Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Tiên Giác - Hải Tịnh (1788 - 1875,先覺 - 海淨) thiền sư Việt Nam
Tiên Giác - Hải Tịnh (1788 - 1875, chữ nho: 先覺 - 海淨) là một thiền sư Việt Nam thuộc tông Lâm Tế, đời thứ 37. Sư từng trụ trì chùa Từ Ân ở Gia Định, làm Tăng cang chùa Thiên Mụ ở Huế, và được đánh giá là một nhà sư "có đức độ được ca ngợi khắp miền, trải qua 73 năm hành đạo, không lúc nào nhà sư quên đi sự hưng suy của đạo pháp"[1]. Thân thế và hành trạng[sửa | sửa mã nguồn] Sư có tục danh là Nguyễn Tâm Đoan, sinh ngày 30 tháng Năm năm Mậu Thân (1788), là con của ông Nguyễn Hầu Cẩm, quê ở Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:493

Các tên gọi khác

Nguyễn Tâm Đoan ,Tiên Giác - Hải Tịnh 

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nam
Religion : Group
blood : B+
Tiên Giác - Hải Tịnh (1788 - 1875,先覺 - 海淨) thiền sư Việt Nam

Tiên Giác Hải Tịnh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thiền sư
Tiên Giác
先覺
Pháp danh Tiên Giác 先覺
Pháp hiệu Hải Tịnh 海淨
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáo Phật giáo
Trường phái Đại thừa
Tông phái Thiền tông
Lưu phái Lâm Tế
Sư phụ Tổ Tông Viên Quang
Tu tập tại Chùa Từ Ân
Thông tin cá nhân
Sinh  
Thế danh Nguyễn Tâm Đoan
Ngày sinh 1788
Nơi sinh Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh)
Mất  
Ngày mất 1875
Nơi mất Chùa Giác LâmGia Định
An nghỉ Chùa Giác Lâm
Thân quyến  
Cha Nguyễn Hầu Cẩm
 Cổng thông tin Phật giáo

Tiên Giác - Hải Tịnh (1788 - 1875chữ nho: 先覺 - 海淨) là một thiền sư Việt Nam thuộc tông Lâm Tế, đời thứ 37. Sư từng trụ trì chùa Từ Ân ở Gia Định, làm Tăng cang chùa Thiên Mụ ở Huế, và được đánh giá là một nhà sư "có đức độ được ca ngợi khắp miền, trải qua 73 năm hành đạo, không lúc nào nhà sư quên đi sự hưng suy của đạo pháp"[1].

Thân thế và hành trạng[sửa | sửa mã nguồn]

Sư có tục danh là Nguyễn Tâm Đoan, sinh ngày 30 tháng Năm năm Mậu Thân (1788), là con của ông Nguyễn Hầu Cẩm, quê ở Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).

Năm Nhâm Tuất (1802), 14 tuổi, Sư được cha dẫn vào chùa Từ Ân ở Gia Định làm lễ xin xuất gia tu hành. Trụ trì chùa Từ Ân lúc bấy giờ là Thiền sư Phật Ý Linh Nhạc liền giao Tâm Đoan cho đệ tử của mình là Thiền sư Tổ Tông Viên Quang, trụ trì chùa Giác Lâm dạy dỗ. Sau đó, Tâm Đoan được thầy Tổ Tông Viên Quang đặt pháp danh là Tiên Giác, hiệu là Hải Tịnh.

Nhờ chú tâm tu học nên sau một thời gian, nhà sư Tiên Giác Hải Tịnh (gọi tắt là Hải Tịnh) trở thành một danh tăng uyên bác.

Năm Tân Tỵ (1821), Thiền sư Phật Ý Linh Nhạc viên tịch ở chùa Từ Ân, có lẽ sư Hải Tịnh được thầy cử đến trông coi chùa Từ Ân, trong khi Hòa thượng Liên Hoa (tức Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt) đang bận hoằng hóa ở kinh đô Huế[2].

Tháng Ba năm Ất Dậu (1825), vua Minh Mạng cho vời Hòa thượng Hải Tịnh ra trụ trì chùa Thiên Mụ ở Huế. Sách Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhị kỷ ghi: "Năm Ất Dậu, Minh Mạng thứ sáu, tháng 3... cho vời Sư chùa Từ Ân ở Phiên An là Nguyễn Tâm Đoan, khiến sung làm Trụ trì chùa Thiên Mụ".

Ngài Hải Tịnh giữ chức Tăng cang chùa Thiên Mụ ở Huế một thời gian thì phạm lỗi liên đới, bị cách chức và bị đày làm việc nặng ở chùa này.

Theo Đại Nam Thực Lục Chính Biên, Đệ nhị kỷ, Quyển CCVII, tháng 10 và 11 cho biết: "Kỷ Hợi, Minh Mệnh năm thứ 20 (1839), mùa đông, tháng 10... Sư chùa Thiên Mụ có tên Nguyễn Văn Huấn vì ghen nên giết người. Bộ Hình và Viện Đô Sát xét hỏi qua một năm không khám phá ra manh mối. Đến nay Khoa đạo là Nguyễn Sĩ Đăng, Lê Tập bí mật đi dò xét tìm được tình trạng, đều thưởng cho mỗi người 10 lạng bạc và gia một cấp. Khi án giao xuống đình thần xét, Huấn bị xử trảm hậu; Sư trưởng Nguyễn Tâm Đoan, cách bỏ chức Trụ trì, chuẩn bắt phải làm việc nặng nhọc tại chùa ấy".

Năm Tân Sửu (1841), vua Thiệu Trị lên ngôi, Hòa thượng Hải Tịnh mới được phục hồi chức Tăng cang. Tuy nhiên, vì lúc đó ở chùa Thiên Mụ đã có Tăng cang Nguyễn Văn Thường (tức Hòa thượng Tế Bổn Viên Thường), nên sư Hải Tịnh vẫn phải ở chùa Thiên Mụ, chờ khi nào có chùa quan (chùa do vua lập) nào thiếu Tăng cang thì sẽ cử thay thế. Trong tờ dụ ngày 16 tháng 3 năm Thiệu Trị nguyên niên (1841) viết như sau: "Nguyên Trụ trì chùa Thiên Mụ là Nguyễn Tâm Đoan, trước nhân can án phạm lỗi bị cách bỏ chức Tăng cang, nhưng chuẩn cho ở chùa ấy làm công việc nặng nhọc để chuộc tội, gần đây đã biết xấu hổ ăn năn lỗi trước, truyền gia ân khoan miễn cho Nguyễn Tâm Đoan. Bộ Lễ hãy cấp hoàn một văn bằng Tăng cang và vẫn chuẩn cho ở tại chùa này làm việc, chờ khi có chùa quan nào khuyết Trụ trì sẽ bổ sung".

Sau đó, Tăng cang Tiên Giác Hải Tịnh được bổ Trụ trì chùa Long Quang (1841-1842). Đến ngày 16 tháng 9 năm Thiệu Trị thứ hai (1842), Tăng cang Hải Tịnh được triều đình cử đến Trụ trì chùa Giác Hoàng ở trong kinh thành Huế, thay thế cho Tăng cang Nguyễn Nhất Định (tức Hòa thượng Tánh Thiên Nhất Định) vì lý do: "bị bệnh, không kham nổi việc chùa, xin cho về sơn dã ". Theo Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ (Nhà Xuất Bản Thuận Hóa, 1993), Tập 8, trang 201, có chép: "Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), chuẩu lời tâu: "Tăng cang chùa Giác Hoàng là Nguyễn Tâm Đoan (Hòa thượng Hải Tịnh) chuẩn chiếu như lệ Nguyễn Nhất Định (Hòa thượng Tánh Thiên Nhất Định), tháng cấp 3 quan tiền, 1 phương gạo...".

Năm Đinh Mùi (1847), vua Thiệu Trị mất, vua Tự Đức kế vị, có lẽ lúc đó, Hòa thượng Hải Tịnh đã xin từ chức Tăng cang chùa Giác Hoàng để về Gia Định để Trụ trì chùa Giác Lâm như xưa.

Năm Kỷ Dậu (1849), Thiền sư Hải Tịnh thiết lập "Giới đàn" (đàn truyền giới) cho tăng sĩ và cư sĩ. Chư Tăng nhân giới đàn đó, cùng suy tôn Thiền sư Hải Tịnh làm Hòa thượng đường đầu truyền giới, lúc đó Hòa thượng Hải Tịnh được 61 tuổi [3].

Vào giữa thế kỷ 19, ở Nam Kỳ, vấn đề nghi lễ trong Phật giáo xuất hiện phong trào "Ứng phú". Nguyên nghĩa của Ứng phú: Ứng là lời mời, Phú là đi đến. Ứng phú có nghĩa là lời mời chư Tăng đến nhà để làm lễ về Phật giáo (danh từ bình dân gọi là "đi đám"), như lễ cầu an, tang lễ, cầu siêu...Bấy giờ, Hòa thượng Hải Tịnh nhận thấy rằng: khoa Ứng phú đang lan tràn khắp nơi, từ thành thị đến thôn quê... không thể ngăn chặn được, vì vậy, phương cách tốt hơn hết là tìm cách hướng dẫn phong trào đi theo đúng hướng trong giới luật, tránh bớt những hành động của chư tăng bị phàm tục lôi cuốn, làm mất phẩm cách, giới hạnh, ảnh hưởng không tốt cho tiền đồ Phật giáo.

Vì vậy, vào khoảng năm Canh Tuất (1850), Hòa thượng Hải Tịnh triệu tập một cuộc đại hội của chư tăng và các thầy theo khoa Ứng phú tại chùa Giác Lâm để phổ biến chủ trương "bảo vệ và phát huy tinh hoa của khoa Ứng phú theo đúng với đạo Phật cổ truyền", đồng thời Hòa thượng cũng đề nghị thành lập cơ sở học tập cho khoa Ứng phú để thực hiện chủ trương đó, và được tán đồng. Ngay trong năm đó (1850), Hòa thượng Hải Tịnh cho trùng tu viện Quan Âm thành chùa Giác Viên để dùng chùa này làm cơ sở học tập cho khoa Ứng phú. Trong khi đó Hòa thượng vẫn phát triển việc giảng dạy cho chư Tăng ở chùa Giác Lâm như Thiền sư Tổ Tông Viên Quang đã thực hiện từ trước[2].

Năm Nhâm Tý (1852), ông hương đăng già (là người sáng lập và trông coi chùa Giác Viên, chưa rõ họ tên) mất, Hòa thượng Hải Tịnh cử đệ tử là Thiền sư Minh Vi Mật Hạnh làm trụ trì chùa Giác Viên.

Năm Kỷ Mùi (1859), niên hiệu Tự Đức thứ 12, quân Pháp vào đánh chiếm thành Gia Định, san bằng dinh lũy của triều Nguyễn. Chùa Từ Ân và chùa Khải Tường nằm trong vòng lửa đạn của chiến tranh. Trụ trì chùa Từ Ân lúc đó là Thiền sư Tiên Tín Chánh Trực (huynh đệ của Hòa thượng Hải Tịnh) phải bỏ chùa chạy loạn, trong khi vội vàng, chỉ đem giấu được một vài kỷ vật nhỏ của chùa (nhờ vậy mà sau này, khi xây dựng lại chùa Từ Ân ở Phú Lâm, chùa còn giữ được vài kỷ vật).

Chùa Giác Lâm và chùa Giác Viên vì ở xa chiến trận nên không bị nguy hại gì. Năm sau (1860), vua Tự Đức cử Nguyễn Tri Phương làm Thống đốc quân vụ, Phạm Thế Hiển làm Tham tá quân vụ vào Gia Định hợp cùng Tôn Thất Hiệp lo chống lại quân Pháp. Quân Pháp tấn công vào Đại đồn Chí Hòa, sau khi đồn này thất thủ (24 tháng 2 năm 1861), chiến tranh Việt-Pháp lan rộng dần khắp Gia Định và các tỉnh lân cận. Dân chúng ở Gia Định chạy tản cư, chư Tăng ở chùa Giác Lâm và Giác Viên cũng bỏ chạy, chỉ còn Hòa thượng Hải Tịnh (bảy mươi ba tuổi) và vài vị sư già ở lại chùa.

Năm Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế phải ký hiệp ước nhượng cho Pháp ba tỉnh miền đông Nam Kỳ. Năm 1867, quân Pháp đánh chiếm hết cả sáu tỉnh Nam Kỳ, biến vùng đất này thành thuộc địa của họ. Sau đó dân chúng và các nhà sư lần hồi quay về đầy đủ, vì người Pháp muốn mua chuộc lòng dân, nên tỏ ra dễ dãi mọi bề [4].

Năm Kỷ Tỵ (1869), Hòa thượng Hải Tịnh đã 81 tuổi, biết rằng mình không còn trụ thế bao lâu nữa nên sắp đặt việc thừa kế ở hai chùa Giác Lâm và Giác Viên như sau: Đệ tử lớn là Thiền sư Minh Vi Mật Hạnh trụ trì chùa Giác Lâm, đệ tử nhỏ hơn là Thiền sư Minh Khiêm Hoằng Ân trụ trì chùa Giác Viên.

Năm Tân Mùi (1871), Hòa thượng Hải Tịnh hợp cùng chư Hòa thượng ở các tỉnh Nam Kỳ tổ chức Đại giới đàn tại chùa Tây An ở núi Sam (Châu ĐốcAn Giang).

Năm Ất Hợi (1875), Hòa thượng Hải Tịnh lại tổ chức Giới đàn (đàn truyền giới) ở chùa Thiên Ân (Gia Định), đệ tử của Hòa thượng Hải Tịnh là Minh Khiêm Hoằng Ân được phong làm Giáo thọ.

Ngày mùng 8 tháng 11 năm ấy (1875), Hòa thượng Tiên Giác Hải Tịnh cho gọi các đệ tử về chùa Giác Lâm để phó chúc. Hòa thượng dạy các đệ tử phải chăm lo tham học nghiên cứu kinh điển, trau dồi đạo đức phẩm hạnh, không nên ham thích theo khoa Ứng phú dễ bị sa ngã, mà cần phải tu tập thiền định để giải thoát cảnh luân hồi sanh tử. Đúng giờ Ngọ ngày hôm đó, Hòa thượng Hải Tịnh viên tịch, thọ 87 tuổi. Đồ chúng lập tháp thờ Hòa thượng Hải Tịnh ở khuôn viên chùa Giác Lâm.

Lúc còn tại thế, Hòa thượng Hải Tịnh có biên tập quyển Tông phái sự tích, hiện còn tàng trữ trong chùa Từ Ân mới ở Phú Lâm (thuộc Quận 6Thành phố Hồ Chí Minh)[5].

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Sách tham khảo chính[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thích Thanh Từ, Thiền sư Việt Nam. Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành, 1992.
  • Nguyễn Hiền Đức, Lịch sử Phật giáo Đàng Trong. Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, 1995.
  • Thiền Hòa tử Huệ Chí, "Buổi đầu của Phật giáo Gia Định", in trong sách Hội thảo khoa học 300 năm Phật giáo Gia Định - Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, 2002.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Theo Thiền Hòa tử Huệ Chí, tr. 66.
  2. a b Theo Thích Thanh Từ, tr. 490-491.
  3. ^ Theo Thiền Hòa tử Huệ Chí, tr. 59.
  4. ^ Thiền Hòa tử Huệ Chí, tr. 66.
  5. ^ Theo Nguyễn Hiền Đức, tr. 307.
.

Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh: Vị tổ của Phật giáo Nam Bộ

ĐĐ. Thích Tâm Giác

Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh đã kế thừa hai dòng phái Phật giáo tại Nam Bộ là Lâm Tế gia phổ và Lâm Tế chánh tông. Hai dòng phái này đã phát triển và lan rộng khắp vùng đất Nam Bộ. Thông qua hành trạng của Ngài cho thấy sự đóng góp vô cùng to lớn cho Phật giáo Nam Bộ.

Mời Đạo hữu ngắm và cung thỉnh tôn tượng Đức Thích Ca Mâu Ni tại đây.

Thiền sư Tiên Giác - Hải Tịnh, thế danh Nguyền Tâm Đoan, sinh ngày 30/5/1788, ở thôn Bình Hòa, tổng Bình Thuận Đạo, huyện Kiến An, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Thân phụ họ Nguyễn, tên Cẩm, làm quan dưới triều Nguyễn được vua sắc phong tước hầu, gọi là Nguyền Hầu cẩm, mất năm 64 tuổi và thân mẫu là Nguyền Thị Hiền, mất năm 84 tuổi. Gia đình có truyền thống theo Đạo Phật, cá hai ông bà đều quyy, là cư sì chùa Từ Ân ở Gia Định (nay thuộc TP Hồ Chi Minh).

Thiền sư Tiên Giác - Hải Tịnh, thế danh Nguyền Tâm Đoan, sinh ngày 30/5/1788

Thiền sư Tiên Giác - Hải Tịnh, thế danh Nguyền Tâm Đoan, sinh ngày 30/5/1788

Danh tăng xuất chúng: Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa, tấm gương sáng Như Lai

Năm 1806, Ngài được thân mẫu dẫn đến chùa Sắc Tứ Từ Ân xuất gia đầu Phật, lễ Thiền sư Tổ Tông – Viên Quang làm bổn sư, pháp danh Hải Tịnh, huý Tiên Giác thuộc đời thứ 37 Lâm Tế Gia Phổ theo bài kệ truyền pháp Đạo Bổn Nguyên Thành Phật Tổ Tiên… Ngài còn có pháp hiệu Tế Giác – Quảng Châu thuộc đời thứ 36 thiền phái Lâm Tế chánh tông, theo bài kệ truyền pháp Tổ Đạo Giới Định Tông… Năm 1820, Ngài cùng với đệ tử là Liễu Nguyên đến Đức Hòa (nay thuộc Long An) kiến lập chùa Linh Nguyên. Năm 1821, Thiền sư Phật Ý – Linh Nhạc viên tịch tại chùa Từ Ân. Thiền sư Tổ Tông – Viên Quang đã cử ngài Tiên Tín – Chánh Trực và Tiên Giác – Hải Tịnh về chùa Từ Ân trông nom công việc.

Năm 1804, vua Gia Long sắc phong Thiền sư Tổ Ấn – Mật Hoằng làm Tăng cang, trụ trì chùa Thiên Mụ (Huế). Đến năm 1822, trước khi viên tịch Thiền sư làm một bài kệ tâu vua rằng: “Ngày xưa Hưng Long thọ nghiệp. Hưng tức niên hiệu Cảnh Hưng, Long tức niên hiệu Gia Long, nay đã qua tới vua hiệu khác, việc Phật pháp này chỉ có Nguyễn Tâm Đoan mới là người thật sự gánh vác và kế thế” [1]. Sau khi xem xong vua phán rằng: “Hoà thượng Mật Hoằng đã từ tạ trẫm mà về cõi Phật” [2]. Theo di chúc của Thiền sư Tổ Ấn – Mật Hoằng [3], vua Minh Mạng đã “truyền chiếu gọi Nguyễn Tâm Đoan chùa Từ Ân, tỉnh Gia Định vào kinh đô, sắc phong Hoà thượng trụ trì chùa Thiên Mụ” [4]. Năm 1822, Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh được phong làm Tăng cang tại chùa Thiên Mụ.

Năm 1825 (niên hiệu Minh Mạng thứ 6), đại lễ trai đàn tổ chức ở chùa Thiên Mụ, vua Minh Mạng ngự đến dâng hương lễ Phật và xem Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh thực hiện khoa nghi Phật giáo, chi phí do triều đình chu cấp, chép trong Châu bản triều Nguyễn. Ngày 16/11/1825, bản kê tiền chi tiêu Đại lễ trai đàn chùa Thiên Mụ ghi: “Thị nội tiền phong doanh, quản Hậu Vệ, vệ uý, nhưng lãnh Thượng Trà Viện, viện sứ Lộc Tiến Hầu khâm dụng châu bửu tấu sách nhất bản, nội tự hành trai đàn tại Thiên Mụ tự phụng tiêu tiền cửu bách tứ thập quán tịnh các hạng” [5] (Dịch: Vệ uý, quản Hậu vệ Thị nội tiền phong dinh, giữ chức viện sứ Thượng Trà Viện là Lộc Tiến Hầu kính xin đóng ấn vua một bản tấu sách, trong đó viên hành trai đàn chùa Thiên Mụ xin chi tiêu 940 quan tiền và các thứ) [6]. Sau khi giữ chức Tăng cang, trụ trì chùa Thiên Mụ một thời gian, trong chùa xảy ra án mạng nên triều đình tạm cách chức Tăng cang để điều tra.

Thiền sư Tiên Giác cùng với đệ tử là Liễu Nguyên đến Đức Hòa (nay thuộc Long An) kiến lập chùa Linh Nguyên

Thiền sư Tiên Giác cùng với đệ tử là Liễu Nguyên đến Đức Hòa (nay thuộc Long An) kiến lập chùa Linh Nguyên

Danh tăng Cưu Ma La Thập có những đóng góp gì cho Phật giáo?

Năm 1841, niên hiệu Thiệu Trị thứ nhất, vua Thiệu Trị mới lên ngôi đã xét lại nguyên nhân vụ án Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh, Ngài được phục hồi chức Tăng cang và giao trụ trì chùa Long Quang đến năm 1842. Trong năm 1842, Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh được cử đến trụ trì chùa Giác Hoàng trong kinh thành thay cho Tăng cang Nguyễn Nhứt Định (tức Thiền sư Tánh Thiên – Nhứt Định) đang bệnh. Theo tờ Dụ ngày 16/9 năm Thiệu Trị thứ 2: “Tư cử Nguyễn Văn Thường bẩm khai thừa dĩ hội đồng chư sơn tự Tăng tái tam lân tuyển, duy hữu hiện sung Long Quang tự Tăng cang Nguyễn Tâm Đoan, am tường kinh giáo, giới luật tinh trì, thị thiền gia mẫn cán để nhân, khả sung Giác Hoàng tự Tăng cang” [7] (Dịch: Nay theo khai bẩm của Nguyễn Văn Thường thì bọn y đã hội đồng chư sơn các chùa tuyển chọn hai ba lần, nhưng chỉ có Nguyễn Tâm Đoan hiện sung chức Tăng cang chùa Long Quang là người am tường kinh giáo, giới luật tinh trì, quả là người mẫn cán trong thiền gia, có thể chọn sung làm Tăng cang chùa Giác Hoàng) [8].

Năm 1844, Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh trở về Nam Bộ. Cũng năm này, ngày 20/7, Thiền sư Tiên Tín – Chánh Trực trụ trì Sắc Tứ Từ Ân lâm bệnh nặng, phú chúc cho Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh làm giáo thọ trông quản Tăng chúng. Mùa hạ năm 1844, Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh khai mở trường Hương tại chùa Giác Lâm và thỉnh Thiền sư Phổ Nguyệt ở chùa Huê Lâm làm Thiền chủ, thỉnh Thiền sư Từ Tạng ở chùa Trúc Lâm làm Yết-ma đương vi Thượng toạ (chủ toạ). Ngày 20/10/1849, Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh khai mở trường Kỳ tại chùa Giác Lâm và được suy tôn làm Hoà thượng Đường đầu truyền giới.

Năm 1850, Nguyễn Tri Phương được bổ nhiệm làm Kinh lược sứ Nam Bộ và “tiến hành một chủ trương hình thành đồn điền, lập ấp để mở mang thêm đất đai, tạo nguồn lương thực. Song song với việc dùng binh lính khai mở đồn điền, Nguyễn Tri Phương cho tập trung dân lưu tán để an cư lạc nghiệp, tạo nên đời sống yên ổn cho người dân và bình ổn trong quản lý” [9]. Vì kinh lược sứ Nguyễn Tri Phương cũng là người mến mộ Phật giáo, nên “mời Hòa thượng chùa Khải Tường vào tỉnh đường để luận đàm đạo Phật pháp. Quan đại thần nói rằng: Tôi thấy vùng phủ Tây Ninh và hai tỉnh An Giang, Hà Tiên ấy đạo Phật không có người hoằng hoá, ngày nay Đại lão Hòa thượng nên ra sức đến nơi ấy lấy lòng từ bi cứu giúp người đời dứt ác làm lành” [10]. Trước tiên, Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh đến phủ Tây Ninh tu sửa chùa núi Linh Sơn, chùa Thái Bình, chùa An Cư, rồi đến An Giang, Hà Tiên hoằng pháp.

Cũng trong năm này, Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh đã đổi Quan Âm Các thành chùa Giác Viên. Sau đó xây dựng trung tâm đào tạo giảng dạy Ứng phú sư vùng Chợ Lớn, đồng thời kế thừa phát triển việc nghiên cứu, giảng dạy Tam Tạng kinh điển cho chư Tăng tại chùa Giác Lâm do Thiền sư Tổ Tông – Viên Quang kiến lập từ trước. Năm 1851, Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh trở lại An Giang hoằng pháp và tu tạo chùa Phú Thạnh, chùa Vĩnh Thông; đến Hà Tiên lập chùa Giang Thành. Khoảng năm 1852, Thiền sư Hải Tịnh xuống chùa Tây An. Năm 1854, ngài đến xã Nhơn Hưng kiến lập chùa Hoà Thạnh rồi tiếp đến là chùa Phú Thạnh ở xã Nhơn Hưng.

Mộ tháp thiền sư Tiên Giác trong khuôn viên chùa Giác Lâm.

Mộ tháp thiền sư Tiên Giác trong khuôn viên chùa Giác Lâm.

Sa môn Thích Trí Hải – bậc danh tăng lớn của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX

Năm 1858, giặc Pháp tấn công Đà Nẵng, đến năm 1859 nổ súng đánh Gia Định nên Sắc Tứ Từ Ân và Quốc Ân Khải Tường bị chiếm làm căn cứ. Đến năm 1860, Pháp đánh chiếm khắp Gia Định, Biên Hòa, Định Tường nên dân chúng chạy tản cư, chư Tăng ở chùa Giác Lâm và Giác Viên cũng bỏ chạy, chỉ còn Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh và những vị Tăng lớn tuổi ở lại. Vào ngày rằm tháng Giêng năm 1863, Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh mở trường kỳ tại chùa Sùng Phước, thỉnh Thiền sư Chơn Giác làm Chủ kỳ. Ngày mùng 2 tháng Chạp năm 1870, Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh khai mở ba đàn giới thể Cụ túc tại chùa Sùng Phước, Ngài làm Đường đầu truyền giới, Thiền sư Chơn Giác chùa Sùng Phước làm Yết-ma, Thiền sư Minh Đề chùa Tứ Phước làm giáo thọ sư. Cũng năm này, Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh trao nhiệm vụ trụ trì chùa Giác Viên cho đệ tử Minh Khiêm – Hoằng Ân.

Ngày 8/4/1871, Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh họp cùng chư sơn thiền đức tại chùa Tây An (núi Sam, Châu Đốc, An Giang) thiết lập giới đàn và Ngài làm Hòa thượng Đường đầu truyền giới, Thiền sư Chơn Ứng (trụ trì chùa Sùng Đức và chùa Phụng Sơn) làm Yết-ma, Thiền sư Hải Tuệ (chùa Kim Cang, Biên Hòa) đương vi Yết-ma, Thiền sư Minh Thế (chùa Long Quang, Cần Thơ) đương vi Giáo-thọ. Ngày 8/4/1872, Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh mở giới đàn tại chùa Huỳnh Long (tỉnh Định Tường) do Ngài làm Đường đầu truyền giới. Thiền sư Hoằng Đạo (chùa Phước Long) và Thiền sư Minh Chiếu (chùa Bảo An) làm Yết-ma, Thiền sư Quảng An (chùa Giác Lâm) làm giáo thọ và Thiền sư Minh Trữ làm Chủ kỳ kiêm Giáo thọ và Trần Minh Thế chùa Long Quang làm pháp sư. Giới đàn được gia đình ông Cai Tổng Lý Văn Tồn (một phú hộ vùng Cai Lậy) ủng hộ trợ duyên. Đây là giới đàn đầu tiên ở vùng đất Cai Lậy và có rất nhiều chư Tăng ở khắp Nam Kỳ lục tỉnh về thọ giới.

Tháng Chạp năm 1873, giới đàn mở tại chùa Phước Lâm làng Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) để tạ ơn Tam Bảo sau khi trùng hưng chùa Phước Lâm. Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh được cung thỉnh vào ngôi vị chứng minh, Thiền sư Minh Trữ làm Đường đầu Hòa thượng truyền giới, Thiền sư Minh Thế (chùa Long Quang – Cần Thơ) làm Yết-ma. Đầu tháng 5/1875, Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh mở đàn truyền giới tại chùa Linh Sơn Tiên Thạch Tự (Tây Ninh), Ngài làm Đường đầu truyền giới, Thiền sư Phước Chí chùa Linh Sơn Tiên Thạch Tự làm chủ kỳ, lại giữ chức Yết-ma và Thiền sư Giác Ngộ chùa Quan Âm làm Yết-ma, Thiền sư Định Huệ chùa Từ Ân làm giáo thọ. Vào những năm cuối đời, Ngài biên tập bộ sách chữ Hán Ngũ gia tông phái ký toàn tập” gồm ba quyển thượng, trung và hạ. Đây là tác phẩm rất quan trọng ghi lại sự kiện sinh hoạt của Phật giáo Nam Bộ vào đầu thế kỷ XIX.

Năm 1804, vua Gia Long sắc phong Thiền sư Tổ Ấn – Mật Hoằng làm Tăng cang, trụ trì chùa Thiên Mụ (Huế).

Năm 1804, vua Gia Long sắc phong Thiền sư Tổ Ấn – Mật Hoằng làm Tăng cang, trụ trì chùa Thiên Mụ (Huế).

Giới thiệu sách: 'Tiểu sử Danh Tăng Việt Nam'

Ngày 8/11/1875 (Ất Hợi), Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh viên tịch thọ 88 tuổi, nhục thân của Ngài được nhập tháp trong khuôn viên chùa Giác Lâm. Trên Bia tháp chùa Giác Lâm có ghi: Lâm Tế gia phổ hiển Tịnh công Tiên Giác chi tháp (臨濟家譜䣭淨公先覺之㙮) và Long vị trên bàn thờ Tổ ghi: Giác Lâm đường thượng Lâm Tế gia phổ tam thập thất thế thượng Hải hạ Tịnh huý Tiên Giác đại lão tổ Hòa thượng giác linh nghê toà chi vị; Sanh ư Mậu Thân niên ngũ ngoạt tam thập nhật chú sanh; Vãng ư Ất Hợi niên thập nhất ngoạt sơ bát nhật thị tịch (覺林堂上臨濟家普三十七世上海下淨諱先覺大老祖和上覺靈貎座之位; 生於戊申年五月三十日註生; 往於乙亥年十一月初八日示寂). Đặc biệt tại chùa Tây An và chùa Giác Viên có khắc tượng bằng gỗ quý để tôn thờ đến ngày nay. Tại chùa Huê Nghiêm (Thủ Đức) Long vị ghi: 覺林堂上嗣林濟正宗三十六世諱際覺上廣下珠大老和尚… (Giác Lâm đường thượng tự Lâm tế chánh tông tam thập lục thế huý Tế Giác thượng Quảng hạ Châu đại lão hòa thượng…).

Như vậy, Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh đã kế thừa hai dòng phái Phật giáo tại Nam Bộ là Lâm Tế gia phổ và Lâm Tế chánh tông. Hai dòng phái này đã phát triển và lan rộng khắp vùng đất Nam Bộ. Thông qua hành trạng của Ngài cho thấy sự đóng góp vô cùng to lớn cho Phật giáo Nam Bộ. Đồng thời, Ngài là người đi đầu trong công cuộc chấn chỉnh nghi lễ ứng phú Nam Bộ lúc bấy giờ. Cho nên hiện nay, hầu hết các ngôi chùa xưa đều mang đậm âm hưởng, ân đức của Ngài. Như Hoà thượng Thích Lệ Trang nhận định: “Ưu đức của Tổ thì cả lục tỉnh hưởng ứng, tất cả lục tỉnh ngày nay thì hết 90% đều là đệ tử môn hạ của Tổ” (phỏng vấn trực tiếp). Để tưởng nhớ ân đức vô cùng lớn lao của Ngài, rất nhiều ngôi chùa Nam Bộ còn thờ Long vị như: Chùa Giác Lâm (Q.Tân Bình), chùa Giác Viên (Q.11), chùa Giác Hải (Q.6), chùa Huê Nghiêm (Thủ Đức) thuộc TP.HCM; chùa Tân Hưng (Dĩ An – Bình Dương), Linh Sơn Tiên Thạch, chùa Phước Lâm, Linh Sơn Thanh Lâm (Tây Ninh); chùa Linh Nguyên, chùa Thạnh Hoà, chùa Phước Lâm, chùa Thới Bình, chùa Linh Sơn, chùa Kim Cang (Long An); chùa Đức Lâm, Tổ đình Phước Lưu (Tiền Giang); chùa Hội Phước (Đồng Tháp); chùa Tây An, chùa Phú Thạnh, chùa Hoà Thạnh, chùa Đức Linh (An Giang); Sắc tứ Tam Bảo Tự (Kiên Giang); Long Quang cổ tự (TP Cần Thơ)…

Tổ Tiên Giác – Hải Tịnh có những vị đệ tử xuất gia và cầu pháp như: Minh Vi – Mật Hạnh; Minh Khiêm – Hoằng Ân (Diệu Nghĩa); Minh Quang – Phổ Trai; Liễu Thông – Thiện Tín; Minh Phương – Chơn Hương; Minh Mai – Phương Danh; Minh Chức – Huệ Thức; Minh Huyền – Chơn Giác; Minh Giám – Bửu Chơn; Minh Thông – Hải Huệ; Minh Trữ – Quảng Huệ; Minh Hoà – Hoan Hỷ; Minh Thành – Phước Thạnh; Minh Trị – Thiện Bảo; Liễu Ngọc – Phổ Minh; Minh Huyên – Pháp Tạng (Phật Thầy Tây An), Minh Võ – Nhất Thừa… Qua hành trạng của Ngài, hy vọng có thể giúp độc giả tường minh hơn về diễn tiến Phật giáo Nam Bộ thế kỷ XIX.

Chú thích:

[1] Thích Huệ Sanh (dịch) (2002), Ngũ gia Tông phái ký Toàn Tập và Hành trạng Thiền sư Tiên Giác Hải Tịnh, Nxb. Tôn Giáo, tr.42

[2] Thích Huệ Sanh (dịch) (2002), Sđd, tr.49.

[3] Thiền sư Tổ Ấn – Mật Hoằng (1735 – 1835) học đạo với Hòa thượng Phật Ý Linh Nhạc; thuộc thế thứ 36 dòng Kệ “Đạo Bổn Nguyên Thành Phật Tổ Tiên…” của Tổ sư Nguyên Thiều và cũng là sư đệ Thiền sư Tổ Tông – Viên Quang, trước là trụ trì chùa Đại Giác xã Hiệp Hòa, tổng Trấn Biên (Biên Hòa, Đồng Nai). Ngài làm Tăng cang chùa Thiên Mụ và trú trì Quốc Ân Tự – Huế. Ngài mất ngày 1/10 năm Ất mùi (1835), Ngài viên tịch tại chùa Quốc Ân, thọ 101 tuổi. Tháp xây trong vườn chùa Quốc Ân, bia tháp ghi: “Sắc tứ Thiên Mụ Tự trú trì, Mật Hoằng Đại lão Đại sư chi tháp” và Long vị ở chùa Quốc Ân ghi: “Sắc tứ Thiên Mụ Tự trú trì, trùng kiến Quốc Ân, Lâm Tế chánh tông, tam thập lục thế húy Tổ Ấn thượng Mật hạ Hoằng lão Thiền sư.” Theo tác phẩm Chư tôn thiền đức Phật giáo Thuận Hoá: Hoà thượng viên tịch ngày 1/10 năm Ất Dậu (10/11/1925) tại chùa Quốc Ân, thọ 73 tuổi. Vì bia tháp của Hoà thượng tại chùa Quốc Ân do môn đồ tạo năm Bính Tuất (1826).

[4] Thích Huệ Sanh (dịch) (2002), Sđd, tr.49.

[5] 侍内前鋒營管後衛衛尉仍領尚茶院院使祿進侯欽用朱寶奏册一本內敘行齋壇在天姥寺奉消錢九百四十貫並各項.

[6] Lý Kim Hoa (2003), Châu bản triều Nguyễn (tư liệu Phật giáo qua các triều đại nhà Nguyễn 146 năm từ Gia Long 1802 đến Bảo Đại 1945), Nxb. Văn hoá Thông tin, tr.41.

[7] Thiệu Trị 2 tháng 1-12, CHƯ BỘ NHA Q.22, HTCB No. 319, tờ 161ab. 茲拋阮文常稟開承以會同諸山寺僧再三遴選惟有現充隆光寺僧綱阮心端諳詳經教戒律精持是僧家敏幹底人可充覺皇寺僧綱.

[8] Lý Kim Hoa (2003), Sđd, tr.109.

[9] Đinh Nhài (9/2016), “Nguyễn Tri Phương – Danh tướng có công gìn giữ, mở mang vùng đất phương Nam”, Thư viện tỉnh Đồng Nai, truy cập 19/3/2021.

[10] Thích Huệ Sanh (dịch) (2002), Sđd, tr.53-54.

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state