Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Tôn giả Kiều Trần Như Kaundinya – Kondanna ( VỊ ĐỆ TỬ ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC PHẬT)
Tên của tôn giả, gọi cho đầy đủ là A Nhã Kiều Trần Như (Ajnata Kaundinya – Anna Kondanna). Tôn giả vốn là một đạo sĩ Bà la môn trẻ tuổi và cực kì thông minh ở thành Ca Tì La Vệ vào lúc thái tử Tất Tạt Đa (Siddhartha – Siddhattha) đản sinh. Thuở ấy, vua Tịnh Phạn đã mời sa môn Kiều Trần Như và đông đảo các vị sa môn học rộng tài cao khác vào triều dự lễ đặt tên cho thái tử.
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:159

Các tên gọi khác

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nam
Religion : Group
blood : B+
Tôn giả Kiều Trần Như Kaundinya – Kondanna ( VỊ ĐỆ TỬ ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC PHẬT)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Phần nguyên tác hán văn Tinh Vân pháp sư

MƯỜI VỊ ĐỆ TỬ LỚN CỦA PHẬT 
Nguyên tác Hán Văn: Tinh Vân Pháp Sư – Việt dịch: Cư Sĩ Hạnh Cơ
và biên soạn phần Phụ Lục – Hiệu đính: Nữ Cư Sĩ Tịnh Kiên
Chùa Liên Hoa, Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County xuất bản 2005

 

 

PHỤ LỤC
(Do cư sĩ Hạnh Cơ biên soạn thêm)

 

 

Tôn giả KIỀU TRẦN NHƯ
(Kaundinya – Kondanna)

 

 

(Vị đệ tử xuất gia và chứng quả A la hán đầu tiên của đức Phật, là thành viên đầu tiên của giáo đoàn, có pháp lạp cao nhất)

 

 

Tên của tôn giả, gọi cho đầy đủ là A Nhã Kiều Trần Như (Ajnata Kaundinya – Anna Kondanna). Tôn giả vốn là một đạo sĩ Bà la môn trẻ tuổi và cực kì thông minh ở thành Ca Tì La Vệ vào lúc thái tử Tất Tạt Đa (Siddhartha – Siddhattha) đản sinh. Thuở ấy, vua Tịnh Phạn đã mời sa môn Kiều Trần Như và đông đảo các vị sa môn học rộng tài cao khác vào triều dự lễ đặt tên cho thái tử. Trong buổi lễ này, sau khi quan sát tướng mạo đặc biệt của thái tử, Kiều Trần Như quả quyết rằng, sau này thái tử sẽ hoàn toàn thoát tục và đắc quả đại chánh giác. Bởi vậy, về sau, khi nghe tin thái tử Tất Đạt Đa từ bỏ hoàng cung vào rừng xuất gia học đạo, ông đã dẫn theo bốn đạo sĩ thân thiết (con của các vị đạo sĩ khác) tên là Bạt Đề (Bhardrika – Bhaddiya), Bà Sư Ba (Vaspa -Vappa), Ma Ha Nam (Mahanama) và A Thuyết Thị (Asvajit – Assaji), cùng đi tìm thái tử để tu học. Khi đức Cồ Đàm (Gautama – Gotama – tức thái tử Tất Đạt Đa) tìm đến đạo tràng của đạo sư Uất Đầu Lam Phất (Udraka Ramaputra – Uddaka Ramaputta), ở vùng phụ cận phía Nam kinh thành Vương Xá, của vương quốc Ma Kiệt Đà để xin học đạo, Ngài đã gặp sa môn Kiều Trần Như nơi đây (1). Hai vị sa môn đần dần kính mến nhau về thông minh tài trí và đức hạnh thanh cao, mà trở thành tri kỉ của nhau. Không những sa môn Kiều Trần Như đã coi sa môn Cồ Đàm là một người bạn tri kỉ, mà còn hơn nữa, là một bậc thầy; vi sa môn Cồ Đàm đã tỏ ra là bậc có trí tuệ siêu việt, trong khắp đạo tràng không ai sánh kịp, cả đến thầy của họ là đạo sĩ Uất Đầu Lam Phất cũng bái phục.

 

 

Sa môn Cồ Đàm đã đạt được thành quả cao tột tại đạo tràng này, ngang với đạo sĩ Uất Đầu Lam Phất, nhưng Ngài vẫn không thấy thỏa mãn, vì vẫn chưa giải thoát được lưới sinh tử. Cho nên, Ngài đã khéo léo xin từ giã nơi đây để tự mình nổ lực tìm lấy con đường giải thoát giác ngộ cho chính mình.

 

 

Ngài tìm đến núi Tượng Đầu (Dugsiri), rừng Già Da (Gaya), ở bờ Tây sông Ni Liên (Nairanjana – Neranjara), thuộc thôn Ưu Lâu Tần Loa (Uruvilva – Uruvela), và chọn nơi đây làm chỗ tu tập. Một thời gian sau, sa môn Kiều Trần Như cũng từ giã đạo tràng của đạo sĩ Uất Đầu Lam Phất, dẫn theo bốn người bạn, cùng đi tìm đức Cồ Đàm. Họ đi lần đến rừng Già Da, và gặp lại Ngài. Vì vẫn kính mến và tin tưởng vào khả năng giác ngộ của Ngài, họ đã xin ở lại đây để được tu học dưới sự hướng dẫn của Ngài. Ngài cho biết là Ngài đang thực tập các phương pháp khổ hạnh để điều phục thân xác, cả năm người đều vui vẻ quyết tâm tu tập theo. 

 

 

Sau một thời gian dài tu khổ hạnh một cách triệt để, cả 6 người đều kiệt sức , mà trí tuệ vẫn không phát triển thêm, trái lại còn mòn mỏi đi. Một hôm đức Cồ Đàm tuần tự kiểm điểm lại sự tu tập trong thời gian qua, và bỗng nhiên bừng tỉnh. Ngài thấy rõ, con đường khổ hạnh là con đường sai lầm. Hưởng thụ dục lạc là một cực đoan, mà hành hạ thể các cũng là một cực đoan; cả hai đều sai lầm, đều không giúp ích được gì cho sự phát triển trí tuệ. Ngài bèn quyết định từ bỏ phép tu khổ hạnh triệt để như bấy lâu nay, trở lại ăn uống bình thường để phục hồi sức khỏe, và bắt đầu theo đuổi con đường thiền tập – mà Ngài xét thấy, đó mới là con đường chính đáng nhất cho rằng đưa đến đạo quả giác ngộ.

 

 

Sa môn Kiều Trần Như thấy đức Cồ Đàm ăn uống bình thường trở lại, bỏ việc tu khổ hạnh và chỉ chuyên tu thiền định, thì nói với bốn người bạn của mình rằng:

 

 

– Sa môn Cồ Đàm đã nửa chừng bỏ dở công phu tu hành. Ông ta bây giờ chỉ lo bổ dưỡng xác thân và sống những ngày nhàn hạ. Ông ta không còn là kẻ đáng chúng ta trông cậy nữa. Chúng ta hãy bỏ ông ta và tìm đến nơi khác tu hành theo con đường riêng của chúng ta.

 

 

Thế rồi sa môn Kiều Trần Như dẫn bốn người bạn tu, rời bỏ khu rừng núi Già Da ra đi. Họ đi sang vường Nai (Lộc Uyển, Mrgadava – Migadava), gần thành Ba La Nại (Varanasi – Baranasi), nước Ca Thi (Kasi), để cùng tu học với nhau. Nửa năm sau, bỗng một hôm họ trông thấy đức Cồ Đàm tìm đến với họ. Khi thấy bóng dáng Ngài còn đang thấp thoáng ở ngoài xa, họ đã bảo nhau là sẽ không ra đón tiếp và cũng không cần phải đứng dậy khi Ngài vào tới nơi. Họ nói:

 

 

– Sa môn Cồ Đàm hồi đó đang tu khổ hạnh với chúng ta thì bỏ cuộc nửa chừng. Ông ta đã ăn uống và vào ra thôn xóm giao thiệp với người làng, làm cho chúng ta hết sức thất vọng. Vậy hôm nay ông ấy đến đây, chúng ta cũng không nên đón tiếp nồng hậu làm gì.

 

 

Nhưng kì lạ làm sao, sự tình đã không xảy ra đúng như họ dự tính! Khi đức Cồ Đàm vừa bước vào tới chỗ của họ thì không ai bảo ai, tất cả năm người đều mừng vui đứng dậy. Chính sa môn Kiều Trần Như tiến tới trước, đỡ lấy chiếc bình bát trên tay Ngài; các vị khác, người thì lấy nước rửa chân cho Ngài, người thì lấy ghế mời Ngài ngồi, người thì lấy quạt để quạt hầu, người thì cuống quít không biết phải làm gì.

 

 

Sau khi rửa mặt, tay, chân, và ngồi xuống ghế, đức Cồ Đàm nhìn khắp lượt năm người bạn đồng tu một cách thân thiết, rồi nói:

 

 

– Này quí vị! Tôi đã tìm ra đạo giải thoát, và tôi sẽ chỉ dạy lại cho quí vị.

 

 

Nghe thế, năm người đều nửa tin nửa ngờ. Sa môn Kiều Trần Như lên tiếng:

 

 

– Sa môn Cồ Đàm! Trước kia, trong khi đang cùng tu với chúng tôi, hiền hữu đã bỏ cuộc nửa đường. Hiền hữu đã ăn cơm, uống sữa, vào ra thôn xóm giao tiếp với người làng, thì làm sao hiền hữu có thể tìm được đạo giải thoát, và làm sao hiền hữu có thể chỉ dạy cho chúng tôi đạo giải thoát?

 

 

– Sa môn Kiều Trần Như! Hiền hữu đã quen biết tôi từ gần sáu năm nay; trong thời gian ấy tôi đã từng nói dối hiền hữu một lần nào chưa?

 

 

– Sa môn Cồ Đàm nói đúng! Trong thời gian qua, tôi chưa một lần nào nghe hiền hữu nói điều không phù hợp với sự thật.

 

 

– Vậy, sa môn Kiều Trần Như, quí vị hãy nghe đây! Tôi đã tìm ra được Đạo Lớn rồi, và tôi sẽ chỉ dạy cho quí vị. Quí vị là những sa môn đầu tiên trên thế gian được nghe giáo pháp mầu nhiệm mà tôi đã thực chứng. Quí vị hãy đem hết trí năng thanh tịnh mà nghiêm túc lắng nghe.

 

 

Lời nói của Ngài thật có uy lực lớn, khiến cho cả năm người đều trở nên thành khẩn. Họ sửa thế ngồi nghiêm chỉnh, và hướng về Ngài chờ đợi. Sa môn Kiều Trần Như kính cẩn bạch:

 

 

– Xin sa môn Cồ Đàm đem lòng xót thương mà chỉ dạy cho chúng tôi.

 

 

Đức Thế Tôn từ ái dạy:

 

 

– Này quí vị sa môn! Có hai thái cực mà người tu hành nên tránh: một bên là đắm vào sự hưởng lạc nhục thể, và một bên là hành hạ thân xác quá đáng cho đến tiều tụy. Cả hai con đường cực đoan đó đều phá hủy thân tâm. Tôi tránh cả hai thái cực kia, và đã tìm ra con đường trung đạo, có thể đem đến trí tuệ, an lạc, giải thoát; đó là “con đường của tám sự hành trì chân chính” (Bát chánh đạo): thấy biết chân chính, suy nghĩ chân chính, nói năng chân chính, chuyên cần chân chính, niệm tưởng chân chính và thiền định chân chính. Này quí vị, tôi đã tìm ra và thực hiện con đường của tám sự hành trì chân chính đó, và đã đạt được trí tuệ, an lạc, giải thoát …

 

 

Đức Thế Tôn tiếp tục giảng về CON ĐƯỜNG BÁT CHÁNH, rồi khai thị về BỐN SỰ THẬT mầu nhiệm. Sa môn Kiều Trần Như chăm chú nghe, và bỗng cảm thấy tâm mình bừng sáng. Ông thấy rõ ngay tức khắc con đường giải thoát thật sự mà lâu nay ông từng tìm kiếm. Nét mặt ông sáng rỡ chưa từng có, khiến cho đức Thế Tôn chỉ ngay vào ông, nói trong niềm hoan hỉ:

 

 

– Sa môn Kiều Trần Như! Hiền hữu đã thấy rõ! Hiền hữu đã thấy rõ!

 

 

Lập tức, sa môn Kiều Trần Như quì xuống thành khẩn bạch:

 

 

– Sa môn Cồ Đàm! Xin Thầy nhận cho Kiều Trần Như làm đệ tử của Thầy. Con tin tưởng rằng, dưới sự chỉ dạy của Thầy, con sẽ đạt thành sở nguyện.

 

 

Bốn vị sa môn kia thấy người anh cả của họ làm vậy, cũng lập tức quì xuống theo, và cùng xin được làm đệ tử của đức Thế Tôn.

 

 

Bấy giờ, cả năm vị sa môn nhóm Kiều Trần Như đều tôn đức Cồ Đàm làm Thầy, gọi Ngài là Phật, và gọi giáo pháp do Ngài chỉ dạy là Đạo Phật. Họ từ bỏ lối tu khổ hạnh cũ, cùng tinh cần tu tập theo sự hướng dẫn của Phật. Chỉ trong một thời gian ngắn sau đó, nhờ quyết tâm và tinh chuyên tu học, cả năm vị, đầu tiên là Kiều Trần Như, rồi tiếp đến là bốn vị kia, lần lượt đều chứng thánh quả A la hán, Đức Phật rất hoan hỉ, liền dạy:

 

 

– Này quí thầy! Từ hôm nay, chúng ta đã có một đoàn thể xứng đáng được gọi là Tăng già. Rồi đây quí thầy cũng sẽ phải cùng với tôi đem hạt giống giác ngộ đi gieo rắc khắp mọi nơi.

 

 

Vậy là, nơi vườn Lộc Uyển lúc bấy giờ, sa môn Kiều Trần Như cùng vơí bốn bạn hữu đã trở thành năm vị đệ tử tì kheo đầu tiên của đức Phật. Họ cũng là năm thành viên đầu tiên của giáo đoàn đức Phật. Riêng tôn giả Kiều Trần Như lại còn là vị đệ tử đã chứng thánh quả A la hán đầu tiên của Phật, và trở thành vị đệ tử lớn nhất của Ngài lúc bấy giờ. Từ đây, ngôi Tam Bảo đã được xuất hiện ở thế gian, với đức Thích Ca Cồ Đàm (Sakya Gotama) là Phật Bảo, giáo pháp do Ngài vừa giảng dạy là Pháp Bảo, và năm vị tì kheo nhóm Kiều Trần Như là Tăng Bảo.

 

 

Vườn Lộc Uyển lúc đó được coi là đạo tràng hành hóa đầu tiên của đức Phật, và Ngài đã mặc nhiên giao trách nhiệm trông coi đạo tràng cho tôn giả Kiều Trần Như.(Cơ sở vật chất của đạo tràng này vào lúc đó chưa có gì, Phật và chư tăng vẫn trú tại các gốc cây rừng hoặc dưới những túp lều mái lá như những năm tháng trước đó).

 

 

Sau năm vị trên, cũng chính tại đạo tràng này, đức Phật đã thu nhận chàng thanh niên Da Xá (Yasa) cùng 54 người bạn của chàng được xuất gia làm tì kheo. Tôn giả Kiều Trần Như lại được Phật giao nhiệm vụ chỉ dạy cho họ về nếp sống căn bản đầu tiên của đời sống xuất gia, và hướng dẫn họ tu học theo giáo pháp của Phật.

 

 

Cũng tại đạo tràng này, để tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp độ người xuất gia, đức Phật đã cho phép, ở những nơi và vào những lúc không có sự hiện diện của Ngài, các vị tì kheo được đại diện cho Ngài để thọ lễ xuất gia của những người cư sĩ phát tâm sống đời phạm hạnh. Thừa tôn ý của Phật, tôn giả Kiều Trần Như đã trình lên Ngài một đề nghị đơn giản về nghi lễ xuất gia như sau:

 

 

– Bạch Thế Tôn! Theo con thì trước tiên cho đương sự cạo sạch râu tóc. Sau đó họ được mặc áo ca sa bày vai bên phải, rồi quì xuống chắp tay trước mặt vị tì kheo truyền giới đại diện cho Phật. Kế tiếp, đương sự đọc lời phát nguyện: “Con về nương tựa Phật; con về nương tựa Pháp; con về nương tựa Tăng”. Đương sự đọc ba lần như vậy xong là trở thành một vị tì kheo.

 

 

Phật dạy:

 

 

– Kiều Trần Như! Nghi thức thầy đề nghị hợp lí lắm. Vậy tôi xác định với quí thầy: một người quì dưới chân một vị tì kheo, đọc ba lần lời phát nguyện quay về nương tựa Tam Bảo, thì được trở thành một vì tì kheo.

 

 

Tôn giả Kiều Trần Như đã hoàn toàn được đức Phật tin tưởng về mọi mặt: trí tuệ, đức độ cũng như khả năng lãnh đạo và giáo hoá. Cho nên, sau đó, không lâu, đức Phật đã một mình rời vườn Lộc Uyển để đi Ma Kiệt Đà, giao trách nhiệm trông coi đạo tràng Lộc Uyển cho tôn giả gánh vác. Trên đường đi, Ngài đã thu nhận ba mươi thanh niên làm đệ tử xuất gia, và bảo họ tìm về ngay vườn Lộc Uyển gặp tôn giả để được xuống tóc và hướng dẫn tu học.

 

 

Gần bốn tháng sau, đức Phật tới thành Vương Xá thủ đô nước Ma Kiệt Đà. Cùng đi với Ngài có cả ngàn vị tì kheo – vốn là ba anh em đạo sĩ Bà la môn Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp (Uruvilva Kasyapa – Uruvela Kassapa), thờ thần lửa, cùng đồ chúng của họ – mà Ngài hóa đã hóa độ trên đường đi. Phật và chúng tăng tạm trú trong một khu rừng cách kinh thành Vương Xá không xa lắm về phương Nam. Tăng đoàn bây giờ đã phát triển đến một số lượng đáng kể, nhất là sau khi hai đạo sĩ Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên đã dẫn theo hai trăm năm mươi đệ tử đến xin Phật cho xuất gia; cho nên tôn giả Kiều Trần Như, từ vườn Lộc Uyển đã về đây phụ tá đức Phật trong việc điều hành tăng đoàn. Ngoài Kiều Trần Như, bây giờ đức Thế Tôn còn có thêm ba vị đệ tử lớn khác nữa là Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, Xá Lợi Phất, và Mục Kiền Liên.

 

 

Tại Vương Xá, quốc vương của nước Ma Kiệt Đà là Tần Bà Sa La (Bimbisara), sau khi được nghe pháp, đã phát nguyện qui y làm đệ tử tại gia của Phật. Để đền đáp công ơn hóa độ này, đức vua đã dâng cúng Phật khu rừng tre ở ngoại ô kinh thành về hướng Bắc để xây cất tu viện, làm cơ sở tu học và hành đạo cho Phật và giáo đoàn. Chính tôn giả Kiều Trần Như và các vị đệ tử lớn khác của Phật đã bàn bạc, hoạch định việc xây cất tu viện, đồng thời giúp Phật tổ chức, hướng dẫn tu học và điều hành mọi việc trong tu viện. Tu viện được đặt tên là Trúc Lâm (Venuvana – Veluvana). Đó là cơ sở đạo tràng rộng lớn và có qui củ đầu tiên của giáo đoàn.

 

 

Từ đây, đạo Phật ngày càng phát triển rộng rãi khắp nơi, từ Ma Kiệt Đà đến các vương quốc Ca Thi, Kiều Tát La (Kosala), Bạt Kì (Vrji – Vajji), Thích Ca (Sakya) v.v… cho nên, đức Phật đã không ở yên một nơi nhất định nào, mà Ngài phải đi mọi nơi để hành hóa. Bởi vậy, Ngài đã cử tôn giả Kiều Trần Như chính thức làm tu viện trưởng và tôn giả Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp làm giám viện tu viện Trúc Lâm. Hai vị có hoàn toàn trách nhiệm lãnh đạo và hướng dẫn đại chúng tu học tại tu viện. Đức Phật cũng ban ý chỉ cho tất cả tăng chúng đang hành đạo trong vương quốc Ma Kiệt Đà hãy y chỉ vào hai vị tôn giả ấy.

 

 

Cuộc đời về sau này của tôn giả Kiều Trần Như, không thấy có tài liệu nào nói tới; chỉ biết là tôn giả đã nhập niết bàn trước Phật rất lâu. (2) 

 

 

Tôn giả đã được Phật công nhận là vị đệ tử lớn có pháp lạp cao nhất của Ngài.

 

 

CHÚ THÍCH:

 

 

(1) Có tài liệu nói rằng, tôn giả Kiều Trần Như vốn là anh ruột của thân mẫu tôn giả Phú Lâu Na (một trong mười vị đệ tử lớn của Phật). Sau khi thái tử Tất Đạt Da từ bỏ hoàng cung đi xuất gia tìm đạo giải thoát, vua Tịnh Phạn đã phái tôn giả cùng với bốn bạn hữu, tìm đến rừng Khổ Hạnh (Tapovana) để cùng bầu bạn với thái tử trong lúc tu hành.(2) Trong chương nói về tôn giả A Nan ở trên, hòa thượng Tinh Vân viết rằng, khi đức Phật được 53 tuổi, các vị đệ tử lớn của Phật đã họp tại tu viện Trúc Lâm (thành Vương Xá) để thảo luận và chọn một vị tì kheo làm thị giả thường xuyên cho đức Phật. Trong buổi họp này, tôn giả Kiều Trần Như là người đầu tiên đứng lên xin nhận lãnh trách nhiệm ấy, nhưng Phật không chấp nhận, vi tôn giả đã già, sợ không kham nổi cực nhọc, nhưng theo sách Đường Xưa Mây Trắng của thiền sư Nhất Hạnh, cuộc họp của các vị đệ tử lớn của Phật (để chọn vị thị giả thường xuyên cho đức Phật, lúc đó 55 tuổi) đã diễn ra tại giảng đường Lộc Mẫu (Mrgaramatr – Migaramata) của tu viện Đông Viên (Puvarama – Pubbarama), gần tu viện Kì Viên, thành Xá Vệ. Trong buổi họp này đã không có mặt tôn giả Kiều Trần Như.

 

 

 

 

 

 

Nguồn Hoavouu.com

II. Phần xây dựng của tỳ kheo Bhik Samādhipuñño Định Phúc

TRƯỞNG LÃO AÑÑAKOṆḌAÑÑA

VỊ ĐỆ TỬ ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC PHẬT

img-140115165937-001

Trăng tròn tháng Āsaḷha cách đây 2603 năm, tại vườn Nai (Migadāya) nơi Isipattana, đức Thế Tôn đã thuyết giảng bài pháp đầu tiên để tế độ cho năm anh em nhóm ngài Koṇḍañña (Kiều-Trần-Như). Lịch sử và ý nghĩa của ngày lễ Rằm tháng sáu Āsaḷha đã được biết đến nhiều qua các bài giảng và bài viết của các vị Giảng sư. Đặc biệt trong bài viết này, chúng tôi xin được tìm lại, viết lại và tưởng niệm lại ân đức của vị Tỳ-khưu đầu tiên trong Phật giáo. Chính ngày hôm nay là ngày kỷ niệm của vị Trưởng lão khả kính được chính thức bước vào đời sống phạm hạnh của một vị Thánh tu sĩ Phật giáo. Vị trưởng lão khả ái khả kính đó chính là ngài Tôn giả Aññakoṇḍañña, là vị đệ tử đầu tiên của đức Phật, là vị Tỳ-khưu đầu tiên trong Giáo hội Tăng già, vị Thánh tăng đầu tiên trong Phật giáo. Dĩ nhiên, ngài được quả vị như thế không phải do thế tôn ban tặng mà chính tự ngài đã nỗ lực tu tập, vun trồng Ba-la-mật từ muôn vàn kiếp trong quá khứ. Và nhân dịp này, chúng ta cùng nhau tưởng niệm lại công hạnh của ngài thông qua lịch sử về cuộc đời Tôn giả Aññakoṇḍañña.

1. Gia thế :

Trưởng lão là con trai của một gia đình trưởng giả giàu có ở tại Doṇavathhu, gần Kapilavatthu, kinh đô của đức vua Suddhodana. Tên thật của Ngài không phải là Koṇḍañña, mà Koṇḍañña chỉ là tên dòng tộc của Ngài. Ngài vừa thuộc dòng tộc Bà-la-môn và cũng vừa thuộc dòng Sát-đế-lỵ.

Từ thuở nhỏ, Ngài đã trở nên nổi tiếng thông minh vìđã thông thuộc nằm lòng tam Vệ-đà của Bà-la-môn giáo, chẳng những thế mà Ngài cũng rất giỏi về xem tướng số. Ngài được duyên lành là trở thành một vị Bà-la-môn trẻ nhất trong số tám vị Bà-la-môn[1] đến xem tướng vàđặt tên cho thái tử. vì sự kiện này nên có thể biết rằng tuổi của tôn giả cao hơn nhiều so với đức thế tôn.

2. Duyên lành xuất gia :

Vào ngày thứ năm kể từ lúc Thái tử đản sanh, đức vua Suddhodana (Tịnh Phạn) đã cho mời 108 vị Bà-la-môn thông suốt tam Vệ-đà vào hoàng cung để tham dự lễ Quán đỉnh cho Thái tử. Từ 108 vị Bà-la-môn ấy chọn ra tám vị để xem tướng vàđặt tên cho Thái tử.

Sau khi xem xét kỹ các tướng hảo trên thân của Thái tử, có bảy vị đãđồng loạt nhất tríđưa lên hai ngón tay và tiên tri như sau: “Nếu sống tại gia đình, vị này sẽ trở thành vua Chuyển luân Thánh vương, dùng chánh pháp trị nước, bình định bốn phương, đem lại an toàn cho quốc độ, đầy đủ bảy món báu. Bảy món báu trở thành vật sở hữu của vị này, tức là xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu, gia chủ báu và thứ bảy là tướng quân báu. Vị này có đến hơn một ngàn thái tử, những bậc anh hùng, lực sĩ, chinh phục quân thù. Vị này chinh phục cõi đất này cho đến hải biên và trị nước với chánh pháp, không dùng trượng, không dùng đao. Nếu vị này từ bỏ gia đình, xuất gia sống không gia đình, vị này sẽ thành bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, vén lui màn vô minh che đời”.[2]

Tuy nhiên, chỉ có Koṇḍañña là vị Bà-la-môn trẻ tuổi nhất trong tám vị chỉ giơ một ngón tay lên và khẳng định rằng: Thái tử sẽ xuất gia và trở thành bậc Chánh Đẳng Giác.

Sau buổi lễ quán đỉnh , tám vị Bà-la-môn vì xác định rằng Thái tử sau này sẽ trở thành một vị Phật Chánh Đẳng Giác nên đã hội họp với nhau và quyết định : khi Thái tử đi xuất gia, mỗi gia đình sẽ cho một người đi xuất gia theo Ngài.

Vào năm thái tử 29 tuổi, khi hay tin đã Thái tử rời bỏ cung vàng điện ngọc để ra đi tìm con đường giải thoát, Bà-la-môn trẻ nhất năm xưa đã tìm đến gia đình bảy vị kia để thông báo và cùng nhau đi xuất gia. Tuy nhiên, trong bảy gia đình chỉ có bốn gia đình cho phép con cái của họ đi xuất gia; cộng thêm Ngài Koṇḍañña nữa cùng nhau đi xuất gia nên gọi là nhóm năm (Pañcavaggiya) anh em Kiều-Trần-Như (Koṇḍañña). Tên của bốn vị còn lại là Vappa, Bhaddiya, Mahānāma và Assaji.

Cả năm vị cùng với bồ tát tu khổ hạnh suốt sáu năm tại rừng Uruvela. Nhưng vìđường lối thực hành khổ hạnh chẳng đem đến kết quả lợi ích gì cho việc giải thoát nên bồ tát quyết định từ bỏ đường lối cực đoan này. Năm vị đạo sĩđồng tu thấy bồ tát không tu khổ hạnh nữa màđã dùng vật thực trở lại nên nghĩ rằng Sa-môn Gotama đã thực hành lợi dưỡng, vị ấy đã từ bỏ pháp tu và quay trở lại sự tích lũy vật chất, năm vị đạo sĩ nghĩ như thế nên đã từ bỏ đức bồ tát để đi đến Isipatana tiếp tục tu tập khổ hạnh.

Sau khi đạt đến quả vị giải thoát, đức Phật vì lòng thương tưởng chúng sanh nên đã chấp nhận lời thỉnh cầu vận chuyển bánh xe Pháp, đem đến con đường bất tử cho chúng sanh hữu duyên hữu phần. Ngài nhớ đến năm anh em đạo sĩđồng tu thuở trước nên đãđi từ Bodhgaya đến Isipatana để vận chuyển Pháp luân, thuyết bài pháp đầu tiên để tế độ cho năm anh em đạo sĩ này.

Khi đức Thế Tôn đã vận chuyển bánh xe Pháp, vừa dứt xong thời pháp thì Ngài Koṇḍañña đãđắc quả Dự-lưu. Là vị Thánh đệ tử đầu tiên trong Giáo Pháp của đức Phật. Đức Phật đã tán dương Ngài Koṇḍañña như sau: Aññāsi vata bho koṇḍañño, aññāsi vata bho koṇḍaññ Kiều Trần Như đã hiểu pháp, Kiều Trần Như đã hiểu pháp”[3]. Chính vì lời tuyên bố đó của đức Thế Tôn nên từ đó về sau mọi người gọi Ngài Koṇḍañña là Aññātakoṇḍañña, Aññāsikoṇḍañña hay là Aññakoṇḍañña (A-Nhã-Kiều-Trần-Như).

Khi đã an trú được trong Thánh quả Tu-đà-huờn, Ngài Koṇḍañña đãđến xin đức Phật để được xuất gia vàđức Phật đã tuyên bố rằng: Ehi bhikkhu svākkhāto dhammo, cara brahmacariyaṃ sammā dukkhassa antakiriyāya  Này t khưu, hãđến. Pháđãđược khéo thuyết giảng, hãy thực hành Phạm hạnh một cách đúng đắn để chấm dứt khổ đau”.[4]

Liền sau khi đức Phật tuyên bố thì râu tóc của Ngài Koṇḍañña biến mất, vị ấy trở thành một vị Tỳ-khưu nghiêm trang thanh tịnh với oai nghi của một vị trưởng lão 60 tuổi hạ. Chính vì lý do này, Tôn giả Koṇḍañña trở thành vị Tỳ-khưu đầu tiên trong Phật giáo và cũng là vị đầu tiên xuất gia Tỳ-khưu bằng hình thức Ehi bhikkhu  Thiện lai T-khưu.

Nếu tính theo thời gian giác ngộ và thời gian xuất gia thì Tôn giả Kiều-Trần-Như đắc quả Tu-đà-huờn và xuất gia Tỳ-khưu vào ngày rằm tháng 6, tức là ngày đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên tại vườn nai ở Isipatana.

Vào bốn ngày liên tiếp kế sau, cả bốn vị còn lại cũng đã giác ngộ vàđắc quả Tu-đà-huờn tuần tự như sau: Ngài Vappa (16/6), Ngài Bhaddiya (17/6), Ngài Mahānāma (18/6) và Ngài Assaji (19/6).

Đến ngày hôm sau (20/6), đức Phật đã thuyết bài Kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhaṇasutta) và sau thời pháp thì cả năm vị đều đắc được thánh quả A-la-hán. Lúc bấy giờ, trên thế gian đã cóđược sáu vị Thánh vô lậu.

Là vị đệ tử đầu tiên trong các đệ tử, tại Kỳ Viên Tịnh Xá (Jetavana vihàra), Tôn giả Koṇḍañña được đức Phật tán dương là vị đệ nhất thâm niên như sau:

“Etadaggaṃ, bhikkhave, mama sāvakānaṃ bhikkhūnaṃ rattaññūnaṃ yadidaṃ aññāsikoṇḍañño – Trong các đệ tử Tỷ-kheo đã lâu ngày của Ta, này các Tỷ-kheo, tối thắng là Aññāsikoṇḍañño”[5].

Trong hội chúng Tăng, tôn giả được xem là vị Trưởng lão thâm niên nhất, là vị xuất gia đầu tiên trong Giáo Pháp của đức Phật nên Tôn giả chỉ ngồi sau nhị vị Thượng thủ Thinh văn. Nhị vị rất kính trọng Ngài Trưởng lão nên dù phải ngồi trước nhưng hai vị vẫn không thoải mái vìđiều đó. Bởi thế, Tôn giả biết được nên đã xin phép đức Thế Tôn đi đến lưu trú tại hồ Maṇḍākinī ở Chaddantavana để cho hai vị đại thinh văn thuận tiện hơn trong việc hầu cận thế tôn và hướng dẫn tăng chúng[6]. Ngài sống tại Chaddanta suốt 12 năm vàđược thiên tử Nāgadatta phục vụ cùng với bầy voi rừng tám ngàn con hộ độ rất chu đáo trong suốt thời gian ngụ tại đây.

Một lần nọ, tôn giả đã nhận lời thuyết pháp cho vua trời Đế Thích (Sakka) nghe. Khi bài pháp chấm dứt, Đế Thích tỏ ra vui mừng khôn tả, và Đế Thích tán dương rằng: Nghe những giáo lý của Ngài nói, tôi có cảm tưởng mình được nghe chính Đức Phật thuyết.

673. Ta bội phần hân hoan, Ðược nghe pháp vị lớn,

Pháp được giảng ly tham, Hoàn toàn không chấp thủ.[7]

Tôn giả Vaṅgisa, một đệ tử ưu tú khác của đức Phật cũng đã từng tán dương đức hạnh của ngài Aññākoṇḍañño, một cách long trọng, trước sự chứng minh của Thế Tôn, rằng:

Sau đức Phật hiện tại, Trưởng lão được chánh giác,

Chính là Koṇḍañño, Nhiệt tâm và tinh cần,

Chứng được an lạc trú, Sống viễn ly liên tục,

Thực hành lời Sư dạy. Ðệ tử chứng được gì,

Tất cả Ngài chứng được, Nhờ tu học tinh tấn,

Ðại uy lực Ba minh, Thiện xảo tâm tư người.

Phật tử Koṇḍañño, Ðảnh lễ chân Ðạo Sư.[8]

3. Viên tịch :

Trải qua 12 năm, Tôn giả nhận thấy tuổi thọ đã sắp mãn nên khởi lên ý nghĩa muốn đi về đảnh lễ đức Thế Tôn lần cuối trước khi viên tịch.

Tôn giả dùng thần thông bay về nơi đức Phật đang ngự tại Trúc Lâm tịnh xá (Veḷuvanavihāra) ở thành Rājagaha (Vương Xá) để đảnh lễ Thế Tôn lần cuối. Sau khi đảnh lễ Thế Tôn xong, Trưởng lão đã bay về rừng Chaddanta.

Ngài Trưởng lão đã viên tịch trong đêm ấy. Khi đàn voi hay tin vị Trưởng lão khả kính viên tịch, chúng đãđem những cành hoa đến viếng nhục thể của Ngài và thỉnh nhục thể của Ngài lên lưng voi vàđi khắp rừng Chaddanta với bầy voi tám ngàn con.

Chư thiên và chư phạm thiên hay tin cũng đến để tham dự lễ trà tỳ nhục thân của Ngài. Mỗi vị cúng dường một khoanh trầm hương.

Tôn giả Anuruddha hay tin cũng đã tháp tùng với chư Tăng bay đến Chaddanta có mặt trong buổi lễ trà tỳ. Sau buổi lễ trà tỳ, Xá lợi quý báu của vị Trưởng lão thâm niên trong Giáo Pháp được Tôn giả Anuruddha bọc trong một tấm vải và mang về trình lên đức Thế Tôn. Và tự tay Thế Tôn đã an trí xá lợi ấy vào trong một cái tháp bằng bạc. Giáo sử Ấn-Độ cũng ghi rằng, ngài Buddhaghosa , tác giả cuốn Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga), nhiều thế kỷ sau khi Phật nhập diệt, ngài đã xác nhận vào thời của ngài, bảo tháp kỳ diệu ấy vẫn còn[9].

5. Kệ ngôn :

Nhiều kệ ngôn, do tôn giả thốt ra được ghi lại trong Theragāthā gồm 15 bài kệ. Hầu hết nội dung những kệ ngôn ấy đều khuyên nhủ chư đồng đạo và người đời, nên tinh tấn giữ thân tâm trong sạch, chớ dễ duôi, vì vô thường không cho phép kẻ lười biếng, có thể tiến hóa.

674. Trên thế giới đất tròn, Nhiều màu sắc hình tướng,

Làm say đắm tâm tư, Ta nghĩ là như vậy,

Tướng tịnh rất hấp dẫn, Liên hệ đến tham dục.

675. Như gió thổi tung bụi, Ðược mây trấn áp xuống,

Các tư duy lắng dịu, Khi thấy, với trí tuệ.

676. Mọi hành là vô thường, Khi thấy với trí tuệ,

Vị ấy nhàm chán khổ, Ðây con đường đến tịnh.

677. Mọi hành làđau khổ, Khi thấy với trí tuệ,

Vị ấy nhàm chán khổ, Ðây con đường đến tịnh.

678. Mọi pháp là vô ngã, Khi thấy với trí tuệ,

Vị ấy nhàm chán khổ, Ðây con đường đến tịnh.

679. Trưởng lão Koṇḍañña, Giác ngộ bởi giác ngộ,

Ðã sắc bén thoát ly, Ðoạn tận sanh và chết,

Và đời sống Phạm hạnh, Ðược hoàn toàn viên mãn.

680. Hoặc bộc lưu, bẫy mồi, Hoặc cột trụ vững chắc,

Ngọn núi khó phá hoại, Sau khi chặt phá xong,

Cột trụ và bẫy mồi, Chặt tảng đá khó phá,

Hành thiền, vượt bờ kia, Thoát khỏi Ma trói buộc.

681. Tỷ-kheo hoảng hốt động, Ðđến các bạn ác,

Chìm trong bộc lưu lớn, Bị sóng lớn ngập tràn.

682. Bậc trí không hoảng hốt, Không dao động, thận trọng,

Các căn khéo chế ngự, Làm bạn với kẻ thiện,

Bậc trí tuệ như vậy, Có thể đoạn đau khổ.

683. Một người đen, gầy mòn, Yếu ốm, đầy đường gân,

Tiết độ trong ăn uống, Tâm tư không ưa não.

684. Trong rừng núi rộng lớn, Bị muỗi ruồi đốt cắn,

Như con voi lâm trận, Ta chánh niệm, chịu đựng.

685. Ta không thích thú chết, Ta không thích thú sống,

Ta chờ thời gian đến, Như thợ làm việc xong.

686. Ta không thích thú chết, Ta không thích thú sống,

Ta chờ thời gian đến, Tỉnh giác, giữ chánh niệm.

687. Ðạo Sư, ta hầu hạ, Lời Phật dạy, làm xong,

Gánh nặng, đặt xuống thấp, Gốc sanh hữu, nhổ sạch.

688. Vì mục đích xuất gia, Bỏ nhà, sống không nhà,

Mục đích ấy, ta đạt, Ta cần gì ở rừng.[10]

4. Câu chuyện tiền thân :

Vào thời kỳ giáo pháp của đức Phật Padumuttara, tiền thân của Ngài Koṇḍañña là một vị gia chủ giàu có ở kinh thành Haṃsavatī. Gia chủ là một vị cận sự nam thuần thành, có niềm tin nơi Tam Bảo, thường đến chùa nghe pháp.

Một lần nọ, đức Phật Padumutta tuyên bố cho toàn thể chúng Tỳ-khưu về một vị trưởng lão với địa vị là“Vị chứng đạt tứ thánh đế đầu tiên trong giáo pháp, và cũng là vị xuất gia đầu tiên trong giáo pháp này”. Khi biết được như thế, vị gia chủ cũng ước mong đạt đến địa vị như vị ấy như Ngài trưởng lão vào thời kỳ của một vị Phật ở tương lai. Vì thế, gia chủ đi đến đảnh lễ Thế Tôn và thỉnh Ngài cùng với chư Tăng đến tư gia để cúng dường vật thực vào ngày mai. Thế Tôn chấp nhận lời thỉnh mời bằng sự im lặng.

Sáng hôm sau, khi đức Như Lai cùng với chúng Tỳ-khưu đệ tử đi đến tại tư gia của vị gia chủ thọ thực. Ông đã tiếp đón Thế Tôn cùng với chư Tăng một rất là chu đáo và long trọng. Sau khi cúng dường Thế Tôn và chư Tăng bằng những vật thực hảo hạng loại cứng, loại mềm, ông rất hoan hỷ với phước báu mình tạo nên muốn cung thỉnh đức Thế Tôn và chư Tăng đến tư gia thêm sáu ngày nữa để trai tăng cúng dường. Thế Tôn im lặng chấp nhận lời thỉnh cầu ấy.

Vị gia chủ đã làm phước cúng dường trọng đãi liên tục bảy ngày với những vật thực hảo hạng đắt tiền. Vào ngày thứ bảy, sau khi Thế Tôn và các vị Tỳ-khưu đã thọ thực xong, ông đã cúng dường một bộ Tam y quý giáđến đức Phật, mỗi một vị tỳ-khưu cũng được cúng dường một bộ tam y quý giá như thế.

Sau khi cúng dường đã hoàn tất, vị gia chủ đến quỳđảnh lễ đức Thế Tôn và cung kính bạch rằng :

– Bạch đức Thế Tôn, với phước báu con đã tạo được do sự cúng dường trong bảy ngày vừa qua, con mong sẽ đạt được địa vị là vị Tỳ-khưu chứng đạt Thánh đế đầu tiên trong Giáo Pháp, đồng thời là vị xuất gia đầu tiên trong Giáo Pháp của một vị Phật trong tương lai.

Sau khi nghe lời phát nguyện của vị đại thí chủ này, Thế Tôn quán xét duyên lành và thấy rằng nguyện vọng này sẽ được thành tựu nên Ngài đã tuyên bố:

– Này gia chủ, từ kiếp trái đất này trở đi đến 100 kiếp về sau, ông sẽ trở thành vị tỳ-khưu chứng đạt tứ Thánh đế đầu tiên trong Giáo Pháp và cũng là vị Tỳ-khưu xuất gia đầu tiên trong Giáo Pháp của đức Phật Gotama.

Đó là lời tiên tri xác chứng của đức Thế Tôn Padumutta.

Vào thời kỳ của đức Phật Vipassī, tiền thân của Ngài Koṇḍañña được sanh làm con trai của một vị trưởng giả ở kinh thành Bandhumatī. Ngài tên là Cūlakāḷa[11] và có một người anh trai tên là Mahākāḷa. Hai anh em được giao cho cai quản một thửa ruộng lớn để trồng lúa sāli.

Một hôm, Cūlakāḷa ra ngoài thăm ruộng thì thấy lúa đang ngậm sữa nên có ước muốn đem lúa đang ngậm sữa này để nấu và cúng dường đến đức Phật và chư Tăng. Ông liền đi đến gặp anh của mình để bàn bạc nhưng người anh không đồng ý theo như lời bàn bạc của mình. Người em cứ nằng nặc đòi làm cho bằng được nên cả hai đi đến quyết định là sẽ phân đôi thửa ruộng ra, một phần của người anh Mahākāḷa và một phần của người em, phần ruộng của người nào thì người đó quản lý và muốn làm gì làm, không ảnh hưởng đến phần ruộng của người khác.

Chia cắt ruộng xong, người em liền cho người cắt lúa đem về và nấu thành cơm sữa cùng với những loại gia vị hảo hạng để cúng dường vật thực đến đức Phật và chúng Tỳ-khưu Tăng. Sau khi Thế Tôn đã thọ thực xong, vị gia chủ Cūlakāḷa liền quỳ xuống đảnh lễ Thế Tôn và phát nguyện rằng :

– Bạch Thế Tôn, do phước báu cúng dường con đã tạo, xin cho con đắc được pháp cao thượng trước nhất trong Giáo Pháp của vị Phật tương lai.

Đức Phật chúc phúc cho gia chủ được mau như ý nguyện. Và sau đó, gia chủ Cūlakāḷa đi thăm ruộng thì thấy lúa non ngậm sữa đầy cả cánh đồng y như ban đầu. Ông rất hoan hỷ khi thấy sự phi thường này. Cứ như thế, khi lúa trổ bông thìông dâng cúng những bông lúa đầu tiên. Khi gặt lúa thìông dâng cúng những lúa gặt đầu tiên. Khi đập lúa thìông dâng cúng lúa đập đầu tiên. Khi quạt lúa thìông dâng cúng lúa được quạt đầu tiên. Khi lúa được cất vào kho thìông dâng cúng lúa vào kho đầu tiên. Và vì vậy, trong một mùa lúa mà gia chủ đã cũng dường những thành quả đầu tiên đến đức Phật và Tăng chúng. Trong những lần ấy, chỗ lúa đem cúng dường lại phát sanh thêm đến ông y như cũ nên mùa lúa ấy ông đãđược một vụ mùa hết sức bội thu.

Do phước báu và duyên lành hội đủ, vào thời kỳ giáo pháp của đức Phật Gotama, người em Cūlakāḷa chính là Ngài trưởng lão Koṇḍañña, còn người anh Mahākāḷa chính là Ngài Subhadda – vị Thánh đệ tử cuối cùng của đức Thế Tôn, Ngài đức quả A–la–hán vào đêm Rằm tháng tư, trước khi đức Thế Tôn viên tịch Níp-bàn.

Theo Apadāna – Thánh nhân ký sự ghi lại, tiền kiếp của tôn giả Koṇḍañña,, cũng vào thời đức Phật Pudumattara, đã cúng dường bữa ăn đầu tiên đến đức Phật, sau khi Ngài vừa chứng đắc quả vị Toàn Giác.[12]

Bhik Samādhipuñño Định Phúc

[1] Bảy vị còn lại là các vị trưởng lão bà-la-môn tinh thông tướng số, tên các vị ấy là Rāma, Dhaja, Lakkhaṇa, Mantī, Bhoja, Suyāma, Sudatta

[2] D.14 – Trường Bộ Kinh, Kinh Đại Bổn.

[3] Vin.i.12. Tạng Luật, Đại Phẩm, Chương Trọng Yếu (TK. Indacanda dịch Việt).

[4] Vin.i.12. Tạng luật, đại phẩm, chương trọng yếu (TK. Indacanda dịch Việt).

[5] A.i.23 – Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Một Pháp. Phẩm Người Tối Thắng. Phần Các Vị Tỷ Kheo.

[6] AA.i.84; SA.i.216.

[7] Theg.69 (673)

[8] S.i.193 (tương ưng bộ kinh 1, tương ưng trưởng lão vaṅgīsa, phần koṇḍañña)

[9] SA.i.219

[10] Theg.69 (674-688)

[11] DhpA.i.97 – Chú giải Pháp cú kinh câu số 11.

[12] Ap.i.48. Tiểu Bộ Kinh, Thánh Nhân Ký Sự, Phẩm Đức Phật, Trưởng Lão Ký Sự, Ký Sự Về Trưởng Lão Aññakoṇḍañña.

III. Phần thông tin thêm từ Đại Phật Sử

    1. ĐẠI TRƯỞNG LÃO KOṆDAÑÑA (KIỀU TRẦN NHƯ)

      Trong việc kể lại những câu chuyện về các vị đại trưởng lão này, tôi sẽ lần lượt trình bày qua bốn giai đoạn: (a) Nguyện vọng quá khứ, (b) Đời sống sa-môn trong kiếp chót, (c) Sự chứng đắc trình độ tâm linh cao nhất và (d) Sự hoạch đắc danh hiệu đệ nhất (etadagga).

      1. Nguyện vọng quá khứ

        Tính lùi từ hiền kiếp này (bhadda-kappa), cách đây trên một trăm ngàn đại kiếp, có Đức Phật Padumuttara xuất hiện trong thế gian. (Lý do Đức Phật có tên này đã được nêu ra trong Chương 9). Sau khi xuất hiện giữa ba loại chúng sanh, Đức Phật Padumuttara cùng với một trăm ngàn vị tỳ khưu thực hiện chuyến du hành khất thực trải qua các làng mạc, châu quận, phố thị và các kinh thành để độ thoát cho phần đông và về đến quê nhà Haṃsāvatī của ngài. Phụ vương của Ngài, vua Ānanda, nghe tin tốt lành về chuyến viếng thăm của con trai

        mình, bèn dẫn theo quan quân đi tiếp đón Đức Phật. Khi Đức Phật thuyết pháp đến đại chúng do vua Ānanda dẫn đầu thì có một số chứng đắc quả thánh Nhập lưu (sotāpanna), một số chứng quả Nhất lai (sakadāgāmī), một số chứng quả Bất lai (anāgāmi) và số còn lại chứng đắc đạo quả A-la- hán (arahat) vào lúc kết thúc thời pháp.

        Rồi đức vua thỉnh Đức Phật đến dự lễ cúng dường vật thực vào ngày mai, và ngày tiếp theo đức vua cũng sai sứ giả đi thỉnh Đức Phật đến độ thực, vị ấy đã tổ chức một cuộc lễ cúng dường vật thực to lớn đến Đức Phật và chúng Tăng gồm một trăm ngàn vị tỳ khưu tại cung điện hoàng gia. Đức Phật Padumuttara ban lời pháp thọai để tán dương công đức cúng dường vật thực rồi trở về tịnh xá. Tương tự như vậy, thần dân cũng tổ chức đại thí vào ngày hôm sau. Ngày thứ ba lại đến phiên đức vua. Như vậy đại thí được làm bởi đức vua và dân chúng luân phiên nhau trong một thời gian dài.

        Lúc bấy giờ có một thiện nam mà tương lai là Koṇḍañña, sanh ra trong một gia đình giàu có. Một hôm khi Đức Phật đang thuyết pháp, vị ấy trông thấy những người dân của kinh thành Hamsavatī mang theo các loại hoa và hương liệu đi cúng dường Đức Phật và vị ấy cũng đi theo họ đến chỗ Ngài đang thuyết pháp.

        Trong lúc ấy Đức Phật Padumuttara xác chứng cho một vị tỳ khưu nọ là đệ nhất trong những vị tỳ khưu lâu năm (rattaññū) đã giác ngộ Tứ Diệu Đế và thoát khỏi sanh tử luân hồi bằng phương tiện ấy trong giáo pháp của Ngài. Khi vị thiện nam nghe lời tuyên bố của Đức Phật, vị ấy suy xét: “ Người này quả thật là vĩ đại! Nghe nói rằng, ngoài Đức Phật, không có người nào khác trước vị ấy giác ngộ Tứ Diệu Đế. Sẽ như thế nào nếu trong thời kỳ giáo pháp của một vị Phật tương lai ta được trở thành một tỳ khưu như vị ấy, giác ngộ Tứ Diệu Đế!” Vào lúc kết thúc thời pháp của Đức Phật, vị thiện nam đi đến và nói lời thỉnh cầu: “ Xin hãy thọ lãnh sự cúng dường vật thực của con vào ngày mai, bạch Đức Thế Tôn!” Đức Phật chấp nhận lời thỉnh cầu bằng cách làm thinh.

        Khi biết rõ Đức Phật đã chấp nhận lời thỉnh mời, vị thiện nam bèn đảnh lễ Ngài và trở về nhà. Suốt đêm vị này trang trí những cái

        ghế bằng những bông hoa thơm và cũng sửa soạn món ăn thượng vị. Ngày hôm sau vị ấy thết đãi Đức Phật và chúng Tăng gồm một trăm ngàn vị tỳ khưu tại nhà với một bữa tiệc nấu bằng gạo Sāli cùng với món cháo và những món ăn phụ khác. Khi bữa ăn đã mãn, vị ấy đặt dưới chân Đức Phật những xấp vải dày hoàn toàn mới và mềm mại được làm từ trong nước Vaṅga và số vải đủ để may ba chiếc y. Rồi vị ấy suy xét như sau: “ Ta không phải là người tầm cầu địa vị nhỏ trong giáo pháp mà là người tầm cầu địa vị lớn. Một ngày đại thí (mahā-dāna) như thế này thì không đủ nếu ta phát nguyện một địa vị cao cả. Do đó ta sẽ phát nguyện địa vị ấy sau khi tổ chức đại thí trong bảy ngày liên tục.”

        Vị thiện nam cúng dường đại thí bằng cách như thế trọn bảy ngày. Khi thời gian cúng dường vật thực đã kết thúc, vị ấy cho người mở nhà kho chứa y phục và đặt những tấm vải tốt và mịn dưới chân Đức Phật và cúng dường những bộ tam y đến một trăm ngàn vị tỳ khưu. Rồi vị thiện nam đi đến Đức Phật và bạch rằng: “ Bạch Đức Thế Tôn, như vị tỳ khưu mà bảy ngày hôm trước Thế Tôn công bố là người giữ địa vị tối thắng, cầu mong cho con cũng có thể làm người đầu tiên thông đạt Tứ diệu đế sau khi mặc y trong giáo pháp của Đức Phật đương lai.” Sau khi tác bạch như vậy, vị ấy vẫn ở trong tư thế phủ phục tôn kính dưới chân Đức Phật.

        Sau khi nghe những lời phát nguyện của vị thiện nam, Đức Phật Padumuttara vận dụng nhãn quan của Ngài và tự nhủ rằng: “ Vị thiện nam này đã làm những việc phước có ý nghĩa. Liệu nguyện vọng của vị ấy có được thành tựu hay không?” Ngài liền biết rõ rằng: “ Lời nguyện nhứt định sẽ được thành tựu!”

        Quả thật không có chướng ngại nào, dầu chỉ bằng hạt bụi, có thể che chắn nhãn quan của Đức Phật khi Ngài nhìn vào những sự kiện trong quá khứ hoặc tương lai hay hiện tại. Tất cả những sự kiện trong quá khứ hay trong tương lai dù có một bức tường chắn của thời gian trong hằng triệu triệu đại kiếp, hay tất cả những biến cố trong hiện tại dù có bức tường chắn của hằng ngàn thế giới, tất cả chúng đều được kết hợp với sự quán xét. (Vừa khi chúng được quán xét thì

        chúng hiện bày rõ nét). Bằng cách này với năng lực trí tuệ không có chướng ngại, Đức Phật Padumuttara trông thấy bằng nhãn quan của Ngài như vầy: “ Sau một trăm ngàn đại kiếp kể từ nay, sẽ có một vị Ứng cúng, tên Gotama, xuất hiện một cách phi thường giữa ba loại chúng sanh. Khi ấy nguyện vọng của vị thiện nam này sẽ được thành tựu!” Khi biết rõ như vậy, Đức Phật bèn thọ ký cho vị thiện nam: “ Này thiện nam, sau một trăm ngàn đại kiếp kể từ nay, có một vị Phật tên là Gotama sẽ xuất hiện trong ba cõi. Khi Đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên ‘Chuyển pháp luân’; vào lúc kết thúc bài pháp, kinh Dhammacakkappavattana với ba phận sự của nó, ngươi cùng với 18 koṭi Phạm thiên sẽ được an trú trong quả thánh Nhập lưu (sotāpatti-phala)

        Câu chuyện về hai anh em: Mahākāla và Culakāla

        Sau khi làm các việc phước như bố thí trong một thời gian dài đến một trăm ngàn năm, vị thiện nam giàu có, tức Koṇḍañña tương lai, tái sanh vào cõi chư thiên sau khi thân hoại mạng chung. Trong khi vị ấy trải qua thời gian sanh tử giữa cõi người và cõi chư thiên, thì chín mươi chín ngàn chín trăm lẻ chín đại kiếp đã trôi qua. (Tức là vị ấy hưởng dục lạc chỉ trong những kiếp sống làm người và chư thiên mà không hề sanh vào bất cứ khổ cảnh nào trải qua 99.909 đại kiếp). Sau khi sống trải qua một thời gian dài như vậy, thì chín mươi mốt đại kiếp, khi tính lùi từ Hiền kiếp này, vị thiện nam, là Koṇḍañña tương lai, sanh vào trong gia đình của một gia chủ và có tên là Mahākāla trong một ngôi làng gần cổng của kinh thành Bandhumati. Người em trai của vị ấy tên là Cūlakāla.

        Lúc bấy giờ Đức Phật đương lai Vipassī hết thọ mạng ở cung trời Tusitā (Đâu suất đà) và thọ sanh trong bào thai của bà Bandhumatī, là chánh hậu của vua Bandhuma. (Như đã mô tả trong Chương về Hai mươi bốn vị Phật, chương IX của cuốn I, phần II), đúng lúc Ngài đã chứng đắc thành Phật Toàn giác. Khi được đại Phạm thiên thỉnh cầu thuyết pháp, Ngài bèn suy xét sẽ thuyết đến ai trước

        tiên. Khi ấy Ngài trông thấy người em trai của Ngài là hoàng tử Khaṇḍa và con trai của vị quốc sư là chàng trai Tissa. Đức Phật quyết định rằng: “ Hai người này có khả năng thông đạt Tứ Thánh Đế trước hết.” Ngài cũng quyết định như vầy: “ Ta sẽ thuyết đến họ. Ta cũng sẽ ban đặc ân đến phụ vương của ta.” Rồi Ngài vận dụng thần thông đi xuyên qua không trung từ cây đại Bồ đề và đáp xuống ở khu vườn Nai có tên gọi là Khema. Ngài cho người gọi hoàng tử Khaṇḍa và Tissa đến và thuyết pháp đến họ, vào lúc kết thúc thời pháp cả hai đều được an trú trong đạo quả A-la-hán cùng với tám mươi bốn ngàn chúng sanh.

        Tám mươi bốn ngàn vị thiện nam tử mà đi theo Bồ tát Vipassī để xuất gia, khi nghe tin sự kiện ấy, bèn đi đến Đức Phật và nghe pháp và họ cũng được an trú trong đạo quả A-la-hán. Đức Phật Vipassī chỉ định Trưởng lão Khaṇḍa và Trưởng lão Tissa là hai vị Thượng thủ Thinh văn và đặt họ vào địa vị cánh tay phải và cánh tay trái của Ngài.

        Khi hay tin, vua Bandhuma khởi tâm mong muốn đảnh lễ người con trai của mình là Đức Phật Vipassī, bèn đi đến vườn ngự uyển, nghe pháp và quy y Tam bảo. Đức vua cũng thỉnh Đức Phật đến thọ thực vào ngày mai và sau khi tôn kính đảnh lễ Đức Phật, đức vua trở về hoàng cung. Sau khi trở về hoàng cung, đức vua khởi lên ý nghĩ như vầy khi đang ngồi trong cung đình: “ Con trai lớn của ta đã từ bỏ thế gian và đã thành Phật. Con trai thứ hai của ta trở thành Thượng thủ Thinh văn là cánh tay phải của Đức Phật. Con trai của vị Quốc sư, công tử Tissa, trở thành Thượng thủ Thinh văn là cánh tay trái của Đức Phật. Tám mươi bốn ngàn vị tỳ khưu còn lại cũng đã từng vây quanh và hầu cận con trai của ta từ khi tất cả còn làm cư sĩ. Do đó, chư Tăng dẫn đầu là con trai của ta trước kia ở dưới sự chăm sóc của ta và bây giờ họ cũng nên như vậy. Riêng ta sẽ chịu trách nhiệm cung cấp đến họ bốn món vật dụng. Ta sẽ không để cho những kẻ khác có cơ hội làm như vậy.” Khi nghĩ như thế, đức vua truyền lịnh cho dựng lên bức thành bằng gỗ ở hai bên con đường từ cổng của tịnh xá đến hoàng cung và bên trên được che bằng lều vải; đức vua cũng cho treo những chùm hoa bề rộng bằng cây thốt nốt và gắn thêm những ngôi

        sao bằng vàng; vị ấy cũng sai dựng lên những cái lọng. Trên mặt đất thì vị ấy cho phủ lên những vật trải xinh đẹp. Ở hai bên con đường bên trong hai dãy vách bằng gỗ, đức vua cho đặt những lu nước đầy gần những bụi hoa và đặt những vật thơm giữa những đống hoa và những bông hoa giữa những vật thơm. Rồi đức vua sai sứ giả đi thỉnh Đức Phật với lời thỉnh rằng đã đến giờ thọ thực. Giữa chúng Tăng đệ tử, Đức Phật Vipassī đi đến hoàng cung dọc theo con đường được che mát và độ thực rồi trở về tịnh xá. Không ai khác có được cơ hội dù chỉ trông thấy Đức Phật. Làm sao người ta có được cơ hội để cúng dường vật thực và tôn kính lễ bái Ngài? Quả thật không ai khác có thể.

        Rồi có xảy ra một cuộc nghị luận trong dân chúng:

        “ Từ khi Đức Phật xuất hiện trong thế gian cho đến nay là bảy năm bảy tháng rồi. Nhưng mãi đến nay chúng ta vẫn không có cơ hội dù chỉ để nhìn thấy Ngài, nói chi đến việc cúng dường vật thực, tôn kính và nghe Ngài thuyết pháp. Chúng ta hoàn toàn không có được những vinh hạnh như vậy. Đức vua đã đích thân hầu hạ Đức Phật một cách tha thiết với quan niệm rằng “ Đức Phật là Đức Phật của ta, đức Pháp là đức Pháp của ta, đức Tăng là đức Tăng của ta.” Đức Phật xuất hiện là vì lợi ích cho thế giới hữu tình cùng với chư thiên và Phạm thiên chứ không phải vì lợi ích cho riêng đức vua. Quả thật vậy không phải ngọn lửa địa ngục chỉ làm nóng đức vua và như hoa sen xanh đối với những người khác. Do đó quả thật lành thay nếu đức vua cho Đức Thế Tôn đến chúng ta (cho chúng ta vinh hạnh được phục vụ Đức Phật). Nếu không, chúng ta sẽ chiến đấu với đức vua và giành lấy chư Tăng để làm những việc phước đến các ngài. Chúng ta hãy chiến đấu vì quyền lợi của chúng ta. Nhưng có một điều: riêng những người dân chúng ta thì không thể làm như vậy được. Do đó chúng ta hãy tìm một người thủ lãnh để lãnh đạo chúng ta.”

        Do đó họ đi đến vị nguyên soái và công khai nói với ông ta về kế họach của họ và trực tiếp hỏi rằng: “ Thưa nguyên soái, ngài có bằng lòng làm người của chúng tôi hay ngài sẽ theo đức vua?” Khi ấy vị nguyên soái nói rằng: “ Ta bằng lòng làm người của các vị. Nhưng

        có một điều kiện, các người phải cho ta ngày đầu tiên được phục vụ cúng dường Đức Phật.” Và dân chúng đã đồng ý với điều kiện ấy.

        Vị tướng quân đi đến đức vua và tâu rằng: “ Tâu đại vương, người dân đang phẫn nộ với đại vương.” Khi đức vua hỏi lý do, vị ấy nói rằng “ Vì đại vương giành quyền một mình chăm sóc Đức Phật nên họ không có được cơ hội, họ đã nói như vậy. Tâu đại vương, tuy nhiên vẫn chưa phải quá trễ. Nếu họ được sự cho phép phục vụ hầu hạ Đức Phật, thời họ sẽ không còn tức giận. Nếu không, họ nói là họ sẽ chiến đấu với bệ hạ.” Khi ấy đức vua đáp lại rằng: “ Này tướng quân, trẫm sẽ chiến đấu, chứ không có nghĩa là nhường lại chư Tăng.” “ Tâu đại vương,” vị nguyên soái đáp lại, khi đặt đức vua vào tình thế khó khăn, “những người phục vụ của đại vương đang đe dọa rằng họ sẽ cầm binh khí chống lại đại vương. Đại vương sẽ nhờ ai đứng ra đối đầu với cuộc chiến to lớn này?” “ Ngươi có phải là tướng quân của trẫm không?” đức vua hỏi với giọng nói đầy mệnh lệnh. “ Tâu đại vương, hạ thần không thể chiến đấu khi bị tách khỏi dân chúng,” vị nguyên soái đáp lại.

        Khi ấy đức vua nhận ra rằng: “ Sức mạnh của dân chúng thật là to lớn. Vị nguyên soái cũng là người của họ.” Do đó đức vua nói lời yêu cầu, “ Trong trường hợp ấy, này các bạn, hãy để ta cúng dường đến chư Tăng thêm bảy năm bảy tháng nữa thôi.” Nhưng dân chúng không đồng ý và đã phủ quyết. Đức vua lại giảm dần thời gian cúng dường xuống còn sáu năm, năm năm, và cứ như thế cho đến còn bảy ngày. Khi ấy dân chúng đi đến quyết định thống nhất khi truyền miệng với nhau rằng: “ Xét thấy rằng đức vua đã yêu cầu được cúng dường vật thực trong bảy ngày, nếu chúng ta vẫn khăng khăng chống lại vị ấy thì thật không tốt.”

        Vua Bandhuma đã bố thí cúng dường trong bảy ngày tất cả những vật cúng dường của vị ấy được dự định cúng dường trong bảy năm bảy tháng. Trong sáu ngày đầu vị ấy đã làm như vậy mà không để cho mọi người trông thấy; tuy nhiên, vào ngày thứ bảy, vị ấy cho mời dân chúng đến xem sự cúng dường vĩ đại của vị ấy, và nói rằng: “ Này các bạn, các bạn có khả năng làm được một đại thí như vậy

        chăng?” “ Tâu đại vương”, dân chúng đáp lại, “ nhưng sự bố thí cúng dường của đại vương có được là nhờ sự giúp đỡ của chúng tôi, phải thế không?” và họ khẳng định, “ Vâng, chúng tôi có khả năng làm như vậy.” Khi đưa tay lên để lau nước mắt, đức vua đảnh lễ Đức Phật và nói rằng: “ Bạch Đức Thế Tôn, con trai yêu quý của trẫm, trẫm đã quyết định hộ độ Thế Tôn cùng với một trăm sáu mươi tám ngàn vị tỳ khưu suốt đời bằng bốn món vật dụng mà không nhường đặc ân ấy cho những người khác. Nhưng bây giờ trẫm buộc lòng phải cho phép dân chúng hầu hạ Thế Tôn. Thực ra, họ bất bình với trẫm và than phiền họ bị tước mất quyền được bố thí cúng dường vật thực. Bạch Đức Thế Tôn, từ ngày mai trở đi xin hãy ban đặc ân cho họ!” Đức vua đầy xúc động khi nói lời ưng thuận như vậy trong tuyệt vọng.

        Ngày hôm sau, vị nguyên soái cúng dường đại thí đến chúng Tăng có Đức Phật dẫn đầu vì vị ấy đã được sự đồng ý của dân chúng. ( Kể từ đây câu chuyện về Saddhāsumana có thể được kể tóm tắt như trong bộ Chú giải Aṅguttara, cuốn III.)

        Câu chuyện về Saddhāsumana

        Vào ngày đã được chỉ định, vị nguyên soái trong khi đang giám sát cuộc lễ đại thí của vị ấy, bèn đưa ra mệnh lệnh: “ Hãy cẩn thận không để cho bất cứ người nào có được cơ hội cúng dường dầu chỉ một muỗng hay một vá cơm,” và vị ấy cắt cử những người lính gác để canh phòng quanh khu vực. Chính ngày hôm ấy, một thiếu phụ của một thương nhân giàu có trong kinh thành Bandhumatī đang khóc trong nỗi sầu muộn to lớn (vì bà ta không có được cơ hội cúng dường phần vật thí của bà trong ngày đầu tiên). Bà ta than khóc thảm thiết, khi nói với đứa con gái vừa mới trở về từ những cuộc chơi với năm trăm người bạn gái: “ Này con gái cưng, nếu cha của con còn sống, thì ngày hôm nay ta có thể là người đầu tiên cúng dường vật thực đến Đức Phật.” Cô con gái nói lời an ủi: “ Mẹ à, đừng buồn! Con sẽ làm một điều gì đó để chư Tăng do Đức Phật dẫn đầu sẽ nhận và độ thực bữa ăn của chúng ta đầu tiên.”

        Sau đó cô con gái đặt vào cái bát bằng vàng trị giá một trăm ngàn với món vật thực nấu với sữa không pha nước. Nàng thêm vào bơ, mật ong, mật mía, v.v… để làm phong phú thêm cho món ăn. Nàng đậy cái bát ấy bằng một cái bát bằng vàng khác úp xuống và buộc cả hai cái bát vàng bằng những tràng hoa lài để nhìn nó như một trái banh bằng hoa. Khi Đức Phật đi vào thành phố, nàng tự mang nó trên đầu và rời khỏi nhà cùng với nhiều người hầu của nàng.

        Trên con đường, một cuộc đàm thọai xảy ra giữa vị công nương và những người lính canh:

        Lính canh: Đừng đến đây, này con gái!

        Công nương: Thưa các chú! Tại sao các chú không cho cháu đi? (những người có những việc phước quá khứ thường nói lời khả ái. Những kẻ khác không thể từ chối yêu cầu được lập lại của họ).

        Lính canh: Chúng tôi phải cảnh giác đề phòng theo lệnh của vị nguyên soái là không ai khác được phép dâng cúng vật thực, này con gái.

        Công nương: Nhưng, thưa các chú, các chú có thấy vật thực nào trong tay của chúng cháu làm bằng chứng cho các chú để ngăn chặn chúng cháu như thế này?

        Lính canh: Chúng tôi chỉ trông thấy trái banh bằng hoa.

        Công nương: Thôi được, vậy vị tướng quân của các chú có nói ngay cả vật cúng dường bằng hoa cũng không được phép chăng?

        Lính canh: Về vật cúng dường bằng hoa thì được phép, này

        con gái.

        Khi ấy, vị công nương, sau khi nói với những người lính canh rằng: “Nếu vậy, xin hãy tránh ra. Đừng ngăn cản cản chúng cháu, thưa các chú,” rồi đi đến Đức Phật và cúng dường vật thí của nàng với lời thỉnh cầu, “ Bạch Đức Thế Tôn, xin hãy nhận lãnh quả cầu hoa này do con cúng dường.” Đức Phật nhìn qua người lính canh, ra hiệu cho anh ta đi lấy quả cầu hoa. Nàng công nương kính lễ và tác bạch rằng:

        “Bạch Đức Thế Tôn, cầu xin cho đời sống của con trong luân hồi luôn luôn thoát khỏi sự túng thiếu và lo âu. Cầu xin cho con được nhiều người thương mến như quả cầu hoa lài này và được mang tên là Sumanā trong tất cả những kiếp sống tương lai của con.”

        Khi nghe Đức Phật trả lời, “ Cầu chúc cho con được an vui hạnh phúc,” nàng công nương lấy làm vui sướng đảnh lễ Đức Phật rồi đi ra.

        Đức Phật đi đến nhà của vị tướng quân và ngồi vào chỗ ngồi đã được sắp xếp sẵn. Vị tướng quân mang món cơm dẻo đến dâng cúng Đức Phật. Đức Phật lấy tay che đậy bình bát của Ngài. Vị tướng quân nghĩ rằng sở dĩ Đức Phật không thọ lãnh món cơm dẻo bởi vì chúng tỳ khưu chưa đến đầy đủ. Khi tất cả đã đến đầy đủ vị tướng quân bèn báo tin với Đức Phật rằng tất cả đã có mặt và đã an tọa. Đức Phật nói rằng: “ Như Lai đã có bát vật thực nhận được trên đường đi. Khi lớp hoa lài được lấy đi khỏi cái bát bằng vàng thì món cơm sữa còn nóng sốt được nhìn thấy. Khi ấy người hầu trẻ của vị tướng quân mà đã đem đến trái cầu hoa, nói rằng: “ Thưa tướng quân, tôi đã bị gạt bởi một công nương lỗi lạc đã nói với tôi rằng đó chỉ là quả cầu hoa.” Món cơm sữa đủ cung cấp cho tất cả các vị tỳ khưu bắt đầu từ Đức Phật. Chỉ sau khi dâng cúng món cơm sữa đến Đức Phật vị tướng quân mới dâng những vật cúng dường của chính vị ấy. Khi bữa ăn đã hoàn tất, Đức Phật thuyết bài pháp về Hạnh phúc rồi ra về.

        Khi Đức Phật đã ra về, vị tướng quân bèn hỏi những người hầu của mình về tên của nàng công nương và họ trình lại rằng nàng là con gái của một vị thương nhân giàu có. “ Một thiếu nữ thông minh biết bao! Nếu một người đàn bà thông minh như vậy mà quản lý một gia đình, thì quả thật không khó khăn gì để gia chủ đạt đến những lạc thú thần tiên.” Khi nói lời tán dương cô gái, vị tướng quân cưới nàng và đặt nàng vào địa vị bà chủ của gia đình.

        Trong khi chăm lo tài sản của hai gia đình, của cha và của chồng, nàng cúng dường Đức Phật cho đến hết cuộc đời. Nàng tái sanh vào cõi chư thiên đầy đủ năm loại dục lạc. Ngay trong lúc tái sanh ấy, một đám mưa hoa lài rơi xuống dày đặc, làm đầy cả thành

        phố chư thiên đến ngang đầu gối. “ Nàng tiên nữ này tự mình đã có cái tên riêng”, khi nói vậy tất cả chư thiên đều gọi nàng là “Sumanā Devī”.

        Sumanā Devī đã xa lìa các khổ cảnh trong chín mươi mốt đại kiếp, chỉ sanh vào cõi người và cõi chư thiên. Bất cứ nơi nào nàng sanh ra đều có đám mưa hoa lài rơi xuống liên tục và nàng tiếp tục mang cái tên Sumanā Devī hay Sumanā Kumārī. Trong thời kỳ giáo pháp của Đức Phật hiện tại, nàng sanh ra từ chánh hậu của vua Kosala. Cùng ngày nàng sanh ra, tất cả những người hầu của nàng cũng sanh ra trong gia đình của các quan. Vào thời điểm ấy đám mưa hoa lài xinh đẹp rơi xuống dày đặc đến ngang đầu gối.

        Khi nhìn thấy hiện tượng ấy, đức vua nghĩ: “ Con gái của ta chắc đã làm một việc phước vô song trong quá khứ” và cảm thấy vui sướng. “ Con gái của ta tự mang đến cái tên cho chính nó” và vị ấy đặt tên cho công chúa là Sumanā. Khi đang nghiền ngẫm: “Con gái của ta chắc không sanh ra một mình,” đức vua bèn truyền lịnh cho người đi tìm khắp kinh thành những đứa bé cùng ra đời với công chúa và khi nghe tin rằng có năm trăm bé gái đã sanh ra, đức vua nhận trách nhiệm nuôi dưỡng tất cả năm trăm đứa bé. Vị ấy cũng truyền lịnh rằng mỗi tháng năm trăm bé gái phải được đưa đến hoàng cung và trình diện với công chúa Sumanā.

        Khi công chúa Sumanā lên bảy tuổi, Đức Phật cùng với chúng tỳ khưu đi đến kinh thành Sāvatthi theo lời thỉnh mời của trưởng giả Anāthapiṇḍika (Cấp-cô-độc), vì vị ấy đã hoàn tất công trình xây dựng tịnh xá Jetavana (Kỳ-viên). Trưởng giả Anāthapiṇḍika đi đến vua Kosala và tâu rằng, “ Tâu đại vương, Đức Thế Tôn đến viếng kinh thành Sāvatthi của chúng ta là phước báu cho đại vương và chúng tôi. Do đó, xin hãy đưa công chúa Sumanā cùng với năm trăm nữ hầu mang theo năm trăm bình nước được châm đầy vật thơm, các loại hoa để cung đón Đức Phật. Đức vua đáp lại rằng, “ Lành thay!” và đã làm theo yêu cầu của vị thương nhân. Theo mệnh lệnh của đức vua, Sumanā đi đến Đức Phật và cúng dường đến Ngài vật thơm, hoa, v.v… và đứng ở nơi thích hợp. Đức Phật thuyết pháp đến Sumanā

        ngay trên đường đi của Ngài, công chúa cùng với tất cả tùy tùng của nàng đều được an trú trong Thánh quả Nhập lưu (sotāpatti-phala). Như vậy, năm trăm cô gái, năm trăm nữ và năm trăm nam cư sĩ được an trú trong Thánh quả Nhập lưu tại pháp hội ấy. Theo cách này, ngày Đức Phật viếng tịnh xá, trên đường đi đến tịnh xá đã có hai ngàn người trở thành bậc thánh Nhập lưu.

        Khi công chúa đến tuổi trưởng thành, vua Kosala cho nàng năm trăm cỗ xe và những biểu tượng của hoàng gia để nàng có thể sử dụng chúng khi đi xa, cùng với năm trăm người bạn đồng hành của nàng. Vào thời ấy có ba phụ nữ nhận được năm trăm cỗ xe và những biểu tượng hoàng gia từ cha mẹ của họ. Đó là (1) công chúa Cundī, con gái vua Bimbisāra, (2) Visākhā, con gái của trưởng giả Dhanañjaya, và (3) Sumanā, con gái của vua Kosalā như trong câu chuyện vừa rồi. Đây là bài mô tả về Saddhāsumanā.

        Như đã nói ở trước, sau ngày vị nguyên soái được sự cho phép của đức vua làm lễ đại bố thí cúng dường đến Đức Phật, dân chúng đã tổ chức lễ cúng dường còn to lớn hơn của đức vua và làm đại thí (mahā-dāna) đến chúng Tăng có Đức Phật dẫn đầu. Khi lễ cúng dường vật thực của người dân thành thị đã xong, thì đến phiên những người dân làng ở gần cổng thành sắp xếp cuộc lễ cúng dường của họ.

        Khi ấy gia chủ Mahākāla bàn với người em trai Cūḷakāla rằng: “ Ngày mai đến lượt của chúng ta cúng dường Đức Thế Tôn. Chúng ta nên cúng dường gì đây?” “Thưa anh,” Cūlakāla đáp lại, “ Anh hãy suy nghĩ xem nên cúng dường gì là thích hợp.” Mahākāla nói rằng: “ Này em à, theo kế họach của anh, đất của chúng ta có mười sáu pai (pai là đơn vị đo lường của người Miến) đầy lúa Sāli đang chín. Chúng ta có nên lấy ra một ít để nấu món cơm sữa cúng dường Đức Thế Tôn chăng?” Cūḷakāla đưa ra ý kiến: “Anh à, nếu chúng ta làm vậy thì không ai có lợi ích. Do đó em không đồng ý.”

        Sau đó Mahākāla bèn nói rằng: “ Nếu em không đồng ý thì anh muốn chia phần tài sản của anh.” Bởi vậy mười sáu pai đất được chia đôi, mỗi phần tám pai, và hàng rào được dựng lên ở giữa hai lô đất. Rồi Mahākāla lấy loại lúa mềm bóc vỏ, thêm vào sữa không pha nước;

        Vị ấy cho người nấu lên và catumadhu (bốn vật ngọt là sữa chua, mật ong, đường và dầu mè) được cho vào rồi đem dâng cúng (1) món vật thực đầu tiên đến chúng Tăng có Đức Phật dẫn đầu. Điều kỳ diệu là những hạt lúa được lấy đi khỏi chùm lúa thì bông lúa lại sum suê như cũ. (Sự bố thí ngũ cốc trong giai đoạn phát triển đầu tiên của chúng).

        Mahākāla đã bố thí cúng theo cách tương tự như vậy, gồm có:

    2. số lúa đầu tiên mà đã phát triển, một phần để cho ra loại hạt mới được đem giã; (3) phần lúa đầu tiên đã phát triển đầy đủ hay đã chín;

  1. phần lúa đầu tiên đã được gặt; (5) phần lúa đầu tiên đã được làm thành bó; (6) phần lúa đầu tiên đã được chất lên thành những bó; (7) phần lúa đầu tiên đã được đập ra; (8) phần lúa đầu tiên đã được sàng lọc và (9) phần lúa đầu tiên đã được cho vào kho thóc.

    Bằng cách này, cứ mỗi mùa lúa vị ấy đều thực hiện thành công chín lần đệ nhất bố thí (agga-dāna). Và lượng thóc trổ ra không bao giờ bị suy giảm dù được đem ra bố thí cúng dường. Trên thực tế, lượng lúa còn gia tăng nhiều hơn trước. Đây thật là thiện nghiệp của trưởng lão liên quan đến lời nguyện đã được phát ra trong quá khứ.

    1. Đời sống sa-môn trong kiếp chót

      Gia chủ có giới đức Mahākāla, là trưởng lão Koṇḍañña tương lai, đã làm các việc phước bằng cách này suốt cuộc đời, và vị ấy tái sanh trở đi trở lại trong các cõi chư thiên và nhân loại, hưởng các dục lạc của cõi người và cõi chư thiên. Khi Đức Phật của chúng ta sắp xuất hiện trong thế gian, thì vị ấy tái sanh vào một gia đình Bà-la-môn giàu có trong ngôi làng Bà-la-môn Doṇavatthu, gần kinh thành Kapilavatthu. Vào ngày đặt tên của vị ấy, cậu bé Bà-la-môn được đặt tên là Koṇdañña. Trong khi đang được nuôi dưỡng như vậy, cậu ta được dạy về Tam Phệ đà và đã hoàn thành môn học tướng của bậc đại nhân.

      Lúc bấy giờ Đức Phật tương lai của chúng ta mạng chung từ cung trời Tusitā (Đâu suất đà) và thọ sanh trong bào thai của Mahāmāyā, chánh hậu của vua Suddhodāna của nước Kapilavatthu.

      Vào ngày đặt tên, đức vua đã ban tặng cho một trăm lẻ tám vị Bà-la-môn những bộ y phục hoàn toàn mới và thết đãi họ món cơm sữa ngọt. Vị ấy chọn ra tám vị Bà-la-môn thông minh nhất và sắp xếp để họ ngồi theo thứ tự trong sân triều. Sau đó đức vua truyền lịnh đưa thái tử Bồ tát, được đặt nằm trên tấm vải lụa trắng, đến trước các vị Bà-la-môn để họ xem tướng trên thân của thái tử.

      Vị Bà-la-môn ngồi ghế đầu tiên trong tám vị, bèn đưa hai ngón tay và tiên tri rằng: “ Nếu cậu bé sống cuộc đời tại gia thì sẽ trở thành vị Chuyển luân vương. Nếu sống cuộc đời Sa-môn thì nhất định vị ấy sẽ trở thành một vị Phật trong ba cõi!” Cả bảy vị Bà-la-môn đầu tiên đều tiên tri như vậy, mỗi vị đều đưa lên hai ngón tay. Trong tám vị Bà-la-môn ấy, chàng trai Koṇḍañña là trẻ nhất. Khi đến phiên vị ấy tiên tri, vị ấy nghiên cứu rất kỹ các tướng trên thân và (sau khi suy nghiệm rằng người mà sẽ trở thành vị Chuyển luân vương thì không có tướng đại nhân trên hai bàn chân, nhưng cậu bé này có tướng ấy trên cả hai bàn chân), Koṇḍañña bèn đưa lên chỉ một ngón tay, dõng dạc tiên tri rằng: “ Tuyệt đối không có lý do gì để thái tử sống giữa thế tục. Thái tử nhất định sẽ trở thành một vị Phật!”

      Sau đó các Bà-la-môn thông thái trở về nhà và gọi những đứa con trai của họ đến căn dặn rằng: “ Này các con, chúng ta đã lớn tuổi rồi. Chúng ta có thể hoặc không thể sống đến lúc thái tử Siddhattha, con trai của vua Suddhodāna, chứng đắc Phật quả. Khi thái tử thành Phật thì các con nên xuất gia Sa-môn trong giáo pháp của vị ấy.”

      Vua Suddhodāna đã nuôi dưỡng vị hoàng nhi trong vinh hoa phú quý cung cấp cho thái tử sự bảo vệ to lớn, các tiện nghi và những sự tiêu khiển với việc bố trí những người hầu. Khi thái tử đến tuổi mười sáu, Ngài hưởng sự vinh hoa vương giả như chư thiên và đến hai mươi chín tuổi, trí tuệ của Ngài đã khá trưởng thành, Ngài trông thấy những điều bất lợi của ngũ dục và những lợi ích của sự xuất gia. Thế nên vào ngày đứa con trai Rāhula của thái tử chào đời, Ngài thực hiện một sự từ bỏ vĩ đại bằng cách cỡi trên con tuấn mã Kaṇḍaka có vị quan thị giả Channa, người sanh cùng ngày với thái tử, theo cùng. Trong đêm đặc biệt ấy, Ngài vượt qua ba kinh thành lớn là

      Kapilavatthu, Koliya và Devadaha, và tại trên bờ sông Anomā Ngài khoác vào chiếc y vàng và nhận lấy những món vật dụng khác do Phạm thiên Ghaṭikāra đem đến dâng cúng. Rồi Ngài đi đến kinh thành Rājagaha trong tướng mạo rất khả ái như một vị đại trưởng lão tám mươi tuổi với sáu mươi hạ lạp. Sau khi đi khất thực, Ngài độ thực dưới bóng mát của ngọn đồi Paṇḍava. Dù vua Bimbisara mời Ngài ở lại và chia sẻ vương quyền với vị ấy, nhưng Ngài đã từ chối và tiếp tục ra đi, đúng lúc Ngài đến khu rừng Uruvela. “ Ôi!” Ngài cảm thán: “ Chỗ đất bằng phẳng này rất khả ái! Đối với những người thị tộc mà muốn hành thiền, thì đây là một nơi lý tưởng.” Với sự suy xét này, Ngài ở lại khu rừng ấy và thực hành pháp khổ hạnh.

      Trong thời gian Phật đương lai xuất gia, tất cả các vị Bà-la-môn thông thái ngoại trừ Koṇḍañña đều đã mạng chung. Riêng vị Bà-la-môn Koṇḍañña trẻ nhất vẫn còn khỏe mạnh. Khi nghe tin Bồ tát đã xuất gia, vị ấy đến viếng thăm các con trai của những vị bà-la-môn đã quá vãng và nói rằng: “ Nghe nói rằng Thái tử Siddhattha đã trở thành sa-môn. Chắc chắn Thái tử sẽ chứng đắc Phật quả. Nếu cha của các con còn sống thì họ sẽ đi xuất gia ngay hôm nay. Hãy xuất gia nếu các con muốn như vậy. Chúng ta hãy trở thành những Sa-môn theo gương bậc đại nhân ấy.” Nhưng bảy đứa con trai không thống nhất trong chí nguyện của họ: ba người không thích ý tưởng này. Chỉ bốn người còn lại đắp y xuất gia dưới sự hướng dẫn của Koṇḍañña.

      Sau khi trở thành Sa-môn, nhóm năm vị đạo sĩ (Pañca-vaggī) đi khất thực trong các ngôi làng, châu quận và các kinh thành và cuối cùng đến nơi ở của Bồ tát. Trong khi Bồ tát thực hành khổ hạnh trong sáu năm, thì họ nuôi dưỡng hy vọng to lớn là: “ Vị ấy sẽ sớm thành Phật! Vị ấy sẽ sớm chứng đắc quả Phật!” Khi suy nghĩ như vậy, họ hầu hạ phục vụ Đức Phật tương lai, cùng ở chung và đi đây đó với Ngài.

      Vào năm thứ sáu, Bồ tát đã nhận ra rằng pháp hành khổ hạnh (dukkaracariya) hoàn toàn không giúp cho Ngài chứng đắc Thánh Đạo và Thánh Quả (ariya-magga-phala) dù Ngài đã bỏ ra nhiều thời gian chỉ ăn một hạt gạo, một hạt mè, v.v… và đã trở nên gầy ốm tiều

      tụy. (Như đã mô tả ở trên trong trang 199-201, cuốn II), Ngài đã đi khất thực trong ngôi làng Senānī và độ thực bất cứ món gì người ta cho như cơm và bánh cứng. Khi ấy nhóm năm vị đạo sĩ, theo qui luật thuộc về đời sống của các Bồ tát, nên họ phải rời bỏ Ngài để đi đến khu vườn Nai ở Isipatana.

      Sau khi nhóm năm vị đạo sĩ đã rời khỏi Bồ tát, nhờ ăn bất cứ món gì được cúng dường đến như cơm và các loại bánh cứng nên da, thịt và máu của Bồ tát trở lại bình thường trong hai hoặc ba ngày. Vào ngày trăng tròn, (ngày mà Ngài sẽ thành đạo), Ngài độ món cơm sữa do Sujātā, vợ của một vị trưởng giả dâng cúng. Rồi Ngài thả cái bát dọc theo dòng sông Nerañjarā và quyết định rằng nhất định ngày hôm ấy Ngài sẽ thành Phật. Vào buổi chiều, sau khi nghe rồng chúa Kāla tán dương bằng tất cả mọi cách, Ngài đi đến Mahābodhi, khu vực có cây đại Bồ đề và ngồi kiết già trên bảo tọa Aparājita, mặt quay về hướng đông. Sau khi phát triển bốn loại tinh tấn, Ngài chiến thắng Thiên Ma ngay trước khi mặt trời lặn, đắc Túc mạng thông (pubbenivāsa-ñāṇa) trong canh đầu, Thiên nhãn thông (dibba-cakkhu-ñāṇa) trong canh giữa và trong canh cuối Ngài thâm nhập vào trí tuệ soi chiếu giáo lý Duyên khởi (Paṭicca-samuppāda). Ngài quán chiếu bằng Đại kim cang Minh sát tuệ (Mahāvajira Vipassanā ñāṇa) trên mười hai yếu tố xuôi và ngược, và cuối cùng chứng đắc Phật quả, sau khi chứng đắc Nhất thiết trí (asādhāraṇa-sabbaññuta-ñāṇa) mà vốn là tài sản của tất cả chư Phật. ( Như đã kể ra trong phần nói về sự Giác ngộ của Đức Phật). Trên chính bảo tọa dưới cây Đại Bồ đề, Đức Phật đã trải qua bảy ngày, an trú trong A-la-hán quả định (arahatta-phala-samāpatti).

      Theo cách tương tự như vậy, Đức Phật ngụ ở bảy chỗ và được thỉnh cầu bởi Đại phạm thiên Sahampati, Ngài tự vấn, “ Ta nên thuyết pháp đến ai trước?” Khi biết rằng hai vị giáo chủ Āḷāra và Udaka đã mạng chung, Ngài tiếp tục suy xét: “ Ta đã thọ ơn rất nhiều đối với nhóm năm vị đạo sĩ. Họ đã phục vụ Ta khi Ta chuyên tâm thực hành khổ hạnh pháp. Ta nên thuyết pháp họ trước.” Theo quy luật thì tất cả chư Phật đều nuôi dưỡng ý nghĩ như vậy. Thực ra, ngoài Koṇḍañña,

      không có ai có thể tỏ ngộ được Tứ Diệu Đế trong Giáo pháp của Đức Phật. Đối với Koṇḍañña, vị ấy có khả năng thông hiểu lý Tứ Diệu Đế trước tiên nhất vì vị ấy đã thực hiện những phước thiện quan trọng trong một trăm ngàn đại kiếp và đã cúng dường vật thí vô song gồm chín lần thu hoạch đầu tiên đến chúng Tăng có Đức Phật dẫn đầu như đã được kể ra ở trên.

    2. Sự chứng ngộ pháp vô song

      Sau khi mang bát và y, Đức Phật lên đường đi đến khu rừng Nai ở Isipatana và đến tại chỗ ngụ của nhóm năm vị sa-môn. Các vị sa-môn nhìn thấy Đức Phật đang đến và họ đồng ý với nhau là không làm phận sự đón tiếp, nhưng khi Đức Phật đang tiến đến gần hơn thì họ không thể giữ được thỏa thuận ban đầu, người thì cầm lấy bát và y từ Đức Phật, vị thì sửa soạn chỗ ngồi, vị khác thì mang nước cho Ngài rửa chân; vị thứ tư rửa chân cho Ngài, và vị thứ năm cầm cái quạt bằng lá để quạt cho Ngài. Như vậy họ đã làm những công việc phục vụ đến Đức Phật.

      Khi năm vị Sa-môn đã ngồi xuống gần Đức Phật sau khi làm xong phận sự, Đức Phật thuyết giảng bài kinh Chuyển pháp luân (Dhammacakka-pavattana sutta) có ba phận sự đến năm vị Sa-môn, tôn giả Koṇḍañña là người dự thính chủ yếu trong nhóm.

      Tên mới dành cho trưởng lão là “Aññasi Koṇḍañña”

      Lúc bấy giờ Đức Phật suy nghĩ rằng: “Vì đạo sĩ Koṇḍañña là người đầu tiên thông đạt Tứ Thánh đế mà ta đã đem đến với hằng ngàn sự khó khăn, nên vị ấy xứng đáng nhận được cái tên là Añña Koṇḍañña,” và vì vậy Ngài tuyên bố: “ Aññāsi vata bho Koṇḍañño; aññāsi vata bho Koṇḍañño! – Koṇḍañña đã thông đạt Tứ Thánh Đế! Koṇḍañña đã thông đạt Tứ Thánh Đế!” Do lời tuyên bố này, mà tôn giả Koṇḍañña có danh xưng là ‘Aññāsi KoṇḍaññaKoṇḍañña Giác ngộ’ kể từ đó.

    3. Sự thành tựu danh hiệu Đệ nhất (Etadagga)

      Như vậy tôn giả Kiều trần Như trở thành bậc thánh Nhập lưu vào ngày rằm tháng Āsāḷha (tháng 6-7 dương lịch) năm 103, Mahā Era ( năm Đức Phật thành đạo). Vào ngày mười sáu, trưởng lão Bhaddiya cũng đắc quả thánh Nhập lưu; ngày mười bảy đến trưởng lão Vappa, ngày mười tám đến phiên trưởng lão Mahānāma, ngày mười chín đến lượt trưởng lão Assaji, đến ngày hai mươi vào lúc kết thúc bài pháp Vô ngã tướng kinh (Anattalakkhana Sutta), tất cả nhóm năm vị đều an trú trong thánh quả A-la-hán (arahatta-phala). Lúc bấy giờ trong cõi nhân loại có tất cả sáu vị La-hán: Đức Phật và nhóm năm vị trưởng lão.

      Kể từ đó, Đức Phật đã an trú vào Đạo Quả bậc Thánh (ariya-magga và phala) cho năm mươi lăm vị thiện nam, do Yasa , con trai của vị trưởng giả dẫn đầu; ba mươi ba vị công tử Bhadda trong khu rừng Kappāsika, một ngàn vị đạo sĩ tóc búi trên núi đá Gayāsīsa và những nơi khác. Sau khi dẫn dắt nhiều người đi vào thánh Đạo và thánh Quả, vào ngày rằm tháng Phussa (tháng 12 đến tháng 1 dương lịch), trong cùng năm ấy, Đức Phật đến tại Rājagaha và an trú trong thánh Quả cho các gia chủ Bà-la-môn số lượng lên đến một trăm mười ngàn do vua Bimbisāra dẫn đầu và cũng an trú cho mười ngàn gia chủ trong Tam quy. Sau khi đem lại sự hưng vượng và kết quả dồi dào trong Giáo pháp của Ngài bằng tám pháp kỳ diệu và ba vô lậu học, khắp cõi Diêm phù đề (Jambudīpa), Ngài đã làm cho khắp mặt đất được sáng chói bởi màu của những chiếc y vàng và khiến cho những vùng chung quanh được thổi đến bởi làn gió lùa từ các tỳ khưu đang đi lại và từ những Thánh Tăng khác. Về sau, trong một dịp khi Đức Phật ở trong tịnh xá Jetavana, kinh thành Sāvatthi và đang ngồi trên pháp tòa, Ngài thuyết pháp và trong Pháp hội của Ngài, Ngài khởi tâm muốn công bố rằng Koṇḍañña, người con trai cả của Ngài, là Đệ nhất trong tất cả những người đầu tiên giác ngộ Tứ Thánh Đế, và Ngài tuyên bố như vầy:

      Etadaggaṃ bhikkhave mama sāvakānaṃ bhikkhūnaṃ

      rattaññūnaṃ yadidaṃ Aññāsi Koṇḍañño.

      Này các tỳ khưu, trong các tỳ khưu đệ tử của Như Lai có tuổi đạo lâu nhất (rattaññū), Aññāsi Koṇḍañña là Tối thượng (etadagga).

      Sau khi đã nói lời tán dương đại trưởng lão Koṇḍañña, Đức Phật ban cho vị ấy danh hiệu Đệ nhất về tuổi hạ (Rattaññū Etadagga). (Ở đây rattaññū nghĩa đen là “ người biết đêm dài”, tức là “

      người đã trải qua thời gian dài của nhiều đêm kể từ khi người ấy đi xuất gia.” Trong Giáo pháp của Đức Phật không có ai mà chứng ngộ Tứ Thánh Đế sớm hơn Koṇḍañña. Do đó Koṇḍañña là người biết nhiều đêm ( tức là người sống trải qua nhiều năm nhất) kể từ khi vị ấy trở thành tỳ khưu. (Theo bài giải thích này, bậc rattaññū là bậc có tuổi đạo cao nhất).

      Hoặc vì trưởng lão Koṇḍañña đã giác ngộ Tứ Thánh Đế trước tất cả những vị khác, kể từ khi giác ngộ, vị ấy đã trải qua nhiều đêm. Như vậy chữ đang được bàn đến có nghĩa là “ Người giác ngộ Tứ Thánh Đế trước tiên nhất.”

      Hay, vì mỗi vị A-la-hán đều biết thời gian của ngày và đêm, vị ấy có được danh hiệu rattaññū, “người nhận biết những khoảng thời gian của ngày và đêm.” Bởi vì Đại trưởng lão Koṇḍañña là vị La hán đầu tiên nhất, vị ấy vượt trội tất cả những rattaññū arahat khác biết về những phần phân chia của thời gian).

      Đại Trưởng lão Aññāsi Koṇḍañña sau khi chứng đắc đạo quả A-la-hán

      Trưởng lão Aññāsi Koṇḍañña chứng đắc đạo quả A-la-hán vào ngày thứ năm sau ngày rằm tháng Āsaḷha. Vào ngày rằm tháng Phussa, Đức Phật đến tại Rājagaha và vào ngày mồng một của tháng Māgha (tháng 1-2 dl) hai vị Thượng thủ Thinh văn tương lai ( Sāriputta và Moggallāna) xuất gia tỳ khưu.Vào ngày thứ bảy đại đức

      Moggallāna trở thành bậc A-la-hán và đại đức Sāriputta cũng trở thành bậc A-la-hán vào ngày rằm. Như vậy các hình thức A-la-hán như Tối thắng thinh văn, Đại thinh văn và các vị Thinh văn bình thường khởi sanh lên đầy đủ trong Giáo pháp của Đức Phật, tất cả các ngài đều đi khất thực (đoàn được sắp xếp đi theo thứ tự hạ lạp). Khi thuyết pháp, Đức Phật ngồi trên Phật tọa được trang trí giữa hội chúng. Tướng quân của chánh pháp, trưởng lão Sāriputta, ngồi bên phải và trưởng lão Moggallāna ngồi bên tay trái của Ngài. Sau lưng hai vị Thượng thủ Thinh văn là đại đức Koṇḍañña. Bởi vì Koṇḍañña người đầu tiên giác ngộ Tứ Thánh Đế trong Giáo pháp của Đức Phật và là người cao tuổi nên hai vị Thượng thủ Thinh văn tôn kính vị là Mahā Brahmā, như là một khối lửa lớn, hay như một con rắn chúa hùng mạnh. Họ cảm thấy hơi e ngại vì họ ngồi phía trước. Khi ấy Đại trưởng lão Koṇḍañña suy xét: “ Để có được những chỗ ngồi trước này, hai vị Thượng thủ Thinh văn đã phải thực hành viên mãn các pháp Ba-la-mật trải qua một A-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp. Tuy họ đang giữ những chỗ ngồi ấy, nhưng họ thiếu tự tin, rụt rè và bối rối. Ta sẽ giúp cho họ ngồi được thoải mái.” Đây là lý do (về chỗ trống của vị ấy).

      Ngoài ra, Koṇḍañña là một vị đại trưởng lão có uy lực lớn. Giống như những ân đức của Đức Phật, những ân đức của Trưởng lão trải rộng khắp nhân loại trong thế giới này cũng như trong chư thiên và Phạm thiên ở mười ngàn thế giới. Do đó, bất cứ khi nào chư thiên và Phạm thiên đến yết kiến và cúng dường Đức Phật bằng hương, hoa, v.v… ngay sau đó họ đi đến Đại trưởng lão Koṇḍañña cúng dường đến vị ấy, tâm niệm rằng: “ Tôn giả là người đầu tiên giác ngộ Tứ Diệu Đế.” Trong Tăng chúng cũng có một thông lệ, mà theo đó vị khách Tăng thường đàm đạo hay trao đổi những lời thăm hỏi. Đối với trưởng lão, ngài thường an trú trong quả định (ariya vihāra). Do đó những cuộc đàm đạo hay việc thăm hỏi khách Tăng đối với vị ấy xem ra vô nghĩa. Đây là một lý do khác.

      Vì hai lý do này mà Trưởng lão muốn sống cách biệt với bậc Đạo sư. Vì vị ấy đã thấy trước đứa cháu trai của mình, là thanh niên

      Puṇṇa, Con trai của nữ Bà-la-môn Mantānī, sẽ trở thành vị giảng sư nổi tiếng (Dhammakathika), nên vị ấy đi đến ngôi làng Bà-la-môn Doṇavatthu, xuất gia cho đứa cháu và giúp cậu ta trở thành đệ tử thường trú (antevāsika) với ý nghĩ rằng người đệ tử ấy sẽ hầu cận Đức Thế Tôn. Rồi vị ấy đi đến Đức Phật và thỉnh cầu: “ Bạch Đức Thế Tôn, chỗ con ở tại nông thôn không thích hợp. Con không thể ngụ với người cư sĩ. Do đó xin Đức Thế Tôn bi mẫn cho phép con được sống trong rừng Chaddanta.” Và Đức Phật đã cho phép.

      Sau khi được sự đồng ý của Đức Phật, trưởng lão Koṇḍañña thu dọn đồ trải giường, và mang theo y và bát, vị ấy đi đến hồ Maṇḍākinī trong khu rừng Chaddanta. Trong vùng đất quanh Chaddanta, tám ngàn con voi có kinh nghiệm trong việc phục vụ chư Phật Độc giác và có tuổi thọ lâu dài như chư thiên, rất hoan hỉ nghĩ rằng: “ Một dãi đất mầu mỡ rộng lớn đã đến với chúng ta để chúng ta có thể gieo trồng những hạt giống phước đức.” Bởi vậy chúng dùng chân san bằng con đường và dọn dẹp cỏ rác và mở ra một con đường cho Trưởng lão đi lại và sau khi làm vệ sinh sạch sẽ chỗ ngụ của trưởng lão, tám mươi bốn ngàn con voi tổ chức một cuộc nghị luận như vầy:

      “ Hỡi các bạn, chúng ta mong rằng ‘con voi này sẽ làm điều gì đó cần thiết cho trưởng lão’ ‘ hay con voi kia sẽ làm điều nọ phục vụ cho trưởng lão’thì trưởng lão sau khi đi khất thực trở về chỗ ngụ của vị ấy với bát được rửa sạch, tựa như vị ấy đến ngôi làng quyến thuộc của vị ấy. Do đó chúng tay hãy siêng năng thay phiên nhau phục vụ trưởng lão. Chúng ta phải đặc biệt cẩn thận khi có một bạn voi nào đó được phân công (mà không được quên phận sự với ý nghĩ rằng, đó không phải là việc của tôi).”

      Và như vậy chúng đã thay phiên nhau phục vụ trưởng lão. Con voi có nhiệm vụ lo nước rửa mặt, và nhánh cây để chà răng. Công việc được sắp xếp như vậy. Con voi có bổn phận phục vụ nhóm lửa thì gom lại những củi khô để lửa có thể cháy dễ dàng. Bằng ngọn lửa này nó sẽ làm nóng những cục đá và dùng những khúc cây lăn chúng xuống nước vào những vũng nước trong núi đá. Sau khi biết nước đủ

      nóng, nó sẽ đặt cây chà răng ở đó. Con voi có phận sự tương tự sẽ quét dọn thiền thất cả bên trong lẫn bên ngoài và nó cũng làm những phận sự khác để hầu hạ cúng dường trưởng lão.

      Hồ Maṇḍākinī nơi trưởng lão trú ngụ rộng năm mươi do-tuần. Khu vực giữa hồ rộng hai mươi lăm do tuần hoàn toàn không có rong rêu và những loại cây mọc dưới nước. Nước trong như pha lê. Ở mé ngoài của hồ nơi mà nước ngang thắt lưng, có nhiều đám sen trắng dày nửa do tuần bao quanh cái hồ rộng năm mươi do tuần. Ngoài những đám sen trắng còn có những đám sen hồng cũng rộng nửa do tuần; ngoài ra cũng có những đám sen trắng Kumudra…; những đám sen xanh…; những đám sen đỏ…; ngoài ra còn có những đám ruộng lúa đỏ thơm ngát…; ngoài chúng còn có những bụi cây leo đầy những loại rau quả có vị ngon như dưa chuột, bầu, bí, v.v… và có kích thước nửa do tuần; ngoài ra cũng có những đám mía rộng nửa do tuần bao quanh hồ. Thân của cây mía mọc lên ở đó to như thân của cây cau.

      Ngoài những đám mía ra còn có những cây chuối rộng nửa do tuần bao bọc quanh hồ. Ai mà ăn hai trái chuối hoặc nhiều hơn thì sẽ cảm thấy căng bụng và khó chịu; ngoài ra còn có rừng mít ra trái to bằng cái bình đựng nước; ngoài ra còn có rừng cây dối, rừng cây xoài, và nhiều đám rừng trái cây khác. Nói tóm lại, có đủ loại trái cây ở quanh hồ Maṇdākinī.

      Trong mùa ra hoa, gió thổi mang theo phấn hoa và rải lên những ngọn lá sen. Những giọt nước rơi trên những ngọn lá ấy. Do hơi nóng của mặt trời, những phấn hoa được nung nóng và trở thành sữa đặc. Nó được gọi là mật sen. Và những con voi thay phiên nhau đi lấy mật sen để dâng cúng đến trưởng lão.

      Những cọng sen to bằng cán cày. Các chú voi cũng dâng cúng những ngó sen ấy đến trưởng lão. Mỗi khúc của cọng sen chứa khoảng một pattha sữa sen. Những con voi cũng lấy sữa ấy và dâng cúng trưởng lão.

      Những con voi pha trộn những cọng sen với mật ong và dâng cúng đến trưởng lão. Chúng đặt những cây mía to bằng cây cau trên tảng đá và dùng chân đạp nát chúng. Nước mía chảy vào những cái hố

      bằng đá và được nấu bằng sức nóng mặt trời và trở thành những bánh đường đặc. Rồi chúng đem những bánh đường ấy dâng cúng lên trưởng lão.

      Trên ngọn đồi Kelāsa trong núi Hy mã có một vị thần tên là Nāgadatta. Thỉnh thoảng trưởng lão cũng đi đến con đường vào cung điện của vị ấy. Vị thiên đặt đầy bát của trưởng lão một món ăn từ sữa được làm bằng bơ và bột của mật sen. Vị thiên ấy đã cúng dường món ăn bằng sữa và bơ có mùi thơm suốt hai chục ngàn năm trong thời kỳ của Đức Phật Kassapa. Do đó món vật thực bằng sữa nguyên chất ấy có chứa bơ và bột của mật sen xem ra đối với vị ấy là chất dinh dưỡng. Theo cách này, trưởng lão Koṇḍañña an trú gần hồ Maṇḍāīnī trong khu rừng Chaddanta. Khi vị ấy quán về thọ hành của mình (āyu-sankhāra) và thấy rằng nó sắp hết. Khi trưởng lão quán xét thêm nên viên tịch ở đâu, thì nghĩ như vầy: “ Tám ngàn con voi đã phục vụ ta suốt mười hai năm, đã làm những việc khó làm. Ta rất biết ơn chúng. Trước hết ta sẽ đi đến Đức Thế Tôn và xin phép ngài để nhập Niết bàn tại thiền thất của ta gần với những con voi này.” Sau khi quyết định như vậy, vị ấy dùng thần thông đi xuyên qua hư không đến Veḷuvana (Trúc lâm) tịnh xá trong kinh thành Rājagaha và đến yết kiến Đức Phật. Vị ấy đảnh lễ dưới chân Đức Phật và đặt miệng của vị ấy trên hai bàn chân của Ngài, và dùng bàn tay ghì chặt vào đôi chân của Đức Phật. Vị ấy xưng tên trong lời thỉnh cầu đến Đức Phật: “ Bạch Đức Thế Tôn! Con là Koṇḍañña, bạch Đấng Thiện thệ, con là Koṇḍañña.”

      ( Ở đây lý do khiến trưởng lão Koṇḍañña xưng danh là như vầy: lúc bấy giờ trong số các tỳ khưu ở quanh Đức Phật, một số trưởng lão cao niên thì biết, còn những tỳ khưu trẻ thì không biết. Do đó Trưởng lão suy nghĩ như vầy: “ Những tỳ khưu trẻ không biết ta thì có thể sẽ xúc phạm ta với ý nghĩ “vị tỳ khưu tóc bạc, lưng khòm, không có răng và già yếu kia là ai vậy? Ai đang nói chuyện với Đức Thế Tôn vậy?” Những tỳ khưu trẻ ấy gây lỗi lầm đến ta thì sẽ bị đoạ xuống khổ cảnh. Nếu ta xưng danh, thì những tỳ khưu trước kia không biết đến ta thì nay sẽ nhận ra ta. Như vậy hai nhóm tỳ khưu – nhóm già đã biết tên của ta và nhóm trẻ kia giờ đây cũng sẽ biết tên ta sẽ khởi

      tâm hoan hỉ và tịnh tín với ý nghĩ rằng: “ À, đây là vị Đại Thinh văn, người đã từ bỏ thế gian như Đức Thế Tôn trong khắp mười ngàn thế giới, và ý nghĩ này sẽ dẫn họ đến cõi chư thiên.” Để đóng lại con đường đi xuống khổ cảnh và mở ra con đường đến cõi chư thiên cho chúng sanh, trưởng lão đã xưng danh của mình đến Đức Phật).

      Lúc bấy giờ một ý nghĩ sanh lên trong tâm của trưởng lão Vangīsa như vầy: “ Trưởng lão Aññāsi Koṇḍañña đến yết kiến Đức Thế Tôn sau mười hai năm dài; vị ấy xoa đầu của mình vào hai bàn chân của Đức Thế Tôn và hôn chúng bằng miệng. Và vị ấy cũng ép bàn tay vào đôi bàn chân của Ngài. Khi xưng tên của mình, vị ấy nói rằng, “ Bạch Đức Thế Tôn, con là Koṇḍañña. Bạch Đấng Thiện thệ, con là Koṇḍañña.’ Ta hãy ngâm lên những bài kệ thích hợp để tán dương trưởng lão trước sự hiện diện của Đức Phật thì sao.” Bởi vậy vị ấy đứng dậy khỏi chỗ ngồi, đắp y vai trái, chấp tay hướng về Đức Phật và tác bạch: “ Bạch Đức Thế Tôn, những câu kệ trong sáng này ( patibhanagatthā) khởi sanh trong đầu của con!”

      Nhân đó Đức Phật cho phép và nói rằng: “ Này con Vangīsa, con có thể có những câu kệ trong sáng trong đầu của con tùy thích.” Do đó, trưởng lão Vangīsa bèn ngâm lên những câu kệ thích hợp để tán dương trưởng lão Koṇḍañña trước mặt Đức Phật như sau:

      1. Buddhā’ nu buddho so thero Koṇḍañño tibbanikamo Lābhi sukha-vihārānaṃ vivekānaṃ Abhiṇhaso.

        Vị trưởng lão ấy được biết qua cái tên của bộ tộc là Koṇḍañña và đã đến viếng Đức Phật Tối thượng, nổi danh là Buddha’nubuddha, vì vị ấy là người đầu tiên liễu ngộ Tứ Diệu Đế, sau khi đã khai triển tuệ quán theo sự hướng dẫn của Đức Phật. Vị ấy có Chánh tinh tấn vô song. Vị ấy đạt được ba loại viễn ly không gián đoạn, là phương tiện sống hạnh phúc.

      2. Yam sāvakena pattabbam

        satthu sāsanakārinā Sabbassa taṃ anuppattaṃ appamattassa sikkhato.

        Chư Thánh Tăng đã thực hành theo lời dạy của Đức Phật, chứng đắc bốn Đạo, bốn Quả, Vô ngại giải trí, v.v… nhờ trí tuệ của các ngài. Nhân vật có oai lực đệ nhất ấy, đại đức Koṇḍañña Mahāthera, đã chứng đắc tất cả các Đạo, các Quả, Tuệ phân tích, v.v… đi trước nhiều vị Thinh văn nhờ được hỗ trợ suôn sẻ bởi các căn cần thiết, vì vị ấy đã có chánh niệm và nhiệt tâm thực hành ba pháp học.

      3. Mahānubhāvo tevijjo cetopariyāya kovido

        Koṇḍañño buddhadāyādo pāde vandati satthuno.

        Trưởng lão, được biết qua cái tên của bộ tộc là Koṇḍañña, có oai lực lớn, thành tựu ba Minh gồm pu, di và ā (Túc mạng minh, Thiên nhãn minh và Lậu tận minh), là bậc sở hữu Tha tâm thông (cetopariya-abhiñña) vì vị ấy biết tất cả họat động của tâm, là người đầu tiên nhất kế thừa chín thánh sản của Đức Phật, đã tôn kính làm lễ dưới chân hoa sen của Đức Phật bằng cách xoa đầu của vị vào đôi bàn chân ấy, ôm chặt đôi bàn chân, và hôn chúng.

        Vào lúc những câu kệ này được ngâm lên thì sự im lặng bao trùm cả hội chúng. Khi nhận thấy sự yên lặng như vậy, trưởng lão Koṇḍañña bèn trao đổi vài lời với Đức Phật và sau đó xin phép: “ Bạch Đức Thế Tôn, thọ hành của con sắp chấm dứt. Con sẽ nhập Niết bàn.” “ Con sẽ nhập Niết bàn ở đâu, này con trai Koṇḍañña?” “ Bạch Đức Thế Tôn, những con voi đã phục vụ con suốt mười hai năm, chúng đã làm điều khó làm. Do đó con sẽ nhập Niết bàn ở khu vực gần những con voi bên hồ trong rừng Chaddanta.” Đức Phật cho phép bằng sự im lặng.

        (Ở đây khi trưởng lão Koṇḍañña xin phép nhập Niết bàn

        (parinibbāna) nếu Đức Phật không cho phép, thì có thể đồng nghĩa

        rằng trưởng lão thích luân hồi trong ba cõi mà chính Ngài đã dạy là không đáng ưa thích. Ngược lại nếu Đức Phật cho phép, thì có nghĩa rằng Ngài khuyến khích vị ấy nên chết. Để tránh hai cực đoan này, Đức Phật áp dụng phương pháp trung dung, bèn hỏi rằng: “ Con sẽ nhập Niết bàn ở đâu?”)

        Nhân đó, trưởng lão đảnh lễ Đức Phật và bạch rằng: “ Bạch Đức Thế Tôn, trước kia khi Ngài thực hành khổ hạnh pháp (dukkara-cariya), chúng con đã đến với Ngài để hầu hạ Ngài. Nói cách khác, sự tôn kính đảnh lễ lần thứ nhất của con xảy ra tại khu Vườn Nai. Bây giờ đây là lần tôn kính sau cùng của con!” Trong khi mọi người đang than khóc, thì trưởng lão đảnh lễ Đức Phật, ra đi khỏi tầm nhìn của Ngài, và khi đang đứng ở con đường vào cổng, vị ấy sách tấn mọi người: “ Đừng buồn! Đừng than khóc. Không có gì trong các pháp hữu vi, dù là chư Phật hay chư Thinh văn đệ tử, mà không đi đến chỗ họai diệt.” Trong khi mọi người đang nhìn trưởng lão thì vị ấy biến mất ngay tại đó và xuất hiện gần hồ trong rừng Chaddanta, tại đó vị ấy tắm sạch sẽ. Sau đó trưởng lão mặc y tề chỉnh, xếp dọn đồ ngủ và trải qua ba canh nhập vào quả định (phala-samāpatti). Ngay trước khi trời sắp sáng, trưởng lão nhập vào Vô dư Niết bàn (anupādisesa-parinibbāna).

        Ngay khi trưởng lão vừa parinibbāna thì tất cả cây cối trong rừng Himavanta đều ra hoa và kết trái từ gốc tới ngọn và chúng cũng cong oằn xuống. Con voi tới phiên hầu hạ trưởng lão làm mọi phận sự của nó từ lúc sớm bằng cách đặt nước rửa mặt và cây chà răng và đứng ở cuối bức vách mà không biết trưởng lão đã nhập Niết bàn. Vì không thấy trưởng lão đến, dù nó đã chờ đợi đến mặt trời mọc, con voi bắt đầu tự hỏi: “Vị trưởng cao quý thường đi kinh hành lúc sáng sớm và thường rửa mặt. Nhưng bây giờ vị ấy đã không đi ra khỏi chỗ ngụ dù mặt trời đã lên. Có lý do gì đây?” Bởi vậy nó mở cửa thảo am vừa đủ rộng để nhìn vào, nó thấy trưởng lão đang ngồi. Nó đưa cái vòi ra để dò xem có hơi thở vào hay ra không và nó biết là không còn hơi thở. Sau khi biết rằng trưởng lão đã parinibbāna, nó đặt cái vòi vào

        trong miệng và rống to. Tiếng rống của nó vang dội khắp cả núi rừng

        Himavanta.

        Những con voi tổ chức một cuộc nghị luận thống nhất. Thân của trưởng lão được đặt trên lưng của con voi lớn nhất. Những con voi khác đứng vây quanh, mang những nhánh cây có đầy hoa. Sau khi đi quanh nhiều vòng trong rừng Himavanta và làm lễ cúng dường trưởng lão, chúng đưa nhục thân của trưởng lão đến hồ trong rừng Chanddanta. Khi ấy Sakka gọi vị thiên Visukamma đến và truyền lịnh rằng:

        “ Này bạn Visukamma ! Vị trưởng lão của chúng ta, đại đức Koṇḍañña, đã nhập Niết bàn. Chúng ta hãy đến làm lễ ngài. Hãy tạo ra một cái hòm rộng chín do tuần và trang trí trên nó một cái tháp nhọn.” Visukamma đã làm y như vậy. Nhục thân của trưởng lão được đặt trong cái quan tài và trả về cho những con voi.

        Trong khi đang chở cái quan tài của trưởng lão và đi khắp quanh núi Himavanta rộng ba ngàn do tuần, những con voi đảnh lễ. Từ trên lưng của những con voi, chiếc quan tài được chư thiên trên không trung lấy đi để làm các nghi lễ mai táng. Sau đó chiếc quan tài được các thần mưa, thần mây lạnh, thần mây nóng, chư thiên cõi Tứ thiên vương (Catumahārāja), chư thiên cõi Đao lợi (Tāvatiṃsa), v.v… Theo cách như vậy, chiếc quan tài có tháp nhọn chứa nhục thân của trưởng lão đã thấu đến cõi Phạm thiên. Lại nữa, các vị Phạm thiên đã trao lại cho chư thiên và chiếc quan tài trở về với những con voi.

        Mỗi vị thiên hay Phạm thiên đều cầm hai miếng gỗ trầm hương, mỗi miếng có bề rộng khoảng bốn lóng tay. Đống củi chiên đàn như vậy cao chín do tuần. Chiếc quan tài được đặt trên khối gỗ chiên đàn ấy. Năm trăm vị tỳ khưu xuất hiện và tụng kinh suốt đêm. Trưởng lão Anuruddha thuyết pháp trong hội chúng. Nhiều vị thiên giác ngộ Tứ diệu đế và thoát khỏi sanh tử.

        Lễ trà tỳ diễn ra vào ban đêm. Hôm sau lúc hừng sáng, đống gỗ trầm hương đang cháy bỗng diệt tắt và các tỳ khưu lấy những viên Xá-lợi trắng như búp hoa lài để vào trong những cái bình lọc nước và đem về dâng lên Đức Phật. Ngài đang chờ sẵn và tiếp đón ở lối vào Veḷuvana tịnh xá.

        Một Bảo tháp mọc lên từ lòng đất

        Cầm cái bình chứa Xá-lợi, Đức Phật thuyết một bài pháp phù hợp với hoàn cảnh ấy và khiến cho tâm của những người hiện diện khởi tịnh tín, sau đó Ngài duỗi bàn tay về phía mặt đất. Ngay tức thì một bảo tháp (cetiya) khổng lồ mọc lên từ lòng đất như một cái bong bóng to lớn bằng bạc. Đức Phật đặt những Xá lợi của Trưởng lão Koṇdañña vào trong bảo tháp. Tương truyền rằng bảo tháp ấy vẫn còn tồn tại ngay cả đến ngày nay.

IV. Video xem thêm

https://www.youtube.com/watch?v=jmWDiAzUnH4

.

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state