ngài là chánh thống nối dòng Thiền phái Trúc Lâm và ban cho Ngài một đặc ân không bị ràng buộc bởi luật pháp thế tục.

TƯ TƯỞNG PHẬT HỌC CỦA ĐỆ NHỊ TỔ PHÁP LOA

Nét đặc sắc trong tư tưởng thiền học của Thiền sư Pháp Loa là sự dung hòa Thiền – Tịnh – Mật; tạo nên sự uyển chuyển, diệu dụng, trở thành yếu tố tiên quyết cho sự phát triển ổn định Phật giáo Trúc Lâm, giữa bối cảnh Phật giáo Đại Việt đang chịu ảnh hưởng từ quá trình du nhập Mật Tông, nhất là sau khi Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông viên tịch.

Dưới sự lãnh đạo của Đệ nhị Tổ Pháp Loa, Phật giáo Trúc Lâm đã phát huy một cách toàn diện tư tưởng “Hòa Quang Đồng Trần” của Tuệ Trung Thượng Sĩ và tôn chỉ “Phật tại tâm” của Phật hoàng Trần Nhân Tông, không những thế Ngài còn phát huy tất cả tinh hoa của thiền đốn ngộ từ các bậc Thiền sư lỗi lạc đương thời. Mặt khác, phương pháp tu hành cũng được giản lược, không câu nệ vào hình thức hay chấp trước vào văn tự, phát huy nội lực và định hướng cho người học Phật quay về tánh giác vốn sẵn có (Phật tánh) nơi mỗi con người, như lời Ngài khuyên dạy trước khi viên tịch:

“Muôn duyên cắt đứt, tấm thân nhàn
Hơn bốn mươi năm cõi mộng tàn
Giã biệt! Xin đừng theo hỏi nữa
Bên kia trăng gió mặc thênh thang”1.

Qua đó, chúng ta có thể nhận định giá trị tư tưởng thiền học của Thiền sư Pháp Loa chính là triết lý sống đạo chân thường, một niệm bất sanh, muôn duyên thôi nghỉ, nhìn thẳng vào thực tại để phản quang soi rọi quán chiếu tự tâm là Phật, ngoài tâm quyết không cầu Phật khác. Đồng thời, trên tinh thần tùy duyên vô ngại, dung hòa vạn pháp trong phương pháp khai hóa của Đệ nhị Tổ Pháp Loa là không phân biệt pháp môn Thiền, Tịnh hay Mật, mà Ngài tự tại tùy duyên giúp người học Phật nhận diện bổn tâm, liễu ngộ Phật tánh, tin nhân quả, sống chơn thường.

Vì vậy mà sau khi đắc pháp, Ngài tận tâm thuyết giảng các bộ kinh điển Phật giáo Đại thừa như kinh Duy Ma Cật, kinh Hoa Nghiêm, kinh Kim Cang, kinh Thủ Lăng Nghiêm, kinh Viên Giác… Qua nội dung các thời thuyết giảng kinh điển đại thừa đã cho thấy tư tưởng thiền học của Đệ nhị Tổ chính là tư tưởng phát huy tinh thần đại thừa phổ hóa chúng sanh, có thể nói đây là tư tưởng thiền học phổ quát rất uyển chuyển của Thiền sư Pháp Loa trong sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh.  

Từ những lược khảo trên, điều mà chúng ta cần lưu tâm trong tư tưởng thiền học của ngài Pháp Loa, nếu như tư tưởng “Hòa quang đồng trần” của Tuệ Trung Thượng Sĩ và tư tưởng “Phật tại tâm” của Điều ngự Giác hoàng đã đặt nền móng căn bản về ý chí phát huy nội lực, định hướng tư duy và phương pháp tu hành cho người học Phật, thì tư tưởng “Vạn pháp quy tâm” trên tinh thần dung hòa muôn pháp của Đệ nhị Tổ Pháp Loa, đã giúp cho Phật giáo Trúc Lâm thời bấy giờ thật sự ổn định và trở nên phát triển mạnh mẽ.

NHỮNG ĐÓNG GÓP TO LỚN CỦA NHỊ TỔ PHÁP LOA CHO ĐẠO PHÁP VÀ DÂN TỘC

Thiền sư Pháp Loa là người kế thừa, khai mở và phát triển đường lối cho Giáo hội Trúc Lâm và Phật giáo Việt Nam từng bước đi vào tổ chức quy củ một cách khoa học, sáng tạo. Nhìn lại sự nghiệp kế thừa và phát huy những thành quả mà Phật hoàng Trần Nhân Tông để lại, lịch sử Phật giáo Việt Nam đã khắc ghi công lao to lớn của Nhị Tổ Pháp Loa. Đó là những công trình trước tác, biên dịch kinh điển quy mô đồ sộ, nhất là việc đề ra những quy định chức vụ trong Giáo hội, thực hiện sổ Tăng tịch chứng nhận sự hiện diện của Tăng sĩ trong Giáo hội, để từ đây, lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, Tăng sĩ có hồ sơ tại Trung ương Giáo hội và nhờ đó Giáo hội có thể thống kê số lượng và giám sát sự tu học của chư Tăng. Ngoài ra, Ngài còn đóng góp công sức to lớn trong các công trình tôn tạo trùng tu các ngôi tòng lâm tự viện, đúc chuông tạc tượng và nhiều công trình văn hóa, học thuật rất có giá trị cho Phật giáo nước nhà…

Bảo tháp Chùa Huỳnh Lâm, Đông Triều Quảng Ninh. Ảnh: Võ Văn Tường

Trong sự nghiệp hoằng dương Phật pháp của Thiền sư Pháp Loa, sách sử ghi nhận lại một số sự kiện nổi bật, tiêu biểu như: Thuyết giảng Truyền Đăng Lục, Đại Huệ Ngữ Lục. Đặc biệt năm 1313, tại Viện Na Già, Thiền sư Pháp Loa thuyết giảng cho thính chúng, có cả vua Trần Anh Tông nghe pháp. Tại đây, Thiền sư Pháp Loa đã giảng giải thâm nghĩa của Thiền Lâm Thiết Chủy Ngữ Lục, Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục và Kinh Duy Ma Cật 2.

Vào năm 1318, sau khi nghe Nhị Tổ Pháp Loa thuyết giảng Tuyết Đậu Ngữ Lục, Thượng hoàng Trần Anh Tông đề bốn chữ “Phổ Tuệ Tôn Giả” nhằm vinh danh và tuyên dương công đức Đệ nhị Tổ. Có thể nói Thiền sư Pháp Loa đã có công lớn trong việc thuyết giảng, truyền giới Bồ tát tại gia cho Hoàng thân và các đại thần trong triều quy hướng Phật pháp và thâm ngộ giáo điển Phật Đà, tiêu biểu như: Quốc phụ thượng tể Trần Quốc Chuẩn, công chúa Hoa Dương… Cũng xuất phát từ đại nguyện truyền bá chánh pháp tối thượng thừa.

Mùa xuân năm 1325, Đệ nhị Tổ Pháp Loa đã thuyết kinh Kim Cương Niệm Tụng cho Quốc mẫu Bảo Huệ tại cung Dưỡng Phúc, giảng Tuyết Đậu Ngữ Lục và giảng Tu Đa La Liễu Nghĩa Viên Giác Kinh, tại chùa Tư Phúc…Trong thời gian từ năm 1322 đến năm 1330 (năm viên tịch), Đệ nhị Tổ đã thuyết giảng cả thảy chín hội Hoa Nghiêm ở nhiều chùa khác nhau, mỗi lần giảng có hơn hàng ngàn thính chúng.

Đối với sự nghiệp trước tác, thỉnh kinh và phiên dịch kinh tạng, Thiền sư Pháp Loa phụng chiếu tiếp tục khắc bản Đại Tạng Kinh 7.182 quyển do vua Trần Anh Tông thỉnh từ chùa Hoằng Pháp tại Bắc Kinh (Trung Hoa). Đáng nói là trong thời kỳ Đệ nhị Tổ hoằng đạo thì Mật tông vốn được du nhập vào Đại Việt từ thời nhà Lý đang bắt đầu thịnh hành, chính vì muốn định hướng cho những hành giả tu theo Mật Tông không sai lệch quỹ đạo Phật pháp, nên Ngài đã cất công phiên dịch chú giải các tác phẩm chuyên về Mật Tông như nghi thức Quán đảnh (Abhiseka) đang được phổ biến ở Đại Việt trong giai đoạn này.

Nhị Tổ Pháp Loa chú giải kinh Kim Cương Đạo Tràng Đà La Ni Kinh Khoa Chú, Kim cương đạo trường đà-la-ni (Vajramanda dharani), cũng do ảnh hưởng từ tinh thần Mật tông, nên trong sách Thiền Đạo Yếu Học nói về Thiền đạo, Ngài cũng nhắc đến Đức Phật Đại Nhật Như Lai (Vairocana), một vị Phật quan trọng đặc trưng của Mật giáo3. Một sự kiện lịch sử nổi bật trong sự nghiệp ấn tống Đại Tạng Kinh đáng ghi nhận, đó là vào tháng 12 âm lịch năm 1319, Đệ nhị Tổ Pháp Loa kêu gọi Tăng chúng và cư sĩ trích máu để thực hiện bộ Đại Tạng Kinh trên 5000 quyển, lưu hành tại viện Quỳnh Lâm, đặc biệt trong dịp này Thượng hoàng Trần Anh Tông cũng tự trích máu của mình viết một bộ Đại Tạng Kinh cỡ nhỏ, tổng cộng 20 hộp4.

Năm 1322, vua Trần Minh Tông cử Thiền sư Pháp Loa biên chép sách Tham Thiền Chỉ Yếu (bộ sách này còn có tên Thiền Đạo Yếu Học), tác phẩm này ghi lại các bài giảng của Phật hoàng Trần Nhân Tông đã từng thuyết giảng tại viện Kỳ Lân vào năm 1306, đồng thời sách cũng trích dẫn một số bài giảng của Tuệ Trung Thượng Sĩ mang đậm chất khai thị tri kiến Phật của dòng thiền Lâm Tế 5.

Thiền sư Pháp Loa đã biên soạn chú giải nhiều tác phẩm về thiền học và các kinh Lăng Già, Diệu Pháp Liên Hoa, Bát Nhã Ba La Mật Đa, làm sách Nhân Vương Hộ Quốc Nghi. Đây là phương tiện để nhà vua trị quốc an dân theo tinh thần nhà Phật… tuy nhiên do nhiều biến động bởi thời gian nên hiện nay chỉ còn sót lại bộ sách Tam Tổ Thực Lục… Nhìn chung trong sự nghiệp biên soạn, trước tác và phiên dịch, Đệ nhị Tổ Pháp Loa đã hoàn thành ấn tống rất nhiều kinh sách, thư tịch, điển tịch thuộc Đại Tạng Kinh, trong đó có nhiều kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa, các kinh sách của thiền tông và điển tịch Phật giáo Việt Nam. Hoạt động in ấn kinh tịch của Đệ nhị Tổ đã có đóng góp to lớn trong việc phổ biến kinh điển Phật giáo và tạng pháp ngữ của các Thiền sư lỗi lạc Phật giáo Việt Nam. 

Đối với hoạt động sắp xếp lại tổ chức Giáo hội và ổn định nhân sự trong hệ thống Tăng già, vào tháng 9 âm lịch năm 1313, Thiền sư Pháp Loa đến chùa Vĩnh Nghiêm ở làng Đức La, phủ Lạng Giang (nay là Bắc Giang) sắp đặt chức vụ và lập sổ bộ cho Tăng Ni trong nước, như vậy kể từ đây, chư Tăng đều có sổ bộ và được đặt dưới sự quản lý của Giáo hội Trúc Lâm do Nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo. Song song với hoạt động này, Thiền sư Pháp Loa đã tiến hành việc xác lập chùa Vĩnh Nghiêm làm trung tâm lãnh đạo điều hành mọi công tác Phật sự và tu hành của Thiền phái Trúc Lâm6. Cũng trong dịp này, Thiền sư Pháp Loa tổ chức lễ xuất gia tế độ cho khoảng 1.000 người và tổ chức Đại giới đàn truyền giới Sa di, Tỳ kheo và Bồ tát giới rất quy mô long trọng, có thể nói đây là cột mốc đầu tiên đánh dấu việc thực hiện quy định cứ ba năm tiến hành một đại giới đàn tế độ Tăng chúng; từ đó trở về sau, các đại giới đàn khi tổ chức đều có không dưới 1000 người đến xuất gia, thọ giới.

Trong sự nghiệp hoằng dương Phật pháp, Đệ nhị Tổ Pháp Loa đã kiến lập rất nhiều chùa, viện, bảo tháp, trùng tu Tam bảo, đúc tạo rất nhiều bảo tượng Phật và Bồ tát trên khắp đất nước Đại Việt, kiến lập viện Quỳnh Lâm (nay là Đông Triều – Quảng Ninh) và khánh thành chùa Bảo Sơn Vương ở Cổ Thành, am Hồ Thiên, Chân Lạc, An Mã, Thị Khê và Hạc Lai, xây dựng và mở rộng chùa Báo Ân cùng chùa Quỳnh Lâm

Nhị Tổ Pháp Loa có hơn 3000 đệ tử xuất gia, trong đó nổi bật là các Thiền sư đắc pháp như Huyền Quang, Cảnh Ngung, Cảnh Huy, Kim Sơn, Tuệ Chúc, Tuệ Nhiên, Hải Ấn, Tuệ Quán, Hoàng Tuế, Huyền Giác, Cảnh Trưng, Vô Sơn Ông (nguyên là Tư đồ Văn Huệ vương), đặc biệt trong số cư sĩ đắc pháp có vua Trần Anh Tông và Trần Minh Tông. Bên cạnh việc thường xuyên tổ chức thuyết giảng kinh tịch, kiến lập, tôn tạo, trùng tu Tam Bảo, dựng tháp, xây tượng Phật, Bồ tát, Đệ nhị Tổ cũng rất chú trọng đến các nghi lễ nhằm đáp ứng nhu cầu học Phật và tín ngưỡng cho mọi thành phần trong xã hội. 

Thiền sư Nhị Tổ Pháp Loa đã đóng góp cho Phật giáo Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, mà điểm nổi bật đó là công lao to lớn trong việc hoằng dương Phật pháp, phát triển Thiền tông, đặc biệt là Thiền phái Trúc Lâm nói riêng. Tất cả đều chung một sự nghiệp, đó là sự nghiệp xương minh Phật pháp.

Viên Thông Bảo Tháp, Chùa Thanh Mai, Hải Dương

ẢNH HƯỞNG CỦA NHỊ TỔ PHÁP LOA TRONG PHẬT GIÁO VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

Thực hiện sứ mạng của người kế thừa thiền phái Trúc Lâm, Thiền sư Pháp Loa đã từng bước thực hiện các chương trình hành động cụ thể, tập trung vào khâu ổn định, kiện toàn tổ chức, sắp xếp lại guồng máy Giáo hội một cách quy củ, đồng thời nỗ lực xây dựng và hoàn thành nhiều công trình có giá trị với mục đích làm nền tảng để Giáo hội Trúc Lâm thật sự lan tỏa trên khắp đất nước Đại Việt, vượt ra khỏi sự đóng khung trong chính bản thân của Giáo hội Trúc Lâm. Nhận thức điều này, chúng ta mới thấy hết những cống hiến của Thiền sư Pháp Loa không đơn thuần là những đóng góp cho thiền phái Trúc Lâm hay Giáo hội Trúc Lâm mà đây là một chiến lược có tính định hướng cho sự phát triển Phật giáo Việt Nam mãi lan tỏa trong lòng dân tộc.

Nói đến những ảnh hưởng tích cực từ những công trình văn hoá, lịch sử của Đệ nhị Tổ Pháp Loa đóng góp cho Phật giáo Việt Nam và dân tộc trong quá khứ cũng như cho đời sống Tăng Ni đương đại, việc Thiền sư Pháp Loa sắp đặt chức vụ và lập sổ bộ cho Tăng Ni trong nước, từ đây khởi đầu cho một thời kỳ mới của Phật giáo Việt Nam, đó là giúp cho chư Tăng đều có sổ bộ dưới sự quản lý của Giáo hội. Sự kiện mang ý nghĩa lịch sử này vẫn còn mang tính thời đại và được Giáo hội Phật giáo qua các thời kỳ áp dụng triệt để nhằm quản lý Tăng Ni và ổn định Giáo hội, trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam thời đại ngày nay, đặc biệt là trong việc quản lý Tăng Ni tự viện, giữ gìn giới luật, góp phần quan trọng trong sự ổn định, hội nhập và phát triển.

Các công trình trước tác, biên soạn và phiên dịch kinh sách, thư tịch, pháp ngữ của Nhị Tổ Pháp Loa, dù cho phần lớn đã bị hư hoại bởi biến động thời gian và thời cuộc, đến nay chỉ còn một số tác phẩm như Đoạn Sách Lục, Tham Thiền Yếu Chỉ, Kim Cương Đạo Tràng Đà La Ni Kinh, Tán Pháp Hoa Kinh Khoa Sớ, Bát Nhã Tâm Kinh Khoa,… nhưng đối với nhà nghiên cứu, người học Phật thời nay, thì đây là nguồn tài liệu nghiên cứu, tham khảo rất có giá trị về tư tưởng Phật học, văn học mang đậm bản sắc dân tộc.

Kết luận: Hội thảo khoa học về Thiền sư Pháp Loa do Viện Trần Nhân Tông thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức mang ý nghĩa và tầm quan trọng trên phương diện lịch sử và định hướng phát triển cho Phật giáo Việt Nam trong tương lai. Các bài tham luận khoa học của các Giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu, học giả là nguồn tư liệu quý giá để chúng ta nhận định, đánh giá, ghi nhận, tôn vinh một cách trung thực vai trò lịch sử cũng như sự cống hiến to lớn cho Đạo pháp và Dân tộc của Thiền sư Pháp Loa, đặc biệt là làm sáng tỏ tinh thần nhập thế trong ý nghĩa dung thông, hoà hợp, khế lý, khế cơ của tư tưởng Đệ nhị Tổ Pháp Loa, từ đây định hướng cho một chiến lược phát triển của Phật giáo Việt Nam đương đại trên tinh thần: “Trí tuệ, kỷ cương, hội nhập, phát triển”.

 

Chú thích:

* HT.TS. Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.

1. Thơ văn Lý Trần, tập II – quyển thượng, các tác giả Nguyễn Huệ Chi, Trần Thị Băng Thanh, Đỗ Văn Hỷ, Trần Tú Châu; Nxb Khoa Học Xã Hội – Hà Nội, năm 1988, tr.807-808.

2. Nguyễn Hiền Đức 1973, chương 1-C-1: “Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử-Hành trạng tam tổ Trúc Lâm – Hành trạng Tôn giả Pháp Loa (1284-1330)”.

3. Theo sách Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Nxb Khoa Học Xã Hội, 1991.

4. Theo Truyền thống Trúc Lâm Yên Tử – Hành trạng Tam tổ Trúc Lâm – Hành trạng Tôn giả Pháp Loa (1284 – 1330), tác giả Nguyễn Hiền Đức, năm 1973.

5. Theo sách Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Nxb Khoa Học Xã Hội, 1991.

6. Theo tác giả Nguyễn Tài Thư, 1988, tr.153.

Thiền sư Pháp Loa - Nhị tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Nguyên Hương

Thiền sư Pháp Loa - Nhị tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Mời Đạo hữu ngắm và cung thỉnh tôn tượng Đức Thích Ca Mâu Ni tại đây.

Thiền sư Pháp Loa tên thực là Đồng Kiên Cương, sinh năm Thiệu Bảo thứ sáu (1284) ngày mùng 7 tháng 5, quê làng Cửu La, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Cha là Đồng Thuần Mậu, mẹ là Vũ Từ Cứu. Trước khi sinh Sư, thân mẫu nằm mộng thấy có người trao cho thanh thần kiếm, bà thích lắm nhận lấy. Từ đó, bà biết có thai. Vì trước kia bà sanh liền tám người con gái nên chán ngán, phen này bà cố tình uống thuốc phá thai, nhưng đều vô hiệu. Đến khi sinh ra Sư, bà mừng lắm, đặt tên là Kiên Cương. Sư thiên tư dĩnh ngộ, miệng không nói lời ác, ăn không thích thịt cá.

Niên hiệu Hưng Long thứ mười hai (1304), Điều Ngự (Nhân Tông) dạo đi các nơi, phá dâm từ (miếu thờ thần không chánh đáng) và ban pháp dược, đến mạn sông Nam Sách. Sư đến lễ bái xin xuất gia, năm này Sư được 21 tuổi. Điều Ngự trông thấy bằng lòng, nói: “Kẻ này có đạo nhãn, sau ắt làm pháp khí, vui vẻ tự đến đây.” Ngài bèn cho hiệu là Thiện Lai, dẫn về liêu Kỳ Lân ở Linh Sơn cạo tóc và thọ giới Sa-di. Ngài dạy đến tham vấn với Hòa thượng Tánh Giác ở Quỳnh Quán. Ở đây, Sư tìm đủ cách thưa hỏi mà không được khai ngộ. Sư tự đọc bộ kinh Hải Nhãn (có lẽ kinh Lăng Nghiêm) đến bảy chỗ hỏi tâm và đoạn dụ khách trần ở sau, xem đi xem lại nhiều lần, bỗng nhiên Sư có chỗ vào. Sư từ tạ Hòa thượng Tánh Giác, trở về tham yết với Điều Ngự.

Tôn ảnh Đệ nhị Tổ Pháp Loa Tôn giả.

Tôn ảnh Đệ nhị Tổ Pháp Loa Tôn giả.

Tôn giả Pháp Loa: Hình ảnh của sự đạt ngộ

Gặp lúc Điều Ngự thượng đường, Sư ra thưa hỏi liền được tỉnh. Điều Ngự nhận biết bèn cho Sư theo hầu hạ Ngài. Một hôm, Sư trình cả ba bài tụng, bị Điều Ngự chê cả. Sư thưa thỉnh mấy phen, Điều Ngự dạy phải tựï tham. Sư vào phòng đầu óc nặng trĩu, thức đến quá nửa đêm, trông thấy bông đèn tàn rụng xuống, Sư chợt đại ngộ. Sư đem chỗ ngộ trình lên Điều Ngự, Ngài thầm nhận ấn khả. Từ đây, Sư thệ tu theo mười hai hạnh Đầu-đà (khổ hạnh).

Đến niên hiệu Hưng Long thứ mười ba (1305). Điều Ngự đem Sư lên liêu Kỳ Lân cho thọ giới Tỳ-kheo và giới Bồ-tát. Thấy chỗ tham học của Sư đã hành đạt, Điều Ngự cho hiệu là Pháp Loa.

Năm Hưng Long thứ mười lăm (1307), Sư được 24 tuổi, Điều Ngự trụ ở am Thiên Bảo Quan có bảy tám người thị giả mà Sư là đứng đầu. Điều Ngự vì Sư giảng Đại Huệ Ngữ Lục. Đến tháng năm, Điều Ngự lên ở am trên đảnh Ngọa Vân Phong. Ngày rằm làm lễ Bố-tát (sám hối tụng giới) xong, Điều Ngự đuổi mọi người xuống, lấy y bát và viết tâm kệ trao cho Sư dạy khéo gìn giữ.

Năm Hưng Long thứ mười sáu (1308) vào ngày mùng một tháng giêng, Sư vâng lệnh Điều Ngự làm lễ nối pháp Trụ trì tại nhà Cam Lồ chùa Siêu Loại. Khai lễ có vua Anh Tông và đình thần đến dự. Điều Ngự lên đàn thuyết pháp rồi nhường chỗ cho Sư giảng đạo. Lễ xong, Điều Ngự đặt Sư kế thế trụ trì chùa Siêu Loại và làm chủ sơn môn Yên Tử, là đời thứ hai của phái Trúc Lâm. Điều Ngự còn trao cho Sư hơn hai trăm bộ kinh sử và bảo Anh Tông sung cúng vào chùa cả trăm khoảnh ruộng.

Tháng mười một năm ấy (1308), Điều Ngự tịch, Sư phụng mạng cung nghinh xá-lợi về kinh đô. Trở về núi, Sư soạn lại những bài tụng của Điều Ngự lúc ở Thạch Thất làm thành quyển Thạch Thất Mị Ngữ.

Năm Hưng Long thứ mười chín (1311), Sư phụng chiếu tiếp tục khắc bản Đại Tạng Kinh. Sư giao Bảo Sát làm chủ việc này. Tháng tư, Sư  giảng Truyền Đăng Lục tại chùa Siêu Loại. Sau đó, Huyền Quang trình kiến giải, Sư đều chấp nhận.

Năm Hưng Long thứ hai mươi mốt (1313) vào tháng 9, Sư phụng chiếu đến chùa Vĩnh Nghiêm ở Lượng Giang định chức cho tăng đồ. Chúng tăng từ đây mới có sổ bộ, chính Sư là người cầm sổ bộ ấy. Lúc đó, Sư độ hơn một ngàn vị tăng. Về sau cứ ba năm một lần độ tăng như thế.

Năm Đại Khánh thứ tư (1317) đời Trần Minh Tông, vào tháng 2, Sư bệnh nặng. Sư đem y của Điều Ngự và viết bài tâm kệ trao cho Huyền Quang, pháp khí và gậy trao cho Cảnh Ngung, phất tử trao cho Cảnh Huy, gậy tre trao cho Huệ Quán, pháp thơ và pháp cụ trao cho Huệ Nhiên, linh vàng trao cho Hải Ấn, sử vàng trao cho Huệ Chúc. Sau ít hôm, bệnh Sư được lành.

Những hàng Thái hậu, Công chúa, Vương công, quí khanh đều thỉnh Sư truyền giới xuất gia hoặc giới Bồ-tát, cho đến vua Trần Anh Tông cũng xem như đệ tử. Họ đua nhau cúng đất, vàng, tiền để Sư lập chùa, đúc tượng Phật, in kinh quá nhiều, đến nỗi Sư phải tự xin giảm dần những số quyên cúng, thuyền của vua cấp cho Sư tiện việc đi lại và về kinh đô, Sư cũng từ chối không nhận.

Năm đầu Khai Hựu (1329), đời Trần Hiến Tông, Sư mở thêm cảnh Côn Sơn và Thanh Mai Sơn, làm thành danh lam thắng cảnh. Sư có làm bài thơ đề là Luyến Thanh Sơn:

Thưa gầy làn nước vút,

Chót vót ánh soi trong.

Ngẩng đầu coi chẳng hết,

Đường tới lại trùng trùng.

(Trần Tuấn Khải)

(Sơ sấu cùng thu thủy       

Sàm nham lạc chiếu trung  

Ngang đầu khán bất tận     

Lai lộ hựu trùng trùng.)

Một hôm mở hội thuyết pháp, Sư lên tòa nói:

– Đại chúng ! Nếu nhắm thẳng vào đệ nhất nghĩa đế mà nói, thì động niệm liền sai, mở miệng là lầm, làm sao mà xét ? Làm sao mà quán ? Hôm nay căn cứ vào đầu thứ hai mà nói, cũng không được thế ấy.

Sư bèn nhìn hai bên nói:

– Trong đây có người nào đầy đủ con mắt lớn chăng? Nếu có, hai cặp chân mày chẳng cần vén lên. Bằng không, bần đạo chẳng khỏi miệng nói ba hoa, đề ra những điều hủ mục, đáp những lời tạp nhạp. Chỉ vì các ông nhồi lại thành một khối hỗn độn. Lắng nghe ! Lắng nghe !

Thiền sư Pháp Loa tên thực là Đồng Kiên Cương, sinh năm Thiệu Bảo thứ sáu (1284) ngày mùng 7 tháng 5, quê làng Cửu La, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Cha là Đồng Thuần Mậu, mẹ là Vũ Từ Cứu.

Thiền sư Pháp Loa tên thực là Đồng Kiên Cương, sinh năm Thiệu Bảo thứ sáu (1284) ngày mùng 7 tháng 5, quê làng Cửu La, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Cha là Đồng Thuần Mậu, mẹ là Vũ Từ Cứu.

Giáo hội Trúc Lâm dưới sự lãnh đạo của Đệ nhị Tổ Pháp Loa

Đại đạo rộng suốt nào có ràng buộc, bản tánh lặng lẽ không thiện không ác. Bởi do chọn lựa chợt sanh nhiều lỗi, vừa khởi mảy may đã cách xa trời đất. Phàm thánh vốn đồng một mối, phải quấy đâu có hai đường. Cho nên biết, tội phước vốn không, cứu cánh nhân quả chẳng thật. Người người sẵn đủ, kẻ kẻ trọn thành. Phật tánh Pháp thân như hình như bóng, tùy ẩn tùy hiện, chẳng tức chẳng ly. Lỗ mũi duỗi thẳng xuống, chân mày nằm ngang mặt, ở trên mắt mà không dễ gì nhìn thấy. Cần phải tìm xét, đâu chẳng nghe nói “Ba ngàn pháp môn đồng về tấc vuông, hà sa diệu dụng đều ở nguồn tâm” nên nói: Cửa giới cửa định cửa tuệ, ông không thiếu sót, cần phải phản quán nơi mình. Phàm những tiếng ho tiếng tằng hắng, nhướng mày chớp mắt, tay cầm, chân đi, ấy là tánh gì ? Biết được tánh này, ấy là tâm gì ? Tâm tánh rỗng sáng, cái nào phải, cái nào chẳng phải ? Pháp tức là tánh, Phật tức là tâm. Tánh nào chẳng phải là pháp ? Tâm nào chẳng phải là Phật ? Tức tâm tức Phật, tức tâm tức pháp. Pháp vốn chẳng phải pháp, pháp tức là tâm. Tâm vốn chẳng phải tâm, tâm tức là Phật.

Các nhân giả ! Ngày tháng dễ dàng qua, mạng người không chờ đợi, sao cam ăn cháo ăn cơm mà chẳng rõ việc bát việc muỗng ? Tham !Có vị tăng bước ra nói:

– Mặc áo ăn cơm là việc tầm thường, đâu cần phải sanh nghi ngờ ?

Ông lễ bái xong, đứng dậy hỏi:- Cõi thiền không dục là khỏi hỏi, cõi dục không thiền xin nói cho một câu.

Sư lấy tay điểm trong hư không.

Vị tăng nói:

– Dùng đàm dãi cổ nhân làm gì ?

– Mỗi lần nhắc lại mỗi lần mới.

Vị tăng thưa:

– Cổ nhân đều hỏi: “Thế nào là Phật, thế nào là Pháp, thế nào là Tăng.” Chỉ đây thế nào ? Việc ấy thế nào ?

Sư đáp:- Thế nào ? Việc ấy thế nào ?

Vị tăng thưa:

  -Trên đàn không dây tri âm ít.

   Cao vút tiếng đàn cha con hòa…

  (Một huyền cầm thượng tri âm thiểu

  Phụ tử đàn lai cách điệu cao…)

Một hôm Sư nghe đồ chúng tụng kinh, bèn hỏi:

– Chúng làm gì ?

Có vị tăng ra thưa:

– Chúng niệm Phật tâm.

Sư bảo:

– Nếu nói là tâm, tâm tức không Phật. Nếu bảo là Phật, Phật tức không tâm. Thế gọi cái gì là tâm ?

Vị tăng ấy đáp không được.

Sư lại hỏi vị tăng khác:- Chúng làm gì ?

Tăng thưa:- Niệm Phật.

Sư bảo:- Phật vốn không tâm thì niệm cái gì ?

Tăng thưa:- Chẳng biết.

Sư bảo:- Ngươi đã chẳng biết, vậy nói đó là ai ?

Tăng không đáp được.

Gần mãn đời, Sư kiểm những công tác Phật sự: đúc tượng Phật kể cả lớn và nhỏ có hơn một ngàn ba trăm (1300) vị; tạo đại già-lam được hai ngôi. Xây tháp được năm ngọn; lập tăng đường hơn hai trăm (200) sở; độ tăng và ni hơn một muôn năm ngàn (15000) người; in được một bộ Đại Tạng Kinh; đệ tử đắc pháp hơn ba ngàn (3000) người; thành Đại pháp sư có sáu vị.

Năm Khai Hựu thứ hai (1330) ngày mùng 5 tháng 2, Sư phát bệnh, trong hội giảng kinh Hoa Nghiêm tại An Lạc tàng viện. Đến ngày 11 thì bệnh rất nặng. Ban đêm Huyền Quang đứng hầu, thấy Sư ngủ mà nói ra tiếng: “Hồng ! Hồng !” Huyền Quang liền thưa:

– Tôn giả nói mớ chăng ?

Sư đáp:

- Ngủ thì nói mớ, chẳng ngủ thì chẳng nói mớ.

Huyền Quang:- Đâu thể ngủ với thức là một ?

Sư bảo:

– Ngủ với thức là một.

Huyền Quang :- Đâu thể bệnh cùng chẳng bệnh là một ?

Sư bảo:- Bệnh cũng chẳng có can gì y, chẳng bệnh cũng chẳng can gì y.

Huyền Quang:- Tại sao lại có tiếng nói ra ngoài ?

Sư bảo:- Nghe tiếng gió thổi cây thì thế nào ?

Huyền Quang :- Tiếng gió  thổi cây, người nghe chẳng lầm, trong khi ngủ mà nói mớ thì dễ lầm người.

Sư bảo:- Người ngu cũng vẫn lầm tiếng gió thổi cây.

Huyền Quang:- Chỉ một bệnh này đến chết cũng chẳng mạnh.

Sư bèn đạp. Huyền Quang lui ra.

Từ đây bệnh lại giảm xuống. Đến ngày 13, Sư trở về viện Quỳnh Lâm nơi phương trượng cũ mà nằm. Đệ tử các nơi dồn về thưa hỏi xin kệ. Sư vẫn đối đáp và tùy người cho kệ, không biết mệt mỏi.

Đến ngày mùng 1 tháng 3, Thượng hoàng Trần Minh Tông đích thân đến thăm bệnh và gọi Thái y đến trị cho Sư.

Đến tối mùng 3 bệnh Sư trở lại nặng.

Huyền Quang thưa:

– Xưa nay đến chỗ ấy, buông đi là tốt hay nắm lại  là tốt ?

Sư bảo:- Thảy đều không can hệ.

Huyền Quang:- Khi thảy đều không can hệ thì thế nào ?

Sư bảo:- Tùy xứ tát-bà-ha.

Đệ tử đồng đến thỉnh:

– Người xưa lúc sắp tịch đều có để kệ dạy đệ tử sao riêng Thầy không có ?

Sư quở trách họ. Giây lâu bèn ngồi dậy bảo đem giấy viết lại. Sư viết một bài kệ:

Muôn duyên cắt đứt, một thân nhàn

Hơn bốn mươi năm giấc mộng tràng

Nhắn bảo mọi người thôi chớ hỏi

Bên kia trăng gió rộng thênh thang.

(Vạn duyên tài đoạn nhất thân nhàn

Tứ thập dư niên mộng huyễn gian

Trân trọng chư nhơn hưu tá vấn

Na biên phong nguyệt cánh man khoan.) 

Viết xong, Sư ném bút, an nhiên thị tịch, thọ 47 tuổi. Đệ tử theo lời phó chúc của Sư, đem nhục thể lên nhập tháp tại Thanh Mai Sơn.

Gần mãn đời, Sư kiểm những công tác Phật sự: đúc tượng Phật kể cả lớn và nhỏ có hơn một ngàn ba trăm (1300) vị; tạo đại già-lam được hai ngôi.

Gần mãn đời, Sư kiểm những công tác Phật sự: đúc tượng Phật kể cả lớn và nhỏ có hơn một ngàn ba trăm (1300) vị; tạo đại già-lam được hai ngôi.

Nhị Tổ Pháp Loa trong sự nghiệp đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc

Đến ngày 11 tháng 3, Thái Thượng Hoàng ngự bút ban hiệu Sư là Tịnh Trí Tôn Giả, tháp tên Viên Thông, tặng mười lượng vàng để xây tháp và đề một bài thi vãn:

   Đã hết duyên trần thõng tay đi

  Giác Hoàng kim tuyến được truyền y

  Thanh Sơn cỏ mọc che phần mộ

  Cây biếc trong sương để xác ve.

  Đêm phủ giảng đường trăng kim cổ

  Ngày ngày trượng thất khói mờ che

  Thân mến biết bao, ôi luyến tiếc !

  Nhớ công giáo hóa lệ đầy mi.

  (Thùy thủ trần hoàn dĩ liễu duyên

  Giác Hoàng kim lũ đắc nhân truyền

  Thanh Sơn mạn thảo quan tàng lý

  Bích thọ thâm sương xác thuế thiền.

  Dạ yểm giảng đường kim cổ nguyệt

  Hiểu mê trượng thất hữu vô yên

  Tương đầu châm giới ta phi tích

  Trác tựu ai chương thế lệ huyền.)

Những tác phẩm của Sư còn lưu truyền lại có:

  – Đoạn Sách Lục

  – Tham Thiền Chỉ Yếu (Thiền Đạo Yếu Học ?)

  – Kim Cương Đạo Tràng Đà-la-ni Kinh.

  – Tán Pháp Hoa Kinh Khoa Số.

  – Bát-nhã Tâm Kinh Khoa

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state