Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Thiền sư Thanh Biện (?–686)- Thiền sư Việt Nam
Thiền sư Thanh Biện (?–686) là Thiền sư Việt Nam thuộc thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi đời thứ tư, nối pháp Thiền sư Huệ Nghiêm. Cơ duyên và hành trạng[sửa | sửa mã nguồn] Sư họ Đỗ, người hương Cổ Giao, mười hai tuổi thụ nghiệp với thiền sư Pháp Đăng, chùa Phổ Quang. Sau Sư đến trụ trì chùa Kiến Dương thuyết pháp giảng hóa cho tông đồ. Sư quy tịch năm Bính Tuất, niên hiệu Đường Thùy Củng thứ 2 (686).
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:487

Các tên gọi khác

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nam
Religion : Group
blood : B+
Thiền sư Thanh Biện (?–686)- Thiền sư Việt Nam

Thanh Biện (thiền sư Việt Nam)

 

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đối với các định nghĩa khác, xem Thanh Biện.

Một phần của loạt bài về
Thiền sư Việt Nam
Ensō

Sơ khai[hiện]

Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi[hiện]

Thiền phái Vô Ngôn Thông[hiện]

Thiền phái Thảo Đường[hiện]

Thiền phái Trúc Lâm[hiện]

Lâm Tế tông[hiện]

Tào Động tông[hiện]

 Cổng thông tin Phật giáo

Thiền sư Thanh Biện (?–686) là Thiền sư Việt Nam thuộc thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi đời thứ tư, nối pháp Thiền sư Huệ Nghiêm.

Cơ duyên và hành trạng[sửa | sửa mã nguồn]

Sư họ Đỗ, người hương Cổ Giao, mười hai tuổi thụ nghiệp với thiền sư Pháp Đăngchùa Phổ Quang. Sau Sư đến trụ trì chùa Kiến Dương thuyết pháp giảng hóa cho tông đồ. Sư quy tịch năm Bính Tuất, niên hiệu Đường Thùy Củng thứ 2 (686).

Khi thiền sư Pháp Đăng sắp thị tịch, sư hỏi:

"Hòa thượng đi rồi, đệ tử sẽ nương nhờ vào ai?"

Pháp Đăng nói:

"Chỉ sùng nghiệp mới xong!"

Sư mờ mịt không hiểu ý. Sau khi Pháp Đăng tịch diệt, sư chuyên tâm trì tụng kinh Kim Cang. Một hôm, có vị Thiền khách đến thăm, hỏi sư:

"Kinh này là mẹ của các Phật tam thế, thầy hiểu mẹ Phật nghĩa là thế nào?"

Sư đáp:

"Tôi từ trước đến nay trì tụng kinh này nhưng cũng chưa hiểu ý ấy."

Khách hỏi:

"Trì tụng đã bao lâu?"

Sư đáp:

"Tám năm."

Khách nói:

"Tám năm chỉ trì tụng một kinh mà chưa hiểu ý nghĩa thì dẫu trì tụng cả trăm năm nào có công dụng gì!"

Sư bèn sụp xuống xin khách chỉ giáo. Khách bảo sư phải tìm sư Huệ Nghiêm ở chùa Sùng Nghiệp mà thỉnh vấn.

Sư tỉnh ngộ nói:

"Nay tôi mới biết hòa thượng Pháp Đăng nói đúng."

Sư bèn theo lời của vị thiền khách lên đường đi yết kiến Huệ Nghiêm. Khi đến nơi, Huệ Nghiêm hỏi:

"Ngươi đến có việc gì?"

Sư đáp:

"Đệ tử trong tâm có điều chưa ổn."

Huệ Nghiêm hỏi:

"Chưa ổn cái gì?"

Sư thuật lại đối thoại với vị thiền khách bữa trước. Huệ Nghiêm than rằng:

"Ngươi quên hết rồi! Sao ngươi không nhớ trong kinh có nói: "Các Phật tam thế cùng lối pháp A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ đề đều xuất xứ ở kinh Kim Cang", thế chẳng phải là "mẹ của Phật" hay sao?"
"Quả thật đệ tử còn mê muội!"

Huệ Nghiêm lại hỏi:

"Thế kinh ấy là ai nói?"

Sư đáp:

"Chẳng phải lời thuyết pháp của Như Lai sao?"

Huệ Nghiêm nói:

"Trong kinh nói "Nếu nói Như Lai thuyết pháp điều gì tức là phỉ báng Phật". Câu ấy người ta không giải thích được. Cái nghĩa ta vừa nói, ngươi nghĩ thử xem, nếu nói kinh ấy không phải là lời thuyết pháp của Phật thì thế là phỉ báng kinh; nếu nói đó đúng là lời thuyết pháp của Phật thì lại là phỉ báng Phật. Sao ngươi cứ đòi ta phải trả lời ngay?"

Sư nghĩ ngợi, định hỏi thêm, Huệ Nghiêm bèn cầm phất trần đánh vào miệng. Sư đột nhiên tỉnh ngộ.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Lê Mạnh Thát: Nghiên cứu về Thiền Uyển Tập Anh, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh 1999.
  • Thiền Uyển Tập Anh - Viện nghiên cứu Phật học, Nhà xuất bản Văn học, 1990.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

.

248. Thiền sư Thanh Biện, đời thứ 4 Thiền Phái Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi tại VN 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷 (quangduc.com)

Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, con kính xin phép Sư Phụ, con có lời tri ơn Sư Phụ, bắt đầu buổi giảng tuần này, Sư Phụ đã có nhờ anh Quảng Đại Tâm chỉnh âm thanh cho Sư Phụ, và âm thanh thật tuyệt vời, lần đầu tiên từ hơn 200 buổi giảng của Sư Phụ, con được nghe âm thanh rất tỏ rõ, con không còn khổ sở phải xoay cái iPod của con đủ cách mà chỉ nghe được rất khó khăn.

Bạch Sư Phụ, mỗi ngành nghề cần phải có chuyên gia mới xác định được. Con kính xin được có lời tri ơn anh Quảng Đại Tâm đã giúp cho buổi giảng pháp của Sư Phụ trở thành siêu xuất và riêng tôi rất vui không còn khó khăn nghe Sư Phụ giảng pháp nữa.

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng bài pháp Thiền Sư Thanh Biện (?_686). Ngài thuộc đời thứ tư của Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi tại Việt Nam.
Bài pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 248 của Sư Phụ.

Sư họ Đổ quê ở Cổ Giao. Năm 12 tuổi, Sư theo ngài Pháp Đăng tu học ở chùa Phổ Quang.
Khi ngài Pháp Đăng sắp thị tịch, Sư hỏi:
-Sau khi Hoà Thượng đi, con nương tựa vào đâu?
Ngài Pháp Đăng bảo:
-Con chỉ Sùng Nghiệp mà thôi.
Sư mở miệng không hiểu.

Ngài Pháp Đăng tịch rồi, Sư chuyên trì tụng kinh Kim Cang làm sự nghiệp
Một hôm có thiền khách đến viếng, thấy Sư trì kinh bèn hỏi:
- Kinh này là mẹ chư Phật ba đời, thế nào là ý nghĩa mẹ Phật?
Sư thưa: từ trước tới nay trì kinh mà chưa hiểu ý kinh.
Thiền khách hỏi: ông trì kinh tới giờ được bao lâu?
- Đã 8 năm.
- trì kinh đã 8 năm mà 1 ý kinh cũng không hiểu, dù trì mãi đến 100 năm nào có công dụng gì?

Sư liền đảnh lễ, thưa hỏi chỗ thâm sâu ấy.
Thiền khách bảo đến Thiền Sư Huệ Nghiêm ở chùa Sùng Nghiệp giải quyết cho.
Sư chợt tỉnh, nói:
Nay tôi mới biết lời của Hoà Thượng Pháp Đăng, quả phù hợp như vậy.
Sư bèn khăn gói hỏi thiền khách đường đến chùa Sùng Nghiệp.

Sư Phụ có kể, Sư Phụ có ở chùa Pháp Vân, Gia Định. Khoảng thập niên 1987-1997, Hoà Thượng trụ trì lấy pháp tu tụng kinh của Sư Thanh Biện mỗi ngày 6 thời.

Tụng kinh là 1 trong 4 pháp tu của người đệ tử Phật:

1/Lễ Phật giả, kỉnh Phật chi đức
2/Tụng/Khán kinh giả, minh Phật chi lý
3/Niệm Phật giả, cảm Phật chi ân
4/Toạ Thiền giả, đăng Phật chi cảnh

Sư đến chùa Sùng Nghiệp, làm lễ ra mắt.
Hoà Thượng Huệ Nghiêm hỏi:-ngươi việc gì đến?
Sư thưa: con trong tâm có chỗ chưa ổn.
Ngài Huệ Nghiêm hỏi: ngươi chưa ổn cái gì?
Sư liền đem việc trước thuật lại đầy đủ.
Ngài Huệ Nghiêm than rằng: ngươi tự quên mất rồi, sao không nhớ trong kinh nói “chư Phật trong 3 đời và pháp A nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề, đều từ kinh này ra, đâu không phải là nghĩa mẹ chư Phật ư?
Sư thưa: phải, thế là con tự quên.

Ngài Huệ Nghiêm hỏi: kinh này người nào nói?
- Đâu không phải Như Lai nói sao?
- Trong kinh nói “Nếu nói Như Lai có nói pháp tức là chê bai Phật, người ấy không hiểu nghĩa ta nói”, ngươi khéo suy nghĩ đó.
Nếu nói kinh này không phải Phật nói là chê bai kinh, nếu nói là Phật nói tức chê bai Phật. Ngươi phải làm sao? Nói mau! Nói mau!
Sư toàn mở miệng. Ngài Huệ Nghiêm cầm phất tử đánh ngay miệng .
Sư bổng nhiên tỉnh ngộ, liền sụp xuống lạy tạ.
Sư Phụ có đưa cây phất trần lên cho đại chúng xem, là cây ngắn khoảng nửa thước, một đầu có chùm râu trắng dài khoảng hơn nửa thước.

Sư Phụ nhắc lại kinh Kim Cang, ngài Lục Tổ nghe tụng kinh Kim Cang, người trì tụng nghe quá hay, ngài thoát ngộ và được cơ duyên tìm đến Ngũ Tổ, ngài được ấn chứng. Tụng kinh là cũng giúp cho người nghe kinh  được an lạc giải thoát.
Kinh Kim Cang do Đức Phật thuyết giảng nhân lúc Ngài Tu Bồ Đề thưa hỏi Đức Phật làm sao hàng phục tâm.
Đức Phật trả lời là phải độ hết chúng sanh ở trong ta, hoặc từ thai sanh, trứng sanh, biến hoá sanh...đưa vào vô dư niết bàn.
Như vậy ta độ vô số chúng sanh nhưng thật không có chúng sanh nào được độ.
Chúng sanh đó là chúng sanh ở bên trong của chúng ta, chúng sanh tham, sân, si, mạn, nghi....

Ngài Thanh  Biện khi mở miệng thì bị đánh vì nói là vọng tưởng, ngài ngộ ngay liền và sụp xuống lạy, ngài đã nhận ra kim cang bát nhã Tánh và được Tổ Huệ Nghiêm ấn chứng.

Kinh Kim Cang là mẹ của chư Phật.

 Sư Phụ giải thích, trong Kinh Kim Cang Phật dạy :“Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai”, có nghĩa là: "Phàm hễ có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng, tức thấy Như Lai)

Các tướng không phải tướng là vì có tướng mà không có thật tướng, nếu có thật tướng thì tướng đó mãi mãi không thay đổi, không tan rã, vì là giả tướng nên hết duyên thì tan rã, đủ duyên thì họp lại, đây là lý duyên khởi, lý nhân duyên mà Đức Thế Tôn đã nhận ra, có thể tóm tắt trong bài kệ:
 

Thử hữu tắc bỉ hữu
Thử sinh tắc bỉ sinh
Thử vô tắc bỉ vô
Thử diệt tắc bỉ diệt

Có nghĩa là:
 

Cái này có vì cái kia có
Cái này không vì cái kia không
Cái này sinh vì cái kia sinh
Cái này diệt vì cái kia diệt.


Lý duyên khởi do Đức Phật ngộ ra, lý duyên khởi đưa ngài và địa vị Phật, nên mới nó "Kinh Kim Cang là mẹ của chư Phật". Thật ra, lý duyên khởi đã có sẳn, Đức Phật hợp thức hoá, cũng như thế, nhà khoa học hợp thức hoá các nguyên lý của vũ trụ, như ông Newton nhìn thấy tráo táo từ trên cây táo rơi xuống đất, ông nói ra nguyên lý sức hút của trái đất.


Sau, Sư đến trụ trì chùa Kiến Dương ở làng Hoa Lâm, phủ Thiên Đức.
Hoá duyên đã mãn, Sư thị tịch năm Bính Tuất nhằm niên hiệu Thuỳ Cung thứ hai đời Đường (686).

Cuối buổi giảng, Sư phụ đã diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh tu hành của ngài Thanh Biện Thiền Sư do Thầy Chúc Hiền gởi tặng trang nhà Quảng Đức:
 

Kim Cang tụng niệm suốt nhiều năm
Áo nghĩa chưa thông mờ mịt tâm
Một sớm thiền tăng nêu ý hỏi
Bao thu đạo nghiệp
rõ phương tầm
Huệ Nghiêm mở tuệ bày ân đức
Thiên Đức an tâm diễn pháp âm
Thanh Biện thiền sư thừa ấn tổ
Dựng xây Phật đạo chuyển duyên trần.

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Thanh Biện, có căn duyên xuất gia từ năm 12 tuổi. Sau khi Sư Phụ của ngài thị tịch, ngài chuyên tâm trì kinh Kim Cang làm sự nghiệp, tuy không hiểu nghĩa kinh như ngài Lục Tổ Huệ Năng, nhưng lời kinh thắm nhập vào tâm thức của Sư trong suốt 8 năm “chư Phật trong 3 đời và pháp A nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề đều từ kinh này ra”, nay nhờ Tổ Huệ Nghiêm khai thị, tánh thấy bừng dậy trong tuệ giác của Sư và  Sư tỉnh ngộ ngay liền.


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).   



248_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Thanh Bien



Với tinh thần cầu Đạo, nhờ một lời chê trách

mà Thiền Sư Thanh Biện triệt ngộ vì đã tìm gặp được Chân Sư !

TÁM NĂM CHỈ TRÌ TỤNG MỘT KINH

KHÔNG HIỂU THẾ NÀO LÀ “MẸ CHƯ PHẬT “

THÌ LÀM SAO MINH PHẬT CHI LÝ !

Thiền sư Thanh Biện (? – 686)

(Đời thứ 4 Thiền Phái Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi tại Việt Nam)

Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về Thiền Sư Thanh Biện.

Kính tri ân về lời giảng đã tóm gọn những yếu chỉ của kinh Kim Cang, là một bộ kinh Thấy Tánh và Thành Phật .

Đây chỉ là những gì con nghe được và ghi lại còn mức độ hiểu sâu không biết đến bao giờ mới thấm nhập ...

Ít nhất vài ngàn kiếp sau ... Kính đảnh lễ Thầy và kính chúc sức khỏe Thầy, HH




Qua hành trạng triệt ngộ của Thiền Sư Thanh Biện

Chuyên trì tụng Kim Cang kinh làm sự nghiệp tu hành,

Dù chưa rõ ý kinh nhưng Phước đã sanh ...

Được đại duyên ... thiện tri khách đã vấn đạo !


 

Chí thành, khiêm cung lời thật xin chỉ giáo (1)

Rõ ràng lời dạy lúc viên tịch của Thầy

Nơi nương tựa .... "Sùng Nghiệp" chính là đây,

Thế là yếu chỉ Kinh Kim Cang hiểu trọn ! (2)
 

Kính đa tạ Giảng Sư ...

Nay hiểu ra tinh yếu cách tóm gọn:

Kim Cang được trích từ 600 quyển Bát Nhã mênh mông (3)

Đức Phật thuyết giảng suốt hai hai năm ròng

Dạy cách hàng trụ tâm, an trụ tâm để xứng danh Bồ Tát (4)
 

Gương Lục Tổ Huệ Năng liễu ngộ nhận ...y bát !

Trộm nghĩ khi nào hết phân biệt đảo điên

Thực hành được những tư tưởng uyên nguyên (5)

Để những kệ ngôn Phật vào Tâm và thực hiện !


 

Kính tri ân Giảng Sư... " MẸ CHƯ PHẬT "...thâm nhuyễn ! (6)

Bố thí là Buông ...khi học Phật đến cấp hai ( 7)

Bài pháp thoại ....chỉ ra sự triệt ngộ ...mới tài

Còn đối đãi phân biệt làm sao Thấy Tánh (8)
 

Nam Mô Thanh Biện Thiền Sư tác đại chứng minh .
 

Huệ Hương

Melbourne 19/6/2021

 

 

(1) Sư họ Đỗ quê ở Cổ Giao, năm mười hai tuổi theo ngài Pháp Đăng ở chùa Phổ Quang tu học. Khi ngài Pháp Đăng sắp thị tịch, Sư hỏi:

- Sau khi Hòa thượng đi, con nương tựa vào đâu?

Pháp Đăng bảo:

- Con chỉ Sùng Nghiệp mà thôi.

Sư mờ mịt không hiểu.

Pháp Đăng tịch rồi, Sư chuyên trì kinh Kim Cang lấy đó làm sự nghiệp.

Một hôm có Thiền khách đến viếng, thấy Sư trì kinh, bèn hỏi:

- Kinh này là mẹ chư Phật trong ba đời, thế nào là ý nghĩa mẹ Phật?

Sư thưa:

- Từ trước đến nay trì kinh mà chưa hiểu ý kinh.

Thiền khách hỏi:

- Ông trì kinh đến giờ đã được bao lâu?

- Đã tám năm.

- Trì kinh đã tám năm mà một ý kinh cũng không hiểu, dù trì mãi đến trăm năm nào có công dụng gì?

 

(2Sư liền đảnh lễ, thưa hỏi chỗ thâm sâu ấy. Thiền khách bảo đến Thiền sư Huệ Nghiêm ở chùa Sùng Nghiệp giải quyết cho. Sư chợt tỉnh, nói:

- Nay tôi mới biết lời của Hòa thượng Pháp Đăng, quả phù hợp như vậy.

 

(2) Sư bèn khăn gói hỏi Thiền khách đường đến chùa Sùng Nghiệp. Đến nơi, Sư làm lễ ra mắt.

Thiền sư Huệ Nghiêm thấy liền hỏi:

- Ngươi vì việc gì đến?

Sư thưa:

- Con trong tâm có chỗ chưa ổn.

Huệ Nghiêm hỏi:

- Ngươi chưa ổn cái gì?

Sư liền đem việc trước thuật lại đầy đủ

 

Huệ Nghiêm than rằng:

- Ngươi tự quên mất rồi, sao không nhớ trong kinh nói “Chư Phật trong ba đời và pháp A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, đều từ kinh này ra”, đâu không phải là nghĩa mẹ chư Phật ư?

Sư thưa:

- Phải. Thế là con tự quên.

Huệ Nghiêm hỏi:

- Kinh này là người nào nói?

- Đâu không phải Như Lai nói sao?

- Trong kinh nói “Nếu nói Như Lai có nói pháp tức là chê bai Phật, người ấy không thể hiểu nghĩa ta nói”, ngươi khéo suy nghĩ đó. Nếu nói kinh này không phải Phật nói là chê bai kinh, nếu nói là Phật nói tức chê bai Phật. Ngươi phải làm sao? Nói mau! Nói mau!

Sư toan mở miệng, Huệ Nghiêm cầm phất tử đánh ngay miệng. Sư bỗng nhiên tỉnh ngộ. Liền sụp xuống lạy tạ. Sư ở lại đây một thời gian.

 

Sau, Sư đến trụ trì chùa Kiến Dương ở làng Hoa Lâm phủ Thiên Đức.

Hóa duyên đã mãn, Sư thị tịch năm Bính Tuất nhằm niên hiệu Thùy Cung thứ hai đời Đường (686).

 

 

(3) Kim Cang Bát Nhã: là một trong số 600 quyển hệ thống tư tưởng Bát Nhã bát ngát mênh mông. Giáo nghĩa căn bản của Bát Nhã là thuyết minh tánh Không.. phép tu nói trong đó là Lục Độ Vạn Hạnh của Bồ tát (khác với phép tu của Thanh Văn, chỉ thức cứ và Như Lai Thiền)

Lục độ là sáu phép ba la mật (bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định và trí huệ tứ c Bát Nhã). Đây là phép tu chính xác.

Còn Vạn Hạnh thì bao gồm muôn ngàn tế hạnh nhỏ nhặt trong nếp sống hàng ngày (như đi, đứng, nằm, ngồi... rất nhiều). Đó là nội dung của hệ thống Bát Nhã nói chung.

Riêng Kim Cang Bát Nhã thì chuyên khai thác một khía cạnh duy nhất của Tánh Không là “Vô Sở Trụ”.

Vô sở trụ là không có cái bị trụ. Thông thường, tâm đối cảnh thì lập tức phân biệt cảnh. Trong sự phân biệt ấy có hai phần năng và sở đối đải nhau. Một đàng là năng phân biệt, một phần là sở phân biệt. đó là tạo tác của huyễn sư Thức.

Muốn ngộ được Tánh Không (thực thể của các pháp), phải lìa cả hai, thì tâm phải tự tại không bị bất cứ gì chi phối: sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) không dính mắc với tâm.

Do đó mà chân tâm tỏa chiếu khắp mười phương, không bị hạn cuộc vào phân biệt của Thức (vọng tâm). Lìa phần năng thì tâm vô trụ.

Vì vậy nên nói: Yếu chỉ của Kim Cang là Vô trụ (không năng trụ) hay vô sở trụ (không có cái bị trụ).

 

 

 

(4) Mở đầu kinh, Tu Bồ Đề hỏi: “Vân hà ưng trụ? Vân hà hàng phục kỳ tâm?” (nên trụ tâm như thế nào, nên hàng phục vọng tâm ra sao?).

 

Đức Phật trả lời hàng phục tâm tóm lược bằng cách độ tất cả chúng sanh (vọng tưởng) vào Vô dư Niết-bàn, mà không thấy có chúng sanh (vọng tưởng) được diệt độ, vì không còn thấy có bốn tướng. Nói một cách dễ hiểu hơn, đưa tất cả vọng tưởng vào chỗ vô sanh, vì mọi chấp ngã đều sạch: “Các Bồ-tát lớn nên hàng phục cái tâm như vầy: Hết thảy những loại chúng sanh, hoặc trứng sanh, hoặc thai sanh, hoặc ướt sanh, hoặc hóa sanh, hoặc có sắc, hoặc không sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc chẳng phải có tưởng, chẳng phải không tưởng, ta đều làm cho vào Vô dư Niết-bàn mà được diệt độ. Diệt độ vô lượng, vô số, vô biên chúng sanh như thế, mà thật không có chúng sanh nào được diệt độ. Bởi vì sao? – Tu-bồ-đề! Nếu Bồ-tát có tướng ngã, tướng nhơn, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, thời chẳng phải Bồ-tát.” Vì sao? Vì bốn tướng ngã trong kinh Kim Cang đều do tâm trụ hư dối mà sinh ra. Vì vậy, hàng phục tâm là tri nhận tánh không

 

(5)

 

Vô sở trụ là nòng cốt của pháp tu Vô Tướng hay ly tướng. Có ly tướng mới dứt trừ được tướng Ngã và tướng Pháp mà giải thoát giác ngộ.

Phải Nắm được phần nòng cốt của chỉ yếu của kinh Kim Cang là “ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm”

“Ưng vô sở trụ” nghĩa là phải không nơi trụ, phải không chổ sở trụ. Không chổ sở trụ là đáp án chung cho cả hai câu bị đặt ra từ đầu. Trụ tâm bằng cách không trụ vào đâu hết. Và cũng bằng cách đó mà hàng phục kỳ tâm của mình, thì chân tâm mới lóe sáng ra được.

Tổ sư Thiền về ssau triệt để áp dụng phương pháp hàng phục nàymà khiến cho không biết bao nhiêu Thiền sư của dòng thiền này ngộ đạo trải qua nhiều thế kỷ, vô cùng rực rỡ.

Sau khi xác minh phép tu của Bồ tát là phép tu vô tướng, đọan kế kế tiếp sau nói vì sao phải nói phép tu vô tướng.

Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng: Phàm là tướng bị có, đều là tướng dối.

* Tướng bị có là tướng gì? Tướng do nh6an duyên sinh. Đã do nh6an duyên sinh thảy đếu vô thường, dối láo, không thật.

Vậy cái gì nói là thật? – Cái phi tướng (cái chẳng phải tướng).

Nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai: Nếu thấy các tướng là phi tướng (hay nói khác : nếu thấy cái phi tướng ở nơi cái tướng) thì liền thấy Như Lai.

Cái phi tướng, chính là cái Thật Tánh. mà tánh thật là Như Lai, cho nên nói: liền thấy Như Lai.

 

(6) theo lời Giảng Sư chỉ dạy

Chúng ta biết rằng, đức Phật trước khi giác ngộ, Ngài đã quán sát sự sinh khởi của vô minh theo chiều duyên khởi và đoạn diệt một cách thuần thục và Ngài đã chứng ngộ. Đây cũng là giáo lý mà tất cả chư Phật ba đời tu tập. mà kinh Kim Cang do Phật thuyết giảng nói ra sau khi đã giác ngộ được lý duyên khởi và thành Phật

Phải chăng Pháp này là Mẹ của Chư Phật đúng như câu kệ

Ai thấy được lý duyên khởi là thấy Pháp

Ai thấy pháp là người ấy thấy Phật,

ai thấy Phật người ấy thấy pháp”.

Trong phần biện giải trước khi giải đáp vào thẳng câu hỏi, Phật nêu lên một nguyên tắc tiên quyết là phải triệt để VÔ ngã . Nguyên tắc ấy được minh thị trong câu nói sau đây: “Nhược Bồ tát hữu ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, tức phi Bồ tát” (nếu bồ tát mà còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, tức chẳng phải Bồ tát).

Bốn tướng nói đây là bốn biến thái của một tướng Ngã chung. Nên biết:

1/ Tướng ngã: Chỉ cho cái linh hồn bất biến, thường hằng, từ Thượng đế lưu xuất, sau một đời sống trần gian, lại trở về sống vĩnh viễn với Thượng đế. Đây là cái ngã của Thần giáo: Linh hồn bất biến.

2/ Tướng nhân: chỉ cho linh hồn bất biến, nhưng trôi lăn miên viễn trong luân hồi bất tận, liên tục tạo nghiệp và thọ báo. Đây là cái ngã ngoại giáo ở Ấn độ tin thuyết luân hồi giản đơn (nghiệp và luân hồi của Phật giáo khác hẳn. Nên nhớ câu: “ Hữu tác nghiệp, vô tác nhân” của Phật dạy).

3/ Tướng chúng sinh: chỉ cho cái linh hồn do vật chất sinh, sống một đời và tiêu diệt sau theo vật chất sau khi chết. Chúng sinh: cái d năm chủng (uẩn) sinh ra. Đây là cái ngã của nhà duy vật, sản phẩm phụ thuộc của xác thân.

4/ Tướng thọ giả: chỉ cho cái linh hồn, sản phẩm của mầm sống, theo chủ trương của một số ngọai đạo khác của Ấn Độ. Số ngọai đạo này cho cái thiêng liêng nhất là cái mầm sống. Hễ còn mầm sống thì có linh hồn tồn tại, mầm sống mất thì linh hồn tiêu mất theo. Cho nên linh hồn đó tồn tại với mạng sống (thọ giả) là bốn sắc thái của cùng một cái ngã.

 

(7)

Vào Chùa ...

Nghe tiếng chuông tập tánh ..buông

Nghe tiếng mỏ tập tánh ..bỏ

Chuông mỏ ...Bỏ , Buông !

Theo lời giải thích về Bố thí ở cấp độ cao như sau :

Sau khi đặt xong nguyên tắc tiên quyết, Phật nói về cách tu của Bồ tát để thành tựu vô trụ và vô sở trụ. Bắt đầu là nói phép tu Bố thí là phép đứng đầu trong sáu độ. Phật nói: “Bồ tát ư pháp, ưng vô sở trụ, hành ư bố thí”. Nếu không vì cách hành văn theo nhịp bốn chữ của Trung Hoa thì câu nói ấy như thế này: “Bồ tát hành ư bố thí, ưng vô sở trụ ư pháp”. Bồ tát tu hạnh bố thí, không nên có chổ sở trụ nơi pháp (bố thí). Tiếp theo ngài giải thích: “Sở vị bất trụ sắc bố thí, bất trụ thanh hương vị xúc pháp bố thí. Bồ tát ưng như thị bố thí, bất trụ ư tướng”. Nghĩa là không trụ vào bố thí của sắc, không trụ vào bố thí của thanh, hương, vị, xúc, pháp. Bồ tát nên thí như vậy: không trụ nơi tướng (bố thí).

Lồi dạy của Phật về hạnh bố thí có hai phần. Phần đầu đứng về mặt sở mà nói: vô sở trụ. Phần sau giải thích lại phần trước thì đứng về mặt năng mà nói: bất trụ. Tu hạnh bố hí nhưng không trụ vào năng thí, sở thí và vật thí, như vậy gọi là “tam luân không tịch”: ba vành vắng lặng (không thấy có người cho, không thấy có người được cho, không thấy có vật đem cho): Hành bố thí như vậy là hoàn toàn bất vụ lợi. Vì có ngư thế mới lợi lạc quần sinh đến tối đa, và hành gỉa mới phá được ngã chấp mà ngộ được chân tâm. Với năm độ còn lại, cũng theo mô hình đó mà tu.

Trong kinh của Kim Cang, các chi tiết khai triển từ vô sở trụ rất tinh vi vầ rấy nhiều, không thể đề cập hết ở đây được. Nhưng nếu nắm được cái tinh yếu vả vô sở trụ rồi thì các chi tiết đó tự sáng ra.

(8)

Nếu nói Như Lai thuyết pháp điều gì tức là phỉ báng Phật". Câu ấy người ta không giải thích được. Cái nghĩa ta vừa nói, ngươi nghĩ thử xem, nếu nói kinh ấy không phải là lời thuyết pháp của Phật thì thế là phỉ báng kinh; nếu nói đó đúng là lời thuyết pháp của Phật thì lại là phỉ báng Phật. Sao ngươi cứ đòi ta phải trả lời ngay?"

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state