Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Thiền sư Thông Giác Thủy Nguyệt (zh: 通覺水月, 1636 – 1704) sơ tổ của Tào Động tông VN
Thiền sư Thông Giác Thủy Nguyệt (zh: 通覺水月, 1636 – 1704) là sơ tổ của Tào Động tông Việt Nam, đời thứ 31 Tào Động tông. Sư là tu sĩ Việt Nam đầu tiên chủ động sang nước ngoài (cụ thể là Trung Quốc) để cầu đạo và sau đó đạt được yếu chỉ, rồi về Việt Nam truyền bá Thiền Tông. Mà khác với trước đó, Phật giáo, Thiền tông thường được truyền vào Việt Nam thông qua các vị sư ngoại quốc như từ Ấn Độ, Trung Quốc...
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:496

Các tên gọi khác

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nam
Religion : Group
blood : B+
Thiền sư Thông Giác Thủy Nguyệt (zh: 通覺水月, 1636 – 1704) sơ tổ của Tào Động tông VN

Thông Giác Thủy Nguyệt

 

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Một phần của loạt bài về
Thiền sư Việt Nam
Ensō

Sơ khai[hiện]

Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi[hiện]

Thiền phái Vô Ngôn Thông[hiện]

Thiền phái Thảo Đường[hiện]

Thiền phái Trúc Lâm[hiện]

Lâm Tế tông[hiện]

Tào Động tông[hiện]

 Cổng thông tin Phật giáo

Thiền sư Thông Giác Thủy Nguyệt (zh: 通覺水月, 1636 – 1704) là sơ tổ của Tào Động tông Việt Nam, đời thứ 31 Tào Động tông. Sư là tu sĩ Việt Nam đầu tiên chủ động sang nước ngoài (cụ thể là Trung Quốc) để cầu đạo và sau đó đạt được yếu chỉ, rồi về Việt Nam truyền bá Thiền Tông. Mà khác với trước đó, Phật giáoThiền tông thường được truyền vào Việt Nam thông qua các vị sư ngoại quốc như từ Ấn Độ, Trung Quốc...

Sư từng đến núi Hồ Châu, Trung Quốc tu hành và đắc pháp nơi Thiền sư Nhất Cú Tri Giáo(一 句 知 教) - nối pháp Tông Tào Động đời thứ 30, và được Tổ truyền tâm ấn và cho phép về việt nam hoằng dương tông Tào Động. Môn đệ đắc pháp duy nhất là Thiền sư Chân Dung Tông Diễn.

Cơ duyên[sửa | sửa mã nguồn]

Sư sinh năm Đinh Sửu (1637), quê ở Thanh Triều, huyện Ngự Thiên, phủ Tiên Hưng, đạo Sơn Nam (nay là thôn Thanh Triều, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), con nhà họ Đặng. Vừa lớn lên, Sư theo học Nho giáo, đến 18 tuổi thi đậu Cống cử tứ trường và được chọn làm quan.

Năm 20 tuổi, Sư chán cõi đời vô thường khởi ý chí tu hành giải thoát, lại thích tu thiền học đạo . Sư bỏ nghiệp Nho, tìm đến chùa xã Hổ Đợi, huyện Thụy Anh xin xuất gia học đạo. Ở đây sáu năm học các kinh sách, Sư biết đó chưa phải là tông chỉ đúng đắn của đạo, bèn xin phép thầy đi du phương tham vấn khắp nơi . Sư đi tham vấn rất nhiều bậc tôn túc trong nước, nhưng không khế hợp.

Năm 28 tuổi , Sư quyết chí sang Trung Quốc. Tháng 3 năm Giáp Thìn (1664) niên hiệu Cảnh Trị triều Lê, sư bắt đầu hành trình sang Trung Quốc tìm thầy học đạo. Một hôm qua suối, sư ngẫu hứng làm thơ:

Non nước với ta có nhân duyên

Đã lội suối rồi lại vượt non

Nước rửa bụi trần nhọc nhằn hết

Núi nâng chân bước ngàn đạo cao.

Năm 1665, sư đến vùng Hồ Châu, sau nhiều ngày đi đường hỏi han sư mới đến được núi Phượng Hoàng (nay là núi Nhân Hoàng), nơi đây có Thiền Sư Tri Giáo đang xiển dương Tào Động, chùa ấy nay là Nhân Vương Hộ Quốc Thiền Tự. Đến đây, vì bất đồng ngôn ngữ nên sư chưa thể nhập chúng tu. Sư bèn kết am trước chùa ngày học nói tiếng trung, đêm chuyên tâm tọa thiền.

Sau 3 tháng, sư thông thạo cách phát âm tiếng trung. Trong lòng muốn được tham vấn bậc Thượng Đức, nên viết thư nhờ vị tăng giữ cửa gửi cho Thiền sư Trí Giáo, bày tỏ tấm lòng cầu đạo của mình. Thiền sư Trí Giáo xem thư xong, tuy chưa nhìn thấy mặt nhưng trong lòng cảm thấy rất ưng ý và cho gọi sư vào Phương trượng.

Sư đỉnh lễ Thiền sư trước Phương trượng, Hòa thượng cất tiếng hỏi: " Trước khi cha mẹ chưa sanh, trong ấy cái gì là bản lai diện mục của ngươi?" Sư thưa: " Mặt trời sáng giữa hư không" . Hòa thượng nói:" Ba mươi gậy, một gậy không tha" . Sư lại lễ rồi cuốn chiếu. Hòa thượng bảo: " Cho ngươi nhập chúng, tùy theo chúng tham vấn". Từ đây, sư được nhập chúng tu tập, theo chúng tham thiền, học kinh điển, làm lao tác trong tùng lâm. Năm sau, sư xin Tổ Tri Giáo cho thọ giới cụ túc và đến tháng 4 cùng năm, Tổ Tri Giáo lập đàn truyền giới cho sư thọ giới.

Trải qua 6 năm tu học ở Trung Quốc, một hôm tổ tri giáo gọi sư vào khảo chứng công phu . Công án được ghi lại như sau:

Một hôm Hòa thượng gọi sư vào phương trượng hỏi: Đã thấy tính (Phật Tính) chưa ?

Sư ra lễ bái, trình kệ:

Viên minh thường tại thái hư trung

Cương bị mê vân vọng khởi long

Nhất đắc phong xuy vân tứ tán

Hằng sa thế giới chiếu quang thông.

Sáng tròn thường ở giữa hư không

Bởi bị mây mê vọng khởi lồng

Một phen gió thổi mây tứ tán

Thế giới hà sa sáng chiếu thông.

 

Hòa thượng hỏi: Chỗ an thân lập mệnh của ông là chỗ nào?

Sư đáp: Trong gió, lửa nổi dậy. Trên sóng nước an nhiên.

Tổ hỏi tiếp: Ðêm ngày ông giữ gìn nó ra sao?

Sư đáp: Ðúng ngọ trăng sao hiện Nữa đêm mặt trời hồng.

Tổ nói: Chuyện an thân lập mệnh như thế được rồi, còn chuyện mặt mũi xưa nay của ông như thế nào?

Sư thưa: Quơ sào trên bóng cỏ. Tên nhọn sẽ bay ra.

Tổ hoàn toàn hài lòng, đưa tay điểm lên trán sư 3 cái thầm ấn khả rồi nói : "Con rắn hai đầu ấy, đừng để nó chạy thoát! Hãy xỏ mũi nó! Cẩn thận! Người xứng đáng là con cháu ngoan của tông Tào Ðộng. Ta cho pháp hiệu là Thông Giáo Đạo Nam Thiền sư".

Và cho về Việt Nam mở Động Tông Nam Truyền, là một phái phụ của Tông Tào Động với bài kệ Pháp phái:

Tịnh trí thông tông

Từ tính hải khoan

Giác đạo sinh quang

Chính tâm mật hạnh

Nhân đức vi lương

Tuệ đăng phổ chiếu

Hoằng pháp vĩnh truyền.

Tháng 10, năm Khang Hy thứ 6, sư sửa soạn hành lý, chuẩn bị về nước, tạm biệt các đồng đạo, bằng hữu trong Thiền tự. Trước khi ra đi, Tổ sách tấn: " Ngươi về nên tinh tấn làm Phật sự, giảng nói đề cao chánh pháp, không nên chần chờ để tâm theo với vọng trần, trái lời Phật. Ngươi thành tâm đi muôn dặm đến đây nay tôi cho một bài kệ để gắng tiến:

Quế nham suy phức tục truyền đăng

Thu nhập trường không quế bích đằng

Trì nhĩ viên lai khai bảo kính

Từ dư quy khứ thị kim thằng

Thuỵ thâm Phượng lĩnh thiên trùng tuyết

Cáp thụ An Nam nhất cá tăng

Dạ bán cẩm hà sơn hậu khởi

Hạo tòng thiên tế thức tăng hằng

Rừng quế gương xưa đền nối sáng

Thu về đâu đấy ngát mùi hương

Vì người xa đến treo gương báu

Từ biệt ta về chỉ đạo Thiền

Ai vào núi Phụng nghìn trùng tuyết

Dường có An Nam một vị tăng

Nửa đêm áo gấm ra sau núi

Như ở chân trời thấy mặt trăng

Hoằng pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Sư cùng thị giả trở về nước , đi bộ 5 tháng mới đến địa phận tỉnh Cao Bằng và thăm lại mộ người thị giả xưa và tụng kinh siêu độ 3 ngày thì trên mộ hiện đóa hoa sen. Dân chúng thấy kỳ lạ nên đua nhau đến xem. Từ đó, Tông Tào Động ở Phương Nam được thịnh hành, có người vì kính đức hạnh cúa sư mà cúng dường, hay xin được quy y, thọ giới, theo sư tu tập tham thiền. Sau đó, sư lên thăm núi Côn Sơn, di tích cũ của Thiền sư Huyền Quang, thấy cảnh vật trang nghiêm đẹp đẽ nên làm bài kệ:

Nước biếc non xanh vượt cõi phàm

Tào Khê riêng có cảnh trời Nam

Chẳng riêng thờ phụng ba thân Phật

Có bậc trạng nguyên ứng trụ trì

Sư từng đi tới nhiều ngôi chùa cổ, chiêm bái các chốn Tùng lâm, có khi lên núi Yên Tử tọa thiền, hoặc đến chùa Quỳnh Lâm giảng về Giới Luật. Sư đến Đông Sơn( núi Non Đông), huyện Đông Triều, thấy đã có cao tăng trụ trì ở trên núi Thượng Long từ trước, dân gian thường gọi là Tổ Muống, sư đến trụ trì giáo hóa tại chùa Hạ Long. Sư ở đây xiển dương tông phong Tào Động người đến tham học rất đông đúc. Một hôm, sư ngồi tựa ghế chợt thấy một con chim xanh bay tới, liền đốn ngộ tự ngâm kệ rằng :

Hoa xuân nở hết lai sương thu

Đời mộng nào chắc mãi bền lâu

Vượt hẳn trời cao vui tự tại

Càng khôn đâu chổ vướng trần nhơ

Ngày nọ, sư đến chùa Thượng Long, nói với vị cao tăng trên ấy rằng: Anh em ta tuổi tác đã cao, ngày tháng kéo dài, nay là lúc phải thanh nhàn, muốn cùng nhau lên núi nhập Niết Bàn. Vị ấy đáp: Thanh Huynh! Hương đạo quả đã chín, xin hãy về nghỉ ngơi trước, tôi vẫn còn duyên ứng thế độ sinh, ngày sau viên mãn, sẽ theo về cũng chưa muôn. Hôm đó, sư về chùa Hạ Long gọi đệ tử nối pháp là Tông Diễn đến nói kệ phó chúc:

Thủy xuất đoan do tẩy thế trần

Trần thanh thủy phục nhập nguyên chân

Dữ quân nhất bát cam lộ thủy

Bái tác ân ba độ vạn dân.

Nước cốt tuôn ra rửa bụi trần

Sạch rồi nước lại trở về chân

Cho ngươi bát nước cam lộ quý

Ân tưới chan hoà độ vạn dân.

 

và bài kệ:

山織錦水畫圖

玉泉涌出白酡酥

岸上黃花鶯弄語

波中碧水鰈群呼

月白堂堂魚父醉

日紅耿耿繭婆晡

Sơn chức cẩm thủy hoạ đồ

Ngọc tuyền dũng xuất bạch đà tô

Ngạn thượng hoàng hoa oanh lộng ngữ

Ba trung bích thủy điệp quần hô

Nguyệt bạch đường đường ngư phủ tuý

Nhật hồng cảnh cảnh kiển bà bô

Núi dệt gấm, nước vẽ hình

Suối ngọc chảy, tuôn rượi đà tô

Bờ cúc nở hoa hoàng oanh hót

Nước trong sóng biếc cá điệp nhào

Trăng sáng rỡ ràng ông chài ngủ

Trời soi rừng rực kén nằm nhô

Sau đó sư cáo biệt đại chúng, nói rằng: " Ta lên núi Nhẫm bảy ngày, nếu như không trở về thì các người tìm chổ nào có mùi thơm, thì ta ở chổ đó" . Chúng bùi ngùi rơi lệ, nhưng không ai dám đi theo. Sau đó 7 ngày, môn đệ lên núi thấy mùi hương ngào ngạt rất lạ, đi đến một hang động đá ở núi Nhẫm Dương(tỉnh Hải Dương) thì thấy sư ngồi trang nghiêm kiết già trên một tảng đá đã thị tịch từ khi nào, thân thể vẫn mềm mại như lúc sống.

Bấy giờ là ngày 6 tháng 3 năm Giáp Thìn, niên hiệu Chính Hòa thứ hai mươi, đời vua Lê Hi Tông (1704), Sư thọ 68 tuổi. Tứ chúng thỉnh nhục thân Sư về hỏa táng chia xá lợi thờ hai nơi, một ở chùa Hạ Long, một ở hang núi Nhẫm. Vua Lê Hi Tông phong sư hiệu Đạo Nam Quốc Sư bồ tát. Hành trạng về cuộc đời của sư được ghi lại trong Tào Động Tông Nam Truyền Tổ Sư Ngữ Lục, Tào Động Hồng Phúc Phổ Hệ. .

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tào Động Tông Nam Truyền Tổ Sư Ngữ Lục- Thiền Sư Khoan Dực Phổ Chiếu biên soạn, sa môn Thích Tiến Đạt dịch thuật.
  • Thiền Uyển Kế đăng Lục- Thiền Sư Từ Sơn Hạnh Nhất biên soạn, sa môn Thích Thiện Phước dịch.
  • Thiền Sư Việt Nam - HT Thích Thanh Từ biên soạn.
.

(VINITARUCI) (? - 594)

(Tổ khai sáng dòng Thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi ở Việt Nam)

Sư là người Nam Thiên Trúc (Nam Ấn Độ) dòng Bà-la-môn tên Vinitaruci. Thuở nhỏ đã có chí khác thường, đi khắp miền Tây Trúc (Tây Ấn Độ) để tham khảo Thiền Tông. Nhưng vì cơ duyên chưa gặp, Sư lại sang Đông Nam.

Sư sang Trung Quốc nhằm đời Trần Tuyên Đế niên hiệu Thái Kiến năm thứ sáu (574) vào đến Trường An. Gặp thời Chu Vũ Đế phá diệt Phật pháp, Sư lại phải sang qua đất Nghiệp (Hồ Nam). Lúc ấy, Tổ Tăng Xán đang mang y bát ở ẩn trong núi Tư Không, bỗng nhiên Sư tìm gặp được Tổ. Thấy cử chỉ phi phàm của Tổ, Sư phát tâm kính mộ, đến trước vòng tay ba lần, Tổ vẫn ngồi im nhắm mắt không nói. Sư đứng suy nghĩ giây lát bỗng nhiên tâm có sở đắc. Sư liền sụp xuống lạy ba lạy, Tổ cũng chỉ gật đầu ba cái. Sư lùi lại ba bước thưa:

- Đệ tử lâu nay không được an, Hòa thượng vì lòng đại từ bi, xin cho con theo hầu hạ Ngài.

Tổ bảo:

- Ngươi nên mau qua phương Nam giáo hóa, không nên ở đây lâu.

Sau khi được tâm ấn nơi Tổ, Sư từ biệt sang Quảng Châu trụ trì tại chùa Chế Chỉ. Thời gian sáu năm ở đây, Sư dịch xong bộ kinh “Tượng Đầu Tinh Xá” chữ Phạn ra chữ Hán.(Phật thuyết Tượng Đầu Tinh Xá Kinh, Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng số 466)

Đến niên hiệu Đại Tường năm thứ hai nhà Chu (580), Sư sang Việt Nam trụ trì tại chùa Pháp Vân. (Chùa Pháp Vân cũng gọi là chùa Dâu tên chữ là chùa Diên Ứng ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc, hiện nay cách Hà Nội khoảng 25km về hướng Đông. Chùa này thời Lý gọi là chùa Cổ Châu (làng Cổ Châu, huyện Siêu Loại); đời Trần gọi là chùa Thiền Định hay chùa Siêu Loại; đời Hậu Lê gọi là chùa Diên Ứng.) Nơi đây, Sư dịch xong bộ kinh Đại Thừa Phương Quảng Tổng Trì. (Phật thuyết Đại Thừa Phương Quảng Tổng Trì Kinh, Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng số 275.)

Một hôm, Sư gọi đệ tử nhập thất là Pháp Hiền bảo:

- Tâm ấn của chư Phật, không có lừa dối, tròn đồng thái hư, không thiếu không dư, không đi không lại, không được không mất, chẳng một chẳng khác, chẳng thường chẳng đoạn; vốn không có chỗ sanh, cũng không có chỗ diệt, cũng chẳng xa lìa, mà chẳng phải chẳng xa lìa. Vì đối với vọng duyên mà giả lập tên ấy thôi. Bởi thế, chư Phật trong ba đời cũng như thế, nhiều đời Tổ sư cũng do như thế mà được, ta cũng do như thế được, ngươi cũng do như thế được, cho đến hữu tình vô tình cũng do như thế được. Tổ Tăng Xán khi ấn chứng tâm này cho ta, bảo ta mau về phương Nam giáo hóa, không nên ở đây lâu. Đã trải qua nhiều nơi, nay đến đây gặp được ngươi quả là phù hợp với lời huyền ký. Vậy ngươi khéo giữ gìn, giờ đi của ta đã đến.

Nói xong, Sư chấp tay thị tịch. Pháp Hiền làm lễ hỏa táng, lượm xá-lợi năm sắc, xây tháp cúng dường. Năm ấy nhằm niên hiệu Khai Hoàng thứ mười bốn nhà Tùy (594).

Về sau, vua Lý Thái Tông (1028-1054) có làm bài kệ truy tán phong tặng Sư:

          Mở lối nước Nam đến

          Nghe Ngài giỏi tập thiền.

          Hiện bày các Phật tánh

          Xa hiệp một nguồn tâm.

          Trăng Lăng-già sáng rỡ

          Hoa Bát-nhã ngạt ngào.

          Bao giờ được gặp mặt

          Cùng nhau bàn đạo huyền.

           Sáng tự Nam lai quốc      

          Văn quân cửu tập thiền     

          Ứng khai chư Phật tính      

          Viễn hợp nhất tâm nguyên 

          Hạo hạo Lăng-già nguyệt   

          Phân phân Bát-nhã liên.     

          Hà thời hạnh tương kiến    

          Tương dữ thoại trùng huyền.

THIỀN SƯ THỦY NGUYỆT – TỔ KHAI SÁNG

THIỀN PHÁI TÀO ĐỘNG NƯỚC NAM

VÀ LÀM SÁNG DANH TỔ ĐƯỜNG NHẪM DƯƠNG

 

TT. THÍCH THANH GIÁC*

   

Thiền phái Tào Động được truyền vào nước ta khoảng nửa sau thế kỷ XVII. Thiền phả ghi lại hành trạng của Tổ sư khai sáng như sau: Thiền sư Thủy Nguyệt, hiệu Thông Giác Đạo Nam, sinh năm Đinh Sửu (1637), quê ở làng Thanh Triều, huyện Ngự Thiên, phủ Tiên Hưng, đạo Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Thái Bình), con nhà họ Đặng. Dưới thời vua Lê Hy Tông (1676-1705), thiền sư Thủy Nguyệt sang phương Bắc, tham học với Hòa thượng Trí Giác Nhất Cú, tổ thứ 35 của dòng thiền Tào Động (Trung Hoa), đến năm 1667, Thiền sư trở về Việt Nam hoằng dương tông Tào Động. Ngài là tổ thứ 36 của Thiền phái Tào Động Trung Hoa và là Đệ nhất tổ Thiền phái Tào Động Việt Nam. Các công trình nghiên cứu Phật giáo như: Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang, Phật giáo Việt Nam xưa và nay của Trần Trọng Kim; Phật giáo Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỷ XVIII của Trần Văn Giáp; Lịch sử Phật giáo Việt Nam do Nguyễn Tài Thư chủ biên; Ngữ lục của hai tổ Thủy Nguyệt và chân dung là Quốc sư Hòa thượng của Sa môn Trí Hải; Đạo Phật và dòng sử Việt của Hòa thượng Đức Nhuận…đều đánh giá cao công trạng của tổ Thủy Nguyệt. Thế nhưng từ trước đến nay thân thế sự nghiệp của vị cao tăng này còn được ít người biết đến. Các sách chỉ thấy nhắc tên và giới thiệu khái lược về tiểu sử, sụ nghiệp của Hòa thượng Thủy Nguyệt mà chưa nêu đầy đủ, thấu đáo về hành trạng công nghiệp của Ngài.

Thiền phả cung cấp: Hòa thượng Thủy Nguyệt lúc tại gia họ Đặng, tên Đặng Giáp, sinh năm Đinh Sửu (1637), quê ở làng Thanh Triều, huyện Ngự Thiên, phủ Tiên Hưng, đạo Sơn Nam (nay là huyện Hưng Nhân, tỉnh Thái Bình). Thuở thiếu thời, Ngài theo học Nho giáo, đến 18 tuổi thi đậu Cống cử (Tứ trường). Đến năm 20 tuổi chán cảnh đời ba đào, dâu bể, Ngài bỏ ngang nghiệp Nho, xuất gia đến chùa làng Hổ Đội, huyện Thụy Anh (Thái Bình), thụ giáo Tôn sư. Ở đây 6 năm miệt mài kinh sách, tu thiền học đạo mà chưa chứng pháp giác ngộ, Ngài xin với Tôn sư đi chu du thiên hạ, tìm đến các tông môn, đến nhiều chùa, gặp gỡ nhiều vị cao tăng, tôn túc để tầm đạo mà tâm đạo chưa sáng. Năm 28 tuổi (có tài liệu nói cụn thể là tháng 3 năm Giáp Thìn - 1664), nhân duyên đưa đẩy, Ngài Thủy Nguyệt và hai đệ tử quyết chí hành hương sang Bắc Quốc "tầm sư học đạo", bất chấp khó khăn, gian khổ. Vừa mới đến đất Cao Bằng thì một đệ tử của Ngài mắc phải trọng bệnh, thuốc thang mãi không khỏi, đã phải yên nghỉ lại dọc đường. Ngài mua áo quan chôn cất chu đáo và dặn rằng: “Nay người sức mỏi không thể theo ta cùng đi, vậy hãy tạm nghỉ tại đây, đợi khi ta sang Bắc Quốc, cầu được đạo rồi trở về ta sẽ tế độ cho người”. Từ đấy, chỉ còn một thày, một trò, một bình, một bát, không ngại đường sá gian nan, quyết chí hành hương sang đất Bắc. Hai thày trò khất thực khắp nơi, tìm đến các danh lam thắng tích, chốn tùng lâm danh tiếng tìm thầy học đạo. Một ngày kia, hai thày trò đến được núi Phượng Hoàng, nhờ sự trợ duyên, tác phúc nên được yết kiến Hoà thượng trụ trì Động Sơn Lương Giới (dạng chùa hang) trên núi Phượng Hoàng là Hoà thượng Trí Giáo Nhất Cú - Tổ đời thứ 35 của Thiền Tông Tào Động. Trải qua rất nhiều thử thách, khổ luyện, ngày thì làm việc Tùng Lâm, đêm thì nghiên cứu Kinh Luật, ngài Thủy Nguyệt được Hoà thượng Trí Giáo Nhất Cú thụ giới Cụ Túc, ban pháp hiệu Thông Giác Đạo Nam Thiền sư, truyền y bát làm tổ thứ 36 của dòng Thiền Tào Động và cho về nước Nam để hoằng truyền tông Tào Động. Hai thày trò mất 5 tháng mới về tới tỉnh Cao Bằng, đi theo đường cũ ghé lại mộ người đệ tử đã mất. Thày trò dựng lều cỏ, thiết lập bàn thờ Phật tụng kinh siêu độ, được 3 ngày bỗng nhiên trên mộ phần mọc một hoa sen. Nhân dân quanh vùng thấy điều lạ đua nhau đến chiêm bái rất đông chẳng khác nào thắng hội. Nhiều người phát tâm thỉnh Sư cúng dường trai phạn, hoặc cầu xin quy y thọ giới. Trải qua hơn một tháng mới về đến chùa Đông Sơn ở huyện Đông Triều (Hải Dương). Lúc này, trên Thượng Long đã có vị cao tăng trụ trì, Sư bèn dừng trụ trì ở chùa Hạ Long, tiếp dân chúng sinh. Sư ở đây không bao lâu, dân chúng, tín đồ đến nghe pháp và quy y rất đông. Các bậc thân hào, nhân sĩ, tăng chúng đua nhau kéo đến tham vấn nhiều vô kể. Theo Cố Đại lão Hoà thượng Thích Trí Hải (1906-1979), một bậc cao tăng, long trượng để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trên trang lịch sử Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX thì vào năm Giáp Thân niên hiệu Chính Hoà thứ 20 (1704), đời Lê Huy Tông, Hoà thượng Thủy Nguyệt bước sang tuổi 68 cho gọi các đệ tử đến và dặn rằng: Nay ta lên chơi trên núi Nhẫm, nếu 7 ngày không thấy về, thì các ngươi tìm thấy chỗ nào có mùi thơm thì ta ở đấy. Các đệ tử, tứ chúng đợi đúng 7 ngày mà không thấy Hoà thượng nhập thất bèn chia nhau nương theo mùi thơm lên núi vào hang vạch cỏ tìm kiếm và phát hiện thấy Ngài như đang thiền định trên một tảng đá trong hang núi. Tới nơi thấy thân thể vẫn còn nóng ấm, mền mại, sắc diện hồng hào như đang còn sống, nhưng hơi thở đã tắt lịm, từ cơ thể vẫn toả ra hương thơm ngào ngạt mùi trầm bạch đàn. Hôm đó là ngày 6 tháng 6 năm Giáp Thân  (1704). Cố Đại lão Hòa thượng Kim Cương Tử cho rằng: Hòa thượng Thủy Nguyệt không chỉ khai nguyên chốn tổ Nhẫm Dương, mà còn trụ trì chùa Hạ Long, hoằng pháp và độ tăng ở Côn Sơn, Quỳnh Lâm, Yên Tử… Hòa thượng Thủy Nguyệt là tổ khai sáng thiền phái Tào Động chùa Hòe Nhai (Hồng Phúc tự) ở phố Hàng Than (Ba Đình - Hà Nội). Thiền phái Tào Động là do ghép hai chữ âm đầu của hai chữ Động Sơn Lương Giới và Tào Sơn Bản Tịch mà thành. Trong Động Sơn ngữ lục viết “Phong thái diệu huyền bao trùm thiên hạ nên các bậc thiền thượng các nơi suy tôn gọi là Động Đào tôn”, sau do quan hệ âm vận về mặt ngôn ngữ, nên đổi gọi là Động Tào tông thành Tào Động Tông. Pháp Nhãn trong tổng môn thập quy luận đã nêu lên đặc sắc của Tào Động, xếp ngang hàng với Lâm Tế và Quy ngưỡng.

Cố Đại lão Hoà thượng Kim Cương Tử cho rằng: Hoà thượng Thuỷ Nguyệt là tổ đời thứ 36 của Bắc Tông Tào Động và là Đệ nhất tổ của Nam Tông Tào Động. Sư Tổ Thuỷ Nguyệt không chỉ khai nguyên chốn tổ Nhẫm Dương, mà trụ trì chùa Hạ Long (Hải Dương), hoằng dương Phật pháp và độ tăng ở Côn Sơn, Quỳnh Lâm, Yên Tử, Đông Sơn...Cũng theo cố Đại lão Hoà thượng Kim Cương Tử thì Hoà thượng Thủy Nguyệt còn là tổ khai sáng chùa Hoè Nhai (Hồng Phúc tự) ở phố Hàng Than, Ba Đình, Hà Nội...

Khoảng đời vua Lê Hy Tông (1676-1705), ở miền Bắc nước ta, bên cạnh phái Tào Động do tổ Thủy Nguyệt hoằng truyền còn có phái Liên Tông do Ngài Lân Giác thành lập ở chùa Liên Phái (Bạch Mai – Hà Nội). Ngài Lân Giác là đệ tử của Thiền sư Chính Giác, ngài Chính Giác là đệ tử của ngài Minh Lương, ngài Minh Lương là đệ tử của ngài Chuyết Công, người Trung Hoa, tức là chi phái của phái Lâm Tế. Cả hai phái thiền Tào Động và Lâm Tế đều là chi phái của dòng thiền Bồ Đề Đạt Ma (Lâm Tế, Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn và Ngưỡng Sơn (còn gọi là Quy Sơn)), ứng với câu: “Nhất hoa hiện thụy, ngũ diệp lưu phương”.

 Người hoằng truyền Thiền pháp Tào Động sớm nhất ở Đàng Trong có lẽ là Thiền sư Thạch Liêm Đại Xán, người Giang Nam. Theo Hòa thượng Thích Đức Nhuận, cuộc hành hương sang Việt Nam của Hòa thượng Thạch Liêm Đại Xán vào ngày 15 tháng Giêng năm Ất Hợi, niên hiệu Khang Hy thứ XXXIV (1695), đến Thuận Hóa ngày 1-2, Hòa thượng được chúa Nguyễn Phúc Chu đón tiếp nồng hậu và rước về chùa Thiền Lâm. Ngày 1-4 năm Ất Hợi (1695), Chúa lập đại giới đàn ở chùa Thiên Mụ, cầu thỉnh Hòa thượng truyền thụ giới pháp Bồ tát cho 1.000 giới tử và được Hòa thượng Thạch Liêm Đại Xán đặt pháp danh là Hưng Long, hiệu Thiên Túng Đạo Nhân. Hòa thượng được Chúa Nguyễn Phúc Chu bái làm quốc sư, sau về Trung Quốc. Đệ tử của Ngài là Thiền sư Hưng Liên, tự Qủa Hoằng, người Quảng Đông tiếp tục hoằng truyền pháp phái Tào Động ở các tỉnh Nam Trung Bộ và cũng nhận được sự trọng thị của Chúa Nguyễn Phúc Chu. Chúa Nguyễn Phúc Chu sắc phong Thiền sư Hưng Liên làm Đại Việt quốc sư. Trong “Hải ngoại ký sự”, Hòa thượng Thạch Liêm Đại Xán có ghi chuyện: “Đệ tử pháp tự Hưng Liên, tự Qủa Hoằng, được chúa Nguyễn bái làm quốc sư”… Chùa Nhẫm Dương - do Đệ nhất tổ phái Tào Động Thủy Nguyệt khởi lập (nơi khai sinh ra Thiền phái Tào Động ở nước ta) thuộc địa bàn thôn Nhẫm Dương, xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Chùa Nhẫm Dương tên chữ là Thánh Quang, dân gian quen gọi là chùa Nhẫm, nằm lọt thỏm trong khu hang động núi đá vôi Nhẫm Dương thuộc xã Duy Tân, huyện Kinh Môn. Điều kỳ lạ là dường như tất cả các dãy núi đá trùng trùng điệp điệp vây quanh chùa đều có đỉnh hướng về ngọn núi Nhẫm Dương - nơi Chùa Thánh Quang tọa lạc. Chùa được xây dựng từ thời Trần (1225-1400). Chùa Nhẫm Dương khoảng gần 30 hang động lớn nhỏ tạo thành một cảnh Phật toàn bích. Đáng quan tâm là động (hang) Thánh Hoá, nơi Sư Tổ Thuỷ Nguyệt nhập niết bàn, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được rất nhiều di cốt hoá thạch của 27 loài động vật như: voi, tê giác, hổ, báo, nhím, lợn rừng, đười ươi (pôngô)...có niên đại cách ngày nay 3-5 vạn năm cùng nhiều di vật khảo cổ thời đại đồ đá, thời đồng thau và các pho tượng tượng Phật bằng đá có niên đại thời nhà Nguyễn...Tầng văn hoá ở đây dày tới 4m vẫn đang chờ giới khảo cổ học đánh thức, khám phá. Kỳ bí nhất vẫn là hiện tượng chỗ Sư Tổ Thủy Nguyệt thiền định nhập cõi niết bàn, phía trên đầu vẫn lưu giữ một vệt lõm sâu đúng bằng đầu người và phía dưới là một vết lõm giống như bàn chân người. Theo truyền ngôn, khi Sư Tổ Thủy Nguyệt đắc đạo Kim Cương đã thúc đầu, đạp chân vào núi đá nhằm lưu lại thánh tích ở cõi Sa Bà, nên động có tên gọi Thánh Hoá (?)

 Cùng với hệ thống hang động kỳ ảo, chùa Nhẫm Dương (Thánh Quang tự) là chốn tổ của phái Tào Động do sư tổ Thủy Nguyệt khai sáng. Di tích có quy mô lớn, được khởi dựng từ thời Trần (1226-1400), chùa được tôn tạo sầm uất vào thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn. Năm 1952, chùa bị thực dân Pháp tàn phá nặng nề. Sau ngày hòa bình lập lại (1954), nhân dân địa phương dựng lại chùa bằng tranh tre, nứa lá. Sau miền Nam hoàn toàn giải phóng, sư trụ trì cùng tín đồ Phật tử phục dựng lại chốn tổ bằng gạch, lợp ngói với quy mô nhỏ bé, khiêm nhừng. Năm 1996, chùa mới được trùng tu khang trang như ngày nay. Để phục dựng và mở mang lại chốn tổ Thiền phái Tòa Động rất cần có sự công đức, quyên góp của đông đảo tăng ni, Phật tử, các nhà hằng tâm, hằng sản của Xứ Đông và cả nước.

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state