ListDiaDanh

Layout Options

  • Fixed Header
    Makes the header top fixed, always visible!
  • Fixed Sidebar
    Makes the sidebar left fixed, always visible!
  • Fixed Footer
    Makes the app footer bottom fixed, always visible!

Header Options

  • Choose Color Scheme

Sidebar Options

  • Choose Color Scheme

Main Content Options

  • Page Section Tabs
  • Light Color Schemes
Tìm kiếm nhanh
  • Chùa Quảng Nghiêm , Chùa Trăm gian , Chùa Tiên Nữ
    Khởi tạo : 2023-03-14 11:24:26
    73 Edited : : 2024-06-16 16:05:37
Chùa Quảng Nghiêm (Chữ Hán: 廣嚴寺) còn gọi là chùa Tiên Lữ hay chùa Trăm Gian là một ngôi chùa nằm trên một quả đồi cao khoảng 50 m, ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Chùa được lập từ đời Lý Cao Tông nhà Lý, niên hiệu Trinh Phù thứ 10, 1185. Đến thời nhà Trần, có hòa thượng Bình An, quê ở Bối Khê tu ở đây, tương truyền là người có nhiều phép lạ. Sau khi ông mất, dân làng xây tháp để giữ gìn hài cốt và tôn gọi là Đức Thánh Bối. Ngôi chùa lớn với quy mô như hiện nay là đã được trùng tu và xây dựng thêm qua nhiều thời đại. Ở sân chùa có gác chuông hai tầng tám mái được dựng vào năm Quý Dậu 1693, niên hiệu Chính Hòa, đời Lê Hy Tông, là một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao. Chùa còn giữ được nhiều di vật và tượng quý. Trăm gian, cái tên rất bình dân, dường như muốn nói lên vẻ bề thế của ngôi chùa.
  • Khởi tạo : 2023-03-14 09:30:17
    199 Edited : : 2024-06-17 15:02:06
Chùa Trầm tọa lạc trên núi Trầm hay còn gọi là Tử Trầm Sơn (紫沉山), là một quần thể nhiều ngôi chùa thuộc địa phận xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km, xưa là làng Long Châu, tỉnh Hà Đông. Địa thế chùa rất đẹp với các núi nhỏ chung quanh như núi Ninh Sơn, Đồng Lư, Tiên Lữ. Mỗi cuối tuần, nơi đây thu hút số lượng lớn Phật tử và du khách về tham quan, tổ chức cắm trại qua đêm. Nơi đây cũng là thiên đường của những người đam mê bộ môn Trekking, đạp xe đạp, chụp ảnh,... Đây là cả một danh lam thắng cảnh với núi Trầm và ba ngôi chùa: chùa Trầm, chùa Hang và chùa Vô Vi. Ba ngôi chùa đã đạt đến sự hài hòa cao độ giữa núi và chùa, tạo cảm giác tự nhiên để du khách nghĩ rằng ở núi ấy phải là chùa ấy.
  • Chùa Pháp Vân , Chùa Nành , Chùa Cả
    Khởi tạo : 2023-03-14 08:12:34
    228 Edited : : 2024-06-27 15:31:58
Chùa Nành còn có tên là chùa Pháp Vân hay tên dân dã là chùa Cả, thuộc làng Nành, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Chùa Nành từng được mệnh danh là "Bắc Giang đệ nhất thiền môn".[1] Chùa Nành thuộc hệ thống chùa thờ Tứ Pháp, có quy mô bậc nhất ở miền Bắc Việt Nam. Chùa được xây dựng vào thời nhà Lý. Quy mô của chùa khá lớn, bao gồm: thủy đình, tam quan, tiền đường, cầu, tam bảo, tả vu, hữu vu, nhà Tổ, điện Mẫu và khu phụ. Chùa hiện nay còn có nhiều di vật của thế kỷ 17, 18, như chuông đồng (1653), khánh đồng (1733), 3 tấm bia đá cùng nhiều pho tượng gỗ phủ sơn rất quý như bộ tượng Tam Thế Phật (tượng cao 0,8m, tòa sen và đế cao 0,7m), tượng Tuyết Sơn (cao 0,73m), tượng Bát bộ Kim Cang (cao 1,56m), tượng Thập Điện Minh Vương (cao 1,35m), tượng Thập bát La hán (cao 1,08m), tượng Bà Nành... Lễ hội của chùa được tổ chức từ mồng 4 đến mồng 6 tháng 2 (âm lịch) hằng năm.[2][3] Chùa được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia của Việt Nam từ năm 1989.[4]
  • Chùa Bộc , Sùng Phúc Tự  , Thiên Phúc Tự
    Khởi tạo : 2023-03-14 07:57:14
    85 Edited : : 2024-06-21 00:53:55
Chùa Bộc (còn có tên chữ là Sùng Phúc Tự hay Thiên Phúc Tự), tọa lạc tại xã Khương Thượng, nay thuộc phường Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Chùa nằm giữa khu vực diễn ra trận Đống Đa lịch sử năm 1789 (cách gò Đống Đa khoảng 300 mét), cạnh Núi Loa (Loa Sơn) còn gọi là núi Cây Cờ, nơi tướng giặc Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. Chùa vốn được dựng để thờ Phật, nhưng vì chùa tọa lạc sát một chiến trường giữa quân Tây Sơn và quân Thanh nên chùa còn thờ cả vua Quang Trung và vong linh những người đã chết trận.
  • Khởi tạo : 2023-03-14 07:36:18
    73 Edited : : 2024-06-16 15:19:08
Chùa Trấn Quốc (鎮國寺) nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây (quận Tây Hồ), chùa có lịch sử gần 1500 năm, được coi là lâu đời nhất ở Thăng Long - Hà Nội. Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hoà giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã giữa nền tĩnh lặng của một hồ nước mênh mang. Là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời nhà Lý và nhà Trần. Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử và khách tham quan, du lịch trong ngoài Việt Nam.
  • Khởi tạo : 2023-03-14 07:30:46
    79 Edited : : 2024-06-16 16:16:58
Chùa Liên Phái là một ngôi chùa ở thủ đô Hà Nội, Việt Nam. Chùa nằm trong ngõ Liên Phái, phố Bạch Mai, thuộc phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng. Liên Phái là tên của chùa từ năm 1840, trước đó chùa có tên là Liên Hoa rồi Liên Tông. Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn] Theo kể lại, chùa Liên Hoa được dựng lên sau khi ông hoàng Trịnh Thập (có tài liệu ghi là Trịnh Hợp) (sinh năm 1696, mất năm 1733) con Tấn Quang Vương Trịnh Bính, là cháu nội Chúa Trịnh Căn và là Phò mã vua Lê Hy Tông (Trịnh Thập lấy người công chúa thứ 4) phát hiện một ngó sen sau khi đào đất ở gò cao sau phủ (phường Hồng Mai, sau đổi tên thành Bạch Mai)) để xây bể cạn. Trịnh Thập cho rằng đây là dấu hiệu của Phật và tin rằng mình có duyên với đạo. Vì vậy, Trịnh Thập quyết định chuyển phủ của mình thành chùa Liên Hoa, đồng thời theo đạo Phật, trở thành Lân Giác Thượng Sĩ trụ trì trong chính ngôi chùa này. Theo tấm bia đá khắc năm Tự Đức thứ 10 (1857) hiện còn ở chùa, chùa được xây dựng vào năm Bảo Thái thứ 7 (tức 1726). Năm 1733, Trịnh Thập (lúc đó mới 37 tuổi) mất và được chôn cất trong Tháp Cứu Sinh xây ở chính nơi tìm thấy ngó sen. Sau đó, chùa được đổi tên thành chùa Liên Tông. Đến năm 1840, chùa được đổi tên thành Liên Phái như hiện nay vì kiêng huý vua Thiệu Trị.
  • Khởi tạo : 2023-03-14 07:26:37
    78 Edited : : 2024-06-17 01:09:53
Chùa Bồ Đề nằm ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội (trước kia thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội), cách bờ bắc cầu Chương Dương khoảng 500m về phía Nam.[1] Nơi chùa chính thờ Phật pháp, vương triều nhà Trần, tam toà thánh Mẫu.[2] Năm 2014, Chùa Bồ Đề dính dáng đến nghi án mua bán trẻ em làm rung động dư luận Việt Nam.[3] Chùa Bồ Đề từng được gọi là "nơi bình yên" hay nơi cứu rỗi những mảnh đời bị bỏ rơi giữa chốn nhân gian.[4] Nơi đây là bến Bồ Đề, nơi Lê Lợi đóng quân đánh thành Đông Quan, đánh đuổi quân Minh xâm lược.
  • Chùa Thầy , chùa Cá, Thiền Phúc Tự
    Khởi tạo : 2023-03-14 07:24:30
    53 Edited : : 2024-06-19 03:42:20
Chùa Thầy là một nhóm những ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây nam, đi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc. Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý. Đây từng là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, lúc này núi Thầy còn gọi là núi Phật Tích.
  • Khởi tạo : 2023-03-13 07:13:02
    80 Edited : : 2024-06-24 15:13:22
Huyền Không Sơn Thượng là một ngôi chùa ở thôn Chầm, phường Hương Hồ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông, được Hoà thượng Giới Đức khai sơn năm 1989.[1] Chùa nổi tiếng với bài thơ Đá của Huyền Không Sơn Thượng Triều Tâm Ảnh và Sấu Mã.[2] Chùa còn có tên là Huyền Không 2, nằm ở nơi ít người biết, có diện tích khoảng 50 ha ở rừng thông, xung quanh là các dãy núi với đường đi vào quanh co.[3] Một vài câu đối thư pháp xuất hiện nhiều nơi trong chùa như ở cổng vào, cột gỗ,... như: “ "Bút dựng rừng tùng, mây nước lung linh, khách quý, gió thơm hương lá bối, Thơ reo vườn trúc, khói sương bát ngát, bạn lành, nắng ấm sắc hiên văn!" ”
  • Đại Bảo Tháp Tây Thiên ,  Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên 
    Khởi tạo : 2023-03-13 06:22:08
    68 Edited : : 2024-06-23 20:12:05
Đại Bảo Tháp Tây Thiên hay Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên là công trình Phật giáo nằm ở trung tâm Khu Di Tích Quốc gia Đặc Biệt Tây Thiên, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Đại Bảo Tháp nằm ở phía Tây lòng chảo Tây Thiên, phía Tây Bảo Tháp là suối Thõng ôm quanh, phía Đông là sân Lễ hội Tây Thiên, phía Đông Bắc là các đền chùa: Đền Hạ, Chùa Thiên Ân, Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên.
  • Khởi tạo : 2023-03-13 06:07:40
    124 Edited : : 2024-06-26 06:57:56
Chùa Một Cột có tên ban đầu là Liên Hoa Đài (蓮花臺)[1][2][3] tức là Đài Hoa Sen với lối kiến trúc độc đáo: một điện thờ đặt trên một cột trụ duy nhất. Liên Hoa Đài là công trình nổi tiếng nhất nằm trong quần thể kiến trúc Chùa Diên Hựu (延祐寺)[1][4], có nghĩa là ngôi chùa "Phúc lành dài lâu". Công trình Chùa Diên Hựu nguyên bản được xây vào thời vua Lý Thái Tông mùa đông năm 1049[5] và hoàn thiện vào năm 1105 thời vua Lý Nhân Tông[6] nay đã không còn. Công trình Liên Hoa Đài hiện tại nằm ở Hà Nội là một phiên bản được chỉnh sửa nhiều lần qua các thời kỳ, bị Pháp phá huỷ khi rút khỏi Hà Nội ngày 11/9/1954[7][8][9][10] và được dựng lại năm 1955 bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng theo kiến trúc để lại từ thời Nguyễn. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam.
  • Chùa đã trải qua những đời Chủ trì như: – Hòa thượng Viên Minh (1973-1975) – Hòa thượng Giới Ðức (1975-1989) – Hòa thượng Pháp Tông (1989 tới nay)
    Khởi tạo : 2023-03-08 17:32:50
    69 Edited : : 2024-06-15 08:06:12
Chùa Huyền Không ở Lăng Cô, Phú Lộc, dưới chân đèo Hải Vân được Hòa thượng Viên Minh và các sư đệ Tịnh Pháp, Trí Thâm, Tấn Căn,… xây dựng vào năm 1973. Do hoàn cảnh đổi thay, vào cuối năm 1978, chùa được dời về thôn Nham Biều, Hương Hồ, Tp Huế và tồn tại cho đến nay. Diện tích đất chuà khoảng gần 8.000 m2. Ðây là ngôi chùa Phật giáo Nam Tông khá nổi tiếng ở cố đô Huế từ cuối thập niên 1980. Từ trung tâm thành phố Huế, du khách ngược đường về hướng Tây Bắc, men theo dòng sông Hương hiền hòa, qua khỏi chùa Thiên Mụ khoảng hơn 2 km, gặp cầu Long Hồ rẽ tay phải theo biển hướng dẫn đặt ở đầu cầu. Từ đây vào đến chùa còn 700 m. Di chuyển thêm 500 m nữa khách thập phương sẽ qua cây cầu nhỏ xinh xinh cũng có tên là Huyền Không. Chiếc cầu này được chư tăng Huyền Không xin tài trợ của Hiệp hội Schmitz – Tây Ðức xây dựng để nhân dân địa phương và du khách đến chùa đi lại thuận tiện vào năm 1989, hoàn thành vào năm 1991. Từ vị trí này, du khách đã thấy một phần thân và ngọn ngôi bảo tháp lừng lững hiện lên giữa bầu trời.
  • Khởi tạo : 2023-03-08 15:44:28
    101 Edited : : 2024-06-21 00:53:39
Chùa Ba Vàng (còn gọi là Bảo Quang Tự 寶光寺) là một ngôi chùa tọa lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, thuộc Phường Quang Trung, Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
  • Khởi tạo : 2023-03-08 15:39:41
    79 Edited : : 2024-06-16 19:48:31
Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á,[2][3] có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á... Đây là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam. Các hạng mục xây dựng, mở rộng khu chùa mới được các đại biểu tham dự đại lễ Phật đản thế giới 2008 làm lễ khánh thành giai đoạn 1, năm 2010 chùa Bái Đính là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật đầu tiên từ Ấn Độ về Việt Nam. Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc - Vesak 2014 do Việt Nam đăng cai đã diễn ra tại chùa Bái Đính trong tháng 3 năm 2014.[4] Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km. Chùa Bái Đính nằm ở phía bắc của quần thể di sản thế giới Tràng An.
  • Chùa Vua, Chùa Bà, Thành Đạo tự (成道寺), Pháp Vũ tự (法雨寺)
    Khởi tạo : 2023-03-08 15:35:12
    71 Edited : : 2024-06-16 09:00:30
Chùa Đậu (tên chữ: Thành Đạo tự 成道寺) là một ngôi chùa ở thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội. Vì chùa thờ Bà Đậu hay Đại Bồ Tát Pháp Vũ nên chùa được gọi là chùa Đậu và còn có tên là Pháp Vũ tự. Theo truyền thuyết, chùa được dựng dưới thời Bắc thuộc lần thứ hai (602 - 939), nhưng theo văn bia, chùa được xây dựng từ thời triều nhà Lý.
  • Khởi tạo : 2023-03-08 15:31:44
    81 Edited : : 2024-06-16 18:38:24
Chùa Tây Phương (tên chữ là Sùng Phúc tự 崇福寺) là một ngôi chùa được xây trên đỉnh đồi Câu Lậu ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Một số sách báo viết về chùa Tây Phương cho rằng được xây dựng vào thời nhà Mạc, nhưng không chứng minh. Niên đại này có thể tin được, vì đầu thế kỷ 17 vào những năm 30 chùa đã phải sửa chữa lớn, hơn nữa trong chùa còn hai tấm bia đều bị mờ hết chữ nhưng còn đọc được rõ tên bia ở mặt ngoài là Tín thí và Tây Phương sơn Sùng Phúc tự thạch bi (mặt bia kia áp vào tường hồi toà chùa giữa nên không đọc được), các hoa văn trang trí thuộc phong cách nghệ thuật cuối thế kỷ 16 sang đầu thế kỷ 17.
  • Chùa Hương , Động Hương Tích , Chùa Trong
    Khởi tạo : 2023-03-08 13:49:27
    78 Edited : : 2024-06-16 14:02:37
Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ở ven bờ phải sông Đáy. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.
  • Khởi tạo : 2023-03-03 15:49:08
    145 Edited : : 2024-06-27 18:24:40
Chùa Thiện - Chùa Phúc Lâm, thôn Cao Xá, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội có trên 600 năm hình thành và phát triển. Tổ khai sơn chùa Thiện là Thiền sư Như Đăng. Thiền Sư Như Đoan có họ Nguyễn, tên Đình Vinh, tự Như Thận, sinh năm Nhâm Ngọ - 1402 tại làng Quách Xá, tổng Đông Cứu, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Đông. Ngài sinh ra trong một gia đình Nho học gia giáo, nên được học hành tử tế, lại đỗ đạt làm quan. Khi chưa xuất gia, Thiền sư đã từng giữ các chức vụ sau; Năm Canh Tuất - 1430. 
  • Khởi tạo : 2023-03-03 15:24:16
    106 Edited : : 2024-06-16 10:52:04
Chùa Hà (Chữ Hán: 河寺) có tên chữ là Thánh Đức tự (Chữ Hán: 聖德寺), cùng với Đình Bối Hà, lập thành cụm di tích Đình - Chùa Hà nằm trên một mảnh đất, trước kia thuộc xóm Hà (nằm đối diện qua đường Cầu Giấy) - thôn Trung - xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, nay là số nhà 86 phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Chùa Hà cùng với chùa Duyên Ninh là 2 ngôi chùa cầu duyên ở miền Bắc.
  • Chùa Bà Đá , Linh Quang Tự , Sùng Khánh tự
    Khởi tạo : 2023-03-03 12:13:10
    174 Edited : : 2024-06-26 02:21:51
Chùa Bà Đá, còn có các tên: Linh Quang tự, Sùng Khánh tự, là một ngôi chùa cổ ở số 3 phố Nhà Thờ, Hà Nội, gần hồ Hoàn Kiếm. Chùa Bà Đá được xây năm 1056[1] dưới đời Lý Thánh Tông. Chùa được dựng trên nền tháp Báo Thiên nổi tiếng của kinh thành Thăng Long xưa. Chùa có tiền đường xây theo kiểu chữ nhất, trung đường xây theo kiểu chữ đinh, được nối liền với nhau, tạo nên một khối kiến trúc vuông vắn. Trong chùa có nhiều tượng gỗ. Chùa nằm trên một con phố nhỏ và dài chỉ vài trăm mét nhưng hiện diện cả hai hệ ý thức tín ngưỡng Phật giáo và Công giáo.
  • Chùa Hưng Ký  ( Vũ Hưng Tự  - Hai Bà Trưng - Hà Nội)
    Khởi tạo : 2023-03-03 12:08:34
    94 Edited : : 2024-06-25 22:54:18
Chùa Hưng Ký còn có tên là Vũ Hưng Tự và mang hiệu là Võ Hưng Truyền Am. Chùa thuộc trên địa phận làng Hoàng Mai thuộc thôn Đoài, nay là ngõ Hưng Ký, phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. chùa Hưng Ký là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo cuối vương triều Nguyễn. Trên khuôn viên 3.000m². Chùa không phải được xây dựng từ gỗ, gạch ngói thông thường, mà được làm từ gốm sứ độc nhất vô nhị. Chùa đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng bảo tồn năm 1992.
  • Khởi tạo : 2023-03-03 12:05:12
    224 Edited : : 2024-06-27 20:24:32
Chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỷ 15. Nguyên xưa ở phường Cổ Vũ chưa có chùa, chỉ có mấy gian nhà tranh ở phía Nam, dân làng dùng làm chỗ tế thần cầu yên gọi là xóm An Tập. Theo sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí, vào thời vua Lê Thế Tông, các nước Chiêm Thành, Ai Lao thường cử sứ giả sang triều cống Việt Nam. Nhà vua cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng Long. Vì sứ thần các nước này đều sùng đạo Phật nên lại dựng thêm một ngôi chùa cũng nằm trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ. Thời gian đã xóa đi dấu khu nhà Quán Sứ nhưng ngôi chùa thì vẫn tồn tại.
  • Khởi tạo : 2023-02-24 21:21:20
    445 Edited : : 2025-05-08 02:22:58
Lâm Tỳ Ni (Lumbini) là một trong Tứ Thánh Địa của Phật giáo, cùng với Bồ đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), vườn Lộc Uyển (Sarnath) và Câu Thi Na (Kushinagar), đánh dấu bốn giai đoạn quan trọng của cuộc đời của Đức Phật Thích Ca: sinh ra, thành đạo, giảng đạo và nhập niết bàn. Trong khi ba điểm còn lại đều được xác định là ở Ấn Độ, Lumbini lại thuộc vùng đất giáp Ấn Độ của Nepal.
  • Vẫn là một xác thân tứ đại, đức Phật cũng phải chịu luật vô thường biến hoại như mọi pháp hữu vi có mặt trên cuộc đời. Chúng ta hãy nghe lời tâm tình giữa Phật và thị giả thân tín nhất của Ngài: “Này A Nan! Nay ta đã già cả, đã suy yếu, đã đến hạn kỳ cuối của cuộc đời, ta vừa tròn tám mươi tuổi. Này A Nan, giống như cỗ xe cũ kỹ được làm cho chạy nhờ đám dây da chằng chịt nâng đỡ; cũng vậy, thân Như Lai được duy trì và hoạt động nhờ nâng đỡ bằng dây đai”.
    Khởi tạo : 2023-02-24 21:19:19
    378 Edited : : 2025-05-06 23:09:44
Vẫn là một xác thân tứ đại, đức Phật cũng phải chịu luật vô thường biến hoại như mọi pháp hữu vi có mặt trên cuộc đời. Chúng ta hãy nghe lời tâm tình giữa Phật và thị giả thân tín nhất của Ngài: “Này A Nan! Nay ta đã già cả, đã suy yếu, đã đến hạn kỳ cuối của cuộc đời, ta vừa tròn tám mươi tuổi. Này A Nan, giống như cỗ xe cũ kỹ được làm cho chạy nhờ đám dây da chằng chịt nâng đỡ; cũng vậy, thân Như Lai được duy trì và hoạt động nhờ nâng đỡ bằng dây đai”.
  • Mrigadava có nghĩa là “vườn nai”. Isipatana là tên được sử dụng trong các kinh điển Pali, và có nghĩa là nơi vị thánh (Pali: ISI, Tiếng Phạn: Rishi) giáng phàm. Truyền thuyết nói rằng khi Đức Phật được sinh ra, Chư Thiên xuống thông báo cho 500 vị tiên nhơn biết. Những vị tiên nhơn thẩy hoa hồng vào trong không gian và biến mất và các di hài của họ thì rơi xuống đất. Một giải thích khác cho tên gọi Isipatana đã được gọi như vậy bởi vì các nhà hiền triết trên đường xuyên qua không gian (từ Hy Mã Lạp Sơn) xuống đây hoặc bắt đầu từ đây ở trên trời đáp xuống (isayo ettha nipatanti uppatanti cāti-Isipatanam). Những vị Phật Độc Giác, trải qua bảy ngày trong thiền quán tại Gandhamàdana, tắm trong hồ Anotatta và đến nơi cư trú của loài người xuyên qua không gian trong sự tìm kiếm thực phẩm. Chư vị đến trần gian tại Isipatana. Đôi khi chư vị Phật Độc Giác tới Isipatana từ Nandamùlaka-pabbhàra.
    Khởi tạo : 2023-02-24 21:17:07
    394 Edited : : 2025-05-09 09:23:07
Sarnath (cũng là Mrigadava, Migadàya, Rishipattana, Isipatana)Vườn Lộc Giả – Sarnath còn gọi là vườn nai nơi Đức Phật giảng pháp lần đầu tiên cho anh em Kiều Trần Như, và cũng là nơi Tăng Già Phật Giáo ra đời xuyên qua sự giác ngộ của Kondanna (Kiều Trần Như) vị đệ tử cao niên nhất trong năm vị, thấu triệt Giáo Pháp và đắc Quả Tu Đà Hườn, tầng đầu tiên trong bốn tầng Thánh. Sarnath toạ lạc 13 km về phía đông bắc của thành Varanasi. Sarnath được Đức Phật đề cập là một trong bốn thánh tích hành hương.
  • Khởi tạo : 2023-02-24 21:14:10
    374 Edited : : 2025-05-09 13:26:21
Cách Lâm Tỳ Ni (Lumbinī) 25 km ᴠề phía Ấn Độ, địa phận Piprahᴡa, có một kinh thành của dòng họ Thích Ca. Người ta cho rằng, Ca Tỳ La Vệ (Kapilaᴠatthu) nàу được хâу dựng là do nhóm người Thích Ca ѕốngѕót di dời đến nơi nàу ᴠà lập nên một kinh thành Ca Tỳ La Vệ mới. ThànhCa Tỳ La Vệ tại Ấn Độ thuộc bang Uttar Pradeѕh cũng hoang tàn đổ nát không khác chi thành Ca Tỳ La Vệ ở Nepal.
  • Sankasya, còn được gọi là Sankisa hay Sanisa Basantapur, thuộc quận Farrukhabad của Utta Pradesh. Ðịa phương này được biết xác thực là nhờ vào bia ký của vua A Dục khắc trên tượng một con voi đánh dấu thánh địa này.
    Khởi tạo : 2023-02-24 21:11:40
    353 Edited : : 2025-05-08 02:03:31
Aṅgā Vajjī ( Bạt Kỳ ) Cetī Kurū Pañcālā Macchā Sūrasenā Assakā Avantī Gandhārā Kambojā Một địa danh thiêng liêng khác có liên quan đến cuộc đời Ðức Phật là Sankasya, nơi Ðức Phật thi triển thần thông lên cung trời Ðao Lợi thứ 33 thuyết pháp giáo hóa thân mẫu của Ngài là Hòang hậu Ma Gia và chư Thiên. Ðức Phật đã giảng A Tỳ Ðạt Ma Luận trên cung trời Phạm Thiên. Sự kiện này đã xảy ra sau khi Ðức Phật thi thố phép lạ ở Sravasti.
  • Tại đây, Đức Phật đã An Cư suốt mười chín mùa mưa, ngoài Hương Thất của Đức Phật còn có Hương Thất của các vị Thánh Đệ tử như: A Nan (Ananda), Xá-lợi-phất (Sariputta)…
    Khởi tạo : 2023-02-24 21:10:04
    361 Edited : : 2025-05-08 01:39:09
Jetavana (Kỳ Viên Tinh Xá) nằm ở ngoại ô thành Savatthi (Xá-vệ), Vùng đất của Tinh xá này vốn là Lâm viên của thái tử Kỳ-đà (Jetakumara). Trưởng giả Cấp-cô-độc (Anathapindika) muốn mua lại vùng đất này để xây dựng Tinh xá cúng dường Đức Phật và Tăng đoàn. Thái tử ra điều kiện, nếu Cấp-cô-độc có thể đem vàng ròng trải khắp mặt đất Lâm viên thì Thái Tử sẽ bán cho. Cấp-cô-độc y lời, đem vàng trải khắp khu vườn khiến cho thái tử Kỳ-đà cảm nhận được thành tâm của ông, nên thái tử đã phát tâm cúng dường toàn bộ cây trong vườn để cả hai người cùng kiến tạo Tinh xá. Vì lý do này mà Tinh xá có tên là Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên.
  • Danh xưng Nalanda liên quan đến nhiều huyền thoại. Theo Tiến sĩ Hiranand Shastri, từ Nalanda xuất phát từ hai từ Sanskrit là “nalam” và “da”. “Nalam” có nghĩa là cuống hoa sen mà nó biểu trưng cho trí tuệ, và “da” có nghĩa là người trao. Gộp hai từ lại có nghĩa là “người trao trí tuệ”. Theo ngài Huyền Trang thì trước đây nơi này có một hồ nước và có một con rồng (naga) tên là Nalanda sống, nên về sau ngôi tự viện được xây dựng ở đây đã được đặt theo tên con rồng này. Và dần về sau, ngôi tự viện này đã trở thành một trung tâm học thuật, tức Đại học Nalanda, một đại học được xem là cổ nhất trên thế giới.
    Khởi tạo : 2023-02-24 21:07:01
    422 Edited : : 2025-05-09 05:05:12
Một địa điểm đặc biệt khác nằm gần Vương Xá (Rājagaha, Rajgir) là khu di tích Đại học cổ Nalanda. Nalanda cách thủ phủ Patna 90km về hướng Đông nam, cách Vương Xá khoảng 12km. Địa danh này ngày nay được xác định nằm tại ngôi làng Bada Ganon.
  • Khởi tạo : 2023-02-24 21:05:21
    338 Edited : : 2025-05-06 21:36:14
Tương truyền núi Linh Thứu là nơi bế quan tu luyện của Nhiên Đăng Cổ Phật, sau khi thành đạo rồi Ngài mới đến núi Nga Mi, cho nên có câu “trước có Linh Thứu, sau có Nga Mi”. Toàn bộ miếu mạo với lối kiến trúc hoành tráng, khí thế hùng vĩ, nhưng phòng chùa vỏn vẹn chỉ có 108 gian, nhưng lại là Thánh địa Phật giáo tương đối hoàn chỉnh của Lô Sơn. Trước giải phóng, trọn năm nhang đèn quyện tỏa, chuông trống vang rền, kẻ buôn người bán ra vào tấp nập, náo nhiệt lạ thường. Sau này, nhân phá trừ mê tín, toàn bộ chùa viện đều bị phá hủy, hiện nay khách hành hương đã xây dựng lại ngôi tự viện thật giản dị, hương khói nhang đèn cũng dần dần hưng thịnh.

Servers Status

Server Load 1

Server Load 2

Server Load 3

Live Statistics
43
Packages
65
Dropped
18
Invalid

File Transfers

  • TPSReport.docx
  • Latest_photos.zip
  • Annual Revenue.pdf
  • Analytics_GrowthReport.xls

Tasks in Progress

  • Wash the car
    Rejected
    Written by Bob
  • Task with hover dropdown menu
    By Johnny
    NEW
  • Badge on the right task
    This task has show on hover actions!
    Latest Task
  • Go grocery shopping
    A short description ...
  • Development Task
    Finish React ToDo List App
    69

Urgent Notifications

All Hands Meeting

Yet another one, at 15:00 PM

Build the production release
NEW

Something not important
+

This dot has an info state