Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Tìm kiếm nhanh

ListBaiViet

Kinh Trường Bộ 007 Kinh Cha-li-da (Jāliya sutta)

2023-10-27 07:06:59

Vào một thời kia, đức Phật và các Tỳ-kheo ngụ tại nước Tỳ-xá-ly (Vesali), nơi giảng-đường Trùng-Các, rừng Đại-Lâm. Trong số những người đến yết-kiến đức Phật lúc bấy giờ, có Mahàli, người xứ Licchavi, trình-bày sự thắc-mắc của người bạn tu-tập thiền-định, thấy được các thiên-sắc, nhưng chẳng nghe được các thiên-âm. Mahàli hỏi đức Phật, các thiên-âm có thật không? Đức Phật bảo, các thiên-âm có thật và nhơn đó, Ngài giảng về sự đắc thiên-nhãn khi tu thiền nhứt-hướng, còn người tu thiền nhị-hướng mới đắc được cả hai thiên-nhãn-thông và thiên-nhĩ thông. Sau đó, Ngài còn giảng thêm về Bát-Chánh-Đạo, con đường tám ngành, đưa đến sự chứng-ngộ các pháp còn cao-thượng và thù-thắng hơn.

263

Kinh Trường Bộ 006 Kinh Ma-ha-li (Mahāli sutta)

2023-10-27 07:05:28

Vào một thời kia, đức Phật và các Tỳ-kheo ngụ tại nước Tỳ-xá-ly (Vesali), nơi giảng-đường Trùng-Các, rừng Đại-Lâm. Trong số những người đến yết-kiến đức Phật lúc bấy giờ, có Mahàli, người xứ Licchavi, trình-bày sự thắc-mắc của người bạn tu-tập thiền-định, thấy được các thiên-sắc, nhưng chẳng nghe được các thiên-âm. Mahàli hỏi đức Phật, các thiên-âm có thật không? Đức Phật bảo, các thiên-âm có thật và nhơn đó, Ngài giảng về sự đắc thiên-nhãn khi tu thiền nhứt-hướng, còn người tu thiền nhị-hướng mới đắc được cả hai thiên-nhãn-thông và thiên-nhĩ thông. Sau đó, Ngài còn giảng thêm về Bát-Chánh-Đạo, con đường tám ngành, đưa đến sự chứng-ngộ các pháp còn cao-thượng và thù-thắng hơn.

274

Kinh Trường Bộ 005 Kinh Cứu-la-đàn-đầu (Kūtadanta sutta)

2023-10-27 07:04:22

Vào một thời kia, đức Phật du-hành tại nước Ma-kiệt-đà (Magadha), đến ngụ tại vườn Ambalatthika ở làng Khànumata. Tại đây có một vị Bà-la-môn tên là Kùtadanta muốn thiết-lập một tế-đàn với nhiều thú-vật sẽ bị giết, để cúng-tế cầu phước. Kùtadanta nghe nói đức Phật biết rõ ”ba tế-pháp và mười sáu tế-vật”, nên muốn đến thưa hỏi. Nhơn đó, đức Phật giảng Kinh nầy, chỉ rõ các nguyên-tắc hướng-dẫn sự cúng-tế, chẳng cần giết chóc thú-vật, mà cũng có thể đem lại nhiều phước-báo. Rồi đức Phật giảng thêm về sự bố-thí thường-xuyên, tứ-sự cúng-dường, sự dâng-cúng một tu-viện cho Tăng-già, sự quy-y ngôi Tam-Bảo, sự thọ-trì các giới-luật, sự tu-tập các cấp thiền-định… ”là những tế-đàn ít phiền-tạp, ít nhiễu-hại mà mang lại nhiều kết-quả lợi-ích hơn.”

268

Kinh Trường Bộ 004 Kinh Chủng Ðức (Sonadanda sutta)

2023-10-27 07:02:56

Vào một thời kia, đức Phật du-hành tại xứ Ương-già (Anga), cùng với các Tỳ-kheo đến ngụ bên bờ hồ Gia-già liên-trì (Gaggara). Lúc bấy giờ, có một vị Bà-la-môn tên là Sonadanda, giàu-sang, danh-vọng, nghe tiếng đồn tốt-đẹp về Sa-môn Gotama, mới cùng với các đệ-tử và Bà-la-môn khác đến yết-kiến đức Phật. Đoán biết tâm-trạng lo-ngại của Sonadanda sợ bị hỏi về các điều ông ta chẳng am-tường, đức Phật mới hỏi ông về các đức-tánh cần có của một vị Bà-la-môn xứng-đáng với danh-hiệu đó. Sonadanda kể ra năm đức-tánh: (1) huyết-thống bảy đời thanh-tịnh, (2) thông-thuộc các chú-thuật (3) thấu-suốt văn-nghiã của ba tập Kinh Vệ-đà, (4) đầy-đủ giới-hạnh, (5) học rộng sáng-suốt, và là người đệ nhứt trong các người cầm muỗng tại buổi lễ tế-thần. Được đức Phật gạn hỏi kỹ thêm, trong năm đức-tánh đó, có thể bỏ qua đức-tánh nào, và còn lại đức tánh nào quan-trọng nhứt mới xứng-đáng danh-nghiã Bà-la-môn, Sonadanda đáp: giới-hạnh cao-dày và trí-huệ sâu-rộng. Thể theo lời yêu-cầu của Sonadanda, đức Phật giảng rõ thêm thế nào là giới-hạnh đầy-đủ và trí-huệ tối-thắng.

273

Kinh Trường Bộ 003 Kinh A Ma Trú (Ambattha sutta)

2023-10-27 06:59:24

Vào một thời kia, đức Phật và các Tỳ-kheo du-hành sang nước Câu-tát-la (Kosala) và ngụ tại khu rừng làng Icchànankala. Nghe tiếng đồn tốt-đẹp về Tôn-giả Gotama là bực A-la-hán, Chánh-đẳng-giác, có vị Bà-la-môn giàu-sang, thông-thái, tên là Pokkharasàdi sai người đệ-tử giỏi, thanh-niên Ambattha, đến yết-kiến đức Phật để xem coi Ngài có đủ ba mươi hai tướng của bực đại-nhân chăng. Ambattha quá ngạo-mạn về giai-cấp Bà-la-môn và dòng-dõi danh-tiếng của mình, đã tỏ ra xấc-xược với đức Phật. Trong một cuộc tranh-luận rất hào-hứng, đức Phật đã chứng-minh nguồn-gốc hạ-tiện của dòng-họ của Ambattha mặc dầu thuộc giai-cấp Bà-la-môn; và ”những vị nào giới-hạnh và trí-tuệ đầy-đủ mới chiếm điạ-vị tối-thắng giữa Trời và Người.” Sau khi dùng thần-thông khiến cho Ambattha thấy rõ nơi Ngài có đủ ba mươi hai tướng tốt của bậc đại-nhân, đức Phật giảng cho Ambattha hiểu thế-nào là các cấp giới-luật, thế nào là vô-thượng trí-huệ. Khi trở về gặp lại sư-phụ, Ambattha bị thầy quở trách nặng-nề. Bà-la-môn Pokkharasàdi liền đến chiêm-bái đức Phật, tạ lỗi và được nghe đức Phật giảng Chánh-Pháp, rồi sau đó xin quy-y ngôi Tam-Bảo.

281

Kinh Trường Bộ 002 Kinh Sa-môn quả (Sāmannaphala sutta)

2023-10-27 06:57:54

Như vậy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở tại Ràjagaha (Vương Xá) nơi vườn xoài của Jìvaka (Kỳ-bà) Komàrabhacca, cùng với đại chúng Tỷ-kheo một nghìn hai trăm năm mươi vị. Lúc bấy giờ Ajàtasattu (A-xà-thế) con bà Vihehi (Vi-đề-hi) vua xứ Magadha (Ma-kiệt-đà) nhân lễ Bố Tát vào ngày rằm tháng tư Komudi (cây súng) đang ngồi trên lầu cao trang nghiêm, chung quanh có nhiều đại thần hầu hạ. Lúc bấy giờ Ajàtasattu con bà Videhi, vua xứ Magadha, nhân ngày Bố Tát cảm hứng nói rằng: “Thật khả ái thay, này các khanh, đêm rằm sáng trăng! Thật diễm lệ thay, này các khanh, đêm rằm sáng trăng! Thật mỹ miều thay, này các khanh, đêm rằm sáng trăng! Thật êm dịu thay, này các khanh, đêm rằm sáng trăng! Thật điềm lành thay, này các khanh, đêm rằm sáng trăng! Nay chúng ta nên đến chiêm bái vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, nhờ sự chiêm bái này tâm chúng ta được tịnh tín?”. Khi nghe nói vậy, một đại thần tâu với Ajàtasattu, con bà Videhi vua nước Magadha: “Tâu Ðại vương, có Pùrana Kassapa (Phú-la Ca-diếp) là vị hội chủ, vị giáo trưởng, vị sư trưởng giáo hội, có tiếng tốt, có danh vọng, khai tổ giáo phái, được quần chúng tôn sùng, dồi dào kinh nghiệm lâu ngày, xuất gia đã lâu năm, đã đến tuổi trưởng thượng. Mong Ðại vương đến chiêm bái Pùrana Kassapa này. Chiêm bái Pùrana Kassapa có thể khiến tâm Ðại vương được tịnh tín”. Khi nghe nói vậy Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha yên lặng không nói gì.

343

Kinh Trường Bộ 001 – Kinh Phạm võng (Brahmajāla sutta)

2023-10-27 06:54:23

Vào một thời kia, đức Phật và các Tỳ-kheo đang đi trên đường từ thành Vương-Xá đến làng Nalanda, có hai du-sĩ ngoại-đạo theo sau, thầy là Suppiya và trò là Brahmadatta, đang cãi nhau: thầy thì hủy-báng Phật, Pháp, Tăng; còn trò thì hết lòng tán-thán ngôi Tam Bảo. Nhơn thấy các Tỳ-kheo bàn-luận về việc nầy, đức Phật khuyên các Tỳ-kheo khi nghe ai hủy-báng Phật, Pháp, Tăng, chớ nên tức-tối, phiền-muộn, mà có hại cho tâm mình. Còn khi nghe lời tán-thán ngôi Tam Bảo, cũng chớ có quá hoan-hỉ, thích-thú, vì sẽ gây trở ngại cho đường tu. Thái-độ đứng-đắn là phải nói lên sự-thật cho họ biết: trong lời hủy-báng, vạch ra chỗ nào là chẳng chính-xác; trong lời tán-thán, chỉ rõ điểm nào đã thật-sự xảy ra. Đức Phật lại bảo, phàm-phu khi tán-thán Phật, thường nói đến các ”vấn-đề không quan-trọng, nhỏ-nhặt, chỉ thuộc về giới-luật”. Còn các bực biết tán-thán Như-Lai một cách chân-chánh thì mới nói đến ”các pháp khác, sâu-kín, khó chứng, tịch-tĩnh, mỹ-diệu, vượt ngoài tầm lý-luận suông, chỉ những người trí mới nhận hiểu, chỉ có bực Như-Lai mới tự chứng-tri, giác-ngộ và truyền-thuyết”. Do đó, Phật thuyết-giảng Kinh Phạm-Võng để dạy về giới-luật, và các pháp cao-siêu vượt thoát được sáu mươi hai kiến-chấp vốn là các tà-kiến đã lôi kéo con người vào vòng sanh-tử khổ-đau của Luân-hồi. Lưới Phạm-võng bao trùm 62 kiến-chấp

259

Kinh Trung Bộ 50.Kinh Hàng Ma (Māratajjanīya sutta)

2023-10-26 19:33:38

(P. Māratajjanīyasuttaṃ, H. 魔訶責經) tương đương Hàng ma kinh.54 Tôn giả Mahāmoggallāna điều phục Ác ma đang quấy nhiễu Ngài bằng cách kể cho Ác ma nghe câu chuyện tương tự xảy ra ở kiếp quá khứ đối với Tôn giả Vidhura và Tôn giả Sañjīva, đệ tử của đức Phật Kakusandha (Câu-lưu-tôn). Thực tập tâm từ bi, không chấp lỗi và tha thứ, 2 vị Tôn giả đã thoát khỏi ma nghiệp. Do nghiệp ác, Ác ma vẫn bị đọa lạc.

232

Kinh Trung Bộ 49.Kinh Phạm Thiên Cầu Thỉnh (Brahmanimantanika sutta)

2023-10-26 19:32:24

(P.Brahmanimantanikasuttaṃ, H.梵天請經) tương đương Phạm thiên thỉnh Phật kinh.53 Cuộc đối thoại thú vị giữa đức Phật, Thiên chủ Baka và Ác ma. Ác ma cho rằng Baka là đấng Sáng thế. Baka biểu diễn thần thông, cho rằng cõi trời của Ông là thiên đường vĩnh hằng. Đức Phật lần lượt phân tích các sai lầm của Baka và Ác ma. Đức Phật hướng dẫn mọi người thực tập Chánh pháp, chuyển hóa phiền não, vượt qua khổ đau.

220

Kinh Trung Bộ 48.Kinh Kosambiya (Kosambiya sutta)

2023-10-26 19:31:18

(P. Kosambiyasuttaṃ, H. 憍賞彌經).52 Để vượt qua các bất hạnh do lối sống bất hòa, tranh chấp, hơn thua, đức Phật hướng dẫn 6 kỹ năng từ bi và tương kính, tương ái đối với bạn đồng Phạm hạnh, cộng sự, trước mặt và sau lưng: (i) Thân hành từ bi; (ii) Khẩu hành từ bi; (iii) Ý hành từ bi; (iv) Chia sẻ phẩm vật cúng dường; (v) Giữ giới hạnh thanh tịnh, không tỳ vết; (vi) Có chánh tri kiến. Đức Phật phân tích lợi ích của chánh tri kiến có khả năng hướng thượng, kết thúc khổ đau, chứng đắc Thánh quả.

235

Kinh Trung Bộ 47.Kinh Tư Sát (Vīmamsaka sutta)

2023-10-26 19:30:11

(P. Vīmaṃsakasuttaṃ, H. 思察經) tương đương Cầu giải kinh.51 Bằng cách quan sát, có thể nhận biết tập tánh (cetopariyāyaṃ) của bậc Chân nhân, Thánh nhân như sau: (i) Không bị ô nhiễm do thấy, nghe trong thời gian dài; (ii) Không bị thoái chuyển khi đã nổi tiếng; (iii) Với tâm không sợ hãi, từ bỏ những điều xấu ác; (iv) Vượt qua tham ái; (v) Có đạo đức và trí tuệ. Phật tử tại gia nên nương tựa các bậc Chân nhân để tu học Phật pháp

239

Kinh Trung Bộ 46.Ðại Kinh Pháp Hành (Mahādhammasamādāna sutta)

2023-10-26 19:28:22

(P. Mahādhammasamādānasuttaṃ, H. 得法大經) tương đương Thọ pháp kinh.50 Chi tiết hơn kinh 45, trong 4 lốisống: (i) Hiện tại khổ, tương lai khổ; (ii) Hiện tại khổ, tương lai hạnh phúc; (iii) Hiện tại hạnh phúc, tương lai khổ; (iv) Hiện tại hạnh phúc, tương lai hạnh phúc. Đức Phật khích lệ lối sống “hạnh phúc hiện tại vàtương lai” bằng cách từ bỏ các hành động xấu ác: Giết hại, trộm cắp, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói chia rẽ, nói thô ác, nói phù phiếm, tham lam, giận dữ, tà kiến. Đồng thời, tu thiền định, phát triển trí tuệ, nhờ đó,người đó trở nên hữu ích và giá trị trong đời

253

Kinh Trung Bộ 45.Tiểu Kinh Pháp Hành (Cūladhammasamādāna sutta)

2023-10-26 19:06:45

(P. Cūḷadhammasamādānasuttaṃ, H. 得 法小經) tương đương Thọ pháp kinh.49 Kinh này kêu gọi mọi người trở thành loại thứ 4 trong 4 lối sống tạo ra hạnh phúc và khổ đau: (i) Hiện tại hạnh phúc, tương lai khổ; (ii) Hiện tại khổ, tương lai cũng khổ; (iii) Hiện tại khổ, tương lai hạnh phúc; (iv) Hiện tại hạnh phúc, tương lai hạnh phúc. Đó là người hạnh phúc ở hiện tại nhờ nỗ lực vượt qua tham ái, sân hận, si mê, tu 4 cấp thiền định, đạt được trí tuệ và tiếp tục hạnh phúc ở kiếp sau

238

Kinh Trung Bộ 44.Tiểu Kinh Phương Quảng (Cūlavedalla sutta)

2023-10-26 19:05:35

(P. Cūḷavedallasuttaṃ, H. 有明小經) tương đương Pháp Lạc Tỳ-kheo-ni kinh.48 Tại Kalandakanivāpa, Veḷuvana, Rājagaha, Ni sư Dhammadinnā (Vị Thuyết pháp đệ nhất trong Ni đoàn) đã giải thích cho cư sĩ Visākha (trước đây là chồng của Ni sư) về các quan điểm: Tự thân, thủ và uẩn, thân kiến, 8 Thánh đạo và 3 uẩn, định, định tướng, định tư cụ và định tu tập, 3 hành, nhập và xuất Diệt thọ tưởng định, 3 thọ, minh và vô minh, giải thoát và Niết-bàn

236

Kinh Trung Bộ 43.Ðại Kinh Phương Quảng (Mahāvedalla sutta)

2023-10-26 19:04:23

(P. Mahāvedallasuttaṃ, H. 有明大經) tương đương Đại Câu-hy-la kinh.47 Tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika, Jetavana, Sāvatthi, Tôn giả Sāriputta (vị Trí tuệ đệ nhất) và Tôn giả Mahākoṭṭhita (vị Phân tích lý luận đệ nhất), luận đàm về các pháp vi tế: Liệt tuệ và trí tuệ; sự khác nhau giữa tuệ tri và thức tri; thọ hành và quan hệ giữa thức, tưởng, thọ; 5 căn và ý thức biệt lập của chúng; các duyên cho chánh tri kiến; có bao nhiêu hữu; chết và tái sinh; 4 thiền; 4 tâm giải thoát

225

Kinh Trung Bộ 42.Kinh Veranjaka (Veranjaka sutta)

2023-10-26 19:03:10

(P. Sāleyyakasuttaṃ, H. 薩羅村婆羅門經).45 Nhân dịp các cư sĩ tại gia và đạo sĩ Bà-la-môn tại Kosala thăm hỏi đức Phật, Ngài giải thích về nhân quả, nghiệp báo và con đường đưa đến tái sanh ở các cảnh giới thấp và cảnh giới cao. Từ bỏ sát hại, trộm cắp, tà dâm, không nói vọng ngữ, lời bất hòa, lời thô ác, lời thị phi; không tham lam, không giận dữ, không si mê là cách sống hạnh phúc

243

Kinh Trung Bộ 41.Kinh Sàleyyaka (Sāleyyaka sutta)

2023-10-26 19:00:34

(P. Sāleyyakasuttaṃ, H. 薩羅村婆羅門經).45 Nhân dịp các cư sĩ tại gia và đạo sĩ Bà-la-môn tại Kosala thăm hỏi đức Phật, Ngài giải thích về nhân quả, nghiệp báo và con đường đưa đến tái sanh ở các cảnh giới thấp và cảnh giới cao. Từ bỏ sát hại, trộm cắp, tà dâm, không nói vọng ngữ, lời bất hòa, lời thô ác, lời thị phi; không tham lam, không giận dữ, không si mê là cách sống hạnh phúc

244

Kinh Trung Bộ 40.Tiểu Kinh Xóm Ngựa (Cūla-Assapura sutta)

2023-10-26 18:54:03

(P. Cūḷaassapurasuttaṃ, H. 馬邑小經) tương đương Mã ấp kinh.44 Tại ấp Assapura của dân chúng Aṅga, đức Phật dạy về nghệ thuật chánh danh và chánh hạnh của người xuất gia, để mang lại giá trị hạnh phúc trong tu tập và độ sanh. Chánh hạnh này không thể được đồng hóa đơn thuần với chủ nghĩa hình thức của người tu cũng như các phương pháp thực tập khổ hạnh ép xác sai lầm.

228

Kinh Trung Bộ 39.Ðại Kinh Xóm Ngựa (Mahā-Assapura sutta)

2023-10-26 18:52:39

(P. Mahāassapurasuttaṃ, H. 馬邑大經) tương đương Mã ấp kinh.43 Nhân dịp có mặt tại ấp Assapura của dân Aṅga (Ương-già) vốn xa lạ với Phật giáo, đức Phật phân tích bản chất và phẩm hạnh của người xuất gia và những phương pháp vượt qua tâm lý tự mãn với các thành quả tu tập.

232

Kinh Trung Bộ 38.Ðại Kinh Ðoạn Tận Ái (Mahātanhāsankhaya sutta)

2023-10-26 18:49:40

Một tỳ kheo tên Sati tuyên bố tà kiến cho rằng cũng một tâm thức ấy lưu chuyển đời này sang đời khác. Phật quở trách ông với một bài thuyết giảng dài về lý duyên sinh, chỉ rõ tất cả pháp hiện hữu [hiện tượng] đều sinh và diệt do những điều kiện.

231

Kinh Trung Bộ 37.Tiểu Kinh Ðoạn Tận Ái (Cūlatanhāsankhaya sutta)

2023-10-26 18:48:45

(P. Cūḷataṇhāsaṅkhayasuttaṃ, H. 愛盡小經).41 Nhân dịp tình cờ nghe pháp thoại ngắn do đức Phật giảng cho Thiên chủ Sakka về cách chuyển hóa tính dục, vượt mọi khổ ách trong đời, Ngài Mahāmoggallāna giúp Thiên chủ Sakka nhận thức được rằng hạnh phúc ở cõi bụi hồng là tạm bợ, chứa đầy sợ hãi, từ đó, nên hướng đến hạnh phúc cao hơn của người xuất gia, vượt qua tính dục, trải nghiệm Niết-bàn an vui.

237

Kinh Trung Bộ 36.Ðại Kinh Saccaka (Mahāsaccaka sutta)

2023-10-26 18:47:43

(P. Mahāsaccakasuttaṃ, H. 薩遮迦大經).40 Sau khi quan sát các vị lõa thể, Saccaka cho rằng người tu thân sẽ đau khổ về thân và điên loạn tâm. Người tu tâm mà không tu thân cũng bị tương tự. Ông cho rằng đệ tử Phật thuộc nhóm hai. Nhân đó, đức Phật giải thích cách tu tập thân và tu tập tâm nhằm chuyển hóa khổ đau, đạt được giác ngộ trong đời.

246

Kinh Trung Bộ 35.Tiểu Kinh Saccaka (Cūlasaccaka sutta)

2023-10-26 18:46:26

(P. Cūḷasaccakasuttaṃ, H. 薩遮迦小經).39 Với thái độ cao ngạo, khoe khoang, lõa thể Saccaka cho rằng có thể đánh bại đức Phật trong cuộc tranh luận thách đố. Đức Phật bằng thuật vấn đáp đã phân tích cho ông ta thấy rằng bản ngã là đầu mối của khổ đau. Với cái nhìn vô ngã, các nỗi khổ niềm đau không còn chỗ bám víu vào thân thể, cảm xúc, tri giác, tâm tư và nhận thức.

239

Kinh Trung Bộ 34.Tiểu Kinh Người Chăn Bò (Cūlagopālaka sutta)

2023-10-26 18:45:26

(P. Cūḷagopālakasuttaṃ, H. 牧牛者小經).38 Nhân dịp mổ xẻ 2 tình huống chăn dắt đàn bò đúng phương pháp và sai phương pháp, đức Phật phân tích 2 nghệ thuật tu tập có hiệu quả của người huấn luyện tinh thần, thực hành theo Chánh pháp (tùy pháp hành) và thực hành theo chánh tín (tùy tín hành) nhằm đạt được sự chấm dứt 5 trói buộc thấp (gồm thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục ái và sân) và 5 trói buộc cao (sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, trạo cử và vô minh).

238

Kinh Trung Bộ 33.Ðại Kinh Người Chăn Bò (Mahāgopālaka sutta)

2023-10-26 18:43:52

(P. Mahāgopālakasuttaṃ, H. 牧牛者大經).37 Nhân sự kiện mô tả các yêu cầu của một người chăn bò thành công, đức Phật giới thiệu các đức hạnh cần thiết để giúp người tu chân chính được trưởng thành trong Phật pháp, gặt hái hạnh phúc và an vui, trở thành Đạo sư khai sáng cho đời.

252

Kinh Trung Bộ 32.Ðại Kinh Rừng Sừng Bò (Mahāgosinga sutta)

2023-10-26 18:42:28

(P. Mahāgosiṅgasuttaṃ, H. 牛角林大經) tương đương Ngưu giác Sa-la lâm kinh.36 Bài kinh ghi lại kinh nghiệm chia sẻ pháp môn hành trì của một số Tôn giả lớn thời Phật, liên hệ đến tiêu chí về hành giả chói sáng và pháp môn chói sáng nhất. Thông qua đó, đức Phật khẳng định, hành giả nhổ sạch gốc rễ các lậu hoặc mới xứng danh là người tu lý tưởng nhất. Pháp môn chói sáng nhất là pháp môn có khả năng chuyển hóa toàn bộ lậu hoặc, giúp cho người phàm chứng đắc Thánh quả.

239

Kinh Trung Bộ 31.Tiểu Kinh Rừng Sừng Bò (Cūlagosinga sutta)

2023-10-26 18:40:14

(P. Cūḷagosiṅgasuttaṃ, H. 牛角林小經) tương đương Ngưu giác Sa-la lâm kinh.35 Từ gương hạnh sống hòa hợp như nước với sữa của 3 Tôn giả, Anuruddha, Nandiya và Kimbila, đứcPhật xác định giá trị của đời sống hòa hợp, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong sinh hoạt và Phật sự, sẽ mang lại hạnh phúc và an vui cho số đông.

230

Kinh Trung Bộ 30.Tiểu Kinh Dụ Lõi Cây (Cūlasāropama sutta)

2023-10-26 18:13:42

(P. Cūḷasāropamasuttaṃ, H. 心材喻小經).³⁴ Trước sự kiện 6 đạo sĩ cùng thời đức Phật tự xưng là người đạt Nhất thiết trí, đức Phật giảng ẩn dụ “lõi cây”. Người tu cần đạt giá trị lõi cây, xuất gia với chánh tín và lý tưởng thoát khỏi sinh tử, có tinh thần phụng sự nhân sinh, không bị bệnh tự mãn, không khen mình chê người, thành tựu giới hạnh thanh cao, vượt lên trên danh vọng, lợi dưỡng, chứng đạt được 4 thiền, trí tuệ thù thắng, thành tựu hạnh Thánh.

282

Kinh Trung Bộ 29.Ðại Kinh Thí Dụ Lõi Cây (Mahasaropama-sutta)

2023-10-26 18:12:11

(P. Mahāsāropamasuttaṃ, H. 心材喻大經).³³ Trên con đường tìm cầu tâm linh, người xuất gia chân chính sẽ lần lượt đạt được các thành tựu. Nếu không biết cách chuyển hóa tâm lý hãnh diện, các thành tựu này nhanh chóng trở thành các cản lực, làm cho hành giả rơi vào phóng dật. Mục tiêu đời sống Phạm hạnh chính là chuyển hóa tâm lý hãnh diện trong những bước đi vừa thành tựu

343

Kinh Trung Bộ 28.Ðại Kinh Dụ Dấu Chân Voi (Mahāhatthipadopama sutta)

2023-10-26 18:11:11

(P. Mahāhatthipadopamasuttaṃ, H.象跡喻大經) tương đương Tượng tích dụ kinh.³² Khởi đầu bằng cách xác định bốn Thánh đế là trái tim Phật pháp, Tôn giả Sāriputta đã phân tích cách buông xả thái độ chấp trước 5 nhóm nhân thể bằng cách quán chiếu, dẫn đến chuyển hóa thái độ chấp trước 4 đại thuộc sắc uẩn, trên nền tảng tính tương thuộc

253

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state