Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Thiền Sư Thanh Đàm (thế kỷ 18-19), là một Thiền Sư, cao tăng sống vào đời Nguyễn
Thiền Sư Thanh Đàm(?-?), là một Thiền Sư, cao tăng sống vào đời Nguyễn, cuối thế kỷ 18, gần giữa thế kỷ 19, thuộc thế hệ thứ 37 Tông Tào Động miền Bắc. Sư là đệ tử của Thiền sư Đạo Nguyên Thanh Lãng. Qua quá trình nỗ lực tu hành, tự chứng của mình, Sư đã biên soạn hai quyển Pháp Hoa Đề Cương và Bát Nhã Trực Giải nhằm nêu lên tông chỉ sâu xa, nhiệm màu của Kinh Pháp Hoa, Kinh Bát Nhã. Người tu hành có thể dựa vào đó tu hành, ngộ nhập vào Phật tri kiến. Đây cũng là đóng ghóp lớn của sư vào kho tàng Phật giáo, Thiền Học Việt Nam vốn hạn chế về mặt văn tự, tư liệu, làm sống dậy tinh thần thiền tông, giáo nghĩa viên đốn.
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:501

Các tên gọi khác

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nam
Religion : Group
blood : B+
Thiền Sư Thanh Đàm (thế kỷ 18-19), là một Thiền Sư, cao tăng sống vào đời Nguyễn

Thanh Đàm Minh Chính

 

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Một phần của loạt bài về
Thiền sư Việt Nam
Ensō

Sơ khai[hiện]

Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi[hiện]

Thiền phái Vô Ngôn Thông[hiện]

Thiền phái Thảo Đường[hiện]

Thiền phái Trúc Lâm[hiện]

Lâm Tế tông[hiện]

Tào Động tông[hiện]

 Cổng thông tin Phật giáo

Thiền Sư Thanh Đàm(?-?), là một Thiền Sư, cao tăng sống vào đời Nguyễn, cuối thế kỷ 18, gần giữa thế kỷ 19, thuộc thế hệ thứ 37 Tông Tào Động miền Bắc. Sư là đệ tử của Thiền sư Đạo Nguyên Thanh Lãng. Qua quá trình nỗ lực tu hành, tự chứng của mình, Sư đã biên soạn hai quyển Pháp Hoa Đề Cương và Bát Nhã Trực Giải nhằm nêu lên tông chỉ sâu xa, nhiệm màu của Kinh Pháp HoaKinh Bát Nhã. Người tu hành có thể dựa vào đó tu hành, ngộ nhập vào Phật tri kiến. Đây cũng là đóng ghóp lớn của sư vào kho tàng Phật giáo, Thiền Học Việt Nam vốn hạn chế về mặt văn tự, tư liệu, làm sống dậy tinh thần thiền tông, giáo nghĩa viên đốn.

Hành Trạng[sửa | sửa mã nguồn]

Không biết sư sinh năm bao nhiêu, quê quán ở đâu.

Vào năm Đinh Mão (1810) sư xuất gia và tu đạo nơi Thiền Sư Đạo Nguyên Thanh Lãng, tổ sư đời thứ 6 Tông Tào Động Việt Nam, lúc bấy giờ đang trụ trì, khuông đồ lãnh chúng tại Thiền Viện Nguyệt Quang một ngôi Thiền Tự do Thiền Sư Chân Nguyên thuộc tông Lâm Tế sáng lập.

Một hôm, Sư bèn sửa sang y phục, hình sắc nghiêm trang, trải tọa cụ trước Tổ, quỳ gối chắp tay đỉnh lễ Tổ Đạo Nguyên.

Sư hỏi: Tâm chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở chặng giữa. Vậy rốt ráo tâm ở chỗ nào ?

Tổ sư mỉm cười xoa đầu sư, liền chỉ bày tâm ấn và nói kệ rằng:

Theo thời ứng dụng

Gặp vật thấy cơ

Tánh vốn như như

Trong ngoài nào mắc?

(Tùy thời ứng dụng

Ngộ vật kiến cơ

Tánh bổn như như

Hà quan nội ngoại.)

Từ đó sư luôn chuyên cần thiền định, tham cứu tâm tông. Mỗi khi xem các Kinh như Lăng NghiêmDiệu Pháp Liên Hoa, gặp chỗ thắc mắc. Sư đều đỉnh lễ, thưa hỏi nơi tổ Đạo Nguyên.

Năm Canh Ngọ, sư đăng đàn thọ giới cụ túc, giới đàn riêng do các chùa thuộc Tông Tào Động tại Miền Bắc tổ chức, trong đó Thiền Sư Đạo Nguyên làm Hòa Thượng Đường Đầu.

Sau khi thọ giới xong, sư tiếp tục nỗ lực, công phu, thường cầu hỏi mong được thấy tính.

Thiền Sư Đạo Nguyên Thanh Lãng trao kệ chỉ dạy, truyền pháp cho sư:

Trán phóng hào quang đâu phải Phật

Dưới chân mây trắng chưa là Tiên

Hãy nuôi trâu nọ cho cường tráng

Hôm sớm cày sâu đám ruộng mình.

(Quang phóng mi gian vô đạo Phật

Vân sinh túc hạ vị ngôn tiên

Nhiêu quân bảo dưỡng ngưu phì tráng

Triêu tịch thục canh bỉ thốn điền.)

Sư trụ trì Chùa Bích Động hơn 48 năm, chú giải hai bộ kinh là Pháp Hoa, Bát Nhã. Làm chỗ dựa cho người học thâm nhập kinh tạng, ngộ được ý chỉ của chư Phật.

Pháp Hoa Đề Cương[sửa | sửa mã nguồn]

Thiền Sư Thanh Đàm biên soạn và hoàn thành vào tháng 8, năm 1820, đời vua Gia Long năm thứ 18.

Tác phẩm do Thiền Sư Minh Nam, huynh đệ của Thiền Sư Thanh Đàm, kiểm duyệt và viết bài tựa.

Được khắc ván và lưu hành tại chùa Vĩnh Nghiêm vào năm 1933, do Hòa Thượng Thanh Hanh viết lời tựa

Nội dung nêu lên Tông chỉ của Kinh Pháp Hoa, và chú giải sơ lược cho các chương trong kinh này. Đồng thời lây 14 chữ Khai Thị Ngộ Nhập Nhất Phật Thừa Tri Kiến Đạo Trí Tuệ Tông Chỉ để làm kệ tụng nhằm nêu lên cương yếu của Kinh.

" Diệu tức chỉ cho tâm trong sạch xưa nay. Tâm này từ vô thủy đến giờ tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên. Ở thánh chẳng thêm, nơi phàm chẳng bớt. Nhiễm mà chẳng nhơ, rửa mà chẳng sạch. Lặng lẽ tròn đầy pháp giới, ngất ngất khắp giáp hư không. Tâm là bản nguyên của chư Phật, tâm là Phật tánh của chúng sanh. Nguyên chẳng phải tướng mà tướng từ đó hiện. Vốn là chân không mà không từ đó sanh. Như hạt châu ma-ni trong sạch, không có các sắc mà theo đó thành các sắc. Lại như biển giác lặng lẽ tròn đầy, chiếu nơi sáu trần mà chẳng nhận một trần. Là họa sư của thập ban pháp giới, là trí mẫu của tất cả Như Lai. "

" Pháp, tức tất cả pháp. Tất cả pháp là ứng dụng của một diệu tâm. Một diệu tâm là linh nguyên của tất cả pháp. Nói pháp tức là tâm, bảo tâm chính là pháp. Pháp là cái tùy duyên của Diệu hữu, chẳng nhiễm gọi là Diệu pháp. Tâm là cái ứng vật của chân không, ly trần chính nó là chân tâm. Luận về chân tâm thì đâu nhờ thi vi. Nói Diệu pháp thì chẳng ngại tu chứng, nhưng pháp môn tu chứng có đến vô lượng, nên chọn môn nào gần gũi thích hợp mà vào. "

Dưới đây là một số lời hỏi đáp do Thiền Sư Thanh Đàm đặt ra và trả lời trong Pháp Hoa Đề Cương.

Hỏi: Tâm này truyền thọ thế nào ?

Đáp: Đức Thế Tôn đưa cành hoa, ngài Ca Diếp mỉm cười. Về sau, các Tổ truyền trì, cơ đầu chẳng phải một. Người ngộ tự biết vậy

Hỏi: Làm sao tu trì ?

Đáp: Dừng ! Dừng

Thiền sư Đạo Xuyên bảo: Tri âm tự có gió, tùng hòa; Gió mát, trăng trong, khoảng bao la.

Lại bảo: Ở tâm đắc, ở tay ứng, Tuyết gió trăng hoa, Trời cao, đất dày, Sáng sáng gà hướng canh năm gáy, Xuân lại nơi nơi hoa núi xinh.

Hỏi: Rốt ráo là gì ? Đáp: Hòa thượng Phổ Hóa nói: “Tìm chỗ đi chẳng thể được”

Bát Nhã Trực Giải[sửa | sửa mã nguồn]

Do Thiền Sư biên soạn và viết lời tựa vào năm Thiệu trị thứ 3, Quý Mão(1843). Tàng bản tại chùa Bích Động, khắc ván và lưu hành tại chùa Vĩnh Nghiêm.

Nội dung nhằm giải nghĩa, nêu rõ Tâm Tông, diệu nghĩa của Kinh Bát Nhã. Gồm hai phần là Trực Giải và Kệ Tụng.

"Kinh nầy, đức Phật muốn khiến cho tất cả chúng sanh lìa bỏ sanh diệt, sống lại với thể chân như, chẳng sanh chẳng diệt. Nên Phật nói tâm kinh dạy người tu hành muốn trở về chân như, chứng diệu quả Niết Bàn rốt ráo chẳng sanh chẳng diệt, phải nương theo nhân địa và pháp môn của Bồ tát Quán Tự Tại đã tu, thực hành sâu vào một môn mới soi thấy rõ năm uẩn đều không. Nếu ngộ được uẩn không thì thật tướng chân không bản nhiên rõ ràng, chẳng từ nơi người khác mà được, cũng chẳng phải đợi nói năng chỉ bày rồi mới biết. Kinh Lăng Nghiêm nói: "Tâm phàm chưa hết, hết tức Bồ đề, chỉ dứt tình phàm, riêng không thánh giải". Ví như lau gương, chẳng phải lau gương mà là lau bụi, bụi hết ánh sáng tự hiện, cũng chẳng từ nơi khác mà được. Nên biết Kinh nầy nương theo Ngài Quán Tự Tại soi thấy rõ năm uẩn đều không, đấy là cứu cánh."

Công Án Thiền[sửa | sửa mã nguồn]

Thiền Sư Thanh Đàm đưa ra ba công án, thông qua hình thức kệ tụng cho người học tham cứu thiền, nhằm mục đích làm cho người tu phát khởi nghi tình, tự liễu ngộ tự tâm.

1- Đức Thế Tôn vì sao đến khi sắp Nhập Niết Bàn mới truyền tâm ấn ?

2- Tổ Đạt Ma đến Đông Độ truyền pháp, vì sao lại ngồi thiền 9 năm, hay là cơ duyên chưa chín mùi?

3- Lục Tổ sau khi được tâm ấn lại ẩn tích ở nam Lãnh Dương, chẳng vì người thuyết pháp, hay do nhân tính mịt mù?

Sư trước tác về công án Trưởng giả Thuần Đà trong Kinh Pháp Hoa.

Niêm: Lành thay Thuần Đà! Lành thay Thuần Đà!

Tụng: Thôi nói hay, chẳng nói càn

Dở hay, tốt xấu, chớ rộn ràng

Kẻ muốn tìm hay mà lại vụng

Kia toan bắn sẻ, chẳng biết lang

Công danh cái thế, sương thu sớm

Phú quý kinh nhân, giấc mộng tràng,

Chẳng thấu bản lai vô nhất vật

Công phu uổng phí một đời ai!

Nguồn tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

-Pháp Hoa Đề Cương- Thiền Sư Thanh Đàm soạn, HT Thích Nhật Quang dịch.

-Bát Nhã Trực Giải- Thiền Sư Thanh Đàm soạn, HT Thích Nhật Quang dịch.

.

(Đời pháp thứ 42, tông Tào Động)

Thiền sư Thanh Đàm hiệu Minh Chánh là Trụ trì chùa Bích Động ở làng Đam Khê, phủ An Khánh, tỉnh Ninh Bình. Người khai sơn chùa Bích Động là hai vị sư  Trí Kiên và Trí Thể đến đây năm 1700. Thiền sư Minh Chánh là vị Trụ trì sau này. Sư là đệ tử Thiền sư Đạo Nguyên lúc bấy giờ đang trụ trì thiền viện Nguyệt Quang, một tổ đình của môn phái Chân Nguyên. Sư xuất gia năm 1807, thọ giới cụ túc năm 1810. Khoảng này có lẽ Sư hai mươi hoặc trên hai mươi tuổi.

Sau khi xuất gia, một hôm Sư hỏi Thiền sư Đạo Nguyên:

- Tâm không phải ở trong thân, cũng không phải ở ngoài thân, cũng không phải ở chặng giữa, vậy rốt cuộc tâm ở chỗ nào ?

Đạo Nguyên cười xoa đầu Sư và nói bài kệ:

          Theo thời ứng dụng,

          Gặp vật thấy cơ,

          Tánh vốn như như,

          Nào ngại trong ngoài.

          ( Tùy thời ứng dụng,

          Ngộ vật kiến cơ,

          Tánh bản như như,

          Hà quan nội ngoại.)

Ngày thọ giới cụ túc, Sư cũng được Đạo Nguyên cho một bài kệ:

          Quang phóng giữa mày không phải Phật,

          Dưới chân mây trắng chẳng là Tiên.

          Bảo ông nuôi dưỡng trâu cường tráng,

          Hôm sớm cày sâu mảnh ruộng nhà.

          ( Quang phóng mi gian vô đạo Phật,

          Vân sinh túc hạ vị ngôn tiên.

          Nhiêu quân bảo dưỡng ngưu nhi tráng,

          Triêu tịch thục canh bỉ thốn điền.)

Đến năm 1819, Sư sáng tác sách Pháp Hoa Đề Cương tại viện Liêm Khê. Trong đây, Sư có đặt ra một số câu hỏi để giải thích về Diệu tâm như:

Hỏi: Tại sao không chỉ thẳng cái thứ nhất là Diệu Tâm xưa nay, mà lại chỉ cái thứ hai là căn tánh để làm  phương tiện tu hành ?

Đáp: Tâm vốn vô hình, làm sao mà chỉ ? Trước kia tôi đã nói một lần rồi, ngôn thuyết và biểu thị, không nắm được tâm. Tuy vậy, dù tâm vô hình, nhưng sự ứng dụng của tâm lại có vết tích, vì có vết tích nên có thể chỉ bày khiến cho người tu học có thể nhìn vết tích của sự ứng dụng, do ánh sáng ấy mà về được tâm.

Hỏi: Dấu vết ấy ở đâu ?

Đáp: Ở trên đối tượng lục trần. Do sắc mà có  cái thấy, do thanh mà có cái nghe, lục trần là dấu vết ứng dụng của lục căn. Nay muốn nắm được dấu vết của căn thì phải quan sát cái thấy cái nghe nơi đối tượng sắc thanh. Nên biết rằng công dụng của căn là công dụng của tâm, căn nhận biết là tâm nhận biết; cái khác nhau là căn có tới sáu công dụng, mà tâm chỉ có một bản thể tinh minh. Chư Phật truyền nhau là căn pháp này, các vị Tổ truyền nhau là tâm tông ấy. Đó là bí quyết mà các kinh điển chỉ bày để được căn bản trí. Pháp ấn truyền trao qua lại các thời đại cũng lấy cái ấy để phát giác sơ tâm. Chứng ngộ mau hay chậm là vì căn cơ rộng hay hẹp...

Hỏi: Tâm ấn làm sao mà truyền ?

Đáp: Đức Thế Tôn đưa lên một cành hoa, Ca-diếp mỉm cười, sau đó các Tổ truyền lại, gìn giữ, trường hợp khác nhau, chỉ có người giác ngộ mới tự biết.

Hỏi: Tu làm sao ?

Đáp: Thôi! Thôi! Đó là phương pháp, Thiền sư Đạo Xuyên nói:

          Tri âm, tự khắc tùng theo gió,

          Trăng trong gió mát đất trời nhàn.

Lại nói:

          Nắm được ở tâm,

          Ứng được nơi tay

          Tuyết gió hoa trăng

          Trời đất lâu dài.

          Cứ hễ canh năm gà gáy sáng,

          Xuân về hoa núi nở ngàn nơi.

Hỏi: Mục đích tối hậu là gì ?

Đáp: Hòa thượng Phổ Hóa nói: “Tìm chỗ đi tới không được...” Thôi xin chào, xin chào! Có bài kệ về pháp như sau:

          Vạn pháp tuy nhiều không đếm xiết

          Chung qui cũng chỉ thức căn trần.

          Huyễn duyên dư ảnh dù không thực

          Chân tri chánh kiến vẫn bao dung.

          Gặp thầy chỉ dạy đường mê ngộ

          Thấy Phật tìm ra lẽ sắc không

          Nếu muốn lên mau bờ bến giác,

          Con đường trước mặt chớ lần khân.

Năm 1843, Sư sáng tác sách Tâm Kinh Trực Giải. Sư có niêm tụng đề tài Thuần Đà như sau:

Niệm:

          Hay lắm, Thuần Đà !

          Hay lắm, Thuần Đà !        

Tụng:

          Không nói ngắn chẳng nói dài,

          Ngắn dài, tốt xấu thảy đều sai.

          Tìm hay, lại hóa người chê vụng,

          Bắn sẻ ai dè sói chực ngay.

          Công danh cái thế màn sương sớm,

          Phú quí kinh nhân giấc mộng dài.

          Chẳng hiểu bản lai vô nhất vật,

          Công lao uổng phí một đời ai.

Bài thơ ngộ nghĩnh nhất của Sư là bài thơ Tìm Tâm, có âm hưởng tiếng trống đánh:

          Ngang lưng đeo trống đối tri âm,

          Duỗi thẳng hai tay, đánh trống tâm.

          Tập tập tìm tâm, tâm tất tập,

          Tìm tâm, tâm tập, tập tìm tâm.

* * *

          Âm thanh hợp vận, âm trùng họa,

          Tịch chiếu tâm tông, tức tập tâm.

          Trăng sáng, gió thanh thường tự tại,

          Tìm tâm chẳng được, nghỉ tìm tâm.

* * *

          Thôi nhé, tâm ta chẳng thể tầm,

          Tìm tâm dẫu được, chẳng chân tâm.

          Mang đèn xin lửa thêm điên đảo,

          Thà đứng bên song hát khúc ngâm.

          ( Kiên kình yêu cổ đối tri âm,

          Thư thủ vô vi phách cổ tâm.

          Tập tập tầm tâm tâm tắc tập,

          Tầm tâm tâm tập, tập tầm tâm.

* * *

          Cổ thanh hợp vận tùng thanh họa,

          Tịch chiếu tâm tông tức tập tầm.

          Minh nguyệt thanh phong trường tự tại,

          Tầm tâm bất đắc, tức tầm tâm.

* * *

          Chỉ chỉ ! ngộ tâm bất khả tầm,

          Tầm tâm túng đắc tắc phi tâm.

          Tương đăng cầu hỏa tư điên đảo,

          Bất nhược song tiền thủ nhất ngâm.)

Sư cũng thuộc về phái Trúc Lâm. Không biết Sư tịch ở đâu và vào lúc nào.

https://tapchinghiencuuphathoc.vn/thien-su-thanh-dam-chua-bich-dong.html

 

Thiền sư Thanh Đàm chùa Bích Động

Ngài Tăng cương Hòa thượng Thanh Đàm, đời pháp thứ 42 – vị Tổ thứ 7 của thiền phái Tào Động Việt Nam là ai, năm sinh, năm mất và hành trạng ra sao, không thấy tài liệu nào nói tới, ngoại trừ Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật giáo sử luận chương XXV viết về Danh tăng đời Nguyễn, mục Thiền sư Thanh Đàm cho biết: “Thanh Đàm xuất gia năm 1807, thụ Cụ túc giới 1810, là học trò của thiền sư Đạo Nguyên. Năm 1819, ông sáng tác Pháp Hoa Đề Cương. Ông còn viết Bát Nhã Trực Giải và Đề Án Tham Cứu”.

Tap chi nghien cuu phat hoc So thang 1.2020 Thien su Thich Thanh Dam chua Bich Dong 1

Nguyễn Lang cho biết Thanh Đàm cũng thuộc Pháp phái Trúc Lâm(1). Sau một thời gian hoằng hóa tạo chùa ở chùa Nguyệt Quang Hải Phòng và chùa Hòe Nhai ở Thăng Long, ngài Tăng thống Khoan Dực và đệ tử Thanh Đàm về hoằng đạo tại chùa Bích Động, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Hai thầy trò tiến hành trùng tu chùa, khai tràng thuyết pháp thu nhận đệ tử, san khắc kinh sách, biến Bích Động trở thành trung tâm thiền phái Tào Động phía Bắc.

Trong đợt đi điền dã các chùa ở tỉnh Ninh Bình tháng 12 năm 2016 chúng tôi được Trung tướng Bùi Bá Định cho xem cuốn Gia phả họ Bùi Bá ở thôn Yên Liêu Thượng, xã Khánh Thịnh, huyện Yên Mô, trong đó có bản dịch bia Tịnh Diệu Bảo Tháp và Đạo dụ về cấp giới đao và Độ điệp cho người kế thừa phái Tào Động là Hoà thượng Giác Đạo Tuân Minh Chính Bồ tát Hoằng Quang (bia lưu tại chùa Phượng Ban)(2).

Chúng tôi đã đối chiếu các tài liệu và văn bia tại nhà thờ Tổ và tại tháp Tịnh Diệu ở chùa Phượng Ban, phát hiện thiền sư Thanh Đàm chính là nhà sư Nguyễn Đình Trị . Ngài sinh năm 1786, quê ở thôn Lân Liêu, xã Phú Kim, huyện Nam Trực, phủ Thiên Trường (nay là xã Nam Lợi, huyện Nam Trực) tỉnh Nam Định trong một gia đình nông dân có 6 anh em. Xuất gia năm 1804, thụ Cụ túc giới năm 1806. Sư là một trong 9 đệ tử đắc pháp nơi Tổ thứ 6 phái Tào Động là thiền sư Khoan Dực Phổ Chiếu – Đạo Nguyên Tăng thống tại thiền viện Nguyệt Quang ở Hải Phòng. Ngài được Bổn sư Khoan Dực Đạo Nguyên ban pháp danh Thanh Đàm.

 

Năm 1820, trên bước đường du hóa ngài tới làng Yên Liêu Thượng, xã Khánh Thịnh huyện Yên Mô, thấy có ngôi chùa cổ bị hoang phế tọa lạc trên mảnh đất hình con phượng nằm bên dòng song Ban, ngài đã trụ lại không quản nắng mưa, từng bước khôi phục cảnh chùa và đặt tên chùa là Phượng Ban.

Thiền sư Nguyễn Đình Trị tu trì theo chính phép, học rộng, tìm nguồn gốc sâu xa của đạo Phật , là bậc thấu hiểu cội gốc vô minh, ngộ chứng lý trọn vẹn của vạn vật và tâm linh, giáo hóa cho mọi người xuất gia cũng như tại gia được nhớ ơn. Năm Ất Mùi (1835) niên hiệu Minh Mạng thứ 6, ngài vào kinh dự khóa sát hạch do triều đình mở và đỗ hạng Ưu và được phong Tăng cương, cấp độ điệp giới đao (Sắc phong đề ngày 1 tháng 10 cùng năm).

Đến năm Kỷ Hợi (1839), ngài trở thành Tổ thứ 8 thiền phái Tào Động phía Bắc càng quan tâm Hoằng dương việc Phật, Mọi chốn trang nghiêm, Bè phúc cứu dân, Đều được nương tựa Chùa Hạ Bích Động (Ninh Bình) – Ảnh: St Năm tháng thoi đưa, tháng Giêng năm Mậu Thân (1848), ngài 63 tuổi rời bỏ cõi trần tại chùa Liêm Khê. Hàng đệ tử đã hỏa táng nhục thân ngài, di cốt lưu lại được đưa vào chùa ngày 8 tháng 4 năm Giáp Dần (1854), làm lễ nghênh đón xá lị về chùa Phượng Ban xây tháp thờ. Bảo tháp đề: Nam mô Tịnh Diệu tháp, Tào Động môn nhân thiệu đăng tự tổ, khâm mông phụng ban Giới đao Độ điệp Sa môn Thanh Đàm Tỷ khiêu Giác Đạo Tuân Minh Chính Hoà thượng Hoằng Quang Bồ tát (1786-1848)

Dòng thiền Tào Động đời thứ 42, Tổ thứ 2 chùa Bích Động, Sơ Tổ chùa Phượng Ban. Sinh ngày 7 tháng 6. Giỗ ngày 24 tháng Giêng.

Dụ ban độ điệp

Dịch nghĩa:

Về việc bộ Lễ vâng tuân lệnh dụ trao cấp độ điệp, chiểu theo thấy nhà Phạm dựng giáo, cốt ở từ bi; đạo Giác cứu người, gốc tại thanh tịnh. Phàm những bí quyết rộng lớn sâu xa; đều là khuôn mầu để khai thông cứu đó đã vì con dân mà làm phúc, đã trao chuyển giả lên trên bộ tiêu huỷ, để giữ nghiêm điều cấm!

Ôi! Trí tuệ giác ngộ cùng nương vào pháp giới, gương báu thai sen hằng rạng; Xum vầy đoàn tụ cùng tắm gội duyên lành, móc vàng nhành dương tưới khắp, lệnh vua với Phật pháp thông suốt các điều với nhau, cho nên trao cho điệp.

Điệp trao cho Thiền tăng người thôn Trà Liêu, xã Phù Kim, tổng Diên Hưng, huyện Nam Chân, phủ Thiên Trường, tỉnh Nam Định trụ trì chùa độ. Bởi thế nên những bậc Sa môn, Đạo sĩ, phải nên dò nắm được tông chỉ của sự truyền đèn, cốt khiến cho trí tuệ và tấm thân được lớn đầy, sắc tướng được rạng tỏ dung thông. Từ đó có thể ngầm hợp với lẽ chân như trong lắng của nhà Thiền; để mà cung kính hoằng dương cảnh thái bình lâu dài của đời Thánh vậy.

Nay vâng mệnh Hoàng thượng, nắm ngôi trung chính, dẹp tan giặc giã, gom góp phúc lành, kính đức lớn để cầu bền mệnh; chứa điều lành để rước điềm lành. Đặc biệt muốn khiến con dân trong ngoài đều được nhiều điều tốt lành, chiêm ngưỡng trang nghiêm hải hội, vô biên công đức như cát sông.

Nay vâng rõ mệnh một điều khoản trong tờ dụ, vào ngày tiết Trung nguyên thiết lập đạo tràng Thuỷ lục, cầu siêu độ cho linh hồn các quan binh bị chết trong chiến trận, để vun bồi phúc âm. Lần thiết lập đạo tràng nên có trai đàn cùng thiền tăng và đã truyền lệnh nhóm họp các tăng chúng, mỗi người được cấp một bộ giới đao và độ điệp. Tuân mệnh!

 

Vâng tuân theo mệnh điều tra thấy hiện nay đã qua truyền gọi triệu tập có Thiền tăng ở chùa Phượng Ban, thôn Thượng, xã Liêu Xá, huyện Yên Khánh, phủ Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình là Nguyễn Đình Trị, là người khả năng nghiêm giữ giới luật, tỏ chút cơ Thiền. Vì thế vâng mệnh trao cho một đạo độ điệp, giới đao một con, vẫn được trụ trì bản tự. Tất cả những việc thuê mướn, binh phu cùng những việc sái phái tạp vụ đều được miễn trừ, cốt để cho sư chùa được tiêu trừ muôn phiền, thấu tỏ ba thừa. Vả nếu sau khi nhận độ điệp giới đao mà cội trần vẫn chửa sạch, vẫn nảy báo chướng, thảng có vết nhơ thì ngửa trông quan dân tức thì trói bắt, giao cho quan lại địa phương chiểu theo luật mà trừng phạt, cứ theo lệnh mà cho hoàn tục, đem độ điệp Phượng Ban, tỉnh Ninh Bình chiểu theo mà nắm giữ.

Ngày 1 tháng 10 năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) Tháp Tịnh Diệu, Hoà thượng Minh Chính

Một người làm phúc ngàn người dựa;

Mỗi cội đơm hoa muôn cội thơm.

Ôi! Tháp thoạt đầu do Như Lai đích thân định ra, cắm nêu cờ phướn nhằm lìa bụi thoát đời; Chế Để tên riêng để gọi, sáng rõ dấu vết của sáng lòng tốt đức.

Kính nghĩ: Nam mô Tổ sư Tịnh Diệu tháp, pháp huý Giác Đạo Tuân Minh Chính Hoà thượng Hoằng Quang Bồ tát- Thiền toà hạ. Trọn vẹn việc hoá duyên; lắng thần nơi cõi Tịnh. Quả thì chứng, nhân thì tu, thẳng vào cõi Tam muội không tiếng; tên thì thơm, đạo thì chín, hân hoan mà giải thoát bụi trần, nhằm ngày 24 tháng Giêng năm [Mậu] Thân (1848), phúc dầy mà tuỳ phương giáo hoá. Nay bốn chúng cảm kích trong lòng, dựng tháp đền ơn, khắc bài kệ mà ca ngợi rằng:

Pháp thân không tướng

Lẽ khớp chân như

Sống chết đâu chia

Đạo kia không giả

Kính ngẫm đức Tổ

Thiên Trường khí tốt

Phù Kim giáng sinh

Trong dòng họ Nguyễn

Tuổi tròn mười chín

Quyết chí Đầu đà

Quy kính Tịnh Minh

Chìa vai gánh vác

Nghi Giang trong vắt

Tính – Tướng tu trì

Văn rộng lẽ giản

Đạo Nguyên trao ấn

Về nguồn cùng cội

Chứng đạo viên thường

Vượt lên ngoài vật

Tố – Truy giáo hoá

Ất Mùi (1835) đúng khoá

Thi trúng hạng ưu

Ơn nước ơn vua

Tiếng tăm rạng rỡ

Đến năm Kỷ Hợi (1839)

Nối truyền mắt pháp

Đèn Tào thứ tám

Thiên Tâm phả trao

Hoằng dương việc Phật

Mọi chốn trang nghiêm

Bè phúc cứu dân

Đều được nương tựa

 

Tuổi hoa thấm thoắt

Đầu xuân Mậu Thân (1848)

Tuổi đúng sáu ba

Bụi lòng rũ bỏ

Liêm Khê gội tắm

Nẻo bắc thang mây

Linh Quang một chấm

Sáng mãi đêm ngày

Lửa Tam muội tắt

Xương trắng ngưng châu

Sáng Tám tháng Tư

Giáp Dần (1854) mùa Hạ

Kính rước Xá lợi

Báo đáp đầu đuôi

Mạch dẫn Phượng

Ban Tháp yên tòa báu

Tông môn mãi rạng

Sánh tựa đôi vầng

Tịnh Diệu tháp cao

Muôn đời kính ngưỡng

Như nay công đức

Đại chúng đội ơn

Ý khó nói lên

Tạm ghi vào đá

Dựng tháp vào giờ Hoàng đạo Đại cát ngày 13 tháng 7 nhuận năm Giáp Dần niên hiệu Tự Đức 7 triều Nguyễn (1854).

Chú thích: Văn bia do NNC Lê Quốc Việt dịch.

Tác giả: Nguyễn Đại Đồng
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 1/2020

—————

CHÚ THÍCH :
1 Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 2, Nxb Văn học, 1994, trang 311-314.
2 Gia phả họ Bùi Bá lập năm Kỷ Sửu (2009) cho biết, Tổ của họ là cụ Nguyễn Đình Kiền là em ruột Hoà thượng Giác Đạo Tuân Minh Chính Nguyễn Đình Trị. Trung tướng công an Bùi Bá Định là đời thứ V dòng họ Bùi Bá ở xã Khánh Thịnh, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.

 

 

 

 

 

 

Thẻ tìm kiếm:

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state