Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Thiền sư Viên Ngộ (?-1845) - Thiền sư Việt Nam
Thiền sư Viên Ngộ (?-1845) là người sáng lập chùa Lan Nhã năm 1808 sau này gọi là Chùa Tôn Thạnh. Thiền sư có thế danh là Nguyễn Ngọc Dót, con của ông Nguyễn Ngọc Bình và bà Trà Thị Huệ. Quê quán[sửa | sửa mã nguồn] Ở làng Thanh Ba tổng Phước Điền Trung, huyện Phước Lộc thuộc đất Gia Định xưa.
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:492

Các tên gọi khác

Nguyễn Ngọc Dót , Viên Ngộ

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nam
Religion : Group
blood : B+
Thiền sư Viên Ngộ (?-1845) - Thiền sư Việt Nam


Viên Ngộ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. Xin hãy giúp sửa bài viết này bằng cách thêm bớt liên kết hoặc cải thiện bố cục và cách trình bày bài.

Viên Ngộ
Tôn giáo Phật giáo
Cá nhân
Quốc tịch  Việt Nam
Sinh Nguyễn Ngọc Dót
Gia Định
Mất 1845
An nghỉ bảo tháp phía tây chùa Tôn Thạnh
Bố mẹ
  • Nguyễn Ngọc Bình (bố)
  • Trà Thị Huệ (mẹ)
Sự nghiệp tôn giáo
Xuất gia 1806 (chùa Vĩnh Quang)

Thiền sư Viên Ngộ (?-1845) là người sáng lập chùa Lan Nhã năm 1808 sau này gọi là Chùa Tôn ThạnhThiền sư có thế danh là Nguyễn Ngọc Dót, con của ông Nguyễn Ngọc Bình và bà Trà Thị Huệ.

Quê quán[sửa | sửa mã nguồn]

Ở làng Thanh Ba tổng Phước Điền Trung, huyện Phước Lộc thuộc đất Gia Định xưa.

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Ông tên là Nguyễn Chất người huyện Phước Lộc, xuất gia năm 1806, đệ tử của hòa thượng chùa Vĩnh Quang, thường phát nguyện thực hành hạnh của Bồ Tát Trì Địa, chuyên chặt gai dọn đường, đắp những con đường lầy lội để cho dân chúng qua lại. Trong suốt mười năm, ông chỉ ngồi, không nằm, suốt cả ngày đêm.

Thiền sư có thế danh là Nguyễn Ngọc Dót, con của ông Nguyễn Ngọc Bình và bà Trà Thị Huệ ở làng Thanh Ba tổng Phước Điền Trung huyện Phước Lộc.

Từ thuở còn niên thiếu ông đã có tâm mộ đạo và nhiều lần xin phép song thân xuất gia đầu Phật. Cha ông cố ngăn con mới bảo rằng: Nghe nói đạo Phật tất cả đều không, hà huống có thân, con muốn xuất gia theo Phật hãy cầm cục lửa than cho cha châm thuốc cha mới tin con quyết tâm theo Phật. Ông liền vào nhà bếp cầm một cục than hồng vào tay trái lên, mặt không biến sắc. Cha ông thấy vậy đành để cho ông quy y.

Ban đầu thiền sư tu học ở chùa Vĩnh Quang, gần chợ Trường Bình, được sư phụ đặt cho pháp danh là Viên Ngộ. Thuở ấy đường vào chợ Trường Bình cỏ cây rậm rạp, lầy lội khó đi, hùm beo, thú dữ thường ra làm hại người. Thấy vậy thiền sư Viên Ngộ phát nguyện một mình chặt cây, đắp đường từ chợ Trường Bình xuống thôn Tích Đức và phường Hòa Thuận dài 250 trượng.

Năm Gia Long thứ 7 (1808) sư Viên Ngộ đến làng Thanh Ba (nay thuộc xã Mỹ Lộc) cất chùa Lan Nhã - đó chính là chùa Tôn Thạnh hiện nay. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, đây là ngôi chùa rường cột tráng lệ, vàng son huy hoàng nổi tiếng ở đất Gia Định xưa.

Thiền sư còn cho đúc tượng Địa Tạng Bồ Tát bằng đồng để thờ trong chùa. Tương truyền, khi đúc lần đầu, tượng Bồ Tát bị khuyết, thiền sư Viên Ngộ đã chặt một ngón tay của mình cho vào nồi nước đồng để tượng đúc lần sau được viên mãn.

Ông không những là một người con chí hiếu mà còn là một người đầy lòng từ bi bác ái. Khi cha bị bệnh, thiền sư đã thề trước Phật đài là sẽ trường tọa 10 năm để kéo dài tuổi thọ cho cha.

Năm Minh Mạng nguyên niên (1820) trong vùng có dịch đậu mùa, sư Viên Ngộ đã nguyện trì kinh niệm Phật, chung thân tịch cốc để cầu cho nhân dân thoát khỏi cơn tai ách.

Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845), ông thấy mình đã xuất gia 40 năm mà chưa đắc đạo nên tịch thủy 49 ngày rồi viên tịch. Pháp thân của ông được tăng chúng an táng ở bảo tháp phía tây chùa Tôn Thạnh. Tưởng nhớ đến một thiền sư suốt đời hy sinh thân mình để đem lại điều lành cho chúng sinh, nhân dân đã gọi chùa Tôn Thạnh là chùa Tăng Ngộ hay chùa Ông Ngộ.

.

Thiền Sư Viên Ngộ (1063 - 1135) 

 

 

Tiểu sử Thiền Sư Phật Quả Viên Ngộ (1063-1135) 

 

Sư họ Lạc quê ở Bành Thành, gia thế theo Nho. Thuở nhỏ Sư mỗi ngày nhớ được ngàn lời. Bỗng Sư đến chùa Diệu Tịch thấy sách Phật, xem qua ba lượt buồn bã như được vật cũ. Sư nói: Ta ngờ quá khứ làm Sa-môn. Sư liền bỏ nhà nương thầy Tự Tỉnh thế phát, theo Văn Chiếu Thông học kinh, lại theo Mẫn Hạnh học kinh Lăng Nghiêm. Bỗng mang bệnh nặng, Sư than: Con đường Niết-bàn của chư Phật chẳng ở trong văn cú, tôi muốn do tiếng cầu thấy sắc, nơi kia không tử vậy.

Sư rời đây tìm đến pháp hội Thiền sư Thắng ở Chơn Giác. Sư Thắng chích máu nơi cánh tay chỉ dạy Sư: - Đây là một giọt nước nguồn Tào.

Sư kinh hãi giây lâu nói: - Đạo vẫn như thế ư?

Sư liền đi bộ đến đất Thục trước yết kiến Thiền sư Hạo ở Ngọc Tuyền, kế nương Thiền sư Tín ở Kim Loan, Thiền sư Triết ở Đại Qui, Thiền sư Tổ Tâm ở Hoàng Long, Thiền sư Độ Liễm ở Đông Lâm chỉ vì pháp khí. Thiền sư Tổ Tâm khen Sư rằng: - Ngày sau một tông Lâm Tế  thuộc ngươi vậy.

Rốt sau, Sư yết kiến Thiền sư Diễn ở Ngũ Tổ. Sư trình hết cơ dụng của mình mà Diễn đều không chấp nhận. Sư nghĩ Thiền sư Diễn gắng xoay chuyển người, nói lời bừa bãi, tức giận bỏ đi. Thiền sư Diễn nói: - Đợi khi ông mắc bệnh nặng mới nghĩ đến ta.

Sư đi đến Kim Sơn mắc bệnh thương hàn rất nặng, dùng chỗ thấy bình thường thí nghiệm đều không đắc lực. Từ đây mới nhớ lại lời ngài Pháp Diễn. Sư tự thệ rằng: Bệnh tôi tạm bớt liền trở lại núi Ngũ Tổ. Khi bệnh thuyên giảm, Sư liền trở lại núi Ngũ Tổ. Thiền sư Pháp Diễn trông thấy cười dạy đến nhà tham thiền. Sư vào liêu Thị giả mới được nửa tháng, gặp Bộ Sử hưu trí trở về đất Thục đến Pháp Diễn hỏi đạo. Pháp Diễn hỏi: - Đề Hình thuở thiếu niên từng đọc Tiểu Diểm thi chăng? Có hai câu hỏi gần nhau “vừa kêu Tiểu Ngọc nguyên không việc, chỉ cốt đàn lang nhận được thanh”.

Đề Hình ứng: - Dạ! Dạ!

Pháp Diễn bảo: - Hãy chín chắn.

Sư vừa đến ứng hầu thưa: - Nghe Hòa thượng nhắc Tiểu Diểm thi, Đề Hình hiểu chăng?

Pháp Diễn bảo: - Kia nhận được thanh.

Sư thưa: - Chỉ cốt đàn lang nhận được thanh, kia đã nhận được thanh, vì sao lại chẳng phải? 

Pháp Diễn nói: - Thế nào là ý Tổ sư từ Tây sang, cây bá trước sân, ghê?

Sư chợt có tỉnh. Sư bước ra, thấy con gà bay đậu trên lan can vỗ  cánh gáy, lại tự bảo: Đây há chẳng phải là thanh. Sư bèn sắm hương đèn vào thất trình kệ:

 

                    Kim ô hương tỏa cẩm tú vi
                    Sảnh ca tùng lý túy phù qui
                    Thiếu niên nhất đoạn phong lưu sự
                    Chỉ hứa giai nhân độc tự tri.
        Dịch:
                    Quạ vàng hương kín túi gấm thêu
                    Nhịp ca tùng rậm say dìu về
                    Một đoạn phong lưu thuở niên thiếu
                    Chỉ nhận giai nhân riêng tự hay.

 

Pháp Diễn bảo: - Phật Tổ đại sự chẳng phải căn nhỏ cơ hèn hay đến được, tôi giúp ông vậy. Pháp Diễn liền bảo khắp cho hàng kỳ cựu trong núi rằng: Thị giả của tôi tham được thiền. Do đây, Sư đi đến đâu cũng được đưa lên làm Thủ tọa. 

Khoảng niên hiệu Sùng Ninh (1102-1107), Sư về quê thăm cha mẹ, bốn chúng nghênh đón lễ bái. Nguyên soái ở Thành đô Hàn Lâm Quách Công Tri Chương thỉnh Sư khai pháp ở chùa Lục Tổ kế đến chùa Chiêu Giác.

Khoảng niên hiệu Chánh Hòa (1111-1118), Sư xin nghỉ việc lại ra núi đi dạo phương Nam. Bấy giờ cư sĩ Trương Vô Tận đang ngụ ở Kinh Nam, dùng đạo học tự ở, ít tiếp xúc với người. Sư dừng thuyền đến ra mắt ông. Luận về chỉ yếu kinh Hoa Nghiêm, Sư nói: - Cảnh giới hiện lượng kinh Hoa Nghiêm lý sự toàn chân, ban đầu không nhờ pháp. Sở dĩ tức một là muôn, rõ muôn là một. Một lại một muôn lại muôn thênh thang không cùng, tâm Phật chúng sanh ba không sai biệt, co duỗi tự tại viên dung không ngại. Đây tuy lý tột trọn là không gió sóng ầm ầm. Khi ấy Vô Tận bất chợt nhóm giường.

Sư hỏi: - Đến đây cùng ý Tổ sư Tây sang là đồng là khác?

Vô Tận đáp: - Đồng.

Sư bảo: - Chẳng được, không dính dáng.

Vô Tận đổi sắc. Sư bảo: - Chẳng thấy Vân Môn nói: “núi sông đất liền không một mảy tơ lỗi lầm vẫn là chuyển cú, thật được chẳng thấy một sắc mới là bán đề, lại phải biết có hướng thượng mới là thời tiết toàn đề”, Đức Sơn, Lâm Tế há chẳng phải toàn đề ư?  

Vô Tận bèn gật đầu. Hôm sau lại nói về sự pháp giới lý pháp giới, đến lý sự vô ngại pháp giới, Sư lại hỏi: - Đây đáng gọi là thiền chưa?

 Vô Tận đáp: - Chính là nói thiền. 

Sư cười bảo: - Chẳng phải, chính là còn trong lượng pháp giới, bởi lượng pháp giới chưa diệt, nếu đến sự sự vô ngại pháp giới thì lượng pháp giới diệt, mới là nói thiền. Thế nào là Phật? - Cục cứt khô. Thế nào là Phật? - Ba cân gai. Thế nên Chơn Tịnh có bài kệ nói: “Sự sự vô ngại, như ý tự tại, tay cầm đầu heo, miệng tụng tịnh giới, đẩy ra phòng dâm, tiền rượu chưa trả, chữ thập đầu đường, cởi mở túi vải.” 

Vô Tận nói: - Luận hay thay! Đâu dễ được nghe.

Khi ấy Vô Tận lễ Sư làm thầy, mời ở Bích Nham.

Sư lại đến Đạo Lâm, Khu mật Đặng Công Tử Thường tâu về triều xin ban tử y và hiệu. Chiếu vua mời Sư trụ Tương Sơn ở Kim Lăng, học giả tụ họp không còn chỗ để dung. Lại sắc mời trụ chùa Vạn Thọ ở Thiên Ninh. Niên hiệu Kiến Viêm năm đầu (1127) vua lại mời Sư trụ Kim Sơn. Nhà vua đến Duy Dương mời Sư vào hỏi đạo, vua ban hiệu là Viên Ngộ Thiền sư và mời trụ Vân Cư. Về sau lại mời Sư trụ Chiêu Giác.

Có vị Tăng hỏi: - Vân Môn nói “núi Tu-di” ý chỉ thế nào?

Sư đáp: - Đẩy chẳng đến trước, kéo chẳng lùi sau.

Tăng thưa: - Chưa biết lại có lỗi hay không?

Sư đáp: - Ngồi ở đầu lưỡi.

Có vị Tăng hỏi: - Pháp chẳng riêng khởi nương cảnh mới sanh, liền đưa tọa cụ lên nói: - Cái này là cảnh, cái nào là pháp?

Sư đáp: - Lại bị Xà-lê cướp mất thương.

Sư thượng đường: Khắp thân là mắt thấy chẳng đến, khắp thân là tai nghe chẳng thấu, khắp thân là miệng nói chẳng được, khắp thân là tâm xem xét chẳng ra. Dù cho cả đại địa rõ được không sai sót một mảy tơ vẫn còn ở giữa đường, cứ lệnh toàn đề, hãy nói diễn bày thế nào? Trong không nhật nguyệt dọc ngang chống, một buổi trời trong vạn cổ xuân.

Sư thượng đường: Chót núi sóng vỗ đáy giếng bụi bay, mắt nghe dường vang sấm nổ, tai thấy tợ bày gấm vẽ, ba trăm sáu mươi lóng xương mỗi lóng hiện vô biên diệu thân, tám mươi bốn ngàn đầu sợi lông mỗi đầu lông bày biển Bảo Vương sát, chẳng phải thần thông diệu dụng, cũng phi pháp nhỉ như nhiên, dù hay ngàn mắt chóng mở, hẳn là mười phương ngồi đoạn, vả lại một câu siêu nhiên độc thoát làm sao nói. Thử ngọc cần trải qua lửa mà biết, châu chẳng rời bùn.

Sư thượng đường: Ngày mười lăm về trước ngàn trâu lôi chẳng lại, ngày mười lăm về sau chim cưu mạnh đuổi chẳng đến, chính ngày mười lăm trời bình đất bình đồng sáng đồng tối, đại thiên sa giới chẳng ngoài ngay đây. Khả dĩ ngậm nhổ mười phương, tiến một bước siêu việt bất khả thuyết biển Hương Thủy, lùi một bước ngồi đoạn ngàn lớp muôn dặm mây trắng, chẳng tiến chẳng lùi chớ nói là Xà-lê mà Lão tăng cũng không có chỗ mở miệng. Sư đưa cây phất tử nói: - Chính hiện nay thì thế nào? Có khi để ở trên ngàn đảnh, cắt đứt mây thu chẳng phóng cao.

Sư thượng đường: Mười phương đồng tụ hội, thân xưa nay không muội, mỗi mỗi học vô vi, trên đảnh dùng kềm búa, đây là trường thi Phật, sâu rộng khó hay lường, tâm không thi đậu về, kiếm bén chẳng bằng chùy. Bàng cư sĩ lưỡi chỏi đến Phạm Thiên miệng trùm bốn biển, có khi đem cọng cỏ làm thân vàng trượng sáu, có khi đem thân vàng trượng sáu làm cọng cỏ, rất là kỳ đặc. Tuy nhiên như thế, cốt chẳng từng động đến cổng hướng thượng. Thế nào là cổng hướng thượng? Đúc ấn để đàn cao. 

Sư thượng đường: “Câu có câu không, siêu tông việt cách, như bìm nương cây, núi bạc vách sắt.” Đến khi cây ngã bìm khô, bao nhiêu người mất đi lỗ mũi. Dù cho lượm được lại, đã là ngàn dặm muôn dặm. Chỉ như khi chưa có tin tức thế ấy là thế nào? Lại thấu được chăng? Gió ấm tiếng chim hát, nhật lên bóng hoa chồng. 

Sư dạy chúng: Một lời cắt đứt tiếng ngàn thánh, một kiếm ngay đầu thây nằm ngàn dặm. Vì thế nói, có khi câu đến ý chẳng đến, có khi ý đến câu chẳng đến, câu hay cắt ý, ý hay cắt câu, câu ý lẫn đuổi lỗ mũi Thiền tăng. Nếu hay thế ấy chuyển đi, trời trong cũng phải ăn gậy. Hãy nói y cứ cái gì? Đáng thương vô hạn người đùa sóng, rốt cục lại là sóng chết chìm. 

Sư dạy chúng: Bờ cao muôn nhẫn buông thõng tay, cần phải người ấy, cây nỏ ngàn quân khi ấn máy há vì chuột thỏ, Vân Môn, Mục Châu, ngay mặt lầm qua, Đức Sơn, Lâm Tế nói đùa ngoài cổng, ngoài ra lập cảnh lập cơ làm hang làm ổ, thế là diệt chủng tộc nhà Phật, một câu độc thoát phải nói làm sao? Muôn duyên thay đổi nào còn việc, tháng năm phòng núi lạnh như băng.

Niên hiệu Thiệu Hưng thứ năm (1135) tháng tám, Sư có chút bệnh, ngồi kiết già viết kệ để lại cho chúng, ném bút thị tịch. Khi trà-tỳ lưỡi và răng không cháy hết. Tháp ở bên chùa Chiêu Giác. Vua ban thụy là Chơn Giác Thiền sư.

Bích Nham Lục do Thiền sư Viên Ngộ trước thuật, đệ tử lớn của Sư là Thiền sư Đại Huệ đốt sạch. 


lotus 10

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state