Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Thiền sư Tịnh Giác Thiện Trì (? -?) -thiền sư VN thế kỷ 18
Thiền sư Tịnh Giác Thiện Trì hay Linh Phong thiền sư (? - ?), hiệu là Mộc Y Sơn Ông (Ông Núi mặc áo vỏ cây), thường được gọi là Ông Núi (Sơn Ông); là một nhà sư Trung Quốc sang Việt Nam tu trì ở núi Bà (Phù Cát, Bình Định) vào thế kỷ 18. Thân thế và hành trạng[sửa | sửa mã nguồn] Khảo cứu trong "Sơn môn tự phả" và "Pháp tọa thế thứ đồ vị" có ở chùa Linh Phong trước đây, thì tên tục của Thiền sư Tịnh Giác Thiện Trì (gọi tắt là thiền sư) là Lê Ban, người ở kinh đô Bắc Kinh (Trung Quốc)[1]. Nhưng theo danh thần Đào Tấn, tên tục này chưa hẳn đã đúng, vì "biết đâu đây là người lánh đời, giấu tên"[1].
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:506

Các tên gọi khác

Tịnh Giác Thiện Trì , Linh Phong thiền sư , Mộc Y Sơn Ông

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nam
Religion : Group
blood : B+
Thiền sư Tịnh Giác Thiện Trì (? -?) -thiền sư VN thế kỷ 18

Tịnh Giác Thiện Trì

 

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thiền sư Tịnh Giác Thiện Trì hay Linh Phong thiền sư (? - ?), hiệu là Mộc Y Sơn Ông (Ông Núi mặc áo vỏ cây), thường được gọi là Ông Núi (Sơn Ông); là một nhà sư Trung Quốc sang Việt Nam tu trì ở núi Bà (Phù CátBình Định) vào thế kỷ 18.

Thân thế và hành trạng[sửa | sửa mã nguồn]

Khảo cứu trong "Sơn môn tự phả" và "Pháp tọa thế thứ đồ vị" có ở chùa Linh Phong trước đây, thì tên tục của Thiền sư Tịnh Giác Thiện Trì (gọi tắt là thiền sư) là Lê Ban, người ở kinh đô Bắc Kinh (Trung Quốc)[1]. Nhưng theo danh thần Đào Tấn, tên tục này chưa hẳn đã đúng, vì "biết đâu đây là người lánh đời, giấu tên"[1].

Cũng theo hai tài liệu trên, năm Nhâm Ngọ (1702), thời chúa Nguyễn Phúc Chu, thiền sư đến một nơi có "rừng cây, suối đá sâu thẳm, tịch mịch, vẻ đẹp không gì sánh nổi" là núi Bà ở vùng miền biển Phương Phi (Phương Thái, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định), cách thành Trà Bàn (Đồ Bàn) hơn 30 dặm để ẩn tu. Trước thiền sư tu trì trong hang núi ở phía đông, sau mới đến lưng chừng núi "phát gai dại, vác đá to xây chỗ này, lấp chỗ kia, kết cỏ làm tranh, dựng lên am nhỏ, đặt tên là chùa Dũng Tuyền"[2].

Tương truyền, thiền sư lấy vỏ cây làm y phục. Mỗi khi cần vật thực, thiền sư vào núi kiếm củi, bó thành bó to rồi đem xuống núi đặt bên vệ đường, người dân địa phương đem gạo, rau...đổi lấy.

Năm Quý Sửu (1733), chúa Nguyễn Phúc Chú vì mộ đức thiền sư nên ban hiệu là "Tịnh Giác Thiện Trì Đại Lão Thiền Sư", và lệnh xây cất lại am Dũng Tuyền thành một ngôi chùa lớn lợp ngói, đặt tên là "Linh Phong Thiền Tự".

Năm Tân Dậu (1741), chúa Nguyễn Phúc Khoát cho mời thiền sư đến phủ chúa (Phú Xuân) để tham vấn học hỏi về Phật pháp. Ở đấy gần một tháng, được chúa rất quý mến, nên khi về thiền sư được ban cho áo cà sa có vòng ngọc và móc vàng, để làm pháp phục [3].

Thiền sư Tịnh Giác Thiện Trì viên tịch tại chùa Linh Phong vào thời Tây Sơn (1778-1802), đồ chúng lập tháp thờ ở bên phải chùa vào năm Thái Đức (hiệu của Nguyễn Nhạc) thứ 8 (1785). Tháp có câu đối chữ Hán:

Quyền thạch tiệm thành sơn, thản thản u trinh thường lạc thổ;
Chúng lưu năng vi thủy, man man không tế động đình thiên.

Nghĩa là:

Gom đá dần thành núi, đất Thường Lạc (cõi Phật) thênh thang tĩnh mịch;
Nhiều dòng tạo nên sông, trời Động Đình bát ngát mênh mông[4].

Song có người bảo rằng tháp mới xây dựng sau này để làm kỷ niệm, chớ thật ra thiền sư đã bỏ đi đâu mất kể từ khi Trương Phúc Loan chuyên quyền, và trong nước có loạn...[5]

Theo Đào Tấn, thì thiền sư Tịnh Giác Thiện Trì có chú giải bộ kinh Pháp hoa và soạn quyển Ngọc Thạch đồ chương gồm 7 mục: 1/ Ngôi chùa lưng chừng núi. 2/ Thuở dựng chùa Dũng Tuyền. 3/ Hiệu là Ông núi. 4/ Gặp ta trong đá. 5/ Nơi yên tĩnh. 6./ Tính khí lặng lẽ. 7/ Nhà đá (thạch thất). Ngoài ra, thiền sư "cũng có làm thơ đề vịnh, dấu bút mấy tờ, nhưng sư ở chùa vì không biết nên lấy số giấy ấy bồi bức vẽ tượng...rất tiếc thay"[1].

Sau khi viên tịch[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Linh Phong tự ký của Đào Tấn, năm 1808, vâng lệnh Thánh mẫu là Hoàng hậu Hiếu Khương, vua Gia Long ban lệnh không cho ai được xâm phạm hay lấy các vật dụng ở chùa trong khi chờ đợi trùng tu.

Đến đời Minh Mạng, một hôm nhà vua bị bệnh, vừa chợp mắt thì mộng thấy một vị sư già mặc áo vỏ cây đứng bên giường hầu quạt, đến sáng thì khỏi bệnh. Khi ngự triều, nhà vua đem chuyện ấy hỏi các quan, có người tâu rằng vị sư già đó có lẽ là Linh Phong thiền sư ở chùa Linh Phong ngày xưa. Vì vậy, năm 1826, nhà vua sai quan trấn gom góp các pháp phục và vật dụng của các triều trước ban thưởng cho thiền sư, đưa về kinh đô (Huế) cho vua xem. Rồi nhân đó theo mẫu cũ chế ra một bộ cà sa có móc vàng và vòng ngà mới để thờ, đồng thời vua cũng cấp cho 120 lượng bạc giao cho quan trấn lo việc trùng tu chùa [6].

Vào đời Tự Đức, đại thần Phan Thanh Giản có đến viếng chùa Linh Phong và làm thơ đề vịnh.

Từ năm 1884 đến 1885, dưới triều Kiến Phúc và Hàm Nghi, đại thần Đào Tấn "bỏ quan về Nam, ẩn giấu tích ở chùa Linh Phong để lánh loạn"[1]. Ở đây, ông đã tìm được một bộ Pháp hoa do chính tay thiền sư chú giải, và một quyển Ngọc Thạch đồ chương.

Năm 1895Đào Tấn được bổ làm Thượng thư bộ Công[1]. vì muốn sửa sang ngôi cổ tự, nên ông đem việc ấy tâu lên, vua Thành Thái bèn giao cho tỉnh thần 70 lạng bạc lo việc trùng tu chùa, đồng thời sai hiểu dụ dân trong tỉnh quyên góp thêm, đến tháng 8 (âm lịch) năm Đinh Dậu (1897) thì hoàn tất, và quang cảnh chùa lúc bấy giờ rất đẹp [1].

Năm Thành Thái thứ 15 (1903), Đào Tấn viết "Linh Phong tự ký" nhằm ghi lại "chút chuyện về chùa Linh Phong để khỏi mất mát"[1].

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. a b c d e f g Theo Đào Tấn, "Linh Phong tự ký".
  2. ^ Những chữ trong ngoặc kép là trích trong "Linh Phong tự ký" của Đào Tấn.
  3. ^ Chép theo "Linh Phong tự ký" và Chính biên (tr. 992) và
  4. ^ Chép theo Lịch sử Phật giáo Đàng Trong (Tập 2, tr. 113). Có bản chép hơi khác.
  5. ^ Theo Bước lãng du, tr. 132.
  6. ^ Theo Linh Phong tự ký và Chính biên (tr. 992-993).

Sách tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

.

Thiền Sư  TỊNH GIÁC THIỆN TRÌ

(MỘC Y SƠN ÔNG)

Thiền sư Tịnh Giác - Thiện Trì, húy Tánh Ban, hiệu là Mộc Y Sơn Ông thường được gọi là Ông Núi hay Ông Núi mặc áo vỏ cây, tên là Lê Ban, người Trung  Hoa (?).

Năm Nhâm Ngọ (1702), thời chúa Nguyễn Phước Chu, Ông Núi đến núi Linh Phong ở vùng miền biển Phương Phi, Phương Thái, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, lập am tranh tu hành, đặt tên chùa là Dũng Tuyền.

Tương truyền, hằng ngày ông vào núi hái củi, bó thành bó to, đội củi xuống núi đặt bên vệ đường, người dân địa phương đem gạo, rau đổi lấy. Núi này nhiều cọp beo và thú dữ, nhưng với đức hạnh cao phong của Ông Núi, thú dữ trở nên hiền lành, gần gũi nhau thân thiện, không còn cách biệt giữa người và vật.

Năm Quí Sửu (1733), chúa Nguyễn Phước Trú (1726-1738) nghe danh Ông Núi, quí trọng ông là một Thiền sư chân chính nên ra lệnh xây cất lại chùa Dũng Tuyền trở thành một ngôi chùa lớn, đặt tên chùa là “Linh Phong Thiền Tự”, lại ban cho tấm hoành có viết bốn chữ “Linh Phong Thiền Tự”, phía trái khắc chữ “Vĩnh Khánh, tháng giêng năm Quí Sửu”, phía mặt có khắc chữ “Quốc Chủ ngự đề”. Chúa cũng ban cho chùa câu đối:

          Hải ngạn khởi lương nhân, pháp vũ phổ thiên tư Phật thổ.      

          Linh Phong ngưng thoại khí, tường vân biến địa ấm nhân gian.

          (Bờ biển gặp duyên may, mưa pháp khắp trời thấm nhuần đất Phật.

          Núi Linh đọng khí tốt, mây lành khắp chốn che chở người đời.)       

Chúa lại ban cho Ông Núi hiệu “Tịnh Giác Thiện Trì Đại Lão Thiền sư”.

Năm Tân Dậu (1741), niên hiệu Cảnh Hưng thứ ba, chúa Võ Vương Nguyễn Phước Khoát (1738-1765) sắc triệu “Ông Núi” về đô thành Phú Xuân tham vấn Phật pháp. Ông Núi xách tích trượng về phủ Chúa ở đó một tháng. Chúa ban cho Ông Núi ca-sa có móc vàng, vòng ngọc.

Ông Núi viên tịch tại chùa Linh Phong vào thời Tây Sơn, đồ chúng lập tháp thờ ở bên phải chùa vào năm Thái Đức thứ tám (1785). Tháp có câu đối:

          “Quyền thạch tiệm thành sơn, thản thản u trinh thường lạc thổ.

          Chúng lưu năng vi thủy, man man không tế Động Đình thiên.”

          (Gom đá dần dần thành núi, tĩnh mịch thênh thang đất Phật vui.

          Nhiều dòng nước thành sông, mênh mông bát ngát trời Động Đình.)

Năm Gia Long thứ bảy (1808), Hoàng hậu Hiếu Khương ra lịnh cho trùng tu chùa Linh Phong, trong khi trùng tu, không ai được lấy đi bất cứ một vật gì của chùa.         

Tương truyền vào thời vua Minh Mạng (1821-1840), một hôm vua bị bệnh, vừa chợp mắt mộng thấy một vị sư già mặc áo vỏ cây đứng bên giường ngọc quạt cho vua. Sáng sớm hôm sau vua hết bệnh, và khỏe mạnh như thường. Ngự triều kể lại chuyện đêm qua, có quan trong triều cho rằng: vị Sư già đó có lẽ là Mộc Y Sơn Ông (ông Núi mặc áo vỏ cây) ở chùa Linh Phong ngày xưa. Vì vậy vua xuống sắc ra lịnh cho quan trấn tỉnh Bình Định trùng tu lại chùa Linh Phong, cấp cho một trăm hai mươi lượng bạc, đồng thời vua ra lệnh cho quan địa phương thỉnh pháp phục của Sơn Ông được triều trước ban thưởng đem về cung Nội ở kinh đô Huế để vua chiêm ngưỡng, rồi theo mẫu đó, chế ra một áo ca-sa móc vàng, vòng ngà mới ban cho đem về chùa thờ cúng.

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state