Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Thiền sư Từ Đạo Hạnh (1072 – 1116) - thiền sư nổi tiếng VN thời Lý
Từ Đạo Hạnh (chữ Hán: 徐道行; 1072 – 1116), tục gọi là Đức Thánh Láng (德聖𣼽), là một thiền sư người Việt Nam thời nhà Lý. Cuộc đời ông được ghi lại dưới nhiều màu sắc huyền thoại.[1] Trước khi truyền thuyết về Liễu Hạnh phổ biến, ông thường được liệt vào hàng thánh nổi tiếng trong tín ngưỡng Việt Nam, gọi là Tứ bất tử. Truyền thuyết nổi tiếng nhất về ông chính là việc ông trút xác, hóa thân thành con trai của Sùng Hiền hầu là Lý Dương Hoán, chính là Lý Thần Tông sau này. Chính vì truyền thuyết nổi tiếng này, cùng sự huyền diệu của các câu chuyện dân gian về ông đã khiến trong một thời gian ông có tên trong danh sách Tứ bất tử của người Việt Nam, cho đến khi truyền thuyết về Bà Chúa Liễu Hạnh trỗi dậy. Dân chúng lập đền thờ ông tại chùa Thiên Phúc (nay thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội), tục gọi là chùa Thầy và chùa Láng[2], chùa Nền ở Hà Nội. Hàng năm, lễ hội chùa Thầy được mở vào ngày 7 tháng 3 âm lịch, tương truyền là ngày ông viên tịch[3].
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:448

Các tên gọi khác

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nam
Religion : Group
blood : B+
Thiền sư Từ Đạo Hạnh (1072 – 1116) - thiền sư nổi tiếng VN thời Lý

Từ Đạo Hạnh

 

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thiền sư
Từ Đạo Hạnh
徐道行

Tượng Từ Đạo Hạnh tại chùa Thầy

Tôn xưng Đức Thánh Láng
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáo Phật giáo
Thông tin cá nhân
Sinh  
Thế danh Từ Lộ
Ngày sinh 1072
Mất  
Ngày mất 1116
Nơi mất chùa núi Sài Sơn
Thân quyến  
Cha Từ Vinh
Mẹ Tăng Thị Loan
 Cổng thông tin Phật giáo

Từ Đạo Hạnh (chữ Hán: 徐道行; 1072 – 1116), tục gọi là Đức Thánh Láng (德聖𣼽), là một thiền sư người Việt Nam thời nhà Lý. Cuộc đời ông được ghi lại dưới nhiều màu sắc huyền thoại.[1] Trước khi truyền thuyết về Liễu Hạnh phổ biến, ông thường được liệt vào hàng thánh nổi tiếng trong tín ngưỡng Việt Nam, gọi là Tứ bất tử.

Truyền thuyết nổi tiếng nhất về ông chính là việc ông trút xác, hóa thân thành con trai của Sùng Hiền hầu là Lý Dương Hoán, chính là Lý Thần Tông sau này. Chính vì truyền thuyết nổi tiếng này, cùng sự huyền diệu của các câu chuyện dân gian về ông đã khiến trong một thời gian ông có tên trong danh sách Tứ bất tử của người Việt Nam, cho đến khi truyền thuyết về Bà Chúa Liễu Hạnh trỗi dậy.

Dân chúng lập đền thờ ông tại chùa Thiên Phúc (nay thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc OaiHà Nội), tục gọi là chùa Thầy và chùa Láng[2]chùa Nền ở Hà Nội. Hàng năm, lễ hội chùa Thầy được mở vào ngày 7 tháng 3 âm lịch, tương truyền là ngày ông viên tịch[3].

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tương truyền ông tên là Lộ (路) con của quan Đô sát Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan. Do Từ Vinh bị giết bởi một pháp sư có tên là Đại Điên, Từ Lộ đã có ý đi sang Tây Thiên tu luyện phép thuật giết Đại Điên để trả thù cho cha nhưng đi nửa đường đã quay lại và chọn núi Sài Sơn chùa Phật Tích để tu hành. Ngài chuyên trì kinh "Đại Bi Tâm Đà La Ni" của đức Quán thế Âm tới khi cảm ứng, có vị thần tự xưng Trấn Thiên vương hiện lên và xin làm đệ tử để cho ngài sai khiến. Sau đó ngài dùng gậy đánh chết Đại Điên.

Đại Điên cũng là người tu hành nên sau đó tái sinh làm đứa trẻ, tuy 3 tuổi mà chuyện gì cũng biết, được gọi là Giác Hoàng. Vua Lý Nhân Tông biết chuyện kỳ lạ bèn đón về Kinh Sư cho nó ở chùa Báo Thiên. Vua muốn nhận đứa trẻ làm con nhưng quần thần và dân chúng không nghe, nên vua lập đàn cầu nguyện pháp hội kéo dài 7 ngày để đứa trẻ linh dị kia đầu thai trở lại vào nơi cung cấm!

Từ Đạo Hạnh biết đứa bé là Đại Điên đầu thai để mê hoặc quần chúng, rối loạn chính pháp nên nhờ người chị mang lá bùa của mình, giả làm người đi xem hội rồi treo ở tấm rèm của đứa bé. Tới ngày thứ ba của pháp hội, đứa bé Giác Hoàng bị ốm và nói: "Khắp biên giới trong nước đều có lưới sắt vây che, tuy muốn thác sinh nhưng không có lối". Sau đó đứa bé chết, Lý Nhân Tông truy ra và bắt Từ Đạo Hạnh đem về Hưng Thánh lâu.

Từ Đạo Hạnh xin với em vua là Sùng Hiền Hầu cứu thoát và hứa sẽ làm con của Hầu để trả ơn, tuy nhiên phải báo cho sư biết trước khi vợ của Hầu sắp sinh. Đạo Hạnh dặn rằng: "Bao giờ phu nhân sắp đến ngày sinh thì báo cho tôi biết trước để cầu khấn với sơn thần".

Lại nói chuyện năm xưa đi cầu đạo cùng 2 người bạn Nguyễn Minh Không và Giác Hải, Từ Đạo Hạnh từng có lúc biến ra con hổ để dọa Nguyễn Minh Không, bị Nguyễn Minh Không nhắc nhở, Từ Đạo Hạnh bấm độn biết được kiếp sau sẽ bị hóa hổ. Tới khi sắp tạ thế, Đạo Hạnh bảo Nguyễn Minh Không rằng : " Xưa tôn sư của ta tu đã tròn quả phúc mà còn bị nạn đao thương quả báo, huống chi ở cái thuở mạt thế huyền vị này, há có thể tự giữ mình được sao? Ta nay sắp xuất thế, ở cái địa vị làm thầy người ta, bệnh trái kiếp sau quyết là khó tránh nổi. Ta với người có duyên, nên cứu giúp nhau". Sau này khi Lý Thần Tông hóa hổ, các lương y trong thiên hạ không chữa nổi, lúc ấy có đứa trẻ hát rằng : " Dục tử trị thiên tử bệnh, tu đắc Nguyễn Minh Không " . Triều đình tìm tới Nguyễn Minh Không và Nguyễn Minh Không chữa hết bệnh cho nhà vua.

Trút xác[sửa | sửa mã nguồn]

Truyền thuyết lưu rằng, sau khi Từ Đạo Hạnh chết, ông cho thiền sư Nguyễn Minh Không biết mình sẽ đầu thai thành con của Sùng Hiền hầu – em trai của vua Lý Nhân Tông. Vị vua này không có con nên đã nhường ngôi cho con của Sùng Hiền hầu là Lý Dương Hoán, người con này chính là Từ Đạo Hạnh đầu thai, trở thành vua Lý Thần Tông.

Tương truyền ông viên tịch vào ngày 7 tháng 3 năm Bính Thân (1116) tại chùa núi Sài Sơn. Quốc Oai là tên huyện, tức là huyện Quốc Oai ngày nay, tên núi là Phật Tích. Từ Đạo Hạnh đến chơi núi ấy, thấy tảng đá trong hang núi có vết chân người, lấy chân ướm vào vừa đúng: tục truyền đó là chỗ Đạo Hạnh trút xác. Trước kia phu nhân của Sùng Hiến hầu là Đỗ thị đã có mang, đến đây trở dạ mãi không đẻ. Hầu nhớ lại lời Đạo Hạnh dặn khi trước, sai người chạy ngựa đi báo. Đạo Hạnh lập tức thay áo tắm rửa, vào hang núi trút xác mà qua đời. Người làng cho là việc lạ, để xác Đạo Hạnh vào trong khám để thờ. Nay núi Phật Tích tức là chỗ ấy. Hàng năm, mùa xuân, cứ đền ngày mồng 7 tháng 3, con trai, con gái hội họp ở chùa, là hội vui có tiếng một vùng. Người đời sau ngoa truyền là ngày giỗ của sư (xác Đạo Hạnh đến khoảng năm Vĩnh Lạc nhà Minh, bị người Minh đốt cháy, người làng ấy lại đắp tượng lại thờ như cũ, hiện nay hãy còn)[4].

Đến tháng 6 thì Lý Dương Hoán, con trai của Sùng Hiền hầu ra đời, đây chính là vị vua tương lai Lý Thần Tông. Sau này Lý Thần Tông mắc bệnh lạ, người vua mọc lông cọp và gầm như cọp, quần thần phải dùng cũi vàng nhốt Vua. Người cứu chữa được là Đại sư Nguyễn Minh Không.

Tại Hà Nội có chùa Láng, tên chữ là Chiêu Thiền Tự được xây dựng đời vua Lý Anh Tông (con của Lý Thần Tông). Chùa thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh và Lý Thần Tông. Bên cạnh đó có chùa Nền, tên chữ là Đản Cơ Tự dựng trên nền ngôi nhà cũ của Từ Đạo Hạnh.

Tác phẩm lưu lại [5][sửa | sửa mã nguồn]

  • Giáo trò
  • Hữu không (in trong Thơ văn Lý Trần (tập I), NXB Khoa học xã hội, 1977)
  • Kệ thị tịch
  • Thất châu
  • Vấn Kiều Trí Huyền

Nam bang Tứ Bất tử[sửa | sửa mã nguồn]

Tứ Bất tử (chữ Hán: 四不死) là tên gọi chung của bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam. Bốn vị đó là Tản Viên Sơn thánhPhù Đổng Thiên vươngChử Đồng Tử và Liễu Hạnh Công chúa.

Tứ Bất tử là 1 phạm trù cổ của người Việt về các vị thần thánh trong nước. Tương truyền từ xưa khi Mẫu Liễu Hạnh chưa xuất hiện thì vị trí của bà là của Từ Đạo Hạnh Thiền sư, sau thế kỷ 1 – -16 người ta mới gắn Mẫu Liễu vào vị trí thứ 4 sau 3 vị thần từ đời viễn cổ.

Từ Đạo Hạnh là một trong những danh tăng nổi tiếng và nhiều truyền thuyết linh dị nhất trong lịch sử Việt Nam, Lịch sử Phật giáo Việt Nam. Ngài cũng chính là người mở đầu cho một tín ngưỡng hòa trộn vào Phật giáo sau đó có sức ảnh hưởng lớn đối với người Việt thời Lý - Trần, tín ngưỡng thờ Thánh Tổ.

Thánh Tổ là các vị sư, cuộc đời có nhiều công hạnh kỳ bí linh thiêng, sau khi viên tịch được nhân dân dựng đền thờ riêng hoặc lập nơi thờ ở sau điện Phật. Thánh Tổ vừa đại diện cho Phật vừa gần gũi với cuộc sống của nhân dân, tuy vẫn thuộc đạo Phật nhưng lại như một thế lực thần thánh bảo trợ cho nhân dân. Các chùa dạng này thường có mô hình "Tiền Phật - Hậu Thánh " và đặc trưng là thường rất to lớn về quy mô, ảnh hưởng tâm linh đến cả một vùng miền, xứ sở xung quanh như: Chùa Thầy, Chùa Keo - Nam Định, Chùa Keo - Thái Bình, chùa Láng, Chùa Trăm Gian, Chùa Bối Khê, Chùa Bái Đính cổ, Đền Nguyễn Minh Không, Chùa Ngũ Xã, Chùa Thiên Vũ (Dương Nội - Hà Đông - Hà Nội),...

Ban đầu các Thánh Tổ tập trung vào 3 vị: Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh KhôngGiác Hải sau có thêm Nguyễn Bình An chùa Trăm Gian cuối đời Trần.

Hệ thống Các Đền, Chùa Liên Quan[sửa | sửa mã nguồn]

 
stt Tên di tích Tên khác Tượng thờ Phụng địa chỉ ghi chú
1 Chùa Thầy Thiên Phúc Tự, Hương Hải Am, chùa Cả Lý Thần Tông, Từ Đạo Hạnh, Cha mẹ ông Sài Sơn Quốc Oai, Hà Nội nơi thờ chính
2 Đỉnh sơn cổ tự Từ Đạo Hạnh, cha mẹ, Giác Hải, Nguyễn Minh Không  
3 Chùa Một Mái (chùa Bối Am) Từ Đạo Hạnh  
4 Chùa Long Đẩu   Từ Đạo Hạnh  
5 Đền Quán Thánh   Từ Đạo Hạnh    
6 Chùa Hoa Phát   Từ Đạo Hạnh    
7 Chùa Láng Chiêu Thiền Tự Từ Đạo Hạnh, Lý Thần Tông Láng Thượng, Đống Đa, HN nơi thờ chính do nhà Lý xây để thờ Lý Thần Tông
8 Chùa Nền Đản Cơ Tự, Từ Vinh, cha của thánh Láng    
9 Chùa Hoa Lăng Ba Lăng Tự Tăng Thị loan, mẹ thánh Số 2, ngách 51,

ngõ 58 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hn

 
10 Chùa Thưa Cổ Sơn Tự Từ Nương Chị gái của Từ Đạo Hạnh Láng  
11 Chùa Lý Triều Quốc Sư   Nguyễn mInh Không, Từ Đạo Hạnh, Giác Hải Hoàn Kiếm, Hà Nội  
12 Đình Thượng Đình   Đô Sát Từ Vinh Thượng Đình, Thanh Xuân, Hn nơi xác của Từ Vinh trôi theo sông Tô

Lịch đến và dân cho vớt rồi lập mộ,

sau triều đình cho ông làm thành hoàng

13 Chùa Tam Huyền Sùng Phúc Tự Đô Sát Từ Vinh Thượng Đình, Thanh Xuân

Hà Nội

 
14 Chùa Đồng Bụt Thiền sư tự Từ Đạo Hạnh Ngọc Liệp, Quốc Oai, HN  
15 Chùa Tổng La Phù Thiên Hương Tự Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, giác Hải La Phù, Hoài Đức, HN  
16 Chùa Múa Thiên Vũ Tự Dương Nội, Hà Đông, HN Nơi Từ Đạo Hạnh hóa hổ dọa Nguyễn Minh Không
17 Chùa Vằn Thiên Văn Tự An Khánh, Hoài đức, HN nơi Từ Đạo Hạnh vứt tấm da hổ
18 Chùa Bi Đại Bi Tự Từ Đạo Hạnh Nam Giang, Nam Trực, Nam Định sau khi cha bị Đại Điên dùng phép đánh

chết, Từ Đạo Hạnh đưa mẹ về ở đây.

19 Chùa Phả Lại Chúc Thánh Tự Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, GIác Hải. Đức Long, Quế Võ, Bắc Ninh  
20 Chùa Múa Phượng Vũ Tự Từ Đạo Hạnh, Lý Thần Tông và Đô Sát Từ Vinh Minh Khai, Vũ Thư Thái Bình Nơi Từ Đạo Hạnh giúp dân hàng phục thủy quái
21 Chùa Cả Trung Hưng Tự Từ Đạo Hạnh La Phù, Hoài Đức, Hà Nội  
22 Chùa Ngãi Cầu Phổ Quang Tự Từ Đạo Hạnh An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội  
23 Miếu Vườn Nở   Từ Đạo Hạnh Đồng Bụt, Quốc oai, Hà Nội Nơi bà Tăng Thị Loan nằm mơ thấy bông sen trước khi mang thai thánh.
24 Linh Tiên Quán   Lý Triều Thánh Tổ Đức Thượng,Hoài Đức Hà Nội ban thờ Thánh Tổ ở phía trái tòa tiền đường
25 Chùa Lủ Kim Phúc Tự, Diên Phúc Tự Chùa Kim Giang   122 Kim Giang, Đại Kim, Hà Nội  
26 Đình Kim giang   Từ Vinh, Mạo Hoa Giáp Thượng Đình Hà Nội  
27 Chùa Ông Bản tịch Tự Từ Đạo Hạnh, Lý Thần Tông thôn Bình Lương - Tân Quang - Văn Lâm - Hưng Yên  
28 Chùa Xuân Quan Huệ Trạch Tự Pháp Thông vương Phật thôn Xuân Quan - Trí Quả - Thuận Thành -

Bắc Ninh

Nữ đệ tử của Từ Đạo Hạnh
28 Chùa Trăm Gian Vĩnh khánh Tự

An ninh Tự

Toàn Nương ( Phạm Thị Toàn ) Nam Sách - Hải Dương Nữ đệ tử của Từ Đạo Hạnh

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Thiện Đỗ Vietnamese supernaturalism: views from the southern region - Page 245 2003 "29 It is interesting to note that in the folk legend of Từ Đạo Hạnh. there was a spirit who appeared before him at the time he achieved magical power from meditation. The spirit identified himself as Tu' Tran Thien Vu'o'ng or Deva King of Four."
  2. ^ Tài Thư Nguyễn The History of Buddhism in Vietnam 2008 Page 98 "The most representative was Bonze superior Tu Dao Hanh, a contemporary of Van Hanh. Tu Dao Hanh's biography was full of a series of mystic and strange stories as “commanding the sylphs, dancing with magic sticks, being reincarnated,..."
  3. ^ Van Huy Nguyen, Laurel Kendall - Vietnam: Journeys of Body, Mind, and Spirit - Page 234 2003 "Tu Dao Hanh, who lived as a monk at Thay Temple (Chua Thay) in the eleventh century, is regarded as the founder of this... When puppeteers perform during the Thay Festival, they do honor to Tu Dao Hanh, their founder and patron deity,..."
  4. ^ Đại Việt sử ký toàn thư"Bính Thân, Hội Tường Đại Khánh năm thứ 7 [1116], (Tống Chính Hòa năm thứ 6). Mùa hạ, nhà sư Từ Đạo Hạnh trút xác ở chùa núi Quốc Oai (Quốc Oai là tên huyện, tức là huyện Quốc Oai ngày nay, tên núi là Phật Tích. Từ Đạo Hạnh đến chơi núi ấy, thấy tảng đá trong hang núi có vết chân người, lấy chân ướm vào vừa đúng: tục truyền đó là chỗ Đạo Hạnh trút xác). Trước là phu nhân của Sùng Hiền hầu là Đỗ thị đã có mang, đến đây trở dạ mãi không đẻ. Hầu nhớ lại lời Đạo Hạnh dặn khi trước, sai người chạy ngựa đi báo. Đạo Hạnh lập tức [17b] thay áo tắm rửa, vào hang núi trút xác mà qua đời. Sau đó phu nhân sinh con trai, tức là Dương Hoán. Người làng cho là việc lạ, để xác Đạo Hạnh vào trong khám để thờ. Nay núi Phật Tích tức là chỗ ấy. Hàng năm, mùa xuân, cứ đền ngày mồng 7 tháng 3, con trai, con gái hội họp ở chùa, là hội vui có tiếng một vùng. Người đời sau ngoa truyền là ngày giỗ của sư (xác Đạo Hạnh đến khoảng năm Vĩnh Lạc nhà Minh, bị người Minh đốt cháy, người làng ấy lại đắp tượng lại thờ như cũ, hiện nay hãy còn)."
  5. ^ “Đạo Hạnh Thiền Sư - Tác phẩm”.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

.

Thiền sư Từ Đạo Hạnh: Lịch sử và huyền thoại

Nguyễn Đức Lữ

Thiền sư Đạo Hạnh là một danh sư, có công lớn đối với triều đình nhà Lý và dân tộc. Công đức của ông đã được ghi lại trong một số sách, như: An Nam Chí Lược (năm 1333); Thiền Uyển Tập Anh (năm 1337), Việt Điện U Linh (năm 1329), Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (1479)… và những bia ký khác.

Mời Đạo hữu ngắm và cung thỉnh tôn tượng Đức Thích Ca Mâu Ni tại đây.

>>Chân dung từ bi

Phối cảnh phần xuất hiện của Thiền sư Từ Đạo Hạnh trong tinh hoa bắc Bộ. Ảnh: Internet

Phối cảnh phần xuất hiện của Thiền sư Từ Đạo Hạnh trong tinh hoa bắc Bộ. Ảnh: Internet

Lịch sử Phật giáo Việt Nam có nhiều vị cao tăng để lại danh thơm cho hậu thế, nhưng có vị Thiền sư nào bao quanh mình nhiều huyền thoại, truyền thuyết ly kỳ như Thiền sư Từ Đạo Hạnh (1072-1116) thì không nhiều.

Ông sinh cách đây chỉ 60 năm nữa là đủ một thiên niên kỷ, nhưng nhân dân vẫn ghi nhớ và luôn truyền tụng về vị thiền sư danh tiếng này. Tuy sử liệu còn lại ghi chép về ông không nhiều so với huyền thoại, nhưng thế hệ sau cũng hiểu phần nào về Từ Đạo Hạnh.

Trước hết, ông là danh nhân văn hóa lịch sử vào loại bậc nhất của thời nhà Lý, có tiểu sử rõ ràng, hành trang minh bạch và bản quán cụ thể. Ông đã từng kết bạn với nhiều người nổi tiếng đương thời đựơc ghi trong sử sách.

Là con người có thật, nhưng bao quanh ông là cả một tấm xương mù dày đặc, thấm đẫm huyền thoại. Ông được dân gian tôn vinh vào hàng Thánh. Nếu chùa Láng gắn với thời sinh thành; thì chùa Thầy lại bao phủ nhiều huyền bí về cuộc đời tu hành và thoát xác của ông. Quan hệ giữa Từ Đạo Hạnh với Giác Hải, Minh Không; giữa ông với Pháp sư Đại Điên, Giác Hoàng; với Lý Thần Tông, Lê Thần Tông đầy bí ẩn lan truyền trong dân gian khiến chúng ta rất khó tách biệt được đâu là lịch sử và đâu là huyền thoại ở vị Thiền sư này. Từ Đạo Hạnh là con người bằng da, bằng thịt, nhưng là bậc thánh có phép thần thông, biến hóa để rồi thác sinh làm vua Lý Thần Tông (1116-1138), sau còn là hậu thân Lê Thần Tông (1619-1643). Một vị Thiền sư hư hư, thực thực này đã trải dài quan năm tháng sống mãi trong lòng dân. Sức hấp dẫn và là một đề tài lý thú về nhà sư Từ Đạo Hạnh, cũng chính là tín ly kỳ, bí ẩn đầy tính huyền thoại có trong ông.

Ở nước ta, hiện tựợng huyền thoại hóa các nhân vật lịch sử và lịch sử hóa các nhân vật huyền thoại là hiện tượng không hiếm. Nhưng những câu chuyện ly kỳ, huyền bí xoay quanh Từ Đạo Hạnh ở mức độ đậm đặc như vậy lại không nhiều.

Sơ lược về thân thế của Thiền sư Từ Đạo Hạnh

Tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh tại chùa Thầy. Ảnh: Internet

Tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh tại chùa Thầy. Ảnh: Internet

Thân thế nhà sư Từ Đạo Hạnh được giới thiệu ở nhiều tư liệu, tuy có sự khác biệt đôi chút, nhưng cơ bản là khá thống nhất .

Theo An Nam Chí Lược, một cuốn sử xưa, quyển thứ 15 viết rằng: "Thiền sư Từ Đạo Hạnh là một nho sinh, thích thổi sáo, ngày cùng bạn đi chơi khắp nơi, đêm đọc sách suốt sáng. Một hôm vào chơi núi Phật Tích, thấy một hòn đá có dấu chân bên phải, ấn chân vào so thử, in như hệt. Về nhà từ biệt cha mẹ vào núi cất am tu hành. Vua Lý chưa có con nối dõi, khiến các thầy chùa danh tiếng cầu đảo. Có một ông sư, không đến làm lễ cầu tự cho vua mà còn dùng phép trám yểm. Vua nghe được bèn hạ ngục tất cả các thầy chùa trong vùng. Nhờ có một hoàng tử, hết lòng cứu giúp mới khỏi. Hoàng tử nói với sư rằng: "Ta cũng không có con, xin sư vì ta mà cầu đảo". Sư nói với hoàng tử bảo với phu nhân vào phòng tắm rửa, sư đi ngang cửa phòng, phu nhân liền có thai. Đến ngày hạ sinh, hoàng tử cho mời sư đến, thì sư đã mất trong núi. Phu nhân sinh được một trai, mặt mũi khôi ngô. Vua Lý lập làm Thái tử…”. Chuyện này khá trùng hợp với chính sử ghi trong sách Đại Việt Sử Lược. Vị hoàng tử này là Sùng Hiền Hầu, em ruột vua Lý Nhân Tông. Vua Lý Nhân Tông vì không có con, nên nhường ngôi cho con của Sùng Hiền Hầu, tên là Dương Hoán, sau này là Lý Thần Tông.

Trong Thiền Uyển Tập Anh, nêu Thiền sư ở chùa Thiên Phúc, núi Phật Tích có tên húy là Từ Lộ, tên cha là Từ Vinh làm quan đến chức Tăng quan đô án và tên mẹ là Tăng Thị Loan. Từ Vinh trọ học ở làng Yên Lãng (nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội) lấy người con gái họ Tăng, bèn theo quê quán bên vợ. Thiền sư Từ Đạo Hạnh sinh ra ở quê mẹ. Như vậy, làng Yên Lãng không phải quê gốc của dòng họ Từ. Đại Nam Nhất thống trí có ghi: “Một thuyết nói rằng, Đạo Hạnh là người thôn Đồng Bụt, huyện Yên sơn (nay thuộc xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội)… Tương truyền ở Đồng Bụt có nền cũ nhà họ Từ”.

Ông vốn tính tình hào hiệp và có chí lớn. Hành động nói năng người đời không thể lường trước đựơc. Thiền sư thường làm bạn với nho gia tên Phí Sinh, đạo sĩ tên Lê Toàn Nghĩa và một người phường chèo tên Vi Ất. Ban đêm, Sư cần cù đọc sách, ban ngày lại thổi sáo, đá cầu, đánh cờ vui chơi. Thân phụ thấy thế thường quở mắng về tội biếng nhác đèn sách.

Một đêm, ông vào phòng dò xét thấy ngọn đèn đã tàn, sách vở chất đầy bên cạnh, Từ Đạo Hạnh thì tựa án ngủ say, trong tay còn cầm quyển sách, tàn đèn rơi đầy cả mặt bàn. Ông mới biết con mình chăm lo học hành, chẳng còn lo lắng nữa. Sau này, Thiền sư đã ứng thi điện thí tăng quan đỗ khoa Bạch Liên, do nhà vua tổ chức.

Đại Việt Sử Lược và Đại Việt Sử Ký toàn thư có ghi : “Năm bính thân Hội Tường Đại Khánh thứ 7, tháng 6 thầy Đạo Hạnh hóa Thân, Thần Tông sinh”. Việc trút xác của Từ Đạo Hạnh để đầu thai thành Dương Hoán (Lý Thần Tông) là chuyện “luân hồi”, “đầu thai” đã đựơc bàn luận nhiều trong lý luận của Phật giáo và thực tế. Điều này, có thật hay không vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ. Không chỉ quá khứ mà ngay ngày nay, trên thực tế đã và đang bàn tán nhiều về “luân hồi” đầy bí ẩn, nhưng cũng khó phủ nhận được. Không phải ngẫu nhiên mà gần ngàn năm nay dân gian vẫn lưu truyền về Lý Thần Tông là hậu thân của từ Đạo Hạnh để chùa Láng và chùa Thầy đều thờ hai vị này.

Theo Thiền sư Lê Mạnh Thát chuyện đầu thai, luân hồi: “Là cả một vấn đề khoa học lớn, mà chúng ta không nên vội vàng cho là không có thực. Thậm chí, trước đây trong thế kỷ XX, có nhiều người với trình độ khoa học giới hạn đã lớn tiếng cho đó là chuyện hoang đường, mê tín dị đoan. Ngày nay, với tiến bộ trong lĩnh vực sinh học và vi vật lý viễn khiển, trong tương lại không xa thì việc ép nhìn mà có thai có khả năng xảy ra”1. Gần đây, xảy ra chuyện “hoán đổi linh hồn” của hai cô gái ở Cà Mau hay việc “đầu thai” lạ lùng của cậu bé Hòa Bình sau khi chết… vẫn là vấn đề nửa tin, nửa ngờ về hiện tượng “luân hồi”.

Từ Đạo Hạnh là người chịu ảnh hưởng của Tam giáo

Thiền sư Từ Đạo Hạnh không chỉ là người luôn nuôi trí lớn, hiếu học mà còn ham thích văn hóa, nghệ thuật, thể thao và các trò vui chơi dân giã. Ông là một người đa tài. Ảnh minh họa

Thiền sư Từ Đạo Hạnh không chỉ là người luôn nuôi trí lớn, hiếu học mà còn ham thích văn hóa, nghệ thuật, thể thao và các trò vui chơi dân giã. Ông là một người đa tài. Ảnh minh họa

Qua những đoạn ghi chép trong sử sách cho thấy, nhà sư không chỉ am tường Phật giáo mà còn hiểu Nho giáo và chịu ảnh hưởng ở Đạo giáo. Qua chi tiết Từ Đạo Hạnh làm bạn với nho gia tên Phí Sinh và An Nam Chí Lược còn ghi "Thiền sư Từ Đạo Hạnh là một nho sinh”.

Chuyện Từ Vinh dùng tà thuật làm trái ý Diên Thành Hầu, nên ông ta đã nhờ Pháp sư Đại Điên đánh chết rồi ném xác Từ Vinh xuống sông Tô Lịch. Ý chí phục thù bắt đầu từ cái chết của ngườii thân sinh ra Thiền sư. Vì mối thù hận này mà nhà sư nuôi trí nguyện trả thù cho cha. Ông định sang Ấn Độ học thuật linh dị để giết Pháp sư Đại Điên. Nhưng khi đi tới xứ mọi răng vàng, vì thấy đường xá hiểm trở, sư đành trở về vào ẩn trong hang đá Từ Sơn chuyên trì Đại bi tâm Đà-la-ni. Thời gian sau, Sư thấy đủ khả năng trả thù cha, bèn tìm đến Pháp sư Đại Điên đánh ông ta mang bệnh rồi chết. Qua cách hành xử vì mối tư thù mà ông quyết chí trả thù cũng đủ cho thấy, ông không phải là người sớm giác ngộ đạo Phật. Chỉ khi Đạo Hạnh đã tìm đến đựơc Sùng Phạm ở chùa Pháp Vân và đã nắm đựơc tư tưởng Phật giáo của Sùng Phạm, ông mới quyết định chính thức xuất gia. Có người cho rằng, ban đầu Từ Đạo Hạnh theo Thiền Tông, rồi ông cải theo Mật Tông. Vậy là, ông xuất gia không sớm và trước đó đã chịu ảnh hưởng của các học thuyết khác, ngoài Phật giáo.

Có thể Từ Đạo Hạnh trước khi theo đạo Phật đã chịu ảnh hưởng khá sâu đậm của Nho giáo khi đề cao đạo hiếu. Việc tu luyện của Từ Đạo Hạnh để có đủ tài năng, phép thuật tiêu diệt kẻ thù của mình lại minh chứng cho việc ông chịu ảnh hưởng của Đạo giáo và Mật Tông.

Chuyện Thiền sư Đạo Hạnh định sang Ấn Độ học thuật linh dị để tìm đến Pháp sư Đại Điên trả thù cho cha mình cho thấy, vào thời kỳ này (khoảng nửa sau thế kỳ XI) là thời kỳ giáo phái Mật Tông đang phát triển ở Ấn Độ và lan truyền sang các nước, trong đó có nước ta. Nếu có chịu ảnh hưởng của Phật giáo thì chắc chắn vị Thiền sư này đã tiếp thu ít nhiều phép thuật của Mật tông. Như vậy, có thể thấy, trước khi tìm theo lý thuyết Phật giáo đầy đủ và sâu sắc về Thiền, nhà sư là người tin theo Nho giáo và Đạo giáo, còn Phật giáo luôn khuyến khích lấy “từ bi diệt hận thù”, “lấy ân trả oán, oán tiêu tan”.

Vậy là: “Trả thù xong, Đạo Hạnh mới bắt đầu đi tìm hiểu và xuất gia tu hành”. Việc Từ Đạo Hạnh quan hệ với nho gia Phí Sinh, đạo sĩ Lê Toàn Nghĩa và nhà sư Giác Hải, Không Lộ và các hành xử như trên, chứng tỏ là ông chịu ảnh hưởng của Tam giáo.

Từ Đạo Hạnh là một Thiền sư có công với đạo và đời

Bàn thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh ở kiếp Phật tại chùa Thượng. Ảnh: Internet

Bàn thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh ở kiếp Phật tại chùa Thượng. Ảnh: Internet

Thiền sư Từ Đạo Hạnh không chỉ là người luôn nuôi trí lớn, hiếu học mà còn ham thích văn hóa, nghệ thuật, thể thao và các trò vui chơi dân giã. Ông là một người đa tài.

Việc Từ Đạo Hạnh quan hệ với nho gia Phí Sinh, đạo sĩ Lê Toàn Nghĩa và nhà sư Giác Hải, Minh Không, nghệ sĩ phường chèo tên Vi Ất và tìm những nhà sư đương thời nổi tiếng để “tầm sư, học đạo” cho thấy, ông vốn là con người ham hiểu biết và có khả năng tiếp thu tinh hoa tri thức để tự bồi dưỡng làm giầu năng lực trí tuệ của mình và trở một người đa tài.

Ông giỏi về văn thơ và để lại những bài thơ nổi tiếng mà điển hình là Giáo trò, đến mức Lê Mạnh Thát coi: “Giáo trò trở thành tác phẩm văn học tiếng Việt đầu tiên hiện biết ”.

Là một Thiền sư, Đạo Hạnh luôn gắn đạo với đời, Phật giáo với dân tộc. Ông thực sự lo cho vận nước khi có tà đạo lũng loạn làm mê hoặc lòng người, phá rối chính pháp. Việc Đạo Hạnh chặn lại tiến trình thác thai của Giác Hoàng là biểu hiện của một nhà sư có trách nhiệm với dân với đạo, cho dù bản thân ông bị ghép vào trọng tội. Ông chỉ thoát chết, khi Sùng Hiền Hầu đứng ra giải cứu. Nên coi đó là hành vi can đảm của Đạo Hạnh, khi dám chấp nhận sự hy sinh của cá nhân để cứu lấy những sinh mạng con trẻ.

Nếu sự thực Lý Thần Tông là hậu thân của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, thì thông qua vị vua này, ông đã làm cho: “Sản xuất nông nghiệp phát triển. Dân no đủ nên giặc giã cũng ít”.

Tương truyền, ông không chỉ là một nhà sư có phép thuật cao cường, ẩn cư ở núi Phật Tích. Chuyện Thiền sư đầu thai qua vợ Sùng Hiền Hầu và chữa bệnh ly kỳ của của Minh Không cho Lý Thần Tông, dù ai đó có cho là phi lý, huyễn hoặc đi nữa thì cũng không thể phủ nhận được vai trò của nhà chùa trong việc chữa trị bệnh cho dân (kể cả bệnh vô sinh) khi mà y học còn kém phát triển trong giai đoạn lịch sử ấy.

Chúng ta chưa có tư liệu nhiều về Vi Ất, nhưng mối quan hệ của Từ Đạo Hạnh với nghệ sĩ phường chèo này, cũng đủ cho ta tin rằng ông ưa thích hình thức nghệ thuật độc đáo của dân tộc, nhất là nó lại gắn liền với ngôi chùa, với các tích chuyện trong Phật giáo. Theo khảo sát của một số nhà nghiên cứu, Thiền sư Từ Đạo Hạnh còn là một nghệ sĩ chèo và có những đóng góp quan trọng trong bước đi ban đầu của bộ môn nghệ thuật sân khấu đặc sắc này.

Chùa Thầy: Nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh từng trụ trì. Ảnh: Internet

Chùa Thầy: Nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh từng trụ trì. Ảnh: Internet

GS Trần Lâm Biền cho biết, nổi bật nhất trong các chiếu chèo ở các ngôi chùa là gắn với Mục Kiền Liên cứu mẹ. Thông qua câu chuyện này giáo dục Phật tử mọi thế hệ từ nhỏ đến già là phải biết tôn trọng tứ thân phụ mẫu, phải biết quý trọng tổ tiên và từ đó biết quý trọng trật tự gia đình, đến trật tự làng xóm và trật tự của đất nước. Những vở chèo ở nước ta thường gắn liền với các tích kể về bà chúa Ba, Quan Âm, Quan Âm Thị Kính…

Múa rối nước cũng là nghệ thuật truyền thống độc đáo của dân tộc. Hầu hết các làng múa rối nước truyền thống đều tôn vinh Từ Đạo Hạnh là người sáng lập và là thần bảo hộ cho loại hình nghệ thuật này.

Mặc dù sử sách cổ không miêu tả thật rõ ràng, nhưng vẫn có thể tính đến hai khả năng về thời gian Thiền sư Từ Đạo Hạnh đến tu tập ở chùa Thầy.

Một là, có thể ông đã đến từ khá sớm;

Hai là, ngài đến đây vào khoảng cuối đời gần với sự kiện “thác sinh” thành Lý ThầnTông. Dù thế nào thì ngài vẫn được kính thờ, đặc biệt trở nên kỳ vĩ với huyền tích ở hang Thánh Hóa, nơi vách hang đá có những vết lõm tượng hình như vết đầu, vết chân và vết tay mà Thiền sư tì vào lúc trút xác. Có thể Thiền sư ở chùa Thầy sớm hoặc muộn, nhưng tin rằng Từ Đạo Hạnh đã từng dạy học, hái thuốc giúp dân và tổ chức những trò vui như đánh vật, đá cầu, hát chèo, múa rối nước ở đây. Vì lẽ ấy, mà chùa ngài tu được gọi là chùa Thầy, núi ngài hóa là núi Thầy, làng ngài sống là làng Thầy chăng?

Gạt bỏ những chuyện huyễn hoặc, kỳ bí như lớp xương mù bao quanh Từ Đạo Hạnh, ta thấy lộ ra một vị Thiền sư đa tài. Ông đã có đóng góp nhất định cho chính trị, đạo đức, văn hóa dân tộc. Cho đến nay, sự hiện diện của hai ngôi chùa ở thủ đô Hà Nội, đã trở thành danh thắng nổi tiếng. Đó là chùa Láng và chùa Thầy - nơi không chỉ có cảnh quan tươi đẹp mà còn lưu giữ hai pho tượng quý: Từ Đạo Hạnh và Lý Thần Tông. Điều này cho thấy, quan hệ đạo - đời, dân tộc - tôn giáo vốn là phương hướng hoạt động có tính truyền thống của Phật giáo nước nhà.

Không phải ngẫu nhiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969) đều đã đến thăm cả hai di tích lịch sử văn hóa này, hai địa danh đậm màu sắc văn hóa tâm linh, với vẻ đẹp kỳ ảo, và đầy huyền bí này đã làm say đắm lòng người. Hai danh thắng này, có liên quan trực tiếp đến cuộc đời và sự nghiệp của thiền sư Từ Đạo Hạnh.

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state