Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Tôn Giả Ca Chiên Diên Katyayana – luận Nghị Đệ Nhất
Ngày xưa để được gọi là một nhà nho đúng nghĩa, ngoài thông hiểu tứ thư, ngũ kinh, biết làm thơ phú, nhà nho còn phải biết thêm bốc, y, lý và số. Về Phật giáo để được toàn bích ngoài thông hiểu nội điển, một tăng sĩ cần phải biết thêm Thanh minh, Nhân minh, Công xảo minh và Y phương minh gọi chung là Ngũ Minh. Nếu không được như thế, tối đa cũng phải biết 4 hoặc 3, tối thiểu phải biết hai minh. Vì trong khi truyền đạo, dù thuộc kinh điển nhưng trình bày không mạch lạc, khúc chiết, lý luận không biện chứng, logic, thì khó mà thuyết phục được người nghe. Mặt khác, nếu thuộc kinh điển có lý luận, nhưng giữa diễn giả và thính chúng ngôn ngữ không đồng, phải nhờ đến thông dịch, diễn giả cũng không thể truyền đạt hết tư tưởng, quan điểm cho thính chúng. Bởi thế để trở thành một người thuyết pháp nhà nghề, ngoài am tường nội đIển, tối thiểu các tăng sĩ cần rèn luyện, biết thêm ngôn ngữ và có kiến thức phổ thông. Thời Phật còn tại thế, trong số 10 đại đệ tử, Ca Chiên Diên (Katyayana) không những chỉ thông hiểu những tư tưởng triết học đương thời, am tường giáo pháp của ức Phật, mà còn có tài luận nghị khiến ai vấn nạn cũng đều thán phục. Phật và Thánh chúng phong tặng cho Ngài là bậc Luận Nghị Đệ Nhất.
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:18

Các tên gọi khác

Ở miền Nam Ấn Độ nước A Bà¹n Đồ thôn Di Hầu thuộc dòng Bà La Môn, có một gia đình rất giàu sang và danh giá, được nhiều người kính nể, Ngài Ca Chiên Diên được sinh ra trong gia đình này. Ca Chiên Diên là con thứ, thân phụ là một quốc sư đương thời, Ca Chiên Diên là họ, tên Ngài là Na Da Là, về sau Ngài rất nổi tiếng nên mọi người dùng họ để gọi thay. Ca Chiên Diên cũng có một người anh cũng thông minh tài trí theo cha học đạo Bà La Môn. Để uyên bác hơn, Ca Ca đi nhiều nơi tham học đạo lý với các Bà La Môn danh tiếng. Sau khi đã học hết kinh điển của Bà La Môn, Ca Ca trở về cố hương với ý định lập đàn tràng thuyết giảng Kinh Vệ Đà. Trong khi anh du học ở phương xa, ở nhà Ca Chiên Diên cũng theo cha dồi mài kinh sử, cùng lúc với anh Ca Chiên Diên cũng lập đàn tràng, đối diện với đàn của anh để thuyết giáo, xem đã đủ sức lý luận trước mặt mọi người chưa?

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nam
Religion : Group
blood : B+
Tôn Giả Ca Chiên Diên Katyayana – luận Nghị Đệ Nhất

Mười Tông Phái Phật Giáo Ở Trung

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT
Thích Minh Tuệ
Sàigòn 1991- Pl 2535


Tôn Giả Ca Chiên Diên
Katyayana – luận Nghị Đệ Nhất

 

Ngày xưa để được gọi là một nhà nho đúng nghĩa, ngoài thông hiểu tứ thư, ngũ kinh, biết làm thơ phú, nhà nho còn phải biết thêm bốc, y, lý và số. Về Phật giáo để được toàn bích ngoài thông hiểu nội điển, một tăng sĩ cần phải biết thêm Thanh minh, Nhân minh, Công xảo minh và Y phương minh gọi chung là Ngũ Minh. Nếu không được như thế, tối đa cũng phải biết 4 hoặc 3, tối thiểu phải biết hai minh. Vì trong khi truyền đạo, dù thuộc kinh điển nhưng trình bày không mạch lạc, khúc chiết, lý luận không biện chứng, logic, thì khó mà thuyết phục được người nghe.

Mặt khác, nếu thuộc kinh điển có lý luận, nhưng giữa diễn giả và thính chúng ngôn ngữ không đồng, phải nhờ đến thông dịch, diễn giả cũng không thể truyền đạt hết tư tưởng, quan điểm cho thính chúng. Bởi thế để trở thành một người thuyết pháp nhà nghề, ngoài am tường nội đIển, tối thiểu các tăng sĩ cần rèn luyện, biết thêm ngôn ngữ và có kiến thức phổ thông. Thời Phật còn tại thế, trong số 10 đại đệ tử, Ca Chiên Diên (Katyayana) không những chỉ thông hiểu những tư tưởng triết học đương thời, am tường giáo pháp của ức Phật, mà còn có tài luận nghị khiến ai vấn nạn cũng đều thán phục. Phật và Thánh chúng phong tặng cho Ngài là bậc Luận Nghị Đệ Nhất.

Dòng Họ và Biện Tài của Ca Chiên Diên

Ở miền Nam Ấn Độ nước A Bà¹n Đồ thôn Di Hầu thuộc dòng Bà La Môn, có một gia đình rất giàu sang và danh giá, được nhiều người kính nể, Ngài Ca Chiên Diên được sinh ra trong gia đình này. Ca Chiên Diên là con thứ, thân phụ là một quốc sư đương thời, Ca Chiên Diên là họ, tên Ngài là Na Da Là, về sau Ngài rất nổi tiếng nên mọi người dùng họ để gọi thay. Ca Chiên Diên cũng có một người anh cũng thông minh tài trí theo cha học đạo Bà La Môn. Để uyên bác hơn, Ca Ca đi nhiều nơi tham học đạo lý với các Bà La Môn danh tiếng. Sau khi đã học hết kinh điển của Bà La Môn, Ca Ca trở về cố hương với ý định lập đàn tràng thuyết giảng Kinh Vệ Đà. Trong khi anh du học ở phương xa, ở nhà Ca Chiên Diên cũng theo cha dồi mài kinh sử, cùng lúc với anh Ca Chiên Diên cũng lập đàn tràng, đối diện với đàn của anh để thuyết giáo, xem đã đủ sức lý luận trước mặt mọi người chưa?

Trước hai đàn tràng, mọi người cho là Ca Chiên Diên hùng biện hơn Ca Ca, do đó hầu hết thính chúng đều hướng về Ca Chiên Diên. Thấy em làm mất mặt trước đám đông Ca Ca đến trước thân phụ thưa kiện và đòi trừng trị tội trịch thượng của Ca Chiên Diên một cách thích đáng. Ca Chiên Diên được triệu đến để tiện bề phân xử. Trước cha và anh Ca Chiên Diên quỳ lạy và bày tỏ:

· Thưa cha! Xin cha hãy rộng lượng soi xét, trong lúc anh con đi phương xa học hỏi, ở nhà con cũng theo cha cố công dồi mài kinh sử. Con thiết lập đàn tràng để biết công lao học hỏi trong bao năm qua kết quả như thế nào? Chỉ có thế thôi con cũng không có ý đồ cạnh tranh hơn thua, trước thính chúng con không rắp tâm dụ dỗ ai, hai anh em của con sẽ phân trần với nhau, xin cha chớ bận tâm. Hướng về Ca Ca, Ca Chiên Diên cũng tỏ lời xin anh cảm thông và sẽ cùng nhau hòa giải, vì đây chẳng qua chỉ là sự hiểu lầm mà thôi. 

Trước hai người con Quốc sư đều quý mến, không biết nên phân xử thế nào cho phải, chỉ hứa sẽ cho biết ý kiến sau. Sau khi bàn với phu nhân, ông quyết định để làm an lòng cho Ca Ca, vì ông này có nhiều háo thắng vả lại cũng để bảo tồn danh dự cho Ca Ca, Ca Chiên Diên được gởi qua núi Tần Đà ở phương Nam để học đạo với Tiên A Tư Đà. Tiên A Tư Đà là trưởng huynh của thân mẫu Ca Chiên Diên, ông là vị tiên nhân bác học, chứng tứ thiền, ngũ thông được nhân dân Ấn Độ trọng nể lúc bấy giờ. Ca Chiên Diên rất được A Tư Đà thương mến, vì tư chất thông thái chóng lãnh hội những điều được truyền đạt. Một hôm A Tư Đà cho Ca Chiên Diên hay rằng:

· Tuy ta thông hiểu thánh điển Vệ Đà, nhưng sẽ không bằng Thái Tử Tất Đạt Đa con Vua Tịnh Phạn, vì Thái tử sẽ xuất gia thành đạo vô thuợng và sẽ chuyển bánh xe chánh pháp tại vườn Lộc Uyển, xứ Ba La Nại. Sau này con hãy đến đó thọ giáo để triển khai tài năng luận nghị của con, riêng ta chẳng bao lâu nữa sẽ từ giã cuộc đời, không có vinh dự gặp Phật. 

Rồi để chuẩn bị cho cháu, A Tư Đà dẫn Ca Chiên Diên xuống núi đến lập tịnh thất tại Ba La Nại; đúng như lời dự đoán, ít lâu sau A Tư Đà từ giã cõi đời. Nhớ lời khuyên, nên sau khi Đức Phật đến Lộc Uyển chuyển pháp luân, Ca Chiên Diên đI tìm Phật cầu sư học đạo, chứng Thánh quả và trở thành bậc Luận Nghị Đệ Nhất.

Đạo Nghiệp Của Ca Chiên Diên

Biện Luận Pháp Bình Đẳng 

Trong hàng đệ tử của Phật, có hai nhân vật biện luận tài tình đó là Ngài Phú Lâu Na và Ngài Ca Chiên Diên, nhưng khi thuyết pháp Phú Lâu Na thiên về số đông còn Ca Chiên Diên lại thích lý luận với từng người một. Một hôm, Ngài đến phía Tây Ấn Độ, nước Ma Thâu (Mathian) truyền đạo, sau khi xem xét dân tình phong tục địa phương, lề lối sinh hoạt xã hội, Ngài đến yết kiến vua nước Ma Thâu. Thấy Ca Chiên Diên bỏ dòng Bà La Môn theo dòng Sát Đế Lợi là một chuyện lạ, vua Ma Thâu hỏi Ca Chiên Diên:

· Ở đời ta chưa thấy ai bỏ dòng họ cao quý sinh từ đầu Phạm Thiên, để đi theo dòng họ thấp hơn như Tôn giả. Tai sao lại như thế? Có ai ép buộc chăng? 

· Đại vương! Tôi cảm nhận Đức Phật là bậc đại Thánh, trước đây cậu tôi là Tiên A Tư Đà khuyên tôi, tôi rất nghi ngờ, có thể là không xác thực, vì tôi cũng nghĩ như Đại vương, trong đời ai có thể hơn dòng dõi Bà La Môn được. Nhưng khi gặp Phật, nghe Phật khai thị, tôi tự nghĩ trước đây mình vô cùng lầm lẫn. Với luật Ma nu xã hội được chia thành 4 đẵng cấp: – Bà La Môn, Sát Đế Lợi, Phệ Xá và Thủ Đà La. Luật này có ra, chẳng qua là do dòng Bà La Môn muốn củng cố uy thế mà đặt ra. Giữa con người với con người, ai cũng dòng máu đỏ, nước mắt mặn, ai cũng chào đời với tiếng khóc, chưa hề có dấu tinka ở trán, hay các vòng vàng ở cổ tay, cổ chân. Lớn lên nếu được học, ai cũng có thể thuộc Kinh Vệ Đà, vào thương trường ai cũng có thể có thể biết buôn bán.

Sống ở rẫy bái rộng đồng ai cũng có thể biết cày cấy, được chỉ nghề nghiệp ai cũng có thể sản xuất ra vật tiêu dùng, người không chịu học hỏi tất sẽ ngu dốt. Do đó, có dòng này dòng khác là do luật Manu và xã hội gán ép cho con người. Hơn nữa thiện ác hay cao quý, thấp hèn người dòng nào lại không có. Thế nhưng, trong nhà tù, kẻ làm tôi tớ đều là người thuộc dòng thứ dân. Còn trong dòng Bà La Môn, Sát Đế Lợi không hiếm người phạm pháp, làm điều độc ác nhưng nhờ được che chở bởi dòng họ, người bất lương tội lỗi vẫn ăn trên ngồi trước, thật là bất công! Thái tử Tất Đạt Đa, người đã thấy rõ thực trạng của tư tưởng tôn giáo, xã hội Ấn Độ, nên đã từ bỏ cuộc sống vương giả để đi tìm đạo và thành đạo. ở đời từ xưa đến nay, có mấy ai dám từ chối địa vị cao sang quyền quý và lắm lạc thú như Phật Thích Ca? Hiện nay Phật đang chủ xướng thuyết bình đẳng để xã hội không có cảnh người bóc lột người, người hà hiếp người, người quá dư thừa kẻ làm đầu tắt mặt tối mà vẫn đói khổ. Trong giáo đoàn của người mọi người đều bình đẳng, ai có phẩm hạnh cao tất được tôn trọng, dù đó là người thuộc dòng hạ tiện. 

Với tài luận nghị Ngài đã thao thao thuyết phục vua Ma thâu, một cách biện chứng, lôgic, bởi thế nhà vua đã thể hội giáo pháp bình đẳng của Phật, qua lần gặp Ca Chiên Diên nhà vua cũng thừa nhận Ngài là bậc biện luận đại tài, và yêu cầu được giới thiệu để quy y Phật. Khi trở thành một phật tử, vua Ma Thâu áp dụng phép bình đẳng của Phật để điều hành việc nước. Tất cả tù nhân ở các trại giam đều được phóng thích, ai phạm pháp, có tội đều được đưa đi giáo dục, dù đó là người thuộc dòng Bà La Môn hay Sát Đế Lợi. Nhờ thế cả nước mọi người đều vui mừng, dân tình an cư lạc nghiệp, nhân dân nước Ma Thâu cũng rất cảm kích giáo pháp từ bi, trí tuệ, bình đẳng của Phật Thích Ca.

Ca Chiên Diên đem giáo pháp bình đẳng của Phật truyền bá khắp nơi, khiến mức độ tôn kính Bà La Môn trong nhân dân ngày một giảm sút, bởi thế các Bà La Môn rất oán hận Ca Chiên Diên và luôn luôn tìm cơ hội để đả kích. Một hôm có một Bà La Môn khá giỏi biện luận, từ xứ Câu Thi Na xa xôi, tìm đén Ba La Nại kêu đích danh Ca Chiên Diên để hạch hỏi:

· Này Ca chiên Diên! Ta nghe ngươi bỏ Bà La Môn giáo để theo ông Cù Đàm phải không? người phản bội tín ngưỡng lỗi nhiều hay ít? Ông lại đem giáo pháp của Phật thuyết dụ các Bà La Môn, thật là vô lễ. 

Nghe Bà La Môn kết đủ thứ tội một cách ầm ĩ, với đức tính điềm tĩnh nhưng lý luận sắc bén, Ca Chiên Diên chậm rãi trả lời:

· Ông xem tấm áo cà sa trên thân tôi là biết tôi đã cải tôn giáo rồi, cần gì phải đặt vấn đề. Với tín ngưỡng có nhiều thần quyền, có luật lệ mất bình đẳng, người theo tín ngưỡng đó có đáng để tuân hành không? Người đã biết con đường chánh đạo có cần hướng dẫn cho gia đình bạn hữu, người theo tà giáo trở về nẻo chính hay không? 

Chưa chịu thua vì mục đích đến để hạ bệ Ca Chiên Diên, lão Bà La Môn hỏi:

· Này Ca Chiên Diên! Ngươi là Tỳ kheo, sao không biết giữ oai nghi tế hạnh, trước đây đã không cung kính một lão Bà La Môn trưởng thượng? 

Ca Chiên Diên điềm tĩnh trả lời:

· Giá trị con người không ở tuổi tác mà là ở phẩm hạnh, tôi đã quy y Phật, quy y pháp của Phật, cho nên đương nhiên tôi không thể chấp nhận tà thuyết vái lạy thầy tà bạn ác. 

Nghe Ngài đối đáp sắc bén, lão Bà La môn khâm phục và xin được giới thiệu để ra mắt Đức Phật.

Nguyên nhân tranh cãi

Một buổi sáng sớm trên đường đi khất thực, một Bà La Môn chận Ca Chiên Diên lại và hỏi:

· Tôi nghe tiếng Tôn giả đã lâu nay mới gặp, thật là may mắn. Hiện giờ trong tư tưởng tôi có một thắc mắc mà không giải đáp được, xin Tôn giả chỉ giúp. 

Âng cứ tự nhiên nói, Ngài đáp. 

· Thưa Tôn giả trên thế gian này tôi thấy Sát Đế Lợi tranh cãi với Sát Đế Lợi, Bà La Môn tranh cãi với Bà La Môn. Nguyên nhân gì mà họ lại tranh cãi như thế? 

· Ca Chiên Diên đáp: – Vì tham dục mê hoặc. 

· Thưa Tôn giả! còn Sa Môn với Sa môn tranh cãi vì lý do gì? 

· Vì ngã kiến và pháp chấp. 

· Thế trên cõi đời này ai là người không bị tham dục, mê hoặc và ngã kiến pháp chấp để nương theo? 

Chẳng do dự Ngài đáp: – Đức Phật!

Đạo sĩ Bà La Môn yêu cầu Tôn giả cho được gặp Phật và quy y theo Ngài.

Bán nghèo

Taị nước A Bàn Đề, trên đường đi du hóa, Ca Chiên Diên gặp một người đàn bà ôm một vò nước ngồi khóc nỉ non bên bờ sông. Thấy cảnh đáng thương Ngài dừng bước hỏi:

· Tại sao lại khóc lóc thê thảm như thế? Hãy cho biết lý do thử xem tôi có giúp ích gì được cho bà chăng? 

· Chắc ông không giúp được gì đâu? Bà lão nói. 

· Nếu không giúp được vật chất tôi có thể giúp cho bà phương pháp giải quyết, Ngài đáp. 

· Đời thật là bất công! Bà lão nói, người giàu thì càng giàu thêm, dư ăn dư xài, kho lẫm tràn đầy, ngược lại người nghèo ngày càng xơ xác, đổ mồ hôi mà vẫn không đủ ăn. Cái khó lại bó cái khôn! không có cách xoay xở. Tôi sinh ra trong một gia đình nô lệ khốn cùng, từ khi chào đời đến nay không lúc nào mà cái khổ không đeo đẳng. Vì thế đến nay tôi không còn sức chịu đựng, chỉ muốn đi tìm cái chết may ra mới hết khổ. 

· Thôi đừng khóc lóc nữa, trong cuộc đời này đâu phải chỉ có bà nghèo. Thiên hạ phần đông là người nghèo, bà thử xem tại nước này có bao nhiêu là nhà giàu. Với những thứ tiền của tràn đầy kho lẫm, chắc gì những người giàu đã là không khổ? Vì lòng tham ô không đáy có một họ lại muốn mười. Lòng tham dục hành hạ con người ghê gớm lắm! Bởi thế tuy nghèo, nhưng lòng không dơ bợn, biết vừa đủ là thấy thoải mái hơn. Đức Phật đã nói: “Người giàu tuy ở thiên đường cũng không vừa ý, người nghèo biết vừa đủ tuy nằm dưới đất vẫn thấy an lạc.” 

· Đó là lý thuyết thôi Ngài ơi! Thực tế khác hẳn. Người giàu khác với kẻ nghèo, vì muốn ăn là có ăn, muốn mặc là có mặc. Họ bỏ tiền ra là muốn gì cũng được. Còn nghèo như tôi suốt đời làm nô lệ, làm việc quần quật cả ngày mà đôi lúc còn bị roi vọt, chửi rủa, thức từ 4,5 giờ sáng đến quá 12 giờ đêm mà cơm không đủ no, quần áo rách tả tơi, cái nghèo đeo đẳng suốt đời, vì thế tôi muốn chết may ra mới hết thống khổ 

· Vậy bà hãy bán cái nghèo đi. 

· Cái nghèo đâu có bán được, ai lại dại dột mà đi mua cái nghèo. 

· Nếu bà chịu bán tôi sẵn sàng mua. 

· Thôi đừng đùa, tội quá Ngài ơi! 

· Tôi tu hành nên không có nói đùa đâu, tôi mua thật. Cái nghèo có thể bán lắm chứ? Có điều là người ta không biết cách bán, phương pháp bán nghèo là bố thí. Mọi sự kiện trên đời đều có nguyên nhân. Giàu là kết quả của sự tu phước bố thí, còn nghèo là vì đã quá keo kiệt. Vì thế thực hành bố thí là phương pháp bán nghèo. 

· Nhưng tôi nghèo quá biết lấy gì mà bố thí, cái vò trong tay tôi là của chủ Bà La Môn tôi đâu có đem bố thí được. Lỡ tay làm bể là đã bị ăn đòn, huống gì là đem bố thí cho người khác. 

· Tôi đang khát nước vậy bà hãy đem vò nước xuống sông múc nước bố thí cho tôi. 

Nghe xong bà liền đi múc nước bố thí và tỉnh ngộ. Nhờ Ca Chiên Diên chỉ dẫn, bà thường làm việc bố thí, lòng được thoải mái và cuộc đời trở nên an lạc hơn trước. Nhờ tài luận nghị, suốt cuộc đời đi giáo hóa Ngài đã cảm hóa được nhiều người, dẫn dắt người nghèo về với Đức Phật, khiến ai cũng cảm thấy an lạc ngay trên cõi đời này.

Nhận Thức và Kết Luận

Đức Phật ra đời với mục đích chính yếu là khai hóa cho nhân loại chúng sinh biết con đường giác ngộ và giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Tuy nhiên không phải vì thế mà Phật bỏ quên vấn đề xây dựng con người, xây dựng xã hội, đó là mầm mống cho giải thoát sinh, già, bệnh, chết. Nếu mầm mống không xây thì lâu đài không có chỗ dựa vững chắc. Trong kinh Bách Dụ có câu chuyện:

· Người mướn thợ xây nhà mà chỉ đòi xây lầu không cần xây nền móng, người đời gọi đó là xây nhà trên nền cát, việc làm đó chẳng bao giờ thực hiện được. 

· Trong kinh Phật dạy: Phật pháp bất ly thế gian giác, ly thế mích bồ đề do như cầu thế giác. Nghĩa là: Phật pháp không ngoài thế gian mà giác ngộ, xa lìa cuộc đời mà tin bồ đề, giống như tìm lông rùa sừng thỏ. 

Một trong những nguyên nhân thúc đẩy Thái Tử Tất Đạt Đa xuất gia chính là xã hội không bình đẳng, không an lạc của Ấn Độ lúc bấy giờ. Noi guơng Đức Phật trên đường đi bố giáo Ca Chiên Diên đến gặp vua nước Ma Thâu, nhân cơ hội nhà vua kích bác vấn đề bỏ đẳng cấp cao theo đẳng cấp thấp của mình, Ngài đã đem thuyết bình đẳng diễn giảng. Sau cuộc hội kiến với Ca Chiên Diên, vua Ma Thâu áp dụng giáo pháp bình đẳng vào xã hội, nhờ đó nước Ma Thâu được an lạc, không còn cảnh người bóc lột người, kẻ nô lệ luôn luôn chịu cảnh nô lệ, người Bà La Môn cứ tiếp tục ăn trê ngồi trước dù phạm pháp, ác độc. Qua câu chuyện vua nước Ma Thâu, thực hành pháp bình đẳng trong công tác xây dựng xã hội cho thấy đạo Phật không tiêu cực, xa thực tế để đi tìm một thế giới trên chín tầng mây. 

Ngoài truyền bá giáo lý bình đẳng Ngài còn đề cao giá trị con người qua phẩm giá đạo đức, để từ đó có tinh thần vị tha, bố thí giúp cho con người hết đói nghèo và đặc biệt là loại trừ tính tham dục, mê hoặc, ngã kiến, ngã chấp, để sống hòa hợp không tranh cãi. Với những tinh thần đạo lý, qua các cuộc hùng biện của Ca Chiên Diên, ngày nay con người cần được phổ biến học hỏi. Bởi vì cuộc sống của con người quá chênh lệch, giữa kẻ giàu và người nghèo, kẻ sang người hèn, cần có một nhịp cầu thông cảm để nương tựa và giúp đỡ lẫn nhau hầu xây dựng cho nhân loại một cuộc sống thanh bình và an lạc

 

II. Phim hoạt hình tôn giả Ca Chiên Diên

https://www.youtube.com/watch?v=9LDo0cA_x5k

 

 

III. Thông tin thêm từ  Đại Phật Sử

ĐẠI TRƯỞNG LÃO KACCĀYANA (Ca-chiên-diên)

  1. Nguyện vọng quá khứ

    Vị thiện nam, Đại trưởng lão Kaccāyana đương lai, được nuôi dưỡng trong một gia đình của các gia chủ trong thời kỳ của Đức Phật Padumuttara. Một hôm, cũng giống như các vị trưởng lão đương lai trước, vị ấy đi đến tịnh xá và đứng ở mé ngoài của thính chúng để nghe pháp. Khi thấy Đức Phật ban danh hiệu etadagga cho một vị tỳ khưu trong các tỳ khưu thiện xảo về phân tích Pháp được nói tóm gọn. Khi đó ý nghĩ sau đây sanh lên trong vị ấy: “ Vị tỳ khưu này quả thật tối thắng! Vị ấy được Đức Thế Tôn khen ngợi (là tối thắng nhất trong những vị tỳ khưu có khả năng phân tích chia chẻ những gì được Đức Phật giảng dạy tóm tắt). Ta hãy thành vị tỳ khưu đạt được danh hiệu như vậy trong thời kỳ giáo pháp của một vị Phật đương lai.” Khi nghĩ vậy, vị ấy thỉnh mời Đức Phật và tổ chức đại thí trong bảy ngày. Theo cách như đã nêu ra ở trước: “ Bạch Đức Thế Tôn,” vị thiện nam nói, “Con không cầu bất cứ loại hạnh phúc nào với quả phước của bảy ngày bố thí cúng dường. Thật ra, con chỉ mong đạt được địa vị của người giữ danh hiệu etadagga như vị tỳ khưu mà cách đây bảy ngày đã đạt được (trong những người có thể phân tích chia chẻ những gì được nói một cách tóm gọn).” Sau khi nói như vậy vị ấy nằm sấp dưới chân Đức Phật.

    Khi Đức Phật Padumuttara dò xét về tương lai, Ngài thấy rằng ước nguyện của vị thiện nam tử kia sẽ được thành tựu; do đó Ngài tiên tri rằng: “ Này thiện nam, cuối một trăm ngàn đại kiếp kể từ nay sẽ có Đức Phật Gotama xuất hiện. Trong thời của Đức Phật ấy, ngươi sẽ trở thành người đạt được danh hiệu etadagga trong những tỳ khưu có khả năng giải thích chi tiết ý nghĩa của giáo pháp được giảng dạy tóm tắt.” Sau khi ban bố bài pháp tùy hỉ công đức, Ngài rời khỏi chỗ ấy.

    Việc cúng dường những viên gạch bằng vàng

    Sau khi làm các việc phước cho đến khi thân hoại mạng chung, vị thiện nam tái sanh trong cõi chư thiên và nhân loại suốt một trăm ngàn đại kiếp, rồi tái sanh trong một gia đình tốt, trong kinh thành Bārāṇasī vào thời kỳ của Đức Phật Kassapa. Khi Đức Phật nhập Parinibbāna, vị thiện nam đến nơi bảo tháp tôn trí Xá lợi của Đức Phật đang được xây dựng. Ở đây vị ấy cúng dường những viên gạch bằng vàng trị giá một trăm ngàn đồng tiền vàng để tôn vinh Đức Phật và nói rằng : “ Bạch Đức Thế Tôn, trong bất cứ kiếp nào mà con sanh ra xin cho sắc thân của con có màu vàng ròng!”

  2. Đời sống xuất gia trong kiếp chót

    Sau khi đã làm nhiều việc phước, vị ấy tái sanh trong cõi chư thiên và nhân loại trong một A-tăng-kỳ kiếp (asaṅkheyya-kappa) trong thời gian giữa hai vị Phật. Trong thời Đức Phật của chúng ta, vị ấy làm con trai của vị quốc sư (purohita) trong kinh thành Ujjenī. Vào ngày đặt tên của cậu bé, người cha nhận xét: “ Việc con trai của ta có nước da màu vàng ròng sẽ đem lại tên của chính nó.” Do đó cậu bé được cha mẹ và quyến thuộc đặt tên là Kañcana (vàng). Khi đến tuổi trưởng thành, chàng trai có nước da vàng ròng thông suốt ba bộ Phệ đà. Khi người cha, vị quốc sư qua đời, vị ấy kế thừa địa vị ấy. Là quốc sư, vị ấy được gọi bằng tên của dòng tộc là Kaccāna.

    Vua Caṇḍapajjota triệu tập các quan và nói rằng: “ Này các khanh, một vị Phật đã xuất hiện trong thế gian. Ai trong các khanh có thể thỉnh Đức Phật?” Các quan đồng loạt trả lời: “ Tâu đại vương, không ai có khả năng làm như vậy ngoại trừ quốc sư Kaccāna, vị ấy có thể đi thỉnh Đức Phật,” Đức vua cho mời vị ấy đến và nói rằng: “ Này khanh Kaccāna, hãy đi thỉnh Đức Phật cho trẫm.” “ Tâu đại vương,” Kaccāna đáp lại, “ Hạ thần sẽ đi nếu đại vương cho phép hạ thần được xuất gia.” “ Này khanh Kaccāna, hãy làm bất cứ điều gì

    mà khanh muốn, miễn sao thỉnh Đức Phật cho trẫm.” Khi nói vậy đức vua chuẩn phê cho vị ấy.

    Khi nghĩ rằng: “ Những người đi đến Đức Phật thì không nên đi trong một hội chúng lớn,” vị ấy đi yết kiến Đức Phật cùng với bảy người khác, vị ấy là người thứ tám (nghĩa là vị ấy dẫn theo bảy người), Đức Phật thuyết một bài pháp, vào lúc kết thúc thời pháp, quốc sư Kaccāna cùng với bảy người đi chung đều chứng đắc đạo quả A-la-hán, Tứ tuệ Phân tích (paṭisambhidā-patta). Rồi Đức Phật duỗi bàn tay phải ra và gọi đến: “ Hãy đến, này các tỳ khưu!” Tóc và râu của tám người ngay tức thì biến mất, y và bát được tạo ra do thần thông (iddhimaya) xuất hiện trên thân của họ. Họ trở thành những vị tỳ khưu có tướng mạo như những vị đại trưởng lão trải qua sáu mươi hạ lạp và tám mươi tuổi thọ.

    Sau khi đạt đến đỉnh cao của phận sự Sa-môn (tức là Đạo Quả A-la-hán), Trưởng lão Kaccāna không trì hoãn khinh suất mà thỉnh cầu Đức Phật đến viếng kinh đô Ujjenī bằng cách đọc lên những câu kệ tán dương chuyến hành trình giống như trưởng lão Kāḷudāyī. Sau khi nghe những lời của trưởng lão Kaccāna, Đức Phật biết rằng: “Kaccāna muốn Ta đến kinh thành Ujjenī, chư Phật không lên đường đi đến nơi mà không đáng viếng thăm vì một số lý do.” Do đó, Ngài hỏi trưởng lão Kaccāna: “ Này con, con hãy đi một mình đến Ujjenī. Nếu con đi thì vua Caṇḍapajjota sẽ hoan hỉ.”

    Nhận biết rằng: “ Chư Phật luôn nói rõ nghĩa,” trưởng lão cung kính phụng hành và lên đường đến kinh đô Ujjenī cùng với bảy vị tỳ khưu đã từng đồng hành.

    Hai người con gái của hai vị trưởng giả

    Trên đường đi đến Ujjenī, trưởng lão đi khất thực trong thị trấn Telapanāḷi, ở giữa cuộc hành trình. Trong thị trấn ấy có hai tiểu thư mà cha là những thương nhân. Trong hai người ấy, một người thuộc gia đình của vị thương nhân làm ăn thua lỗ. Khi cha mẹ qua đời, nàng phải sống nương tựa vào vú nuôi. Nhưng nàng có một thân hình đầy

    đặn và xinh đẹp, tóc của nàng dài hơn tóc của cô tiểu thư kia, mềm mại và xoắn nhiều hơn, màu đen nhánh như sắc của con ong. Nàng tiểu thư kia ít tóc hơn, sống chung một thị trấn. Trước khi trưởng lão Kaccāna đến thị trấn, nàng đã tìm cách mua một ít tóc từ nàng tiểu thư có mái tóc đẹp với lời nhắn rằng nàng sẽ trả một trăm hoặc một ngàn đồng tiền vàng hoặc bất cứ giá nào. Nhưng chủ nhân của mái tóc đã từ chối không bán.

    Vào ngày trưởng lão Kaccāna đến khất thực, nàng công nương có mái tóc xinh đẹp trông thấy trưởng lão đi chung với bảy vị tỳ khưu mà không có gì trong bát. Khi ấy nàng khởi lên ý nghĩ : “ Người con cháu của Phạm thiên với nước da vàng ròng đã đến với bình bát trống rỗng, nhưng ta không có cái gì để cúng dường. Cô công nương này vừa mới sai người đến đây để mua mái tóc của ta. Giờ đây ta sẽ có đủ những lễ vật cúng dường cho vị trưởng lão cao quý bằng số tiền bán mái tóc của ta.” Và nàng bảo người vú nuôi đi thỉnh các vị trưởng lão và dâng chỗ ngồi đến các ngài trong nhà của nàng.

    Khi các vị trưởng lão bắt đầu ngồi xuống, nàng công nương đi vào phòng của mình và bảo bà vú nuôi cắt mái tóc rồi bảo bà đi với lời dặn dò: “ Thưa mẹ, hãy đi và bán mớ tóc này cho cô công nương có tên đó rồi đem về số tiền mà cô ta đã mua. Chúng ta sẽ dâng vật thực đến các vị đại đức.” Bà vú nuôi buồn bã đưa tay lên mặt chùi nước mắt, còn tay kia giữ lấy ngực che dấu mớ tóc mang theo để các vị trưởng lão không trông thấy, bà đi đến nàng công nương kia,

    “ Theo cách thông thường của việc trao đổi buôn bán thì bên người mua không đánh giá đồ vật do người bán đích thân đem đến dù món hàng có tốt và giá trị đến bao nhiêu.” (tức là người mua cố tìm cách mua nó với giá rất thấp)

    Cho nên vị công nương có mái tóc thưa nhưng giàu có đã suy nghĩ rằng: “ Trước kia ta không thể có được mái tóc dù ta đã trả nhiều tiền. Nhưng giờ đây mái tóc đã bị cắt đi và nàng ta sẽ không có được cái giá ban đầu. Nàng ta phải chấp nhận số tiền mà ta trả.” Do đó nàng công nương kia nói với bà vú nuôi: “ Này vú, tôi đã không có được mái tóc dù tôi đã trả giá rất cao. Vật không còn sự sống như mái tóc

    này có thể đã rớt xuống ở bất cứ nơi nào, nó chỉ đáng giá tám đồng tiền vàng.” Và nàng ta chỉ trả cho bà vú nuôi tám đồng tiền vàng, một cái giá thấp quá mức.

    Bà vú nuôi đem số tiền về cho cô chủ, nàng công nương đã cúng dường đến tám vị tỳ khưu, mỗi vị một phần vật thực trị giá một đồng tiền vàng. Khi trưởng lão Kaccāna quán xét, ngài thấy việc phước của nàng công nương đầy đủ những tiềm năng. Bởi vậy trưởng lão hỏi rằng: “ Công nương hiện đang ở đâu?” “ Ở trong phòng của nàng, thưa đại đức,” bà vú trả lời. Khi ấy trưởng lão bảo bà vú đưa công nương ra trước vị ấy.

    Nàng công nương, thí chủ cúng dường vật thực, đi ra theo yêu cầu của trưởng lão, nhưng vì nàng đã có nhiều tôn kính đối với các vị tỳ khưu và đã cúi đầu đảnh lễ các ngài, niềm tin của nàng đối với chúng Tăng tăng trưởng mạnh mẽ. (Những hạt giống bố thí vật thực được gieo trong thời Giáo pháp của Phật giống như gieo vào mảnh đất màu mỡ cho ra những kết quả tốt đẹp ngay trong đời sống hiện tại). Thế nên, ngay khi nàng công nương cúi chào, thì mái tóc của nàng trở nên dầy dặn như trước kia. Các vị đại trưởng lão thọ lãnh vật thực rồi bay lên không trung ngay trước mắt nàng; và họ đáp xuống trong vườn thượng uyển của vua Caṇḍapajjota, khu vườn có tên gọi là Kañcana-vana.

    Khi nhìn thấy trưởng lão Kaccāna, người giữ vườn đi đến đức vua và tâu: “ Tâu đại vương, người chủ của chúng tôi, quốc sư Kaccāna, đã trở thành Sa-môn và viếng thăm vườn thượng uyển.” Vua Caṇḍapajjota đi đến vườn thượng uyển và đảnh lễ trưởng lão bằng năm loại tôn kính khi ngài đã độ thực xong, rồi ngồi xuống ở nơi thích hợp và hỏi rằng: “ Bạch đại đức, Đức Thế Tôn ở đâu?” Khi trưởng lão trả lời, “ Tâu đại vương, Đức Phật chưa đến, Ngài chỉ cử bần Tăng đến đây.” Đức vua hỏi lại: “ Bạch đại đức, hôm nay đại đức thọ lãnh vật thực ở đâu?” Để trả lời đúng câu hỏi của đức vua, trưởng lão Kaccāna kể cho vua nghe về việc phước khó làm của nàng công nương, người đã cúng dường vật thực cho trưởng lão.

    Sau khi cung cấp cho trưởng lão phòng ở và tiện nghi, vua Caṇḍapajjota mời trưởng lão đến thọ thực vào ngày mai và trở về hoàng cung. Nơi đây vua cho triệu vời nàng công nương, người cúng dường vật thực, bằng mệnh lệnh vua tôn phong nàng lên ngôi chánh hậu. Đây chỉ là sự hoạch đắc tài sản và hạnh phúc trong kiếp sống hiện tại của nàng công nương do kết quả của đổng lực tâm thiện đầu tiên (pathama-javana).

    ( Ở đây ý nghĩa là như thế này: trong việc bố thí như sự cúng dường vật thực, có bảy sát na đổng lực liên quan đến đại thiện tư (mahā-kusala cetanā). Trong bảy sát na đổng lực ấy, đổng lực thứ nhất cho quả trong kiếp sống hiện tại nếu có những hoàn cảnh thuận lợi. Cho nên đổng lực tâm thứ nhất được gọi là diṭṭha-dhamma vedaniya-kamma – hiện báo nghiệp. Đổng lực tâm thứ bảy cho quả trong kiếp thứ hai nếu có những hoàn cảnh thuận tiện. Cho nên nó được gọi là upapajja-vedaniya-kamma – sanh báo nghiệp. Năm đổng lực tâm ở giữa cho quả trong những kiếp tiếp theo từ kiếp thứ ba trở đi, nếu có những hoàn cảnh thuận tiện. Cho nên những đổng lực tâm này được gọi là aparāpariya-vedaniya-kamma – hậu báo nghiệp, nghiệp cho quả trong những kiếp sau.

    (Khi một nghiệp cho quả của nó, thì quả ấy có hai loại: bhava (hữu) và bhavasampatti (hữu thành tựu). Các danh uẩn và sắc thân được hình thành bởi nghiệp sanh lên vào lúc tục sanh (paṭisandhi) và vào lúc chuyển khởi (pavatti) thì được gọi là quả bhava. Danh uẩn và thân mà đươc sản sanh bởi nghiệp thì được gọi là patti-bhava. Các loại tài sản được thọ hưởng trong đời sống thì được gọi là quả bhava-sampatti.

    Trong ba loại nghiệp thì upapajja-vedaniya-kamma và aparāpariyavedaniya-kamma cho hai loại quả là bhava và bhava-sampatti. Về đổng lực tâm thứ nhất hay nghiệp cho quả trong kiếp hiện tại, nó chỉ mang đến bhava-sampatti, tức là những hình thức tài sản khác nhau được thọ hưởng trong kiếp ấy mà không phải là bhava vì quả ấy đã được cho ra rồi bởi janakakamma (sanh nghiệp) mà đã tạo ra kết quả là sự thọ thai trong kiếp sống này. Cho nên đổng lực

    tâm đầu tiên hay nghiệp cho quả trong kiếp sống hiện tại của nàng công nương đang được bàn đến chỉ đem lại cho nàng kết quả là bhavasampatti, là tài sản trong kiếp sống hiện tại).

    Từ lúc ấy trở đi, vua Caṇḍapajjota rất mực tôn kính trưởng lão Kaccāna. Do hoan hỉ với sự thuyết pháp của trưởng lão, nhiều người đã trở thành tỳ khưu trước sự hiện diện của vị ấy. Kể từ đó toàn thể kinh đô Ujjenī tràn ngập màu y vàng và bàng bạc những làn gió nhẹ do sự chuyển động đi lại của các vị tỳ khưu. Hoàng hậu mang thai hoàng nhi và khi hạ sanh hoàng nhi sau mười tháng, hoàng tử được đặt tên là Gopāla theo tên của ông nội. Hoàng hậu được mọi người biết đến là Gopālamātā theo tên con trai. Vì hoàng hậu Gopāla-mātā có niềm tin sâu sắc nơi trưởng lão Kaccāna, nàng đã xây dựng một tịnh xá dành cho trưởng lão trong khu vườn Kaccāna-vana và dâng nó đến trưởng lão, được sự cho phép của đức vua. Sau khi đã làm cho dân chúng kinh thành Ujjenī có niềm tin trong Giáo pháp của Đức Phật, trưởng lão đã trở về với Đức Phật.

  3. Đạt danh hiệu Etadagga

    Về sau, khi đang ngự ở Jetavana, trong hội chúng tỳ khưu, Đức Phật đã nói lời tán dương trưởng lão Kaccāna và ban danh hiệu etadagga cho vị ấy, liên quan ba bài kinh: (1) Madhupiṇḍika, (2) Kaccāna-yeyyāla và (3) Pārāyana:

    Etadaggaṃ bhikkhave mama sāvakānaṃ bhikkhūnaṃ saṃkhittena bhāsitassa vitthārena atthaṃ vibhajantānaṃ yadidaṃ Mahākaccāno.

    Này các tỳ khưu, trong số những đệ tử của Như Lai mà có khả năng phân tích chia chẻ những gì đã được thuyết giảng một cách tóm tắt, tỳ khưu Mahākccāna là Tối thắng (etadagga).

    Những bài pháp được thuyết giảng bởi Đại trưởng lão có thể được tìm thấy trong bộ Apadāna và Chú giải của nó, bộ Thera-gāthā và Chú giải của nó, v.v…

.

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state