Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Thiền sư Thường Chiếu  (常照, ? – 1203) tu sĩ, nhà lãnh đạo Phật giáo Đại Việt
Thường Chiếu (常照, ? – 1203), là một tu sĩ, nhà lãnh đạo Phật giáo Đại Việt đời Lý. Ông theo pháp môn Thiền tông, là thiền sư thuộc thế hệ thứ 12[1] của thiền phái Vô Ngôn Thông. Hiện nay, tư liệu tiểu sử sớm nhất còn sót lại về ông nằm trong bộ Thiền uyển tập anh. Thân thế và đạo nghiệp[sửa | sửa mã nguồn] Thiền sư là người họ Phạm nhưng không rõ tên, sinh ra ở làng Phù Ninh, nay thuộc huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ. Theo Thiền uyển tập anh, khi chưa xuất gia, ông đã từng làm quan đến chức Lệnh đô tào ở cung Quảng Từ dưới triều vua Lý Cao Tông. Sau đó, ông từ quan đi xuất gia theo học với Thiền sư Quảng Nghiêm (1122-1190, thuộc đời thứ 11 thiền phái Vô Ngôn Thông) ở chùa Tịnh Quả.
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:495

Các tên gọi khác

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nam
Religion : Group
blood : B+
Thiền sư Thường Chiếu  (常照, ? – 1203) tu sĩ, nhà lãnh đạo Phật giáo Đại Việt

Thường Chiếu (thiền sư)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thiền sư
Thường Chiếu
常照
Tôn giáo Phật giáo
Trường phái Đại thừa
Tông phái Thiền tông
Thiền phái Vô Ngôn Thông (thế hệ thứ 12)
Chùa Chùa cổ làng Ông Mạc (trụ trì)
Chùa Lục Tổ (trụ trì)
Cá nhân
Sinh Không rõ
làng Phù Ninh, Đại Việt
(nay thuộc huyện Phong Châu, tỉnh Phú ThọViệt Nam)
Mất 1203
chùa Lục Tổ, làng Dịch Bảng, phủ Thiên Đức, Đại Việt
(nay là làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, Bắc NinhViệt Nam)
Sự nghiệp tôn giáo
Xuất gia chùa Tịnh Quả
Thầy Quảng Nghiêm
Môn đồ Hiện Quang
Thần Nghi
Thông Thiền
Tác phẩm Thích đạo khoa giáo
Nam tông tự pháp đồ
Một phần của loạt bài về
Thiền sư Việt Nam
Ensō

Sơ khai[hiện]

Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi[hiện]

Thiền phái Vô Ngôn Thông[hiện]

Thiền phái Thảo Đường[hiện]

Thiền phái Trúc Lâm[hiện]

Lâm Tế tông[hiện]

Tào Động tông[hiện]

 Cổng thông tin Phật giáo

Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Thường Chiếu (định hướng)

Thường Chiếu (常照, ? – 1203), là một tu sĩ, nhà lãnh đạo Phật giáo Đại Việt đời . Ông theo pháp môn Thiền tông, là thiền sư thuộc thế hệ thứ 12[1] của thiền phái Vô Ngôn Thông. Hiện nay, tư liệu tiểu sử sớm nhất còn sót lại về ông nằm trong bộ Thiền uyển tập anh.

Thân thế và đạo nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Thiền sư là người họ Phạm nhưng không rõ tên, sinh ra ở làng Phù Ninh, nay thuộc huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ. Theo Thiền uyển tập anh, khi chưa xuất gia, ông đã từng làm quan đến chức Lệnh đô tào ở cung Quảng Từ dưới triều vua Lý Cao Tông. Sau đó, ông từ quan đi xuất gia theo học với Thiền sư Quảng Nghiêm (1122-1190, thuộc đời thứ 11 thiền phái Vô Ngôn Thông) ở chùa Tịnh Quả.

Khi được tâm truyền của thầy, Thiền sư Thiền Chiếu ở lại thêm vài ba năm để hầu thầy, rồi mới lui về một ngôi chùa cổ ở làng Ông Mạc (Bắc Ninh) để trụ trì và giảng pháp, kết nạp rất nhiều đệ tử[2]. Ít lâu sau, Thiền sư Thường Chiếu lại dời sang trú trì tại chùa Lục Tổ ở làng Dịch Bảng, phủ Thiên Đức (Bắc Ninh), vốn là một tổ đường rất xưa của thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi. Trong sách Thiền uyển tập anh có tường thuật một đoạn hội thoại với đệ tử, phản ánh nhận thức Phật pháp của ông:

Có vị Tăng hỏi: "Khi vật và ta duyên nhau thì làm thế nào?"

Sư đáp:

"Ta vật đều quên,
Tâm tính vô thường
Dễ sinh dễ diệt
Giây phú không ngừng,
Ai kẻ vin bắt?
Sinh thì vật sinh
Diệt thì vật diệt
Pháp kia có được
Thường không sinh diệt"

Vị Tăng thưa: "Người học chưa hiểu, xin thầy dạy lại". Sư bảo: "Rõ tâm tình mà tu đạo, thì ít sức mà dễ thành; không rõ tâm mình mà tu đạo, thì chỉ phí công vô ích mà thôi".

Lại hỏi: "Pháp thân biến khắp mọi nơi là thế nào?"

Sư đáp: "Như một lỗ chân lông, biến khắp cả pháp giới, tất cả lỗ chân lông thảy đều như thế. Nên biết không có một chút nào mà không có thân Phật. Vì cớ sao? Vì pháp thân ứng hóa thành Đẳng chánh giác, không chỗ nào không đến. Phải biết như vầy: Đức Như Lai dùng sức tự tại của tâm, không khởi, không chuyển mà chuyển pháp luân, vì biết tất cả pháp thường không khởi. Dùng ba thứ pháp nói đoạn nên không đoạn, mà chuyển pháp luân, vì biết tất cả pháp đều lìa biên kiến. Lìa cõi Dục và cõi Phi Dục mà chuyển pháp luân, vì vào cõi hư không của tất cả các pháp (38b1). Không có ngôn thuyết mà chuyển pháp luân, vì biết tất cả các pháp đều không thể nói. Rốt ráo tịch diệt mà chuyển pháp luân, vì biết rõ tất cả các pháp là tính Niết bàn (3). Ấy gọi là không có tính tướng, không có tính tận, không có tính sinh, không có tính diệt, không có tính ngã, không có tính phi ngã, không có tính chúng sinh, không có tính phi chúng sinh, không có tính Bồ tát, không có tính pháp giới, không có tính hư không cũng không có tính thành Đẳng chánh giác (6). Bèn nói tiếp bài kệ sau:

"Tại thế làm thân người
Tâm là tạng Như Lai
Chiếu ngời khắp mọi cõi
Vắng bóng lúc tìm tòi".

 

Ở đây, ngoài việc giảng dạy cho môn đồ, Thiền sư Thường Chiếu còn bổ túc cho tập sử liệu Phật giáo do Thiền sư Thông Biện để lại, mà sau này sẽ trở thành cuốn Thiền uyển tập anh [3].

Ngày 24 tháng Chín (âm lịch) năm Thiên Gia Bảo Hựu thứ 2 (1203) đời Lý Cao Tông, Thiền sư Thường Chiếu cho hay mình đau, nhóm chúng nói kệ, rồi ngồi kiết già viên tịch [4]. Sau đó, các đệ tử làm lễ hỏa táng thầy, đưa vào tháp để tôn thờ.

Tác phẩm của Thiền sư Thường Chiếu để lại có:

  • Thích đạo khoa giáo
  • Nam tông tự pháp đồ, viết về sự truyền thừa của Phật giáo ở Đại Việt, nhưng đã thất lạc.

Thiền sư Thường Chiếu có ba người đệ tử nổi bật, đó là: Hiện Quang (là người sẽ khai sơn thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đời Trần), Thần Nghi (là người được thầy trao lại các tập sử liệu Phật giáo), và Thông Thiền (hay Thông Sư. Ông chỉ là cư sĩ, nhưng sau đào tạo được Thiền sư Tức Lự)[5]

Kệ thị tịch[sửa | sửa mã nguồn]

Bài kệ trước khi Thiền sư Tường Chiếu viên tịch như sau:

Phiên âm Hán-Việt:
Đạo bổn vô nhan sắc
Tân tiên nhật nhật khoa
Đại thiên sa giới ngoại
Hà xứ bất vi gia.
Nghĩa là:
Đạo vốn không màu sắc
Ngày ngày lại mới tươi
Ngoài đại thiên sa giới
Đâu chẳng phải nhà ngươi.

Đóng góp cho Phật giáo Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài công xiển dương và truyền dạy giáo lý Phật giáo cho tăng chúng, Thiền sư còn có công thống nhất ba thiền phái lúc bấy giờ.

Theo sử liệu thì vào cuối đời , thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi đã mất dần ảnh hưởng. Vì vậy, người của phái này đã mời Thiền sư Thường Chiếu thuộc phái Vô Ngôn Thông sang làm trú trì chùa Lục Tổ, là một ngôi tổ đường lớn của thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi.

Tuy nhiên, nhờ ở nơi ấy, mà Thiền sư Thường Chiếu đã thu thập được nhiều tài liệu để bổ túc cho tập sử liệu do thiền sư Thông Biện để lại. Và đó cũng là cơ hội để Thiền sư góp công làm cho phái thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi và phái thiền Vô Ngôn Thông hòa nhập làm một.

Theo GS. Nguyễn Lang (tức Thiền sư Thích Nhất Hạnh), Thiền sư Thường Chiếu có thể gọi là người khởi đầu cho sự tổng hợp giữa ba thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chiVô Ngôn ThôngThảo Đường, và cũng là gạch nối giữa Phật giáo đời  và Phật giáo đời Trần. Nói cách khác, Thiền sư chính là gạch nối giữa nền Phật giáo "ba tông phái" với nền Phật giáo "một tông phái" (đời Trần chỉ còn một tông phái là Trúc Lâm Yên Tử[6].

Hiện Pháp danh Thường Chiếu của Thiền sư đã được đặt cho một ngôi thiền viện lớn ở tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Người có công tạo lập ra trung tâm tu học này là Hòa thượng Thích Thanh Từ.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Theo nhà nghiên cứu Trần Văn Giáp, thì thế hệ thứ 12 thuộc thiền phái Vô Ngôn Thông gồm 7 vị, nhưng chỉ biết có một mình Thường Chiếu mà thôi ("Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ 13", tr. 146).
  2. ^ Năm Thiền sư Thường Chiếu rời chùa Tịnh Quả có lẽ là năm 1190, tức là năm thầy Quảng Nghiêm viên tịch (theo GS. Nguyễn Lang, tr. 241).
  3. ^ Theo GS. Nguyễn Lang, tr. 242.
  4. ^ sách Thiền uyển tập anh ghi Thiền sư Thường Chiếu bị "đau tim". Còn Thiền sư Việt Nam lại ghi là bị "đau bụng" (tr. 203).
  5. ^ Theo GS. Nguyễn Lang, tr. 240.
  6. ^ Theo Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận (Tập 1, tr. 240). Có tham khảo thêm Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Thượng tọa Thích Minh Tuệ (tr. 268).

Sách tham khảo chính[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nguyễn Lang (tức Thiền sư Thích Nhất Hạnh), Việt Nam Phật giáo sử luận (Tập 1). Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1992.
  • Thích Thanh TừThiền sư Việt Nam. Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản, 1992.
  • Thích Minh Tuệ, Lịch sử Phật giáo Việt Nam. Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản, 1993.
  • Trần Văn Giáp, "Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ 13" in trong Nhà sử học Trần Văn Giáp. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1996.
  • Khuyết danh, Thiền uyển tập anh (Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga dịch). Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990.
.

Thiền Sư THƯỜNG CHIẾU

(? - 1203)-(Đời thứ 12, dòng Vô Ngôn Thông)

Sư họ Phạm, quê làng Phù Ninh. Triều Lý Cao Tông (1176-1210), Sư làm quan Lệnh Đô Tào ở cung Quảng Từ. Sau từ quan đi xuất gia theo học với Thiền sư Quảng Nghiêm ở chùa Tịnh Quả, chính Sư là người được tâm ấn. Sư ở đây hầu thầy nhiều năm.

Sau đó, Sư tìm đến phường Ông Mạc trụ trì một ngôi chùa cổ, mở mang giáo hóa môn đồ. Rốt sau, Sư dời về chùa Lục Tổ ở làng Dịch Bảng, phủ Thiên Đức trụ trì. Tăng chúng tìm đến tu học càng ngày càng đông.

Có vị tăng hỏi:- Khi vật ngã vin nhau thì thế nào?

Sư đáp:

- Về tâm tánh thì vật ngã cả hai đều quên, vì nó vô thường dễ sanh dễ diệt, sát-na (chớp mắt) không dừng thì có cái gì vin nhau ? Sanh là vật sanh, diệt là vật diệt, pháp đã được kia, thường không sanh diệt.

Tăng thưa:

- Con vẫn chưa hiểu, xin Thầy thương xót chỉ dạy ?

Sư bảo:

- Rõ được tâm mà tu hành thì tỉnh lực dễ thành, không rõ tâm mà tu hành thì phí công vô ích.

- Thế nào là pháp thân khắp tất cả chỗ ?

- Như một lỗ chân lông khắp cả pháp giới, tất cả lỗ chân lông thảy đều như thế. Nên biết, nếu tâm không thì không có một tí kẽ hở nào không phải thân Phật. Vì cớ sao? Vì pháp thân ứng hóa thành Phật không chỗ nào chẳng đến? Thế nên, phải biết đúng như thế. Như Lai dùng sức tâm tự tại, trong chỗ không khởi chuyển mà chuyển pháp luân; biết tất cả pháp thường không khởi, dùng ba thứ pháp nói đoạn, nhưng thật không đoạn mà chuyển pháp luân, biết tất cả pháp lìa biên kiến (chấp một bên) nên ở mé ly dục, nhưng không phải trừ mà chuyển pháp luân. Vào mé hư không của tất cả pháp, nên không có ngôn thuyết mà chuyển pháp luân; biết tất cả pháp là tánh Niết-bàn, nên nói rằng: tánh không tướng, tánh không tận, tánh không sanh, tánh không diệt, tánh không ngã, tánh chẳng phải chẳng ngã, tánh không chúng sanh, tánh chẳng phải chẳng chúng sanh, tánh không Bồ-tát, tánh không pháp giới, tánh không hư không, cũng không có tánh thành Phật.

 

          Nói xong liền nói kệ:

          Ở đời làm thân người,

          Nơi tâm Như Lai tạng.

          Chiếu soi cùng khắp nơi,

          Tìm đó lại càng rỗng.
 

          (Tại thế vi nhân thân,        

          Tâm vi Như Lai tạng,        

          Chiếu diệu thả vô phương,

          Tầm chi cánh tài khoáng.)

Đến ngày 24 tháng 9 niên hiệu Thiên Gia Bảo Hựu thứ hai (1203), Sư cho hay đau bụng, nhóm chúng nói kệ:

 

          Đạo vốn không nhan sắc,

          Ngày ngày lại mới tươi,

          Ngoài đại thiên sa giới,

          Chỗ nào chẳng là nhà.
 

          (Đạo bản vô nhan sắc,       

          Tân tiên nhật nhật khoa,    

          Đại thiên sa giới ngoại,     

          Hà xứ bất vi gia.)   

Nói kệ xong, Sư ngồi kiết già thị tịch.

Tác phẩm của Sư:

          1. Thích Đạo Khoa Giáo, 1 quyển.

          2. Nam Tông Tự Pháp Đồ, 1 quyển.

          Và hai bài kệ trên.

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state