Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Tsangyang Gyatso (Thương-ương Gia-mục-thố, 1683–1706) - Đạt Lai Lạt Ma đời 6
Đức Đạt Lai Lạt Ma VI, Tsangyang Gyatso, ra đời vào năm 1682 tại vùng Mon Tawang bang Arunachal Pradesh, thuộc lãnh thổ Ấn Độ ngày nay, cha Ngài tên là Tashi Tenzin và mẹ Ngài tên là Tsewang Lhamo.
Tìm kiếm nhanh
student dp

ID:343

Các tên gọi khác

Tsangyang Gyatso (Thương-ương Gia-mục-thố, ཚངས་དབྱངས་རྒྱ་མཚོ་, 1683–1706)

General Information

Roll : 125
Academic Year : 2020
Gender : Nam
Religion : Group
blood : B+
Tsangyang Gyatso (Thương-ương Gia-mục-thố, 1683–1706) - Đạt Lai Lạt Ma đời 6

Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ Sáu - Tsangyang Gyatso

Đức Đạt Lai Lạt Ma VI, Tsangyang Gyatso, ra đời vào năm 1682 tại vùng Mon Tawang bang Arunachal Pradesh, thuộc lãnh thổ Ấn Độ ngày nay, cha Ngài tên là Tashi Tenzin và mẹ Ngài tên là Tsewang Lhamo.

Để hoàn thành sứ mệnh xây dựng cung điện Potala, Quan Nhiếp chính Sangye Gyatso, tuân theo lời di huấn của Đức Đạt Lai Lạt Ma V, đã giữ bí mật việc Ngài đã qua đời trong khoảng thời gian 15 năm sau đó. Mọi người được thông báo rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma V đang trong một kỳ nhập thất dài. Vào những dịp quan trọng, bộ y áo nghi lễ của Đức Đạt Lai Lạt Ma V được đặt trên Pháp tòa. Tuy nhiên, vào một lần khi hoàng tử Mông Cổ cầu kiến và tha thiết xin được nhận giáo huấn từ Ngài, một vị tu sĩ lớn tuổi của tu viện Namgyal tên là Depa Deyrab, người có hình thức giống với Đức Đạt Lai Lạt Ma V, đã được cải trang để thế chỗ của Ngài. Vị tu sĩ này đội một chiếc mũ và thoa chút phấn mắt hóa trang để che đậy một thực tế rằng ông không có đôi mắt với ánh nhìn xuyên thấu của Đức Đạt Lai Lạt Ma V. Vị quan Nhiếp chính đã cố gắng duy trì tình trạng giấu diếm này mãi cho đến thời điểm ông nghe nói rằng có một cậu bé ở vùng Mon thể hiện những khả năng vượt trội rất đáng lưu tâm. Quan Nhiếp chính đã cho những thị giả thân tín của mình đến vùng đó và vào năm 1688, cậu bé đã được đưa đến Nankartse, một nơi gần Lhasa. Tại đó, cậu bé được nhận sự giáo dục dạy dỗ của các vị Thầy do Quan Nhiếp Chính chỉ định cho đến tận năm 1697 khi quan Nhiếp chính phái vị Bộ trưởng tin tưởng của mình, Shabdrung Ngawang Shonu, đến triều đình Trung Hoa để thông báo cho Hoàng đế Mãn Châu K'ang-si về sự viên tịch của Đức Đạt Lai Lạt Ma V và việc đã tìm thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma VI. Quan Nhiếp Chính đã cho tuyên bố sự thực này đến toàn thể người dân Tây Tạng và người dân đã chào đón những tin tức này với lòng biết ơn, niềm vui và tri ân Quan Nhiếp Chính vì đã tránh cho họ phải trải qua thời gian đau buồn xót xa khi một mặt trời tắt bóng và cho họ được hưởng giây phút mừng vui khi mặt trời lại ló rạng.

Quan Nhiếp chính đã thỉnh Đức Ban Thiền Lạt Ma V, Lobsang Yeshi, đến Nankartse, và tại đó, vị đứng thứ hai trong hàng lãnh đạo tôn giáo tối cao của Tây Tạng đã truyền giới Sa di cho vị hóa thân và đặt tên cho vị hóa thân trẻ tuổi là Tsangyang Gyatso. Năm 1697, vị hóa thân được mười bốn tuổi đã đăng quang chính thức trở thành Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ VI trong một buổi lễ có sự tham dự đầy đủ của các vị quan chức chính phủ Tây Tạng đại diện cho ba tu viện lớn - Sera, Gaden và Drepung - của Hoàng tử Mông Cổ, đại diện của Hoàng đế Trung Hoa K'ang-si cùng với dân chúng Lhasa.

Vào năm 1701, vị quan Nhiếp chính và Lhasang Khan, hậu duệ của vua Gushir Khan mâu thuẫn xung đột với nhau và sau đó quan Nhiếp chính Sangye Gyatso đã bị người này giết, sự việc này xáo trộn và ảnh hưởng không tốt đến vị Đạt Lai Lạt Ma trẻ tuổi. Ngài đã bỏ dở việc nghiên cứu học hành, rời bỏ Tu viện, chọn cuộc sống thế tục bên ngoài xã hội và không hề dự định tiếp tục thọ giới Tỳ kheo. Sự thực là vị Đạt Lai Lạt Ma trẻ tuổi đã đến diện kiến Ngài Ban Thiền Lạt Ma ở Shigatse để xin phép, cầu mong sự tha thứ và đã từ bỏ ngay cả những giới nguyện của một Sa di. Mặc dù Ngài vẫn tiếp tục sống trong cung điện Potala, nhưng Ngài thường đi lang thang quanh vùng Lhasa và những ngôi làng xa xôi hẻo lánh khác, rồi ban ngày thì chơi cùng với bạn bè của Ngài trong vườn hoa phía sau cung điện Potala và đêm đến thì đến các quán rượu ở Lhasa và ở Shol (một khu vực thấp Potala) uống bia chang và ca hát. Ngài được biết đến là một nhà thơ, nhà văn lớn, và đã sáng tác rất nhiều bài thơ. Năm 1706, Ngài được mời đến thăm Trung Quốc và đã qua đời trên đường đi.

.

Tsangyang Gyatso

 

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bạn có tin nhắn mới Tin nhắn! (thay đổi gần đây).

Tsangyang Gyatso
Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 6
Tiền vị Ngawang Lobsang Gyatso
Kế vị Kelzang Gyatso
Ngày sinh 1 tháng 3 năm 1683
Tawang (Ngày nay là Arunachal PradeshẤn Độ)
Ngày mất 15 tháng 11 năm 1706 (23 tuổi)
Thanh Hải (xuất hiện lần cuối)
Part of Thể loại:Phật giáo Tây Tạng on
Phật giáo Tây Tạng
Tibetan Dharmachakra

Các tông phái Phật giáo[hiện]

List of Buddhists#Tibetan[hiện]

Các thuật ngữ và khái niệm Phật giáo[hiện]

Practices and attainment[hiện]

List of Tibetan monasteries[hiện]

Institutional roles[hiện]

Tibetan festivals[hiện]

Kinh điển Phật giáo[hiện]

Tibetan art[hiện]

History and overview[hiện]

Tsangyang Gyatso hay Thương Ương Gia Thố, Tibetan: ཚངས་དབྱངས་རྒྱ་མཚོ, Phiên âm tiếng Tây Tạng Wylie: tshangs-dbyangs rgya-mtsho, ZYPY: Cangyang Gyamco (倉央嘉措 hay Tsangyang Gyatso, (1 tháng 3 năm 1683- 15 tháng 11 năm 1706) là vị Đạt Lai Lạt Ma đời thứ sáu của Tây Tạng, ngoài ra còn được biết đến với tư cách một người sáng tác thơ.[1]

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Tsangyang Gyatso sinh tại Mon Tawang (nay là Arunachal Pradesh, Ấn Độ) trong một gia đình nông dân nhiều đời là tín đồ Ninh-mã phái thuộc Phật giáo Tây Tạng. Năm 15 tuổi được các cao tăng Tây Tạng chọn tiến nhập cung điện Potala, tức là Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 6, có địa vị thủ lĩnh trong Chính giáo Tây Tạng, Gelugpa (hay Hoàng giáo), nhưng ông đã đi ngược lại các nguyên tắc của trường phái Gelugpa, muốn chối bỏ cuộc sống khắc khổ của một tu sĩ. Ông đã viết những bài thơ về Phật giáo, về tình yêu lãng mạn, không tuân thủ theo sắc giới của nhà Phật.

Sự mâu thuẫn giữa ông và triều đình Tạng ngày càng căng thẳng, lúc ấy người đứng đầu là Lha-bzang Khan, được sự chấp thuận của Khang Hy, đã bắt giữ ông. 28 tháng 6 năm 1706, Lha-bzang Khan truất phế Tsangyang và năm 1707, lập Ngawang Yeshey Gyatso, khi ấy 21 tuổi lên làm Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 6. Phái Gelugpa và dân Tây Tạng chối bỏ sự áp đặt của Lha-bzang Khan và không công nhận Ngawang Yeshey Gyatso.

Trên đường bị áp giải về Bắc Kinh, Tsangyang đã viết một bài thơ nói về sự chuyển thế của mình sau đó biến mất bí ẩn vào 15 tháng 11 năm 1706 tại khu vực tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc.

Về sự vắng bóng của ngài có nhiều sách, truyện viết khác nhau, nhưng tựu chung có những quan điểm như sau:[2]

  1. Đêm đó, ngài nói với quan sứ giả rằng: Thôi, để cho sóng yên biển lặng, tùy thuận nhân duyên, ta sẽ kết thúc tại đây, không làm Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 6 nữa. Như vậy, ngươi chỉ việc tâu với triều đình là ta bạo bệnh mà ra đi. Sau đó ngài qua Mông Cổ, Ấn Độ hoằng dương Phật Pháp, sau đó, đến Nội Mông, nhận đệ tử, thọ 64 tuổi. Ngài được đệ tử dựng chùa lập am thờ tên là Quảng Tông tự, sau cách mạng văn hóa, chùa bị phá, xá lợi ngài bị đốt.
  2. Ngài không về triều đình mà được bố trí đưa thẳng lên lên Ngũ Đài Sơn. Trong truyện Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 có nhắc đến, ngài đã từng đến Ngũ Đài Sơn và đỉnh lễ dấu ấn của ngài đời thứ 6.
  3. Ngài bị thế lực Mông Cổ ở Tây Ninh giết.

Trong lịch sử Văn học Tạng, ngài đã trở thành hiện tượng mà không phải là một người cá thể.

Sau đó, Kelsang Gyatso, sinh tại Lithang được chọn là Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 7 theo như gợi ý của Tsangyang để lại.

Thơ ca[sửa | sửa mã nguồn]

Trước tác lưu lại hậu thế của Ngài, đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi, chính thức được xác minh chỉ có 66 bài thơ nổi danh trong văn học Tây Tạng. Đầu tiên nó được dịch sang tiếng Hán với tên "Tình ca". Sau đó tập thơ này được dịch ra hơn 10 thứ tiếng và đi vào làng thơ thế giới.Hiện nay tác phẩm của ông được bổ sung hiệu đính thành tuyển tập " Ca khúc của Đạt Lai Lạt Ma thứ VI (song ngữ Tạng – Anh)".

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “The Sixth Dalai Lama TSEWANG GYALTSO”namgyalmonasteryBản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2007.
  2. ^ “THƯƠNG ƯƠNG GIA THỐ – ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐỜI THỨ 6”Diamondtour.vn. 6 tháng 5 năm 2020.

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state