Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Trưởng lão Revata (Ly Bà Đa) - em út ngài Xá Lợi Phất
Khi Trưởng lão Sāriputta (Xá Lợi Phất) từ bỏ gia sản trị giá đến tám trăm bảy chục triệu đồng vàng (Sattāsātikoṭi) ra đi xuất gia, nơi nhà còn lại ba chị em gái là Cālā (Cha La), Upacālā (U Pá Cha La) và Sīsucālā (Xi Xú Cha La), cùng với ba em trai. Kế đến, Trưởng lão cho ba người em gái xuất gia, rồi hai người em trai lớn là Cunda (Chun Đá) và Upasena (Ú Pá Xê Ná) xuất gia, rốt cuộc chỉ còn lại người em út là Revata (Ly Bà Đa) ở lại nhà.
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:52

Các tên gọi khác

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nam
Religion : Group
blood : B+
Trưởng lão Revata (Ly Bà Đa) - em út ngài Xá Lợi Phất

Chú Giải Kinh Pháp Cú Quyển II

Phẩm A La Hán: Tích Trưởng Lão Ly Bà Đa Ở Rừng Keo

“Gāme vā yadi vā’raññe,
Ninne vā yadi vā thale;
Yatthārahanto viharanti,
Taṃ bhūmiṃ rāmaṇeyyakaṃ”.

“Làng mạc hay rừng núi,
Thung lũng hay đồi cao,
La Hán trú chỗ nào,
Đất ấy thật khả ái”.

Kệ Pháp Cú nầy, Đức Bổn Sư đã thuyết, khi Ngài ngự tại Jetavana Vihāra (Kỳ Viên Tự), đề cập đến Trưởng lão Revata (Ly Bà Đa) ở rừng Keo.

Khi Trưởng lão Sāriputta (Xá Lợi Phất) từ bỏ gia sản trị giá đến tám trăm bảy chục triệu đồng vàng (Sattāsātikoṭi) ra đi xuất gia, nơi nhà còn lại ba chị em gái là Cālā (Cha La), Upacālā (U Pá Cha La) và Sīsucālā (Xi Xú Cha La), cùng với ba em trai. Kế đến, Trưởng lão cho ba người em gái xuất gia, rồi hai người em trai lớn là Cunda (Chun Đá) và Upasena (Ú Pá Xê Ná) xuất gia, rốt cuộc chỉ còn lại người em út là Revata (Ly Bà Đa) ở lại nhà.

Lúc bấy giờ, thân mẫu của Trưởng lão tự nghĩ: “Con trưởng nam của ta là Upatissa (U Pá Đề Xá) đã từ bỏ bấy nhiêu tài sản mà xuất gia, lại cho ba chị em gái cùng hai người em trai lớn xuất gia nốt. Chỉ còn lại Revata ở lại nhà, nếu cho thằng út xuất gia nữa thì bấy nhiêu tài sản này sẽ bị tiêu hoại, dòng dõi ta sẽ bị gián đoạn. Trong khi Revata còn xuân xanh, ta phải lập gia thất cho nó để buộc ràng nó lại”.

Về phần Trưởng lão Sāriputta cũng đã tiên liệu, Ngài bắt đầu dặn dò chư Tỳ khưu: “Nầy các đạo hữu! Nếu như Revata có đến đây xin xuất gia, thì quý vị cứ tự tiện cho Revata xuất gia. Song thân của bần tăng là người Tà kiến, khỏi phải đi hỏi ý kiến của ông bà mà làm chi. Bần Tăng sẽ thay thế quyền làm cha mẹ của Revata, cho phép là được rồi”.

Thân mẫu của Revata, tuy con trai mới bảy tuổi đầu nhưng vì muốn lấy sợi dây gia đình ràng buộc chân con lại, nên bà đã tìm nơi môn đăng hộ đối (Samajātikekule) hỏi vợ cho cậu bé. Đến ngày ấn định lễ cưới, bà lo trang điểm cho công tử thật tươm tất, dắt theo rất đông họ hàng bên trai, đi đến sui gia đàng gái. Trong khi hai họ nhóm họp cử hành lễ cưới, thân bằng quyến thuộc đến chúc tụng hạnh phúc lứa đôi vị thành niên, cầm bát nước xối trên tay cô dâu trẻ và nói:

“Chúng tôi xin cầu chúc cho cô duyên ưa phận đẹp, tuổi thọ sống lâu như bà lão ẩu ngày nay vậy”.

Công tử Revata tự hỏi: “Bà lão ẩu ngày nay nầy là ai?”, rồi cậu hỏi ngay người chúc: “Bà lão ẩu nầy là bà nào đâu?”.

Họ đàng gái đáp: “Nầy con thân, con chưa gặp bà ta sao? Bà nầy sống một trăm hai mươi tuổi, răng đã rụng hết, tóc bạc trắng, da mồi nhăn nhíu, thân hình còm xuống cong như hai cái sừng bò. Đó là lão ẩu đó con thân”.

– Vì sao bà lại có hình thù như thế?

– Nếu sống lâu thì sẽ già như thế con thân à.

Chàng rể bé nhỏ suy nghĩ : “Thân thể con người đến tuổi già nua phải chịu thay hình đổi sắc như thế nầy ư? Vậy thì ta phải gặp anh Upatissa của ta ngay. Hôm nay ta phải bỏ nhà đi xuất gia mới được”.

Khi họ nhà trai rước cô dâu lên ngồi chung xe với chàng rể rồi, mọi người đồng lên xe của mình đi theo hộ tống. Công tử Revata chốc chốc lại giả thầm đau bụng muốn đi tiêu, kêu xe ngừng lại cho cậu xuống và chờ cậu trong giây lát. Mỗi lần xuống xe, cậu đi vào trong bụi rậm ngồi nán một chút rồi đi ra. Cậu cứ viện lẽ nầy lý kia để xuống xe, lên xe như thế mãi.

Thế rồi các quyến thuộc của cậu cũng không gìn giữ cậu chặt chẽ nữa, vì nghĩ rằng: “Chắc cậu này lên cơn (khùng)”. Một lúc sau, công tử cũng viện lẽ là cần phải đi giải một chút, rồi xuống xe bảo quyến thuộc: “Bà con cô bác đánh xe về trước đi, để tôi thủng thẳng đi sau”. Nói rồi cậu xuống xe đi ngay vào một bụi rậm, các quyến thuộc thân nhân của cậu tưởng cậu sẽ theo sau, nên đánh xe đi luôn về nhà. Cậu Revata từ đó thoát ra chạy đến một trú xứ nọ, gặp ba mươi vị Tỳ khưu trú nơi đó, bèn đảnh lễ chư Tăng và nói:

– Bạch các Ngài, xin các Ngài cho con được xuất gia.

– Nầy đạo hữu, đạo hữu ăn mặc sang trọng, trang sức lộng lẫy như thế. Nhưng chư Tăng chúng tôi không biết đạo hữu là Hoàng tử con vua, hoặc là ấm tử con quan đại thần, thì làm sao chúng tôi dám cho đạo hữu xuất gia?

– Nói thế, các Ngài không biết con hay sao?

– Thật chúng tôi không biết đạo hữu.

– Con là em út của Ngài Upatissa đây mà.

– Người tên Upatissa là ai vậy?

– Bạch các Ngài, các Ngài quen gọi anh con là Trưởng lão Sāriputta. Bởi vậy, nghe tên Trưởng lão Upatissa thì các Ngài không biết.

– Nói vậy đạo hữu là em út của Trưởng lão Sāriputta chăng?

– Bạch các Ngài, phải.

– Nếu vậy thì hãy đến đây, anh của đạo hữu đã cho phép đạo hữu xuất gia rồi. Nói rồi chư Tăng bảo cậu Revata cởi bỏ đồ trang sức, cất để có nơi, hành lễ xuất gia cho cậu xong, liền gởi thơ báo tin cho Trưởng lão Sāriputta biết. Bắt được tin, Trưởng lão Sāriputta vào bạch với Đức Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, các Tỳ khưu hạnh đầu đà ẩn lâm đã cho Revata xuất gia và gởi thơ báo tin cho con biết, con xin đi thăm Revata và sẽ trở về”.

Đức Bổn Sư không chấp thuận, bảo với Trưởng lão rằng: “Khoan đi đã nầy Sāriputta”. Vài ngày sau, Trưởng lão lại đến xin phép Đức Bổn Sư, Ngài cũng không cho đi, lại bảo: “Khoan đi đã Sāriputta, để rồi Như Lai sẽ cùng đi nữa”.

Sadi Revata, sau khi xuất gia nghĩ thầm: “Nếu ta ở lại đây, người nhà sẽ theo dấu tìm bắt ta về”, ông đi đến chư Tăng xin chư Tăng dạy về đề mục niệm cho đắc thánh A La Hán quả. Thọ trì đề mục rồi, ông đắp y mang bát đi vân du hành đạo. Đi xa khoảng ba mươi do tuần, ông đến một nơi trong rừng Keo, an cư mùa mưa nơi đó, rồi đắc chứng A La Hán với Tuệ phân tích giữa khoảng ba tháng an cư.

Trưởng lão Sāriputta, sau khi lễ Tự Tứ Tăng, lại đến xin phép Đức Bổn Sư để đi thăm em. Đức Bổn Sư bảo: “Nầy Sāriputta, Ta cũng đi nữa”, rồi Ngài khởi hành dắt theo năm trăm Tỳ khưu.

Đi được một khoảng dài, đứng trước một lộ rẽ, Trựởng lão Ānanda hỏi Đức Bổn Sư rằng: “Bạch Ngài, có hai lối đi đến chỗ ngự của Revata, lối quanh nầy dài đến sáu mươi do tuần, nhưng có nhà dân chúng. Còn lối đi thẳng này tuy xa chỉ có ba mươi do tuần nhưng lại chẳng có nhà, có phi nhân trấn giữ. Chúng ta nên đi lối nào?”.

– Nầy Ānanda! Có Tỳ khưu Sīvali (Xi Vá Lí) cùng đi với Ta chăng?

– Bạch Thế Tôn, phải.

– Nếu có Sīvali đi, thì hãy đi theo con đường thẳng.

Theo truyền thuyết: Đức Bổn Sư không nói: “Ta sẽ làm cơm, cháo phát sanh đến các thầy, các thầy hãy đi theo con đường thẳng”, vì Ngài biết phần cúng dường phát sanh đến chư Tăng là do phước báu của Tỳ khưu Sīvali, nên Ngài bảo: “Nếu có Sīvali cùng đi thì thầy cứ đi đường thẳng”.

Trong khi Đức Bổn Sư đang noi theo lộ trình ấy, thì chư thiên nghĩ thầm: “Chúng ta sẽ cung nghinh Trưởng lão Sīvali của ta”, cứ cách một do tuần trở lại chớ không cho xa hơn thì chư thiên lại dựng lên một ngôi chùa. Cứ mỗi sáng tinh sương vừa thức giấc là chư thiên mang vật thực, nhất là cháo trời đến chùa, đi loanh quanh hỏi thăm: “Trưởng lão Sīvali của ta ngồi đâu? Trưởng lão ngồi nơi đâu?”.

Trưởng lão mang lễ vật của chư thiên tặng mình dâng lên chư Tỳ khưu Tăng có Đức Phật làm tọa chủ.

Đức Bổn Sư với Tăng chúng tùy tùng đã trải qua đoạn đường xa ba mươi do tuần một cách an vui như thế là nhờ oai lực phước báu của Trưởng lão Sīvali vậy. Về phần Trưởng lão Revata, khi biết tin Đức Bổn Sư sắp đến, liền cho xây cất hương thất là chỗ ngự riêng của Đức Thế Tôn, rồi cho cất tiếp theo năm trăm cái cốc tạm nóc nhọn cho chư Tăng, cho dọn năm trăm con đường kinh hành, cùng với năm trăm chỗ che nắng ban ngày.

Đức Bổn Sư ngự an ở nơi Trưởng lão Revata độ một tháng, trong khoảng thời gian đó, tất cả vật dụng phát sanh lên chư Tăng đều do oai lực phước báu của Ngài Sīvali cả.

Lúc bấy giờ, có hai vị Tỳ kheo cao hạ, vì không hoan hỷ với sự việc Đức Bổn Sư ngự đến rừng Keo, nên đã nghĩ tưởng như vầy: “Tỳ khưu Revata nầy, mãi lo tạo tác bao nhiêu chỗ ở mới thì làm sao mà thực hành Sa môn pháp được? Đức Bổn Sư ngự đến nơi đạo tràng tân tạo này, là do Ngài coi theo mặt, vì đây là công trình của em trai út Ngài Sāriputta”.

Sáng sớm ngày thứ ba, trong khi quán xét thế gian, Đức Thế Tôn thấy được hai vị Tỳ khưu này, và biết được ý nghĩ trong tâm họ, cho nên sau khi ngự tại nơi đó khoảng một tháng, đến ngày ra đi, Đức Bổn Sư dùng Thần thông khiến cho hai vị ấy lãng quên những dụng cụ lặt vặt của mình, nào là hũ dầu, bình nước, giày, dép v.v… Sau khi quyết định khởi hành, Đức Bổn Sư đi ra khỏi ranh chùa, lúc bấy giờ Ngài mới xả thần thông.

Khi ấy, hai vị Tỳ khưu cao hạ mới sực nhớ mình còn bỏ quên thứ nầy, thứ nọ, vị nầy rủ vị kia trở lại chùa. Vì không nhận định phương vị của chùa, hai vị tuôn bờ lướt bụi qua khu rừng Keo đầy gai góc một hồi, mới thấy đồ đạc của mình treo tòn ten trên một cây Keo, bèn lấy xuống đem đi ra.

Trên đường về, Đức Bổn Sư cũng dắt Tăng chúng đi, cũng mất hết một tháng, nhưng vẫn được an vui, nhờ nương vào phước báu của Trưởng lão Sīvali, Đức Bổn Sư ngự vào Đông Phương Tự (Pubbārāma).

Sáng hôm sau, hai vị Tỳ khưu cao hạ rửa mặt xong, rủ nhau: “Ta hãy đến độ cháo nơi nhà bà Đại Tín nữ Visākhā (Thiện Chi), là nữ thí chủ cúng dường vật thực đến khách Tăng”. Đến nơi đó, hai vị Trưởng lão độ cháo và đồ ngọt, rồi ngồi nghỉ. Bà Visākhā hỏi Trưởng lão:

– Bạch hai Ngài! Chắc hai Ngài cũng có đi với Đức Bổn Sư đến chỗ ngụ của Trưởng lão Revata phải chăng?

– Phải đó, nầy bà Tín nữ.

– Bạch hai Ngài, chỗ ngụ của Trưởng lão có ngoạn mục (ramanīya) không?

– Có chi đâu mà ngoạn mục? Chỉ toàn là những cây Keo gai trắng rậm rạp, y như chỗ ngụ của giống Ngạ quỷ vậy, bà Tín nữ ạ!

Khi ấy, có hai vị Tỳ khưu trẻ đến. Bà Tín nữ cũng dâng cháo và bánh ngọt đến hai vị nầy, rồi cũng hỏi thăm về chỗ ngụ của Trưởng lão Revata. Hai vị sau đáp:

– Đẹp không thể tả, bà Tín nữ ạ. Chỗ ngụ của Trưởng lão chẳng khác nào cảnh giới hiện bằng Thần thông của Quần Tiên hội.

Bà Tín nữ nghĩ thầm: “Hai vị đến trước thì nói khác, hai vị đến sau thì nói khác. Chắc có lẽ hai vị Tỳ khưu trước có quên lãng chút chi, đã chạy ngược trở lại lúc Đức Bổn Sư đã xả Thần thông. Còn hai vị sau ra đi, trong lúc Đức Bổn Sư còn thị hiện Thần thông”.

Nhờ tự mình có Trí tuệ sáng suốt, bà Visakhā biết rõ vấn đề nầy như vầy, nhưng bà cũng chờ đến dịp đảnh lễ Đức Bổn Sư để hỏi lại. Ngay lúc ấy, Đức Bổn Sư cùng với đoàn Tỳ khưu tùy tùng đoanh vây ngự đến nhà bà Visākhā, ngồi lên bảo tọa đã soạn sẵn.

Sau khi cung kính phục vụ chư Tăng có Đức Phật dẫn đầu, đến cuối bữa ngọ, bà Tín nữ đảnh lễ Đức Thế Tôn và hỏi cặn kẽ:

– Bạch Ngài, trong số các Tỳ kheo cùng đi chung với Ngài, có nhóm nói chỗ ngụ của Trưởng lão Revata là khu rừng rậm đầy Keo gai, có nhóm nói chỗ ấy ngoạn mục. Vậy chỗ ấy ra sao bạch Ngài? Nghe bà hỏi, Đức Bổn Sư đáp: “Nầy bà Tín nữ, dầu là làng mạc hoặc rừng rậm cũng vậy. Hễ nơi nào có bậc A La Hán tịnh cư thì nơi đó phong cảnh ngoạn mục…”.

Nói rồi Ngài thuyết thêm và tóm tắt bằng bài kệ:

“Gāme vā yadi vā’raññe,
Ninne vā yadi vā thale;
Yatthārahanto viharanti,
Taṃ bhūmiṃ rāmaṇeyyakaṃ”.

“Dầu ở rừng núi chơi vơi,
Xóm làng, gò trũng hay nơi đất bằng.
Chỗ nào có La hán Tăng,
Thì quanh vùng đó cảnh hằng an vui”.

CHÚ GIẢI:
Ý nghĩa của kệ ngôn nầy là: Dầu ở xóm làng, các vị A La Hán không được thân biệt lập, nhưng cũng được tâm tịch tịnh. Đối với các Ngài những cảnh tượng đẹp ngang chư thiên cũng không thể làm xao động tâm các Ngài. Bởi thế, cho dù ở nơi làng mạc hoặc nơi nào khác, chẳng hạn như rừng núi hay bất cứ nơi đâu, các bậc A La hán tịnh cư, thì nơi đó phong cảnh phải ngoạn mục, đất đai phải an vui.

Cuối thời Pháp, nhiều Tỳ khưu chứng đắc Thánh quả nhất là quả vị Tu Đà Huờn. Thời gian sau, chư Tỳ khưu đề khởi câu chuyện nầy:

– Nầy chư đạo hữu, vì duyên cớ nào mà Trưởng lão Sīvali đã ở trong bụng mẹ đến bảy năm, thêm bảy tháng và lẻ bảy ngày. Tại cớ nào mà Trưởng lão bị thiêu đốt ở Địa ngục, và tại cớ nào mà Trưởng lão được hưởng lợi lộc danh dự tối cao như thế?”.

Đức Bổn Sư nghe được câu chuyện của chưTăng, bèn hỏi:

– Nầy chư Tỳ khưu, các thầy đang nói chuyện chi đó?

– Bạch Ngài, chuyện nầy… chuyện nầy…

Nghe vậy Đức Bổn Sư bèn thuyết về tiền nghiệp của Trưởng lão Sīvali. “Nầy các Tỳ khưu! Cách nay chín mươi mốt đại kiếp có Đức thế Tôn có hồng danh là Vipassī (Tỳ Bà Thi) giáng thế.

Một thuở nọ, sau khi vân du khắp xứ, Ngài trở về thành của phụ vương. Đức vua chuẩn bị cuộc lễ Trai Tăng để cúng dường vật thực đến Tăng chúng có Đức Phật dẫn đầu từ phương xa mới về, sai sứ thông báo cho dân chúng trong thành hay để đến dự lễ cúng dường của nhà vua với tình hữu nghị.

Dân thành vâng lịnh đến dự lễ Trai Tăng của Đức vua xong, cùng nhau quyết định: “Chúng ta sẽ thiết lễ Trai Tăng trọng đại hơn cuộc lễ của Đức vua”. Quyết định xong, cử người đến thỉnh Đức Thế Tôn và Tăng chúng. Rồi cử người đi dâng sớ, cung thỉnh Đức vua đến chia phước với họ.

Đức vua ngự đến, thấy cuộc thí của chúng dân hơn mình, nghĩ rằng: “Trẫm sẽ thiết đãi lễ Trai Tăng trọng đại hơn thế nầy”. Đức Vua lại cung thỉnh Đức Bổn Sư vào hoàng cung thọ thực ngày hôm sau. Trong cuộc thi đua làm phước này, Đức vua không thể đánh bại dân thành, mà dân thành cũng không thắng nổi Đức vua.

Đến lần thứ sáu, dân thành quyết nghị rằng: “Cuộc lễ Trai Tăng của chúng ta tổ chức ngày hôm nay, không được để thiếu món chi cả”.

Sau khi sắp xếp cuộc lễ rồi, họ kiểm soát lại xem còn thiếu món chi chăng, thì thấy không có mật ong tươi.

Mật ong chín thì đã có nhiều. Ban tổ chức đưa bốn ngàn đồng vàng cho bốn người đi kiếm mua mật ong tươi ở bốn cửa thành.

Khi ấy, có người dân quê, đi đến thị trấn để viếng ông thị trưởng, dọc đường gặp một tổ ong, người ấy xông khói để đuổi ong bay đi, rồi chặt nhánh cây có tổ ong mật đem xuống, lấy nhánh cây làm gậy, quảy đi vào thành với ý nghĩ: “Ta sẽ biếu tặng ông thị trưởng”.

Người đi mua tìm mật ong tươi, thấy người dân quê bèn hỏi:

– Chú Hai ơi, mật của chú có bán hay không vậy?

– Thưa ông chủ, tôi không bán.

– Nầy, chú em hãy cầm lấy một đồng vàng rồi cho ta xin mật ấy đi.

Người dân quê suy nghĩ: “Tổ ong nầy giá không đáng một đồng bạt (Pāda), thế mà ông nầy trả một đồng vàng. Có lẽ ông ta có nhiều đồng vàng lắm. Vậy ta phải thách giá mới được”. Thế rồi người dân quê nói với dân thành:

– Tôi không bán với giá một đồng vàng.

– Vậy thì chú em hãy lấy hai đồng nhé ?

– Hai đồng tôi cũng không bán.

Người dân quê thách giá dần lên mãi, sau cùng người dân thành dứt giá:

– Thôi, chú em hãy cầm lấy một ngàn đồng vàng nầy, rồi giao quảy mật cho ta. Khi ấy người dân quê hỏi người mua mật: “Nè ông ông có điên không, hay là không tìm được kho để tích trữ tiền vàng? Chỗ mật này không đáng giá một đồng bạc, mà ông lại trả đến một ngàn đồng vàng, là tại sao?”.

– Tôi biết thế lắm, chú em à! Nhưng vì chúng tôi có việc cần kíp, muốn có mật này nên mới nói như thế.

– Thưa ông chủ, việc chi thế?

– Chúng tôi có sắp đặt cuộc lễ Trai Tăng, cúng dường đến sáu triệu tám trăm ngàn vị Sa môn tùy tùng của Đức Thế Tôn Vipassī, nhưng vì còn thiếu món mật tươi cho nên tôi mới mua với giá như thế.

– Vậy thì thôi! Tôi không bán chác bạc tiền chi cả. Nếu tôi được chia phần phước Trai Tăng thì tôi sẽ giao mật cho ông chủ.

Người mua mật dắt người dân quê vào thành giới thiệu với những thị dân. Dân thành biết được đức tin mạnh mẽ của người dân quê nầy, nên bằng lòng cho hùn phước.

Sau khi cung thỉnh chư Tăng có Đức Phật làm tọa chủ an tọa xong, các thí chủ dâng cúng món điểm tâm cháo và đồ ngọt, kế đến họ cho mang đến cái tô bằng vàng rồi ép lấy mật trong tổ ong ấy.

Lúc ấy có người mang đến tặng một mái (lu lớn) sữa chua (dadhi). Người dân quê lấy sữa chua hòa với chén mật ong tươi, rồi tự mình đem cúng
dường đến tất cả chư Tăng có Đức Phật tọa chủ, từ trên xuống theo thứ tự. Chỉ một chén mật hoà sữa chua mà đem đến cúng dường đến tất cả chư Tăng, chư Tăng thọ lãnh đầy đủ, không thiếu cũng không dư thừa.

Nơi đây, chúng ta không nên thắc mắc về chỗ mật ít, Tăng nhiều thì làm sao dâng cho đủ? Vậy mà đủ được, là do nhờ oai lực của Đức Phật. Phật giới bất khả tư nghì. Có bốn pháp bất khả tư nghì mà Phật giới là một. Ai không tin lời Đức Thế Tôn, cứ suy nghĩ về Phật giới để tìm hiểu thì sẽ điên loạn mà thôi.
Người dân quê tạo được bấy nhiêu nghiệp đó, sau khi mãn tuổi thọ, được sanh lên thiên giới, hưởng hết tuổi thọ chư thiên, lại luân hồi xuống tái sanh làm nhân loại, là vị Hoàng tử trong thành Bārāṇasī (Ba La Nại). Khi phụ vương băng hà, vị Hoàng tử nối nghiệp vua cha, vị tân vương nầy định chiếm đoạt một thành của vua khác, bèn dẫn binh đến vây thành và gửi tối hậu thư cho dân trong thành: “Hãy dưng biểu đầu hàng hoặc là giao chiến”. Dân trong thành gửi thư phúc đáp: “Chúng ta không đầu hàng mà cũng không giao chiến!”. Rồi họ theo lối cửa nhỏ mà ra ngoài thành kiếm củi hoặc là làm công kia việc nọ.

Tân vương đóng quân vây chặt bốn cửa thành lớn trọn bảy năm, bảy tháng, bảy ngày. Khi ấy, bà Thái hậu hỏi: “Nầy vương nhi, con làm việc chi vậy?”.
– Tâu mẫu hậu, việc như vầy… như vầy…

Nghe rõ câu chuyện, bà Thái hậu nói: “Vương nhi trẻ người non dạ, hãy ra lịnh cho binh sĩ đóng hết cửa nhỏ, cắt đứt mọi đường lối giao thông thì thành mới bị cô lập”.

Tân vương vâng lời Thái hậu, đóng bít luôn các cửa nhỏ, dân thành không có lối ra ngoài được, đến ngày thứ bảy nổi loạn, hành thích vua mình rồi dâng biểu đầu hàng.

Vì tạo nghiệp nầy nên sau khi mãn tuổi thọ, Đức vua bị đọa xuống A tỳ Địa ngục (Avīci) bị thiêu đốt trong đó khoảng thời gian mặt đất cao lên thêm một do tuần, do tội đã đóng bít bốn cửa thành nhỏ. Từ địa ngục chết đi, lại đầu thai vào lòng bà mẹ cũ, ở trong bụng mẹ bảy năm, bảy tháng lẻ bảy ngày và nằm ngang sản môn mẹ thêm bảy ngày nữa.

– Nầy các Tỳ khưu, vì tiền kiếp Sīvali đã tạo nghiệp ác là cho vây bốn cửa thành lớn, lại cho đóng chặt bốn cửa thành nhỏ, cho nên bị thiêu đốt trong địa ngục như thế.

Khi đầu thai vào bụng mẹ lại ở đó bảy năm, bảy tháng và bảy ngày. Nhưng nhờ thiện nghiệp là cúng dường mật tươi mà được hưởng quả phú túc vinh quang cùng tột. Qua ngày sau, chư Tăng lại câu hội đề khởi lên câu chuyện nầy: “Ôi phước lộc của ông Sadi thật lạ, phi thường. Một mình ông mà ông đã kiến tạo năm trăm cái nóc nhọn cho năm trăm vị Tỳ khưu”.

Đức Bổn Sư đến hỏi: “Nầy các Tỳ khưu, hôm nay các thầy họp nhau thảo luận việc chi thế?”.

– Bạch Ngài, việc như vầy… như vầy.

Nghe vậy, Đức Bổn Sư giải rằng:

– Nầy các Tỳ khưu, đối với con trai Ta không có phước cũng chẳng có tội chi cả, vì đã dứt bỏ cả hai nghiệp thiện và bất thiện rồi.

Nói xong Ngài ngâm lên bài kệ nầy đã được ghi lại trong phẩm Bà la môn:

Yo’dha puññañ ca pāpañ ca,
Ubho saṅgaṃ upaccagā;
Asokaṃ virajaṃ suddhaṃ,
Tam ahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ.

“Ở đây, người đã vượt khỏi cả hai điều thiện và ác, và các ràng buộc, người không ưu phiền, không ô nhiễm và thanh tịnh, người ấy Như Lai gọi là Bà la môn”.

Dịch Giả Cẩn Đề
Ai ngờ cậu bé Ly Bà Đa
Đắc quả sau vài ba tháng xuất gia,
Nhập hạ trong rừng Keo hẻo lánh,
Phật thăm, không quản ngại đường xa.
La Hán an cư ở chỗ nào,
Dù là thung lũng hoặc đồi cao,
Xóm làng, đồi núi đều ngoạn mục,
Thánh cảnh, trời người thảy ước ao.
DỨT TÍCH TRƯỞNG LÃO REVATA Ở RỪNG KEO

.

ĐẠI TRƯỞNG LÃO KHADIRAVANIYA REVATA – em trai út của Tôn giả Sāriputta, đệ nhất về hạnh ẩn lâm

  

ĐẠI TRƯỞNG LÃO KHADIRAVANIYA REVATA – em trai út của Tôn giả Sāriputta, đệ nhất về hạnh ẩn lâm

ĐẠI TRƯỞNG LÃO KHADIRAVANIYA REVATA

Nguyện vọng quá khứ

(Tên gốc của vị trưởng lão này là Revata. Vị ấy là em trai của trưởng lão Sāriputta. Vì sống trong khu rừng cây keo không bằng phẳng và đầy sỏi đá, nên vị ấy có tên gọi là Khadiravaniya Revata, “ Revata người sống trong khu rừng cây keo.” Trong bài mô tả về vị ấy, tên Revata sẽ được dùng vì mục đích giản tiện ).

Trưởng lão là cư dân của kinh đô Haṃsavatī và là một người có giới đức trong thời Đức Phật Padumuttara, cách đây một trăm ngàn đại kiếp. Lúc bấy giờ vị ấy đang điều hành một chiếc phà ở bến Payāga, trên sông Gaṇgā

(sông Hằng). Đức Phật Padumuttara cùng với gồm một trăm ngàn chúng Tăng đến bến phà Payāga (để qua sông).

Khi trông thấy Đức Phật, ý nghĩ sau đây sanh lên trong tâm của chàng trai Revata giới đức: “ Thật ta không thể nào gặp Phật thường

xuyên. Giờ Đức Phật đến đây, quả thật là cơ hội tuyệt diệu để ta làm việc phước.” Vì thế, vị ấy làm một cái phà lớn gồm những chiếc ghe kết lại, ròi treo hoa thơm lên cái lọng trắng. Trên sàn của chiếc phà trải những tấm thảm xinh đẹp được làm bằng sợi vải chất lượng hảo hạng. Rồi vị ấy thỉnh Đức Phật và một trăm ngàn vị tỳ khưu qua bờ bên kia bằng chiếc phà ấy.

Lúc bấy giờ, Đức Phật ban danh hiệu etadagga cho một vị tỳ khưu nọ là araññaka – người trú trong rừng. Thấy vậy, người chèo đò nghĩ, “ Ta cũng nên trở thành người có danh hiệu giống như vị tỳ khưu này trong thời kỳ giáo pháp của một vị Phật ở tương lai. Bởi vậy anh ta thỉnh Đức Phật, tổ chức lễ cúng dường vật thực to lớn đến Ngài và khi nằm sấp dưới chân Đức Phật, bày tỏ ước nguyện: “ Bạch Đức Thế Tôn, giống như vị tỳ khưu mà Ngài đã ban danh hiệu etadagga, con cũng ước nguyện trở thành Đệ nhất trong những vị tỳ khưu sống trong rừng, vào thời giáo pháp của một vị Phật tương lai.” Khi thấy rằng ước nguyện của anh ta sẽ được thành tựu không gặp chướng ngại, Đức Phật nói lời tiên tri: “ Trong tương lai, vào thời kỳ giáo pháp của Đức Phật Gotama con sẽ trở thành người sống trong rừng Đệ nhất!” rồi Ngài ra đi.

(Những thiện sự khác của trưởng lão được làm trong thời kỳ trung gian không được đề cập trong bộ Mahā-Aṭṭhakathā).

Đời sống Sa-môn trong kiếp chót

Sau khi thực hiện các thiện nghiệp, người chèo đò tái sanh và luân hồi trong cõi chư thiên và nhân loại (mà không đọa vào khổ cảnh nào) và thọ sanh trong bào thai của người mẹ, là nữ bà la môn Rupasari, trong ngôi làng Bà-la-môn, tên là Nālaka, trong nước Magadha. Vị ấy là em út trong gia đình gồm ba người anh là Upatissa, Cunda và Upasena và ba người chị là Cālā, Upacālā và Sīsūpacālā. Vị ấy tên là Revata (Ly bà đa).

Về sau, cha mẹ của Revata bàn luận và thỏa thuận như vầy: “ Các con của chúng ta, hễ lớn lên là bị dẫn đi và cho xuất gia Sa-di bởi

những vị tỳ khưu, đệ tử của Đức Phật. Chúng ta hãy trói chúng lại bằng những sợi dây của đời sống gia chủ trong khi chúng vẫn còn nhỏ (trước khi nó được các vị tỳ khưu dẫn đi xuất gia).

(Ở đây, chúng ta nên hiểu là sau khi trở thành tỳ khưu, trưởng lão Sāriputta đã cho ba người em gái xuất gia là Cālā, Upacālā và Sīsūpacālā – và hai người em trai là Cunda và Upasena. Chỉ còn lại Revata mà thôi. Cho nên cha mẹ mới bàn luận để giữ lại đứa con út.)

Sau khi bàn bạc và thỏa thuận như vậy rồi, hai vợ chồng bèn đem về một nàng dâu từ một gia đình có cùng dòng dõi, tài sản và xuất chúng, cho chúng đảnh lễ bà nội lớn tuổi và họ chúc phúc cho đôi vợ chồng mới cưới với câu nói: “ Này con gái, cầu chúc cho con sống lâu hơn bà nội của con đây!”

(Cha mẹ cho lời phúc chúc như vậy vì họ muốn cho con dâu được trường thọ. Lúc bấy giờ, bà nội đã 120 tuổi, tóc bạc, răng rụng, da nhăn, toàn thân bà da đổ đồi mồi lấm tấm đen và cái lưng thì cong như cái rui nhà hư mục).

Tâm Revata bị khuấy động

Khi nghe lời phúc chúc của cha mẹ, Revata khởi lên ý nghĩ: “ Cô gái này còn trẻ và đang thời thanh xuân. Nhan sắc trẻ trung như vậy của nàng, người ta nói rằng, sẽ trở nên gầy guộc và già nua như bà nội của ta! Trước tiên ta phải hỏi ước muốn của cha mẹ ta.” Rồi cậu ta hỏi: “ Cha mẹ nói như vậy có ý nghĩa gì?” Cha mẹ của cậu ta đáp lại : “ Này con, chúng ta mong cho cô gái này, vợ của con, được trường thọ như bà nội của con. Đó là điều mà chúng ta đã nói như một lời phúc chúc.” “ Ôi, cha mẹ!” Revata lại hỏi vì thực sự không hiểu, “ Có phải tướng mạo trẻ trung của cô gái này sẽ trở nên già nua như tướng mạo của bà nội?” “ Con đang nói gì thế, con trai? Chỉ những người có phước lớn, như bà nội của con mới được sống lâu như thế.” Cha mẹ cố gắng phân giải cho cậu ta hiểu như vậy.

Rồi Revata suy ngẫm: “ Nghe nói rằng tướng mạo xinh đẹp, mềm mại của cô gái sẽ biến họai giống như bà nội của ta. Nàng sẽ có

tóc bạc, không có răng và da thì nhăn nheo. Như vậy mê đắm vào nhan sắc của tấm thân mà bản chất trở nên già nua và gầy guộc thì có lợi ích gì. Dĩ nhiên, không lợi ích gì cả! Ta sẽ đi theo bước chân của các anh trai.” Bởi vậy cậu ta giả bộ chơi các trò chơi như những đứa trẻ khác, cậu ta gọi những người bạn đồng trang lứa đến và nói rằng: “ Nào các bạn, chúng ta hãy chơi trò đuổi bắt.” Cha mẹ bèn cấm cậu ta, nói rằng: “ Không được đi ra ngoài vào ngày kết hôn của con!” Tuy vậy, Revata đã giả bộ chơi với các bạn. Khi đến lượt cậu ta chạy, cậu ta chỉ chạy một lát và giả bộ đi vệ sinh. Khi đến lượt chạy lần thứ hai, cậu ta chạy và trở về nhanh hơn một chút. Tuy nhiên, đến lần thứ ba, cậu ta suy xét rằng đây là cơ hội tốt nhất để chạy đi luôn và đã chạy nhanh hết sức về hướng trước mặt của cậu ta. Khi đến tại nơi ngụ trong rừng của một số vị tỳ khưu đang thọ trì pháp đầu đà mặc y phấn tảo. Cậu ta đảnh lễ các ngài và xin được xuất gia Sa-di.

Khi các vị trưởng lão từ chối yêu cầu của cậu ta, nói rằng: “ Này cậu bé hiền đức, chúng ta không biết cậu là con của ai. Và cậu đến đây với áo quần tươm tất và có đeo vật trang sức vào dịp lễ. Ai dám cho cậu xuất gia Sa-di. Không ai dám cả.” Revata bèn đưa hai tay lên và la: “ Tôi đang bị cướp! Tôi đang bị cướp!”

Những vị tỳ khưu ở quanh đó kéo đến và nói rằng: “ Ơ này cậu bé hiền đức, không có ai cướp y phục hay vật trang sức của cậu. Mà cậu lại la lên rằng cậu đang bị cướp! Cậu ám chỉ điều gì khi nói vậy?” Rồi cậu bé Revata đáp lại:

“ Thưa chư đại đức, con không có ý nói rằng con bị cướp y phục hay đồ trang sức. Thực ra, thật ra con đang bị cướp mất ba loại phước báu của nhân loại, chư thiên và Niết bàn (vì con không được cho xuất gia làm Sa-di). (Câu nói như ba loại phước báu gồm nhân loại, chư thiên và Niết bàn do nghe người khác nói). Con đang ám chỉ sự cướp đoạt ba loại phước báu. Nếu các ngài không truyền phép xuất gia cho con thì thôi vậy. Tuy nhiên, các ngài có biết anh cả của con ở đâu không?” “ Anh cả của con tên gì?” các vị tỳ khưu hỏi. “ Anh cả của con, đời thường tên là Upatissa,” Revata đáp “ bây giờ vị ấy có tên gọi là trưởng lão Sāriputta. Mọi người nói vậy, thưa chư đại đức.”

Khi ấy các vị tỳ khưu bàn bạc với nhau: “ Thưa chư tôn giả, trong trường hợp ấy, cậu con trai giới đức này là đứa em nhỏ của chúng ta! Người anh cả Sāriputta, vị Tướng quân của Chánh pháp, trước kia có nhắn nhủ với chúng ta, nói rằng: ‘ Tất cả quyến thuộc của tôi đều là ngoại đạo. Nếu có ai đến và nói rằng người ấy là quyến thuộc của chúng ta, thì hãy cho người đó xuất gia bằng mọi cách.’ Cậu bé này là em trai của người anh cả Sariputta của chúng ta, là quyến thuộc gần nhất. Do đó chúng ta hãy truyền phép xuất gia cho cậu ấy.” Bởi vậy các ngài cho truyền cho cậu ta pháp thiền gồm năm thể trược, da là một trong bộ năm – tacapañcaka và truyền phép xuất gia Sa-di cho cậu ta. Khi tròn hai mươi tuổi, cậu ta được truyền phép Cụ-túc-giới và tinh tấn hành thiền.

Sau khi nhận được đề mục thiền, trưởng lão Revata đi vào khu rừng cây keo, vùng đất ghồ ghề và đầy sỏi đá, không quá gần cũng không quá xa những vị thầy tế độ, và chuyên tâm vào các phận sự của Sa-môn. Với quyết tâm: “ Ta nguyện không gặp Đức Thế Tôn và vị trưởng lão, anh cả của ta cho đến khi ta chứng đắc đạo quả A-la-hán,” Trưởng lão Revata đã nhiệt tâm hành thiền, và trong lúc đang tinh cần như vậy thì ba tháng đã trôi qua. Đối với một thiện nam thanh nhã (con trai của vị trưởng giả), vật thực mà vị ấy ăn quá thô nên tâm của vị ấy bị rối như lớp da nhăn. (Tâm của vị ấy không thể trở nên nhu nhuyến và tươi sáng lên được, theo bản dịch tiếng Sinhalese). Vị ấy không thể đạt đến mục đích của mình, tức là Đạo quả A-la-hán (arahatta-phala). Nhưng trưởng lão Revata không nản chí, khi ba tháng đã trôi qua, vị ấy làm lễ Tự tứ. Vị ấy không đi đến nơi khác vào lúc kết thúc mùa an cư, ở lại trong khu rừng đó vào tiếp tục hành đạo. Càng nỗ lực tinh tấn bao nhiêu thì tâm của vị ấy càng tập trung hơn. Khi tiến hành pháp thiền quán Vipassanā, trưởng lão chứng đắc đạo quả A-la-hán.

Cuộc thăm viếng của Đức Phật

Ngay lúc trưởng lão Sāriputta hay tin người em trai là Revata đã xuất gia, ngài bạch với Đức Phật: “ Bạch Thế Tôn, nghe nói đứa

em trai của con là Revata đã xuất gia. Liệu nó có hạnh phúc hay không hạnh phúc trong Giáo pháp của Thế Tôn. Xin Thế Tôn cho phép con đi thăm đứa em trai của con.” Lúc bấy giờ Revata đang tinh tấn thực hành thiền quán Vipassanā, biết điều này nên Đức Phật đã hai lần ngăn cấm trưởng lão Sāriputta. Khi được yêu cầu lần thứ ba, do biết rõ rằng Revata đã trở thành bậc A-la-hán, Đức Phật nói rằng: “ Như Lai cũng sẽ cùng đi với con, này Sāriputta. Hãy thông báo cho các tỳ khưu biết!”

Sau khi đã triệu tập chư Tăng, trưởng lão Sāriputta đã báo cho tất cả biết như vầy: “ Thưa chư hiền giả, Đức Phật sắp sửa du hành. Những ai muốn đi theo đều có thể được!” Bất cứ khi nào Đức Phật đi du hành, ít vị ở lại. “ Chúng ta luôn được dịp chiêm ngưỡng Đức Phật có nước da màu vàng ròng và được nghe những bài pháp ngọt ngào của Ngài!” Với ao ước như vậy, các tỳ khưu đi theo Đức Phật đông hơn. Đức Phật đã rời khỏi tịnh xá và lên đường cùng với đại chúng tỳ khưu với ý định “ Ta sẽ gặp Revata.”

Năng lực thần thông của trưởng lão Sīvali

Khi các ngài bắt đầu đi, trưởng lão Ānanda bèn hỏi khi đến ngã tư đường: “ Bạch Thế Tôn, đây là chỗ giao nhau của hai con đường. Chúng Tăng muốn đi con đường nào ạ?” “ Này con Ānanda, trong hai con đường, con đường nào thẳng?” Đức Phật hỏi. “ Bạch Thế Tôn, con đường thẳng (con đường ngắn) dài ba mươi do tuần. Nó nằm trong lãnh địa của các loài dạ xoa, vật thực khan hiếm và khá nguy hiểm. Con đường vòng, (được đa số người đi), dài sáu mươi do tuần, an toàn có nhiều vật thực,” trưởng lão Ānanda đáp. Rồi Đức Phật hỏi thêm liệu trưởng lão Sīvali có đi chung với chúng Tăng không, trưởng lão Ānanda trả lời có. “ Nếu vậy thì, này Ānanda,” Đức Phật nói, “hãy để chư Tăng đi con đường thẳng và ít vật thực. Chúng ta hãy thử năng lực thần thông của Sīvali được thành lập trên những thiện nghiệp quá khứ của vị ấy.”

Sau khi nói vậy, Đức Phật đi vào con đường nguy hiểm trong khu rừng khan hiếm vật thực. Từ lúc các ngài đi vào con đường ấy, thì chư thiên đã tạo ra trước một thành phố lớn ở mỗi do tuần, làm những chỗ ngụ dành cho chư Tăng có Đức Phật dẫn đầu. Mỗi chỗ ngụ của các tỳ khưu, chư thiên hóa thành những người làm công do vua sai đến, mang theo món cơm dẻo, vật thực loại cứng và mềm, v.v… và dò hỏi: “ Đại đức Sīvali ở đâu? Đại đức Sīvali ở đâu?” Trưởng lão Sīvali bèn cho gom lại tất cả đồ ăn cúng dường ấy và đi đến Đức Phật. Rồi cùng với các vị tỳ khưu, Đức Phật độ những món vật thực được chư thiên cúng dường đến trưởng lão Sīvali.

Thọ dụng vật thực cúng dường theo cách này, Đức Phật mỗi ngày đi một do tuần và trải qua chuyến đi đầy khó khăn dài ba mươi do tuần trong một tháng, và đến chỗ ngụ khả ái trong khu rừng cây keo, được chuẩn bị trước bởi trưởng lão Revata. Vì trưởng lão Revata đã biết trước chuyến viếng thăm của Đức Phật, nên vị ấy đã dùng thần thông tạo ra những chỗ ngụ những chỗ ngụ thích hợp trong khu rừng cây Keo. Trưởng lão đã làm một Hương phòng dành cho Đức Phật, những chỗ nghỉ ngơi ban ngày và ban đêm, v.v… Rồi trưởng lão đón tiếp Đức Phật, Ngài đi vào chỗ ngụ qua lối đi trang hoàng lộng lẫy. Sau đó Ngài đi vào Hương phòng. Chỉ khi ấy các vị tỳ khưu mới đi vào chỗ ngụ theo hạ lạp. Khi biết rằng, đây không phải là lúc độ thực, chư thiên bèn dâng tám loại nước ép trái cây đến chư Tăng. Nửa tháng đã trôi qua từ khi Đức Phật đến đây.

Sự hiểu lầm của các vị tỳ khưu vọng tưởng

Lúc bấy giờ, một số tỳ khưu vọng tưởng ngồi xuống ở một nơi, bàn chuyện phiếm với nhau như vầy: “ Đức Thế Tôn, bậc Đạo sư của chư thiên và nhân loại, đến thăm viếng người mà Ngài nhắc đến là ‘ em trai của vị Thượng thủ Thinh văn của chúng ta’ nhưng người ấy lại làm những công việc lặt vặt. Tịnh xá Jetavana, tịnh xá Veḷuvana và những tịnh xá khác gần chỗ ngụ của Revata dùng để làm gì? Vị tỳ khưu Revata này chỉ là người thích làm việc vặt luôn bận rộn với

những việc không quan trọng. Con người bận rộn như vậy có thể thực hành theo loại pháp hành Sa-môn nào? Dĩ nhiên là chẳng có loại pháp hành nào.”

Rồi Đức Phật suy xét: “ Nếu ta ở lại đây lâu, thì tứ chúng sẽ đến viếng đông đúc. Những người trú trong rừng cần chỗ thanh vắng, nếu ta ở lại lâu, thì sự khó chịu sẽ xảy đến cho Revata.” Bởi vậy Ngài đi đến chỗ nghỉ ban ngày của Revata. Đại đức Revata trông thấy Đức Phật đi đến, khi ấy vị ấy đang ngồi một mình trên một tảng đá và dựa vào tấm ván ở cuối con đường kinh hành. Vị ấy đón tiếp Đức Phật và kính cẩn đảnh lễ Ngài.

Đức Phật hỏi: “ Này con Revata, đây là chỗ có nhiều loại thú hoang sinh sống như sư tử, cọp, beo. Con làm gì khi nghe những tiếng kêu của những con voi, ngựa hoang, v.v…?” “ Bạch Thế Tôn,” Trưởng lão Revata đáp, “ đối với con thì âm thanh của những loại voi hoang, ngựa hoang, v.v.. đem lại sự vui tươi cho khu rừng (arañña-rati).” Đức Phật bèn giảng một bài pháp về những lợi ích của chỗ ngụ trong rừng bằng năm trăm câu kệ. Hôm sau Ngài đi khất thực ở khu vực gần đó và (không trở về chỗ ngụ của Revata trong khu rừng cây Keo). Đức Phật để trưởng lão Revata trở về; ngoài ra, Ngài dùng năng lực thần thông sắp xếp những tỳ khưu vọng tưởng, nói xấu trưởng lão Revata, bỏ quên những chiếc gậy, dép, những chai dầu và dù của họ.

Những tỳ khưu vọng tưởng trở lại chỗ ngụ của trưởng lão Revata để lấy lại những vật dụng của họ. Dù họ đi lại con đường mà họ đã đến, nhưng họ không thể nhớ chỗ nào. Thực ra, những ngày trước các tỳ khưu đi bằng con đường có trang hoàng (được tạo ra bằng năng lực thần thông) và vào ngày họ trở lại, họ phải đi con đường ghồ ghề (tự nhiên) và không thể tìm chỗ nghỉ (vì họ quá mệt). Một vài nơi, họ phải đi bằng đầu gối. Khó khăn và khổ sở như vậy, họ phải giẫm lên những cây nhỏ, cây bụi và gai. Khi họ đến nơi giống như chỗ trú của họ, họ thấy những cái dù, những đôi dép, chai dầu và gậy, một số đang treo lòng thòng, số khác nằm bên cạnh những gốc cây keo ở khắp nơi. Chỉ khi ấy, các tỳ khưu vọng tưởng mới nhận ra “ Tỳ khưu Revata quả thật là người có năng lực thần thông!” Khi lấy lại đồ dùng

cá nhân, họ nói chuyện với nhau trong sự kinh ngạc trước khi về đến

Savatthi: “ Ôi, sự vinh quang dâng đến Đức Phật quả thật là vi diệu.”

Thí chủ của tịnh xá, công nương Visākhā, thỉnh mời các tỳ khưu đến Sāvatthi trước các vị khác, và khi họ đã ngồi xuống, bà tín nữ hỏi: “ Thưa chư đại đức, chỗ ngụ của trưởng lão Revata có khả ái không?” Các tỳ khưu đáp, “ Khả ái, thưa thí chủ. Nó đích thực như khu vườn Nandana và Cittalatā của chư thiên.” Sau đó, bà tín nữ lại hỏi các tỳ khưu vọng tưởng: “ Thưa chư đại đức, chỗ ngụ của trưởng lão Revata có khả ái không?” Câu trả lời của họ là : “ Đừng hỏi chúng tôi, này tín nữ. Chỗ ngụ của Revata không đáng nhắc đến. Ngoài đất cao trơ trụi, chỗ ngụ của vị ấy là một rừng cây Keo, mặt đất thì ghồ ghề, đầy sỏi, tảng đá và phiến đá. Revata sống ở đó rất khổ sở.” Họ kể lại những kinh nghiệm mà họ mới trải qua.

Thấy có sự khác biệt của hai câu trả lời; một câu do nhóm tỳ khưu đến trước và câu trả lời sau do nhóm tỳ khưu đến sau và vì muốn biết rõ đâu là câu trả lời đúng, tín nữ bèn đến yết kiến Đức Phật, mang theo dầu xức và các loại hoa. Sau khi ngồi xuống ở nơi thích hợp, tín nữ bèn hỏi Đức Phật: “ Bạch Đức Thế Tôn, một số tỳ khưu thì tán dương chỗ ngụ của đại đức Revata, trong khi số khác thì nói xấu. Tại sao có sự khác biệt giữa hai câu nói?” Khi ấy Đức Phật trả lời : “ Này Visākhā, nơi mà tâm của những bậc thánh vui thích thì khả ái, dù thế gian thường tình cho là khả ái hay không khả ái.” Rồi Đức Phật nói lên câu kệ sau đây:

Gāme vā yadi vā raññe, ninne vā yadi vā thale:

Yathā Arahanto viharanti taṃ bhumirāneyyakaṃ.

Này Visākhā, thí chủ của Đông phương tịnh xá, mẹ của Migāra (Migāra-mātā)! Dù là ngôi làng có đầy đủ năm loại dục lạc, hay một khu rừng ở cách xa những dục lạc ấy, hay một thung lũng ở dưới thấp có những dòng nước tuôn chảy và xanh tươi có chỗ ngụ dễ chịu hòa hợp với bốn oai nghi, chỗ ngụ ấy của các vị A-la-hán là nơi thực sự

khả ái trên mặt đất.” (Đoạn này được trích dẫn từ Chú giải của bộ Aṅgutara.)

Sự hoạch đắc danh hiệu Etadagga

Sau đó, trong hội chúng Tăng, Đức Phật ban danh hiệu etadagga cho trưởng lão Revata Mahāthera về ‘ sự trú ngụ trong rừng’ bằng cách nói lời tán dương như sau:

Etadaggaṃ bhikkhave mama sāvakānaṃ bhikkhūnaṃ araññakānaṃ yadidaṃ Revato Khadiravaniyo.

Này các tỳ khưu, trong số những Thinh văn đệ tử của Như Lai trú ngụ trong rừng, Revata là người trú ngụ trong rừng cây Keo là tối thắng!”

(Ở đây, dù có các trưởng lão khác ngụ trong rừng nhưng họ trú ngụ sau khi đã nghiên cứu xem chỗ ở, nước và ngôi làng để đi khất thực có thích hợp không. Còn trưởng lão Revata thì không quan tâm đến những điều kiện ấy và sống trong khu rừng cây Keo trên chỗ đất cao trơ trọi, ghồ ghề và đầy sỏi đá. Cho nên chỉ riêng vị ấy mới đạt được danh hiệu Đệ nhất về sự thực hành pháp trú ngụ trong rừng.)

Những bài pháp liên quan đến Trưởng lão Revata Khadiravaniya có thể liên hệ từ bộ kinh Apadāna và Chú giải, Chú giải kinh Dhammapada, v.v…

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state